Kiến thức :
- Xác định được các phương pháp chọn lọc và ưu nhược điểm của từng phương pháp.
- Biết được vai trò của chọn lọc trong chọn giống.
2. Kỹ năng:
- Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh, vận dụng thực tế.
3. Thái độ:
- Có thái độ đúng đắn trong sản xuất và đời sống.
Tuần 21 NS. 13.1.2012 Tiết 39 ND: Bài 36: CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỌN LỌC ( đọc thêm ) I.Mục tiêu 1. Kiến thức : - Xác định được các phương pháp chọn lọc và ưu nhược điểm của từng phương pháp. - Biết được vai trò của chọn lọc trong chọn giống. 2. Kỹ năng: - Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh, vận dụng thực tế. 3. Thái độ: - Có thái độ đúng đắn trong sản xuất và đời sống. II.CHUẨN BỊ Giáo viên: Máy chiếu; phim trong hình 36.1 - 2. Học sinh: Đọc bài trước ở nhà. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Ưu thế lai là gì? Người ta sử dụng phương pháp nào để tạo ra ưu thế lai và sử dụng ưu thế lai như thế nào? 3. Nội dung bài mới: Trong sản xuất, để tạo những giống mới cho năng suất cao, phẩm chất tốt không thể thiếu công đoạn chọn lọc. Vậy có những phương pháp chọn lọc nào? Hoạt động 1: 1. Vai trò của chọn lọc trong chọn giống HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC GV cho HS đọc thông tin, trả lời câu hỏi: + Vì sao phải chọn giống? + Chọn lọc có vai trò gì trong chọn giống? Cá nhân HS nghiên cứu thông tin SGK, trả lời câu hỏi. GV nhận xét, bổ sung, rút ra kết luận: *Kết luận: - Chọn giống để phục hồi lại các giống cũ đã bị thoái hóa. - Chọn lọc kết hợp với gây đột biến để tạo ra giống mới. Hoạt động 2. Phương pháp chọn lọc hàng loạt HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC GV: + Chọn lọc hàng loạt một lần và hai lần giống và khác nhau như thế nào? HS độc lập nghiên cứu SGK, quan sát 36.1, thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi. Lớp trao đổi, hoàn thiện kiến thức. Chọn lọc hàng loạt có những ưu nhược điểm gì? * Kết luận: a. Chọn lọc hàng loạt 1 lần Từ giống khởi đầu chọn các cá thể ưu tú nhất hạt trộn chung đem gieo rồi so sánh với giống khởi đầu và giống đối chứng. b. Chọn lọc hàng loạt 2 lần Từ giống khởi đầu chọn các cá thể ưu tú nhất, hạt trộn chung đem gieo rồi chọn lại các cá thể ưu tú nhất đem gieo rồi so sánh với giống khởi đầu và giống đối chứng. c. Ưu, nhược điểm: - Ưu điểm: Đơn giản, dễ làm, ít tốn kém - Nhược điểm: Chọn lọc dựa trên kiểu hình không kiểm tra được kiểu gen nên dễ nhầm lần với thường biến. Hoạt động 3. Chọn Lọc Cá Thể HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ H.36.2, làm việc độc lập với SGK, trả lời câu hỏi: + Tìm những điểm khác nhau cơ bản giữa chọn lọc cá thể và chọn lọc hàng loạt? HS tìm hiểu thông tin SGK, quan sát hình, trả lời câu hỏi. 1 – 3 HS đọc kết luận chung SGK * Kết luận : + Tiến hành: Từ giống khởi đầu chọn các cá thể ưu tú nhất, hạt để riêng đem gieo thành từng dòng, so sánh với nhau và với giống khởi đầu và giống đối chứng. + Ưu điểm: Kết hợp được chọn lọc trên kiểu hình với kiểm tra được kiểu gen. + Nhược điểm: Khó thực hiện, tốn kém nhiều. * Kết luận chung: SGK 4. Củng cố: - Tại địa phương và gia đình em đang sử dụng phương pháp chọn lọc nào? Theo em phương pháp đó có tốt không? Vì sao? 5. Dặn dò: - Học, trả lời các câu hỏi cuối bài. - Tìm hiểu các thành tựu trong chọn giống ở địa phương. ............................................................................................................................................. Tuần 21 NS. 13.1.2012 Tiết 40 ND: Bài 37 : THÀNH TỰU CHỌN GIỐNG Ở VIỆT NAM I.Mục tiêu 1. Kiến thức - Trình bày được các phương pháp thường sử dụng trong chọn giống vật nuôi và cây trồng.- Nêu được một số thành tựu cơ bản. 2. Kỹ năng - Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích, tìm hiểu thông tin thực tế. 3. Thái độ: - Có thái độ đúng đắn trong sản xuất và đời sống. II.CHUẨN BỊ Giáo viên: Máy chiếu; phim trong phiếu học tập. Học sinh: Đọc bài trước ở nhà. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ Trình bày phương pháp chọn lọc hàng loạt và chọn lọc cá thể? 3. Nội dung bài mới Thế kỷ XX được xem là thế kỷ của sinh học, điều đó là cơ sở vững chắc cho nghành khoa học chọn giống. Thực tế ở Việt Nam trong thời gian qua đã tạo ra rất nhiều giống Hoạt động 1: 1. Thành tựu chọn giống cây trồng HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC GV cho HS đọc thông tin, trả lời câu hỏi: + Thế nào là gây đột biến nhân tạo trong chọn giống cây trồng? + Những thành tựu thu được từ gây đột biến nhân tạo? Cá nhân HS nghiên cứu thông tin SGK, nhóm thảo luận, thống nhất ý kiến. Đại diện nhóm trình bày. Nhóm khác bổ sung. GV nhận xét, bổ sung, rút ra kết luận: Nêu thành tựu của phương pháp lai hữu tính và chọn lọc cá thể? Việc tạo ưu thế lai và đa bội hóa đã thu được những thành tựu gì? a. Gây đột biến nhân tạo *Kết luận: Gây đột biến nhân tạo theo 3 hướng: - Gây đột biến rồi chọn lọc cá thể ưu tú để tạo ra giống mới. - Phối hợp giữa lai hữu tính với xử lý đột biến. - Chọn giống bằng chọn dòng tế bào xôma có biến dị hoặc đột biến xôma. b. Lai hữu tính để tạo BDTH hoặc chọn lọc cá thể từ các giống hiện có. - Tạo biến di tổ hợp: DT10 x OM80, chọn lọc và thu được giống DT17 - Chọn lọc cá thể: Cà chua P375, lúa CR203, đậu tương AK02 c. Tạo giống ưu thế lai và đa bội thể - Tạo ưu thế lai: Ngô lai: LVN10 chịu hạn, chống đổ, kháng bệnh tốt. - Tạo giống đa bội thể: Dâu tằm tam bội số 12: Lá dày, thịt lá nhiều sức sống cao, năng suất 29,7 tấn/ha/năm. Hoạt động 2 . Thành tựu chọn giống vật nuôi HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC GV lưu ý: + Lai giống là phương pháp chủ yếu để tạo nguồn biến dị cho việc chọn giống mới, cải tạo giống cũ và tạo ưu thế lai. GV yêu cầu HS độc lập nghiên cứu SGK, trình bày các phương pháp và thành tựu chọn giống vật nuôi ở Việt Nam? Lớp trao đổi, hoàn thiện kiến thức. Con người đã tạo được những giống cây trồng vật nuôi nào bằng công nghệ gen? 1 – 3 HS đọc kết luận chung SGK * Kết luận: - Tạo giống mới: ĐB-I-81; BS-I-81; gà Rốt-ri; Plaimao-ri; Vịt bạch tuyết. - Cải tạo giống địa phương: Lai giống cái địa phương tốt nhất với đực ngoại tốt nhất qua 4 -5 thế hệ để tạo giống có tầm vóc gần giống với giống ngoại. - Tạo ưu thế lai: Lợn, bò F1 - Nuôi thích nghi giống nhập nội. - Ứng dụng công nghệ sinh học trong công tác chọn giống. * Kết luận chung: SGK 4. Củng cố - Tại địa phương của em đã cải tạo được những giống vật nuôi, cây trồng nào? 5. Dặn dò: - Học, trả lời các câu hỏi cuối bài. - Chuẩn bị: Bông lúa, ngô, bí ngô, que, bông thấm nước, phểu, kéo, bao bóng, giấy, bút .............................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: