MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Nắm được các thao tác tìm kiếm dựa vào danh mục địa chỉ và máy tìm kiếm.
2. Kỹ năng: Biết tìm kiếm thông tin trên Internet nhờ máy tìm kiếm.
3. Thái độ:
- Có thái độ lành mạnh khi sử dụng Internet.
- Nghiêm túc trong giờ học, thái độ học tập đúng đắn, rèn luyện khả năng tư duy, sáng tạo.
II/ CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: giáo án, hình ảnh trực quan.
Ngày soạn: 05/11/2009 Tiết: 09 Bài dạy (Bài thực hành 2) TÌM KIẾM THÔNG TIN TRÊN INTERNET I/ MỤC TIÊU Kiến thức: Nắm được các thao tác tìm kiếm dựa vào danh mục địa chỉ và máy tìm kiếm. Kỹ năng: Biết tìm kiếm thông tin trên Internet nhờ máy tìm kiếm. Thái độ: Có thái độ lành mạnh khi sử dụng Internet. Nghiêm túc trong giờ học, thái độ học tập đúng đắn, rèn luyện khả năng tư duy, sáng tạo. II/ CHUẨN BỊ Giáo viên: giáo án, hình ảnh trực quan. Học sinh: đọc trước bài thực hành, sách giáo khoa, vở ghi chép. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ổn định tình hình lớp: (1 phút) Ổn định trật tự lớp. Kiểm tra sĩ số và tác phong học sinh. Kiểm tra bài cũ: (xen kẽ trong quá trình học) Giảng bài mới: Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 20 phút Hoạt động 1: Bài tập 1: Tìm kiếm thông tin trên web: * Bước 1: - Khởi động trình duyệt. - Nhập địa chỉ www.google.com.vn vào ô địa chỉ. - Nhấn Enter. * Bước 2: gõ từ khoá liên quan đến vấn đề tìm kiếm và nhấn phím Enter hoặc nháy vào nút tìm kiếm. * Bước 3: Quan sát danh sách kết quả. * Bước 4: Nháy chuột vào chỉ số trang tương ứng ở cuối trang web. * Bước 5: Nháy chuột trên một kết quả tìm được để chuyển tới trang web tương ứng. Giáo viên dẫn dắt, diễn giải đưa nội dung bài học. Giáo viên hướng dẫn thao tác tìm kiếm thông tin trên web. Học sinh thực hiện thao tác tìm kiếm thông tin. Giáo viên quan sát, hướng dẫn, nhắc nhở thường xuyên. Giáo viên củng cố lại các bước thực hiện tìm kiếm thông tin trên web. Học sinh lắng nghe và ghi chép. Học sinh quan sát, theo dõi thao tác. Học sinh thực hiện thao tác tìm kiếm thông tin. Học sinh lắng nghe. 20 phút Hoạt động 2: Bài tập 2: Tìm hiểu cách sử dụng từ khoá để tìm kiếm thông tin. 1. Với từ khoá cảnh đẹp Sa Pa. 2. Quan sát kết quả tìm được. 3. Để tìm kiếm các trang web chứa chính xác các cụm từ cảnh đẹp Sa Pa ta cần để cụm từ này trong dấu nháy kép “cảnh đẹp Sa Pa” Giáo viên dẫn dắt, diễn giải đưa nội dung bài học. Giáo viên hướng dẫn thao tác tìm kiếm thông tin trên web. Học sinh thực hiện thao tác Giáo viên quan sát, hướng dẫn, nhắc nhở thường xuyên. Giáo viên củng cố lại các bước thực hiện tìm kiếm thông tin trên web. Học sinh lắng nghe và ghi chép. Học sinh quan sát, theo dõi thao tác. Học sinh thực hiện thao tác tìm kiếm thông tin. Học sinh lắng nghe. 4 phút Hoạt động 3: Củng cố kiến thức: - Tìm kiếm thông tin trên web. - Tìm hiểu cách sử dụng từ khoá để tìm kiếm thông tin. Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại thao tác tìm kiếm và cách sử dụng từ khoá Học sinh trình bày thao tác qua đó ghi nhớ nội dung kiến thức. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: Các em về nhà thực hiện lại bài tập 1,2 và xem trước các bài tập 3,4,5 để tiết học tiếp theo học tốt hơn. IV/ RÚT KINH NGHIỆM Ngày soạn: 05/11/2009 Tiết: 10 Bài dạy (Bài thực hành 2) TÌM KIẾM THÔNG TIN TRÊN INTERNET I/ MỤC TIÊU Kiến thức: Nắm được các thao tác tìm kiếm dựa vào danh mục địa chỉ và máy tìm kiếm. Kỹ năng: Biết tìm kiếm thông tin trên Internet nhờ máy tìm kiếm. Thái độ: Có thái độ lành mạnh khi sử dụng Internet. Nghiêm túc trong giờ học, thái độ học tập đúng đắn, rèn luyện khả năng tư duy, sáng tạo. II/ CHUẨN BỊ Giáo viên: giáo án, hình ảnh trực quan. Học sinh: đọc trước bài thực hành, sách giáo khoa, vở ghi chép. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ổn định tình hình lớp: (1 phút) Ổn định trật tự lớp. Kiểm tra sĩ số và tác phong học sinh. Kiểm tra bài cũ: (xen kẽ trong quá trình học) Giảng bài mới: Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 25 phút Hoạt động 1: Bài 3: Tìm kiếm thông tin trên web về lịch sử dựng nước. 1. Tìm kiếm với từ khoá lịch sử dựng nước. 2. Tìm kiếm với từ khoá “lịch sử dựng nước” 3. Tìm kiếm với từ khoá “Lịch sử dựng nước” “Vua Hùng” 4. Thêm vào từ khoá cụm từ “Văn Lang” để thu hẹp phạm vi tìm kiếm và nhận xét. 5. Duyệt qua các kết quả tìm được, xem một vài trang web trên danh sách kết quả tìm được. Giáo viên dẫn dắt, diễn giải đưa nội dung bài học. Giáo viên hướng dẫn thao tác tìm kiếm thông tin trên web. Học sinh thực hiện thao tác Giáo viên quan sát, hướng dẫn, nhắc nhở thường xuyên. Giáo viên củng cố lại các bước thực hiện tìm kiếm thông tin trên web. Học sinh lắng nghe và ghi chép. Học sinh quan sát, theo dõi thao tác. Học sinh thực hiện thao tác tìm kiếm thông tin. Học sinh lắng nghe. 15 phút Hoạt động 2: Bài 4: Tìm kiếm thông tin trên web về ứng dụng của tin học. - Sử dụng máy tìm kiếm Google để tìm kiếm thông tin trên web về ứng dụng của tin học trong những lĩnh vực khác nhau của đời sống. Lưu thông tin tra cứu được vào tệp Word. - Có thể sử dụng các từ khoá: tin học, ứng dụng, “ứng dụng của tin học”, “nhà trường”, “dạy và học”, “văn phòng”, Giáo viên hướng dẫn thao tác tìm kiếm thông tin trên web. Giáo viên quan sát, hướng dẫn, nhắc nhở thường xuyên. Giáo viên củng cố lại các bước thực hiện tìm kiếm thông tin trên web. Học sinh lắng nghe và ghi chép. Học sinh quan sát, theo dõi thao tác. Học sinh thực hiện thao tác tìm kiếm thông tin. Học sinh lắng nghe. 4 phút Hoạt động 4: Củng cố kiến thức: - Tìm kiếm thông tin trên web. - Tìm hiểu cách sử dụng từ khoá để tìm kiếm thông tin. Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại thao tác tìm kiếm và cách sử dụng từ khoá Học sinh trình bày thao tác qua đó ghi nhớ nội dung bài học. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: Các em về nhà thực hiện lại bài thực hành và đọc trước bài học để tiết học tiếp theo học tốt hơn. IV/ RÚT KINH NGHIỆM Ngày soạn: 05/11/2009 Tiết: 11 Bài dạy (Bài thực hành 2) TÌM KIẾM THÔNG TIN TRÊN INTERNET I/ MỤC TIÊU Kiến thức: Nắm được các thao tác tìm kiếm dựa vào danh mục địa chỉ và máy tìm kiếm. Kỹ năng: Biết tìm kiếm thông tin trên Internet nhờ máy tìm kiếm. Thái độ: Có thái độ lành mạnh khi sử dụng Internet. Nghiêm túc trong giờ học, thái độ học tập đúng đắn, rèn luyện khả năng tư duy, sáng tạo. II/ CHUẨN BỊ Giáo viên: Bài thực hành, phòng máy vi tính. Học sinh: Đọc trước bài thực hành trong sách giáo khoa, sách giáo khoa. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ổn định tình hình lớp (1 phút) Ổn định trật tự lớp. Kiểm tra sĩ số và tác phong học sinh. Kiểm tra bài cũ: (xen kẽ trong quá trình học) Giảng bài mới: Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 15 phút Hoạt động 1: Bài 4: Tìm kiếm thông tin trên web về ứng dụng của tin học. - Sử dụng máy tìm kiếm Google để tìm kiếm thông tin trên web về ứng dụng của tin học trong những lĩnh vực khác nhau của đời sống. Lưu thông tin tra cứu được vào tệp Word. - Có thể sử dụng các từ khoá: tin học, ứng dụng, “ứng dụng của tin học”, “nhà trường”, “dạy và học”, “văn phòng”, Giáo viên hướng dẫn thao tác tìm kiếm thông tin trên web. Giáo viên quan sát, hướng dẫn, nhắc nhở thường xuyên. Giáo viên củng cố lại các bước thực hiện tìm kiếm thông tin trên web. Học sinh lắng nghe và ghi chép. Học sinh quan sát, theo dõi thao tác. Học sinh thực hiện thao tác tìm kiếm thông tin. Học sinh lắng nghe. 25 phút Hoạt động 2: Bài 5: Tìm kiếm hình ảnh. 1. Truy cập www.google.com.vn, chọn mục hình ảnh và gõ những từ khoá có liên quan. 2. Sử dụng các từ khoá: lịch sử phát triển máy tính, các loài hoa đẹp, di tích lịch sử Hà Nội, 3. Lưu lại những hình ảnh tìm được vào một thư mục trên máy tính. Giáo viên hướng dẫn thao tác tìm kiếm thông tin trên web. Giáo viên quan sát, hướng dẫn, nhắc nhở thường xuyên. Giáo viên củng cố lại các bước thực hiện tìm kiếm thông tin trên web. Học sinh lắng nghe và ghi chép. Học sinh quan sát, theo dõi thao tác. Học sinh thực hiện thao tác tìm kiếm thông tin. Học sinh lắng nghe. 4 phút Hoạt động 3: Củng cố kiến thức: - Tìm kiếm thông tin trên web. - Tìm hiểu cách sử dụng từ khoá để tìm kiếm thông tin. Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại thao tác tìm kiếm và cách sử dụng từ khoá Học sinh trình bày thao tác qua đó ghi nhớ nội dung bài học. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: Các em về nhà thực hiện lại bài thực hành và đọc trước bài học Tìm hiểu thư điện tử để tiết học tiếp theo học tốt hơn. IV/ RÚT KINH NGHIỆM Ngày soạn: 05/11/2009 Tiết: 12 Bài kiểm tra BÀI KIỂM TRA 15 PHÚT I/ MỤC TIÊU Kiến thức: Đánh giá sự nắm bắt kiến thức về mạng máy tính, Internet, tổ chức và truy cập thông tin Internet. Kỹ năng: Rèn luyện khả tìm kiếm thông tin và học tập kiến thức trên Internet. Thái độ: Rèn luyện thái độ nghiêm túc trong giờ kiểm tra. II/ CHUẨN BỊ Giáo viên: giáo án, đề kiểm tra. Học sinh: ôn lại những kiến thức đã học. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ổn định tình hình lớp: (1 phút) Ổn định trật tự lớp. Kiểm tra sĩ số và tác phong học sinh. Kiểm tra: Đề kiểm tra: Câu 1: Mạng máy tính rất cần thiết vì: Có thể sao chép một lượng dữ liệu lớn giữa các máy tính trong một thời gian ngắn mà việc sao chép sử dụng các thiết bị nhớ ngoài không thuận tiện. Nhiều người có thể cùng tham gia một trò chơi trên máy tính kết nối mạng. Có thể dùng chung các thiết bị phần cứng (máy in, máy quét,) và phần mềm. Từ máy tính của mình, em có thể đọc được các thông tin chia sẻ từ các máy tính khác trong mạng. Hãy chọn các phương án đúng. Câu 2: Mạng máy tính là: Hai hay nhiều máy tính được kết nối thông qua phương tiện truyền dẫn và các thiết bị kết nối sao cho các máy tính trong mạng có thể trao đổi dữ liệu và dùng chung thiết bị. Nhiều máy tính để gần nhau và được nối với nhau bằng một loại dây dẫn mà ta vẫn thường gọi là dây cáp mạng. Nhiều máy tính để gần nhau và cùng bắt sóng từ một thiết bị đặc biệt có ăng-ten phát sóng được gọi là bộ định tuyến không dây. Một hệ thống các máy tính được kết nối vật lý với nhau. Hãy chọn phương án đúng nhất. Câu 3: Các phát biểu sau đúng hay sai? Hãy đánh dấu (x) vào ô Đúng hay Sai tương ứng. Đúng Sai Phát biểu 1. Một hệ thống các máy tính được ghép nối vật lý với nhau là một mạng máy tính. [ ] [ ] 2. Phương tiện truyền dẫn để kết nối các máy tính trong mạng gồm hai loại: có dây và không dây. [ ] [ ] Các thiết bị kết nối mạng có nhiệm vụ kết nối các máy tính, máy in trong phạm vi hẹp và kết nối các hệ thống mạng máy tính với nhau trên phạm vi rộng [ ] [ ] 3. Các thiết bị mạng thường dùng là dây cáp mạng, hub, mô đem, bộ chuyển mạch, mô đem không dây. [ ] [ ] 4. Phạm vi kết nối chỉ ra phạm vi địa lý của các máy tính trong mạng. [ ] [ ] 5. 6. Tuỳ thuộc vào khoảng cách địa lý mà người ta chia mạng máy tính thành hai loại chính: mạng cục bộ LAN và mạng diện rộng WAN. [ ] [ ] Câu 4: Mạng Internet là gì? Một hệ thống gồm từ hai máy tính trở lên được nối với nhau thông qua một môi trường truyền dẫn và các thiết bị chuyên dụng. Một hệ thống toàn cầu các mạng máy tính – một mạng của các mạng – mà trong đó mỗi người dùng có thể nhận được thông tin từ các máy tính khác và có thể nói chuyện trực tiếp với những người dùng ở các máy tính khác nhau. Mạng của tất cả các máy tính trên thế giới kết nối với nhau thông qua các phần mềm đặc biệt, ví dụ như trình duyệt web Internet Explorer, hội thoại trực tuyến Yahoo Messenger. Mạng cục bộ. Hãy chọn phương án đúng. Câu 5: Các phát biểu sau đúng hay sai? Hãy đánh dấu (x) vào ô Đúng hay Sai tương ứng. Đúng Sai Phát biểu Mạng máy tính trong một trường học có thể không phải là mạng Internet. [ ] 1. [ ] Vì Internet là mạng của các mạng máy tính nên nếu kết nối hai mạng máy tính của hai phòng học với nhau thì nó sẽ trở thành mạng Internet. [ ] [ ] 2. [ ] [ ] 3. Có hàng trăm triệu người sử dụng Internet nhưng không có ai là chủ sở hữu của nó. Vì gia đình em phải trả cước phí Internet hàng tháng cho công ty cung cấp dịch vụ Internet, vậy công ty đó là chủ sở hữu của (mạng) Internet của đất nước. [ ] 4. [ ] Câu 6: Dịch vụ nào dưới đây không phải là dịch vụ trên Internet? Tra cứu thông tin trên web. (B) Thư điện tử. (C) Chuyển phát nhanh (D) Gửi lẵng hoa. Câu 7: Trong số các dịch vụ dưới đây, hãy chọn những dịch vụ cơ bản trên Internet mà bất kỳ người nào truy cập Internet cũng đều có thể sử dụng: (A) Khai thác thông tin trên web. (B) Tìm thông tin trên Internet. (A) Thư điện tử (D) Hội thảo trực tuyến. Câu 8: Để có thể truy cập và sử dụng các dịch vụ của Internet, chúng ta cần: 01 máy tính cá nhân có vỉ mạng. 01 mô đem. 01 đường điện thoại hoặc đường truyền riêng. 01 nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) Tất cả các điều kiện trên. Hãy chọn phương án đúng nhất. Đáp án: Câu hỏi Đáp án Điểm số Câu hỏi Đáp án Điểm số 1 A, B, C, D 2.0 5 Đ, S, Đ, S 2.0 2 A 0.5 6 C, D 0.5 3 S, Đ, Đ, Đ, S, Đ 3.0 7 A, B, C 1.0 4 B 0.5 8 E 0.5 Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: Các em về nhà học bài và đọc trước bài Tìm hiểu thư điện tử để tiết học tiếp theo học tốt hơn. IV/ RÚT KINH NGHIỆM Ngày soạn: 11/11/2009 Tiết 12 Bài dạy (Lý thuyết) TÌM HIỂU THƯ ĐIỆN TỬ I/ MỤC TIÊU Kiến thức: Nắm được khái niệm thư điện tử, hệ thống thư điện tử. Biết cách mở tài khoản, gửi và nhận thư điện tử. Kỹ năng: Thực hiện thành thạo kỹ năng tạo tài khoản thư, soạn thảo thư, gửi và nhận thư. Thái độ: Có thái độ lành mạnh khi sử dụng Internet. Nghiêm túc trong giờ học, thái độ học tập đúng đắn, rèn luyện khả năng tư duy, sáng tạo. II/ CHUẨN BỊ Giáo viên: giáo án, hình ảnh minh hoạ trực quan. Học sinh: đọc trước bài học ở nhà, sách giáo khoa, vở ghi chép. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ổn định tình hình lớp (1 phút) Ổn định trật tự lớp. Kiểm tra sĩ số và tác phong học sinh. Kiểm tra bài cũ (xen kẽ trong quá trình học) Giảng bài mới: Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 20 phút Hoạt động 1: 1. Thư điện tử là gì? Thư điện tử là dịch vụ chuyển thư dưới dạng số trên mạng máy tính thông qua các hộp thư điện tử. Thư điện tử có nhiều ưu điểm so với gửi thư truyền thống: chi phí thấp, thời gian chuyển thư gần như tức thời, một người có thể gửi thư đồng thời cho nhiều người nhận, có thể gửi kèm tệp, Giáo viên dẫn dắt vấn đề, liên hệ thực tế về nhu cầu trao đổi thông tin bằng thư từ ngàn năm nay, từ đó nêu lợi ích của mạng máy tính từ khi ra đời trong việc gửi, nhận thư. Đưa nội dung bài học. Nêu ưu điểm của thư điện tử. Học sinh lắng nghe và ghi chép nội dung bài học. Phát biểu ý kiến. Lắng nghe và ghi chép. 20 phút Hoạt động 2: 2. Hệ thống thư điện tử: Trong hệ thống thư điện tử, người gửi và người nhận đều phải có một tài khoản thư điện tử để có địa chỉ gửi và nhận thư. Giáo viên dẫn dắt vấn đề gửi thư bằng bưu điện từ đó trình bày cách gửi thư điện tử. Học sinh quan sát, theo dõi và ghi chép nội dung. 4 phút Hoạt động 3: Củng cố kiến thức: Thư điện tử và hệ thống thư điện tử. Giáo viên nhắc lại kiến thức Học sinh ghi nhớ Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: Các em về nhà học bài và trả lời các câu hỏi sau: 1. Thư điện tử là gì? Hãy cho biết những ưu điểm của việc sử dụng thư điện tử so với thư truyền thống? 2. Hãy mô tả mô hình hoạt động của thư điện tử. Mô hình này có điểm gì giống và khác với mô hình chuyển thư truyền thống. IV/ RÚT KINH NGHIỆM
Tài liệu đính kèm: