Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 7 - Tiết 8: Nhiễm sắc thể

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 7 - Tiết 8: Nhiễm sắc thể

 Hs có khả năng:

- Mô tả được sự biến đổi hình thái NST trong chu kì tế bào

- Mô tả được cấu trúc hiển vi điển hình của NST ở kì giữa của nguyên phân

- Xác định được chức năng của NST đối với sự di truyền các tính trạng

Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích để thu nhận kiến thức từ hình vẽ

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1972Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 7 - Tiết 8: Nhiễm sắc thể", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG II- NHIỄM SẮC THỂ
TUẦN 7- TIẾT 8. NHIỄM SẮC THỂ
I. Mục tiêu:
 Hs có khả năng:
Mô tả được sự biến đổi hình thái NST trong chu kì tế bào
Mô tả được cấu trúc hiển vi điển hình của NST ở kì giữa của nguyên phân
Xác định được chức năng của NST đối với sự di truyền các tính trạng
Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích để thu nhận kiến thức từ hình vẽ
II. Phương tiện:
Tranh phóng to hình 8.1 ® 8.5 SGK
III. Tiến trình dạy học
Gv-Hs
Mở bài: 
Gv treo tranh phóng to hình 8.1, 8.2 yêu cầu hs quan sát, trả lời câu hỏi:
? Tính đặc trưng của bộ NST là gì
Hs quan sát, đọc SGK, trao đổi theo nhóm và cử đại diện trình bày
Bảng
Bài 8. Nhiễm sắc thể
I. Tính đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể
NST tồn tại thành từng cặp tương đồng, giống nhau về hình thái, kích thước. Trong đó một có nguồn gốc từ mẹ, một có nguồn gốc từ bố. Bộ NST chứa các cặp NST tương đồng gọi là lưỡng bội (2n), bộ NST trong giao tử là bộ đơn bội (n)
Những loài đơn tính, có sự khác nhau giữa cá thể đực với cá thể cái ở cặp NST giới tính (XX hoặc XY)
Mỗi loài sinh vật, có bộ NST đặc trưng về số lượng và hình dạng
Gv: yêu cầu hs quan sát bảng 8: số lượng NST của một số loài, trả lời câu hỏi:
? Số lượng NST trong bộ NST lưỡng bội có phản ánh trình độ tiến hoá của loài không
Hs nghiên cứu SGK, trao đổi theo nhóm và cử đại diện trình bày câu hỏi. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
Gv: Trên hình 8.2 cho thấy: Bộ NST của ruồi giấm có 2 cặp NST hình chữ V, một cặp hình hạt, một cặp NST giới tính (XX ở con cái và XY ở con đực). Tuỳ theo mức độ duỗi xoắn và đóng xoắn mà chiều dài của NST khác nhau ở các kì. Kì giữa NST có chiều dài ngắn nhất khoảng 0,5® 50 đường kính từ 0,2 ® 2, đồng thời có hình dạng đặc trưng như hình hạt, hình que, hình chữ V (hình 8.3)
Chuyển tiếp:
Gv: treo tranh phóng to hình 8.4, 8.5, yêu cầu hs quan sát, nghiên cứu SGK để xác định cấu trúc của NST
Hs nghiên cứu SGK, trao đổi theo nhóm và cử đại diện trình bày câu hỏi. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Số lượng NST trong bộ NST lưỡng bội không phản ánh được trình độ tiến hoá của các loài sinh vật
II. Cấu trúc của nhiễm sắc thể
NST có dạng đặc trưng ở kì giữa: mỗi NST gồm 2 nhiễm sắc tử chị em (crômatit) gắn với nhau ở tâm động
Tâm động là nơi dính NST vào sợi tơ vô sắc 
Một số NST, ngoài tâm động còn có eo thứ hai
Chuyển tiếp:
Gv cho hs đọc SGK để nắm sơ bộ về chức năng của NST
Gv: gợi ý: NST là cấu trúc mang gen (mỗi gen nằm ở một vị trí xác định). Những biến đổi về cấu trúc hoặc số lượng NST đều dẫn đến biến đổi tính trạng ở sinh vật
Nhờ NST có đặc tính tự nhân đôi mà các gen quy định tính trạng được chép lại qua các thế hệ tế bào và cơ thể
Hs thảo luận, theo gợi ý của gv, phải nêu lên được chức năng của NST
III.Chức năng của NST
NST mang gen quy định các tính trạng của sinh vật
Nhờ có đặc tính tự nhân đôi của NST, mà các gen quy định tính trạng được sao chép lại qua các thế hệ,
Củng cố:
1. Nêu hình thái, cấu trúc và chức năng của NST
BTVN: Trả lời câu hỏi trong SGK

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 08 nhiem sac the.doc