Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần thứ 11 - Tiết 21 : Kiểm tra 1 tiết

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần thứ 11 - Tiết 21 : Kiểm tra 1 tiết

Kiến thức

- Nhằm kiểm tra, đánh giá sự nắm bắt kiến thức của HS về các chương I, II và III. Từ đó GV và HS rút ra được kinh nghiệm dạy và học tốt hơn.

2.Kỹ năng:

 - Rèn kỹ năng trình bày,kỹ năng bình tĩnh tự tin

- Kỹ năng độc lập khi làm bài

 

doc 5 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1261Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần thứ 11 - Tiết 21 : Kiểm tra 1 tiết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 21 : KIỂM TRA 1 TIẾT
I.Mục Tiêu
1.Kiến thức
- Nhằm kiểm tra, đánh giá sự nắm bắt kiến thức của HS về các chương I, II và III. Từ đó GV và HS rút ra được kinh nghiệm dạy và học tốt hơn. 
2.Kỹ năng:
 - Rèn kỹ năng trình bày,kỹ năng bình tĩnh tự tin
- Kỹ năng độc lập khi làm bài
3.Thái độ:
-Giáo dục lòng say mê yêu thích môn học và có niềm tin khoa học
-Giáo dục ý thức tự giác, nghiêm túc khi làm bài.
II.Chuẩn Bị
-GV : Đề bài, đáp án, biểu điểm.
-HS : Ôn bài lại các bài đã học
III.Hoạt Động Dạy Học
1.Ổn Định Lớp
 2.Kiểm tra: GV kiểm ta sự chuẩn bị của HS 
3.Đề bài Kiểm tra
*.Ma trận đề
 Mức độ
 Mạch kiến thức
Nhận Biết
Thông Hiểu
Vận dụng
Tổng điểm
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Chương I: 
Các TN của Menđen ( 7 tiết ) 
C2 1đ
1c
1đ
Chương II: Nhiễm sắc thể 
 ( 7 tiết ) 
 C1 1đ
 C3 1đ
2c
2đ
Chương III: AND và gen
 ( 6 tiết)
C4 1đ
C1a, 1đ
C2 2đ
C3 2đ
C1b, 1đ
5c
7đ
Tổng 
 3c 
 3đ
2c 
 3đ
1c 
2đ
1c
1đ
1c 
 1đ	
8c
10đ
 *.Đề bài 
I. TRẮC NGHIỆM : (4 ĐIỂM)
* Khoanh tròn vào đầu câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:( Mỗi câu đúng 1đ )
Câu1: Moocgan chọn ruồi giấm là đối tượng nghiên cứu vì 
 A. Dễ nuôi trong ống nghiệm 	 B. Số lượng NST ít 2n = 8
 C. Vòng đời ngắn 	 D. Cả 3 câu trên đều đúng .
Câu 2: Khi cây cà chua quả đỏ thuần chủng lai phân tích thì thu được
 A toàn quả vàng	 B toàn quả đỏ
 C tỉ lệ 1 quả đỏ : 1 quả vàng	 D tỉ lệ 3 quả đỏ : 1 quả vàng
Câu3: Vật chất mang thông tin di truyền ở cấp độ tế bào:
 A. ADN	 B. ARN	
 C. Nhiễm sắc thể	 D. Prôtêin
Câu 4: Đơn phân của Protêin là : 
 A Nucleôtit	B Axit Nuclêtic	
 C Axit amin 	D cả 3 a, b và c.	
.II. TỰ LUẬN : ( 6 ĐIỂM )
Câu 1 : a) ADN được tổng hợp dựa trên những nguyên tắc nào ? ( 1đ )
	 b) Một đoạn mạch đơn của phân tử ADN có trình tự sắp xếp như sau : 
	 - G –T– X –A– A –T- G - X – A - X - 
 Hãy viết đoạn mạch bổ sung với nó. (1đ )
Câu 2:Quá trình tổng hợp ARN theo nguyên tắc nào? Nêu mối quan hệ gen – ARN? (2đ ) 
Câu 3 Giải thích vì sao 2ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống ADN mẹ?( 2đ)
IV.Thu bài-nhận xét:
GV thu bài của hs, nhận xét tinh thần chuẩn bị và ý thức làm bài của HS
 V.DẶN DÒ : 
Xem lại bài.
Đọc bài “ Đột biến gen” và trả lời
Đột biến gen là gì? Gồm những dạng nào? Nguyên nhân phát sinh đột biến gen là gì?
......................................................................................................................................... 
TIẾT 22 : ĐỘT BIẾN GEN
I. MỤC TIÊU.
1.Kiến thức
Nêu được khái niệm biến dị
Phát biểu được khái niệm đột biến gen và kể được các dạng đột biến gen
2.Kỹ năng:
-Rèn kỹ năng hoạt động nhóm
3.Thái độ:
Giáo dục lòng say mê yêu thích môn học và có niềm tin khoa học
II. Các phương pháp kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng
+Kỹ năng hợp tác ứng xử, giao tiếp lắng nghe tích cực
+Kỹ năng thu thập và xử lý thông tin khi đọc SGK ,quan sát tranh ảnh....để tìm hiểu 
Khái niệm,vai trò của đột biến gen
+Kỹ năng tự tin bày tỏ ý kiến
II. Các KNS cơ bản được giáo dục
-Vấn đáp - tìm tòi 
-Trực quan 
-Dạy học nhóm
-Hỏi và trả lời 
II. CHUẨN BỊ. 
- Tranh phóng to hình 21.1 SGK.
- Tranh ảnh minh hoạ đột biến có lợi và có hại cho sinh vật.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
1. Ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài củ
3.Bài mới VB: GV cho HS nhắc lại khái niệm biến dị.
GV: Biến dị có thể di truyền được hoặc không di truyền được. Biến dị di truyền là những biến đổi trong ADN và NST làm biến đổi đột ngột, gián đoạn về kiểu hình gọi là đột biến, biến đổi trong tổ hợp gen gọi là biến dị tổ hợp. Hôm nay chúng ta tìm hiểu về những biến đổi trong ADN.
Hoạt động 1: Đột biến gen là gì?
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS 
-GV yêu cầu HS quan sát H 21.1, thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập.
-GV kẻ nhanh phiếu học tập lên bảng.
- Gọi HS lên làm.
- GV hoàn chỉnh kiến thức.
- Đột biến gen là gì? Gồm những dạng nào?
-HS quan sát kĩ H 21.1. chú ý về trình tự và số cặp nuclêôtit.
-Thảo luận, thống nhất ý kiến và điền vào phiếu học tập.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-1 HS phát biểu, các HS khác nhận xét, bổ sung.
Phiếu học tập: Tìm hiểu các dạng đột biến gen.
Đoạn ADN ban đầu (a)
Có .... cặp nuclêôtit.
Trình tự các cặp nuclêôtit là: 	T G A T X
- Đoạn ADN bị biến đổi:	A X T A G
Đoạn ADN
Số cặp nuclêôtit
Điểm khác so với đoạn (a)
Đặt tên dạng biến đổi
b
c
d
4
6
5
Mất cặp G – X
Thêm cặp T – A
Thay cặp T – A bằng G - X
- Mất 1 cặp nuclêôtit
- Thêm 1 cặp nuclêôtit
- Thay cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác.
*Kết luận: 
- Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới một hoặc một số cặp nuclêôtit.
- Các dạng đột biến gen: mất, thêm, thay thế, đảo vị trí một hoặc một số cặp nuclêôtit
Hoạt động 2: Nguyên nhân phát sinh đột biến gen
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
-GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK.
-Nêu nguyên nhân phát sinh đột biến gen?
-GV nhấn mạnh trong điều kiện tự nhiên là do sao chép nhầm của phân tử ADN dưới tác động của môi trường (bên ngoài: tia phóng xạ, hoá chất... bên trong: quá trình sinh lí, sinh hoá, rối loạn nội bào).
-HS tự nghiên cứu thông tin mục II SGK và trả lời, rút ra kết luận.
-Lắng nghe GV giảng và tiếp thu kiến thức.
*Kết luận: 
- Do ảnh hưởng phức tạp của môi trường trong và ngoài cơ thể làm rối loạn quá trình tự sao của phân tử ADN (sao chép nhầm), xuất hiện trong điều kiện tự nhiên hoặc do con người gây ra.
Hoạt động 3: Vai trò của đột biến gen
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS quan sát H 21.2; 21.3; 21.4 và tranh ảnh sưu tầm để trả lời câu hỏi:
- Đột biến nào có lợi cho sinh vật và con người? Đột biến nào có hại cho sinh vật và con người?
- Cho HS thảo luận:
- Tại sao đột biến gen gây biến đổi kiểu hình?
- Giới thiệu lại sơ đồ: Gen " mARN " prôtêin " tính trạng.
- Tại sao đột biến gen thể hiện ra kiểu hình thường có hại cho bản thân sinh vật?
- GV lấy thêm VD: đột biến gen ở người: thiếu máu, hồng cầu hình lưỡi liềm.
- Đột biến gen có vai trò gì trong sản xuất?
- GV sử dụng tư liệu SGK để lấy VD: đột biến tự nhiên ở cừu chân ngắn, đột biến tăng khả năng chịu hạn, chịu rét ở lúa.
- HS nêu được:
+ Đột biến có lợi: cây cứng, nhiều bông ở lúa.
+ Đột biến có hại: lá mạ màu trắng, đầu và chân sau của lợn bị dị dạng.
+ Đột biến gen làm biến đổi ADN dẫn tới làm thay đổi trình tự aa và làm biến đổi cấu trúc prôtêin mà nó mã hoá kết quả dẫn tới gây biến đổi kiểu hình.
- HS lắng nghe.
- HS liên hệ thực tế.
- Lắng nghe và itếp thu kiến thức.
*Kết luận: 
- Đột biến gen thể hiện ra kiểu hình bình thường có hại cho sinh vật vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài hoà trong kiểu gen đã qua chọn lọc tự nhiên và duy trì lâu đời trong điều kiện tự nhiên, gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp prôtêin.
- Đột biến gen đôi khi có lợi cho bản thân sinh vật và con người, rất có ý nghĩa trong chăn nuôi, trồng trọt.
4. Củng cố
- Đột biến gen là gì? Tại sao nói đa số đột biến gen là có hại?
-Nêu một vài ví dụ về đột biến gen có lợi cho con người ?
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc trước bài 22.
.........................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 11( 9).doc