Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 8 - Tiết 15 - Chương III: And và gen

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 8 - Tiết 15 - Chương III: And và gen

- Học sinh phân tích được thành phần hóa học của AND, đặc biệt là tính đa dạng và tính đặc thù của nó.

- Mô tả được cấu trúc không gian của AND theo mô hình của I. Oatxown và F. Crick.

- Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình.

- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.

 

doc 6 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1284Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 8 - Tiết 15 - Chương III: And và gen", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 8
Tiết : 15
Ngày soạn : .
Chương III : AND VÀ GEN
ADN
I. MỤC TIÊU : 
- Học sinh phân tích được thành phần hóa học của AND, đặc biệt là tính đa dạng và tính đặc thù của nó.
- Mô tả được cấu trúc không gian của AND theo mô hình của I. Oatxown và F. Crick.
- Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình.
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.
II. CHUẨN BỊ
- Tranh : Mô hình cấu trúc phân tử AND.
- Hộp mô hình AND phẳng.
- Mô hình phân tử AND.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1. Ổn định
- Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra
3. Tiến trình bài giảng
Vào bài : AND không chỉ là thành phần quan trọng của NST mà còn liên quan mật thiết với bản chất hóa học của gen. Vì vậy nó là cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền ở cấp độ phân tử?
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
I. Cấu tạo hóa học của phân tử ADN :
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin và quan sát H 15. Nêu cấu tạo hóa học của AND? 
- GV gọi đại diện HS trả lời, các HS khác nhận xét bổ sung.
- GV nhận xét hoàn chỉnh.
AND là một loại axit nucleic được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N và P. AND thuộc loại đại phân tử được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân tử mà đơn phân là nucleotit thuộc 4 loại : A, T, G, X.
GV yêu cầu HS đọc lại thông tin, quan sát và phân tích H 15 → thảo luận : Vì sao AND có tính đặc thù và đa dạng?
GV gợi ý bằng các câu hỏi nhỏ.
? Với 4 loại nucleotit có thể tạo ra bao nhiêu cách sắp xếp khác nhau của các nucleotit trên mạch AND?
? AND có tính đặc trưng cho từng loài. Tính đặc trưng này được thể hiện ở những điểm nào?
GV nhận xét, bổ sung → kết luận.
Phân tử AND có cấu tạo đa dạng và đặc thù do thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp của các loại nucleotit. Tính đa dạng và đặc thù của AND là cơ sở phân tử cho tính đa dạng và đặc thù của sinh vật.
GV giảng : Trong giao tử, hàm lượng AND giảm đi một nửa và sau thụ tinh hàm lượng AND được phục hồi trong hợp tử. Ví dụ : AND trong nhân tế bào lưỡng bội của người là g còn trong tinh trùng hay trứng là g.
II. Cấu trúc không gian của phân tử ADN :
- GV yêu cầu HS đọc thông tin, quan sát H 15 và mô hình phân tử AND → mô tả cấu trúc không gian của phân tử AND? 
- GV nhận xét, cho ghi?
Phân tử AND là chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch đơn đều đặn quanh một trục theo chiều từ trái sang phải.
Mỗi vòng xoắn có đường kính 20Ao, chiều cao 34Ao gồm 10 cặp nucleotit.
Từ mô hình AND š GV yêu cầu HS thảo luận :
+ Các loại nucleotit nào liên kết với nhau thành cặp.
+ Cho đoạn mạch AND.
Trình tự các đơn phân trên đoạn mạch tương ứng sẽ như thế nào? Hệ quả NTBS.
Theo NTBS thì khi biết được trình tự sắp xếp các nucleotit của mạch đơn này thì có thể suy ra được trình tự sắp xếp các nucleotit trên mạch đơn kia.
? Theo NTBS, em có nhận xét gì về tỉ lệ các loại nucleotit trên phân tử AND?
GV : Gọi HS trả lời nhận xét hoàn thiện kiến thức.
Về tỉ lệ các loài đơn phân trong AND
GV : Nhấn mạnh : Tỉ số trong các phân tử AND thì khác nhau về đặc trưng của loài.
Hoạt động cá nhân. Quan sát hình, tìm hiểu thông tin trả lời câu hỏi Nêu được :
+ AND gồm các nguyên tố C, H, O, N, P.
+ AND cấu tạo theo nguyên tắc đa phân gồm nhiều đơn phân là nucleotit.
4 loại : Ađênin (A), Timin (T), Xitôzin (X), Guanin (G).
Hoạt động nhóm : Trao đổi thảo luận thống nhất câu trả lời.
+ Vô số cách sắp xếp khác nhau.
VD : Một đoạn mạch AND chỉ có 20 nucleotit có đến 420 cách sắp xếp khác nhau như vậy nguyên tắc đa phân đã tạo ra tính đa dạng của AND.
+ AND trong nhân tế bào có khối lượng ổn định đặc trưng cho mỗi loài, số lượng thành phần và trình tự sắp xếp của các nucleotit trong cấu trúc của AND cũng đặc trưng cho loài.
- Đại diện nhóm phát triển, các nhóm khác nhận xét bổ sung hoàn chỉnh nội dung vào vở.
- HS theo dõi tiếp thu kiến thức.
- HS quan sát hình, đọc thông tin ghi nhớ kiến thức.
- 1 HS lên trình bày trên tranh (hoặc mô hình). Lớp theo dõi bổ sung.
- Ghi kết luận.
- HS nêu được các cặp liên kết A-T; G-X.
- HS vận dụng nguyên tắc bổ sung ghép các nucleotit ở mạch 2.
- 
- HS sử dụng tư liệu SGK rút ra hệ qủa của NTBS.
- Hoàn chỉnh nội dung.
- HS suy nghĩ, xác định được :
- Ghi nội dung chính vào vở.
- HS theo dõi, tiếp thu.
4. Củng cố :
1. Cấu tạo hóa học của AND?
2. Hệ quả của NTBS.
5. Dặn dò 
- Làm bài tập 1, 2, 3, 4 SGK trang 47. Vẽ hình 15.
- Xem bài tiếp theo : AND và bản chất của gen.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Tuần : 8
Tiết : 16
Ngày soạn : 
AND VÀ BẢN CHẤT CỦA GEN
I. MỤC TIÊU : 
- Học sinh trình bày được các nguyên tắc của sự tự nhân đôi ở AND.
- Nêu được bản chất hóa học của gen.
- Phân tích được các chức năng của AND.
- Phát triển kĩ năng quan sát, hoạt động nhóm.
II. CHUẨN BỊ
- Tranh phóng to H16 SGK trang 48.
- Mô hình tự nhân đôi AND.
- Mô hình phân tử AND.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1. Ổn định
- Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra
1. Vì sao AND có cấu tạo đa dạng và đặc thù?
2. Mô tả cấu trúc không gian của AND. Hệ quả của NTBS được thể hiện ở những điểm nào?
3. Tiến trình bài giảng
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
I. AND tự nhân đôi theo những nguyên tắc nào ?
- GV yêu cầu HS tự nghiên cứu thông tin cho biết quá trình tự nhân đôi của AND diễn ra chủ yếu ở đâu?
- GV nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh.
AND tự nhân đôi tại NST ở kì trung gian. AND tự nhân đôi theo đúng mẫu ban đầu.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin và kết hợp quan sát H16 → GV cho HS lên bảng gắn sơ đồ tự nhân đôi của AND. Yêu cầu HS thảo luận thực hiện lệnh ▼SGK. GV nhận xét và yêu cầu HS mô tả sơ lược quá trình tự nhân đôi của AND.
* Kết luận : Quá trình tự nhân đôi :
- Hai mạch AND tách nhau theo chiều dọc
- Các nucleotit của mạch khuôn liên kết với nucleotit tự do theo NTBS, 2 mạch mới của 2 AND con dần được hình thành dựa trên mạch khuôn của AND mẹ theo chiều ngược nhau.
Kết quả : 2 phân tử AND con được hình thành giống nhau và giống AND mẹ.
Quá trình tự nhân đôi của AND theo những nguyên tắc nào?
Nguyên tắc : SGK trang 49.
II. Bản chất của gen :
- GV yêu cầu HS đọc thông tin → nêu bản chất hóa học của gen?
Bản chất hóa học của gen là AND.
- GV nhấn mạnh mối liên quan kiến thức từ ý niệm về gen (nhân tố di truyền).
→ gen nằm trên NST.
Bản chất hóa học là AND.
1 phân tử AND gồm nhiều gen.
Vậy gen có chức năng gì?
Chức năng : Gen cấu trúc mang thông tin quy định cấu trúc phân tử protein.
III. Chức năng của AND :
? Các em đã biết gen cấu trúc có chức năng chức thông tin về cấu trúc của một loại protein, vậy có thể suy ra chức năng thứ nhất của AND là gì?
? Chức năng thứ hau của AND là truyền đạt thông tin di truyền. Nhờ đâu AND thực hiện được chức năng này?
? Sự tự nhân đôi của AND còn là cơ sở phân tử của sự sinh sản, đảm bảo sự sinh sôi nảy nở của sinh vật, vì sao?
GV nhận xét → kết luận.
Hoạt động cá nhân. Tìm hiểu thông tin → nêu được.
+ Trong nhân tế bào tại NST ở kì trung gian lúc NST ở dạng sợi mãnh dãn xoắn.
- HS ghi nội dung vào vở.
- Quan sát H16. Lần lượt HS lên bảng gắn mô hình tự nhân đôi của phân tử AND.
- Thảo luận trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Tự mô tả quá trình tự nhân đôi của phân tử AND.
- HS lên trình bày cơ đồ, lớp nhận xét, bổ sung.
- Hoàn thành nội dung vào vở ghi.
- Đại diện HS đọc lại nội dung.
- HS nêu được 3 nguyên tắc : Khuôn mẫu, bổ sung, giữ lại một nữa.
- HS đọc nguyên tắc SGK.
- HS đọc thông tin SGK mục II → nêu được: Gen là một đoạn của AND, có cấu tạo giống AND.
- HS chú ý lắng nghe, theo dõi giáo viên giảng bài → nhớ và ghi nhận kiến thức.
- HS hiểu được có nhiều loại gen có chức năng khác nhau.
- HS tìm hiểu thông tin → nêu được.
+ Chứa thông tin quy định cấu trúc của tất cả các loại protein trong cơ thể sinh vật (còn gọi là thông tin di truyền).
+ Nhờ khả năng tự nhân đôi theo các NTBS, giữ lại một nữa, thông tin di truyền chứa đựng trong AND được sao chép qua các thế hệ tế bào và thế hệ cơ thể.
+ Sự tự nhân đôi của AND → sự tự nhân đôi của NST → phân bào → sinh sản/
- HS tự rút ra kết luậnvà ghi vào vở.
4. Củng cố :
Vì sao 2 AND con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống AND mẹ.
5. Dặn dò 
- Học bài và làm bài tập 1, 3, 4 SGK trang 50.
- Xem bài : Mối quan hệ giữa gen và ARN.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Duyệt tuần 8
../../2008

Tài liệu đính kèm:

  • docSinh9-Tuan8-TTuan.doc