Giáo án lớp 9a môn Giáo dục công dân - Tuần thứ nhất

Giáo án lớp 9a môn Giáo dục công dân - Tuần thứ nhất

I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1,Kiến thức :

-Giúp học sinh hiểu thế nào là chí công vô tư. Những biểu hiện của chí công vô tư. Vì sao phải chí công vô tư.

2,Kĩ năng :

-Biết phân biệt các hành vi thể hiện chí công vô tư hoặc không chí công vô tư trong cuộc sống hàng ngày.

 

doc 148 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1270Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9a môn Giáo dục công dân - Tuần thứ nhất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuõ̀n 1 :
Ngày soạn: ..............................
Ngày giảng : 9A.......................
 9B..........................
 TIấ́T 1- BÀI 1 : Chí công vô tư
I.MỤC TIấU BÀI HỌC:
1,Kiến thức :
-Giúp học sinh hiểu thế nào là chí công vô tư. Những biểu hiện của chí công vô tư. Vì sao phải chí công vô tư.
2,Kĩ năng :
-Biết phân biệt các hành vi thể hiện chí công vô tư hoặc không chí công vô tư trong cuộc sống hàng ngày.
-Biết tự kiểm tra hành vi của mình và rèn luyện để trở thành người có phẩm chất chí công vô tư.
- Trong cuộc sống hàng ngày có việc làm cụ thể đối xử công bằng, vì lợi ích chung. 
3,Thái độ :
-Biết quý trọng và ủng hộ những hành vi thể hiện chí công vô tư.
-Phê phán, phản đối những hành vi thể hiện tính tự ty, tự lợi, thiếu công bằng trong giải quyết công việc.
II.Chuẩn bị :
1,GV : SGK, SGV, câu chuyện, danh ngôn về chí công vô tư.
2, HS : sgk, vở ghi, đọc kĩ bài. 
III.Tễ̉ CHỨC Các hoạt động dạy VÀ học
1-ổn định tụ̉ chức : Kiểm tra sĩ sụ́ :
2-Kiờ̉m tra bài cũ : Kiểm tra SGK, vở ghi, sự chuẩn bị bài của HS.
3- Bài mới :
Giới thiệu bài :
Hoạt động của Giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
Tìm hiểu nội dung mục đặt vấn đề :
GV Cho HS đọc hai câu chuyện 
Chia lớp thành 3 nhóm.
GV: Đặt câu hỏi.
Nhóm 1 :
Câu 1 : Nhận xét của em về việc làm của Vũ Tán Đường và Trần Trung Tá ?
Câu 2 : Vì sao Tô Hiến Thành lại chọn Trần Trung Tá thay thế ông lo việc nước nhà ?
Câu 3 : Việc làm của Tô Hiến Thành biểu hiện những đức tính gì ? 
Nhóm 2 :
Câu 1 : Mong muốn của Bác Hồ là gì ?
Câu 2 : Mục đích mà Bác theo đuổi là gì ?
Câu 3 : Tình cảm của nhân dân ta đối với Bác ? Suy nghĩ của bản thân em ? 
Nhóm 3 :
Câu 1 : Việc làm của Tô Hiến Thành và chủ tịch Hồ Chí Minh có chung một phẩm chất của đức tính gì ?
Câu 2 : Qua câu chuyện về Tô Hiến Thành và Củ Tịch Hồ Chí Minh, em rút ra bài học gì cho bản thân và cho mọi người ?
HS: Trình bày đáp án 
GV-Nhận xét và kết luận : Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức tốt đẹp, trong sáng và thiết của tất cả mọi người. Những phẩm chất đó không biểu hiện bằng lời nói mà thể hiện bằng việc làm cụ thể, là sự kết hợp giữa nhận thức về khái niệm, ý nghĩa với thực tiễn cuộc sống.
1-Thế nào là chí công vô tư?
2- ý nghĩa phẩm chất đạo đức chí công vô tư?
3-Cách rèn luyện
Cho hs liên hệ.
- VD thể hiện chí công vô tư?
- VD thể hiện trái với chí công vô tư?
Nêu việc làm của em thể hiện chí công vô tư?
Hướng dẫn học sinh làm BT
I.Đặt vấn đề : 
1- Truyện đọc
2- Nhận xét
Nhóm 1 : 
Câu 1 : -Khi Tô Hiến Thành ốm, Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ bên giường bệnh rất chu đáo.
-Trần Trung Tá mải việc chống giặc nơi biên cương.
Câu 2 : Tô Hiến Thành dùng người là hoàn toàn chỉ căn cứ vào việc ai là người có khả năng gánh vác công việc chung của đất nước.
Câu 3 : Việc làm của Tô Hiến Thành xuất phát từ lợi ích chung. Ông là người thực sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải.
Nhóm 2 :
Câu 1 : Mong muốn của Bác Hồ là tổ quốc được giải phóng, nhân dân được hạnh phúc, ấm no.
Câu 2 : Mục đích sống của Bác Hồ là “ làm cho ích quốc, lợi dân”.
Câu 3 : Nhân dân ta vô cùng kính trọng, tin yêu và khâm phục Bác. Bác luôn là sự gắn bó gần gũi thân thiét.
Bản thân em luôn tự hào là cháu của Bác Hồ. Sẽ không có ngôn từ nào để ca ngợi, để biết ơn, để kể hết được tình cảm của em.
Nhóm 3 :
Câu 1 : Những việc làm của Tô Hiến Thành và Bác Hồ là biểu hiện tiêu biểu của phẩm chất chí công vô tư.
Câu 2 : Bản thân học tập, tu dưỡng theo gương Bác Hồ, để góp phần xây dựng đất nước giàu đẹp hơn như mong ước của Bác Hồ.
II. Nội dung bài học : 
1-Khái niệm chí công vô tư.
Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện ở sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân.
2- ý nghĩa :
Chí công vô tư đem lại lợi ích cho tập thể và xã hội, góp phần làm cho đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
3-Rèn luyện chí công vô tư:
-ủng hộ, quý trọng người có đức tính chí công vô tư.
-Phê phán hành động trái chí công vô tư.
* Trong công việc Bác Hồ luôn công bằng không thiên vị, Bác luôn đặt lợi ích chung của đất nước lên trên lợi ích cá nhân. 
-Dạy học miễn phí cho hs nghèo.
- Cố gắng phấn đấu vươn lên bằng tài năng, trí lực của mình.
-Luôn giải quyết công bằng không thiên vị.
* -Lợi dụng chức quyền chiếm đoạt tài sản Nhà nước.
-Trù dập những người tốt
-Che giấu khuyết điểm cho người thân.
-Thiên vị trong công việc.
* Là lớp trưởng em luôn phân công lao động công bằng, không thiên vị.
III.Bài tập : 
Bài 2 : SGK-5+6
Tán thành quan điểm : d, đ
Không tán thành : a,b,c
Vì : Chí công vô là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện ở sự công bằng, khong thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân.
GV-Tổng kết và kết luận toàn bài :
Trong sự nghiệp CNH,HĐH đất nước hiện nay, chúng ta cần có những con người có đức tính chí công vô tư, có như v ậy tài sản của nhà nước, của nhân dân và sức lao đông của con người mới được nâng niu, giữ gìn bảo vệ, không bị thất thoát hư hỏng, không bị lợi dụng
Học sinh chúng ta cần học tập, noi gương thế hệ ông cha có phẩm chất chí công vô tư. Quyết tâm rèn luyện đức tính chí công vô tư để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ.
4. Củng cố : Hệ thống nội dung tiết học
5.Hướng dõ̃n vờ̀ nhà: 
Làm bài tập 1,3,4 trong SGK.Học bài Chuẩn bị bài 2- (đọc trước)
Tuõ̀n 2
Soạn ngày : .. 
Giảng ngày:9A:.
 9B:..........................
TIấ́T 2- BÀI 2: TỰ CHỦ
I.Mục tiêu bài học :
1,Kiến thức :
-Học sinh hiểu được thế nào là tính tự chủ.
-Biểu hiện của tính tự chủ.
-ý nghĩa của tính tự chủ trong cuộc sống cá nhân, gia đình và xã hội.
2,Kĩ năng :
-Học sinh biết nhận xét, đánh giá hành vi của tính tự chủ.
-Biết hành động đúng với đức tính tự chủ.
- Học sinh có những việc làm cụ thể, thể hiện tính tự chủ trong cuộc sống.
3,Thái độ :
-Tôn trọng, ủng hộ những người có hành vi tự chủ.
-Có biện pháp, kế hoach rèn luyện tính tự chủ trong học tập cũng như trong 
các hoạt động xã hội khác.
 - Phê phán, lên án những người không tự chủ trong cuộc sống.
II.Chuẩn bị :
1,GV : SGK, SGV, Bảng phụ.
2,HS : Đọc kĩ bài.
III.Tễ̉ CHỨC CÁC HOẠT ĐễNG DAY VÀ HỌC:
1-ổn định tổ chức : sĩ số: 9A.............................,.
 9B...............................
2:.Kiểm tra bài cũ.
Câu hỏi : Chí công vô tư là gì ? Cho ví dụ ?
Đáp án : -Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện ở sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân.
VD: HS lấy được ví dụ cụ thể
3: Dạy bài mới :
Giới thiệu bài : 
Hoạt động của Giáo viên và Học sinh
 Nội dung cần đạt
Tìm hiểu các câu chuyện của phần đặt vấn đề:
Cho học sinh đọc hai câu chuyện. 
GV: Đặt câu hỏi.
Theo em bà tâm đã làm gì trước nỗi đau to lớn của gia đình ?
Qua hành động đó thể hiện bà Tâm là người như thế nào ?
-Là học sinh ngoan N đã đi đến chỗ nghiện ngập và trộm cắp như thế nào ?
Vì sao lại như vậy ?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét, kết luận, chuyển ý.Tìm hiểu nội dung bài học 
Tự chủ là gì?
GV:Em sẽ xử sự như thế nào khi gặp các tình huống sau đây ?
GV: Treo bảng phụ
-Có bạn tự nhiên bị ngất trong giờ học
-Gặp bài toán khó trong giờ kiểm tra
-Bạn bè nghi oan
-Bố mẹ chưa thể đáp ứng mong muốn của em
-Tiếp thu ý kiến phê bình của cô giáo.
HS: Cả lớp góp ý trao đổi.
GV:Nhận xét, bổ sung.
Từ bài tập trên em hãy cho biết những biểu hiện của tính tự chủ ?
Tự chủ có ý nghĩa như thế nào?
Bản thân em cần rèn luyện tính tự chủ như thế nào ?
-Nêu những việc làm thể hiện tính tự chủ của em hoặc của bạn em?
GV:Kết luận : Tính tự chủ rất cần thiết trong cụoc sống. Con người luôn phải có sự ứng xử đúng đắn, phù hợp. Tính tự chủ giúp con người tránh được những sai lầm không đáng có, sáng suót lựa chọn cách thức thực hiện mục đích cuộc sống của mình. Trong xã hội nếu mọi người đều biết tự chủ, biết xử sự như những người có văn hoá thì xã hội sẽ tốt đẹp hơn.
HDHS làm bài tập trong SGK :
Cả lớp làm bài 1-8
I.Đặt vấn đề : 
1- Truyện đọc
2- Nhận xét
a,Một người mẹ :
- Bà nén chặt nỗi đau, chăm sóc con, giúp đỡ những người bệnh, động viên mọi người không xa lánh và gần gũi họ.
-Là người biết làm chủ bản thân, hành vi của mình. nên đã vượt qua được đau khổ, sống có ích cho con và những người khác.
b, Chuyện của N :
-Do N bị bạn bè xấu rủ rê và được bố mẹ cưng chiều nên N từ một họp sinh ngoan đã đi đến chỗ nghiện ngập, trộm cắp.
-Vì N không làm chủ được bản thân, không có tính tự chủ nên đã bị bạn bè xấu rủ rê, lôi kéo đi đến nghiện ngập và trộm cắp.
II.Nội dung bài học : 
1,Khái niệm :
-Tự chủ là làm chủ bản thân
-Người biết tự chủ là người làm chủ được suy nghĩ, tình cảm hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, điều kiện của cuộc sống.
2,Biểu hiện :
-Thái độ bình tĩnh, tự tin
-Biết tự điều chỉnh hành vi của mình, biết tự kiểm tra, đánh giá bản thân mình.
3,ý nghĩa của tính tự chủ :
-Tự chủ là một đức tính quý giá.
-Có tính tự chủ con người sống đúng đắn, cư xử có đạo đức, có văn hoá.
-Tính tự chủ giúp con người vượt qua khó khăn, thử thách và cám dỗ.
4,Rèn luyện tính tự chủ :
-Suy nghĩ kĩ trước khi nói và hành động.
-Xem xét thái độ, lời nói, hành động , việc làm của mình đúng hay sai.
-Rút kinh nghiệm và sửa chữa.
*VD: Vào buổi tối cỏ trận thi đấu bóng đá nhưng em không xem, để thời gian cho việc học
-Bạn A do không tự chủ nên thường xuyên nghỉ học đi chơi điện tử.
III.Bài tập : 
Bài 1-8
Đáp án đúng : a,b,d,e
Bài 2 : Giải thích câu ca dao
“Dù ai nói ngả nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân”.
Câu ca dao có ý nghĩa nói khi con người đã có quyết tâm thì dù bị người khác ngăn trở cũng vẫn vững vàng không thay đổi ý định của mình.
4 -Củng cố : Hệ thống nội dung tiết học
5.Hướng dõ̃n vờ̀ nhà : Học thuộc phần nội dung bài học.Làm các bài tập còn lại,Đọc kĩ bài 3.
Tuõ̀n 3.
Ngày soạn:
Ngày giảng:9A:
 9B:.
Tiết 3-Bài 8 : Năng động, sáng tạo (Tiờ́t 1)
I.Mục tiêu bài học :
1,Kiến thức :
-Hiểu được thế nào là năng động, sáng tạo.
- Năng động, sáng tạo trong học tập, các hoạt động xã hội khác.
2,Kĩ năng :
-Biết tự đáng giá hành vi của mình và người khác về những biểu hiện của tính năng động, sáng tạo.
-Có ý thức học tập những tấm gương năng động, sáng tạo của những người sống xung quanh.
HS biết thể hiện tính năng động, sáng tạo trong học tập, lao động, sinh hoạt hàng ngày
3,Thái đô :
-Hành thành ở HS nhu cầu và ý thức rèn luyện tính năng động, sáng tạo ở bất cứ điều kiện, hoàn cảnh nào trong cuộc sống.
II.Chuẩn bị :
1,GV : SGK, SGV, Hình ảnh học sinh Viợ̀t Nam dự thi HS giỏi QT.
 2,HS : SGK . đồ dùng học sinh
Iii .Tễ̉ CHỨC CÁC Hoạt động dạy VÀ HỌC .
1.ổn định :Kiểm tra sĩ số. 9A........................ ...  điểm
Cấp độ tư duy
Tổng điểm
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
TNKQ
Tự luận
TNKQ
Tự luận
TNKQ
Tự luận
1
Chí công vô tư
1(0,5)
1(0,5)
2
Tự chủ
2(0,5)
1(1)
1(1)
3(2,5)
3
Năng động, sáng tạo
2(1)
2(1)
2(2)
4
Dân chủ và kỷ luật
3(1)
3(2)
2(3)
5
Bảo vệ hoà bình
3(0,5)
1(0,5)
6
Tình hưu nghị..
4(0,5)
1(0,5)
7
Hợp tác cùng phát triển
5(0,5)
1(0,5)
8
Kế thừa và phát huy.........
6 (0,5)
1(0,5)
Tổng
8
2
2
2
3
2
1
12(10)
B- Đề bài.
 I-Phần trắc nghiệm khách quan (3đ)
Hãy chọn phương án đúng.
Câu 1: Dưới triều nhà Lí, quan tể tướng Tô Hiến Thành là:
A-Một tấm gương về chí công vô tư.
B-Người rất thiên vị.
C-Người giải quyết công việc không theo lẽ phải.
D-Người vụ lợi, luôn vì lợi ích cá nhân và gia đình.
 Câu 2: Em đồng ý với ý kiến nào sau đây?
 A-Người biết tự chủ là người biết kiềm chế ham muốn của bản thân.
 B-Người biết tự chủ là luôn hành động theo ý mình.
 C-Người có tính tự chủ không quan tâm đến hoàn cảnh đối tượng giao tiếp
D-Người biết tự chủ luôn làm những việc có lợi cho mình. 
Câu 3: Bảo vệ hoà bình có ý nghĩa như thế nào?
	A-Làm cho cuộc sống được bình yên.
	B-Con người không phải chia li, đổ máu vì chiến tranh.
C-Trẻ em được học hành, vui chơi.
D-Cả A, B, C.
Câu 4: Chúng ta thể hiện tình đoàn kết hữu nghị với bạn bè và người nước ngoài bằng:
	A-Thái độ tôn trọng.
	B-Cử chỉ, việc làm thân thiện.
	C-Cả A, B đúng.
 	D-Cả A, B sai.
Câu 5: Có ý kiến cho rằng: Mỗi cá nhân và học sinh cần phải rèn luyện tinh thần hợp 
 	 tác và hợp tác không chỉ thuộc trách nhiệm phạm vị của tập thể, phạm vị quốc 
 	 gia, quốc tế. ý kiến đó như thế nào?
	A-Đúng. 	 B-Sai.
Câu 6: Nối các làn điệu dân ca với các vùng miền tương ứng.
Vùng miền
Làn điệu dân ca
1-Miền Bắc
A- Hát xoạn
2-Miền Trung
B- Cải lương
3-Miền Nam
C- Hát tuồng
II- Phần tự luận(7đ)
Câu 1 (2đ) Thế nào là Tự chủ? Cho VD?
Câu 2 (2đ) Năng động, sáng tạo có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống? Cho VD?
Câu 3 (3đ) Theo em để thực hiện tốt dân chủ và kỷ luật trong nhà trường HS chúng ta cần phải làm gì? Nêu một việc làm của em thể hiện tính Dân chủ & kỷ luật
C - Đáp án – thang điểm. 
I-Phần trắc nghiệm khách quan (3đ)
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
A
A
D
C
A
1 - A
2 - C
3 - B
II- Phần tự luận(7đ)
Câu 1 -(2đ) K/N Tự chủ.:Là làm chủ được bản thân, làm chủ được suy nghĩ, hành động của mình trong mọi điều kiện, hoàn cảnh.
cho VD.
Câu 2 (2đ) ý nghĩa của Năng động, sáng tạo
Là phẩm chất cần thiết của người lao động. Giúp con người vượt qua khó khăn của hoàn cảnh, rút ngắn thời gian để đạt được mục đích. Con người làm nên thành công, kỳ tích vẻ vang, mang lại niềm vinh dự cho bản thân, gia đình và đất nước.
Cho VD:
Câu 3 (3đ) -a HS phải thực hiện, chấp hành tốt nội quy, quy định của Nhà trường, của lớp đề ra. Tham gia, tích cực vận động các bạn tham gia mọi hoạt động của Nhà trường tổ chức, góp ý xây dựng Trường, lớp không có khói thuốc, không có ma tuý, Xây dựng đội tự quản vì trường học Xanh – Sạch - Đẹp, không có HS vi pham nội quy trường học.
b- HS nêu được việc làm cụ thể của bản thân 
Kiểm tra HọC Kì i
gdcd 9
A- ma trận đề kiểm tra
STT
Chủ điểm
Cấp độ tư duy
Tổng điểm
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
TNKQ
Tự luận
TNKQ
Tự luận
TNKQ
Tự luận
1
Năng động, sáng tạo
3(0,5)
1(0,5)
2
Làm việc có năng suất...
6(0,5)
1(0,5)
1(1)
 3(2)
3
Kế thừa và phát huy............
1(0,5)
2(0,5)
2(1,5)
3(2,5)
4
Dân chủ và kỷ luật
 3(4)
1(4)
5
Tự chủ
5(0,5)
1(0,5)
6
Bảo vệ hoà bình
4(0,5)
1(0,5)
Tổng
6
3(1,5)
3(1,5)
2(2)
2(5)
6(10)
B: Đề bài 
I – Phần trắc nghiệm:
Khoanh vào ý kiến lựa chọn
 Câu 1- Hành vi thể hiện sự kế thừa & phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
A- Tìm đọc tài liệu nói về truyền thống phong tục tập quán.
B- Chê bai những người mặc quần áo dân tộc.
C- Mặc theo đúng mốt.
D- Thích xem phim, kịch nước ngoài
Câu 2- Cần bảo vệ phát huy truyền thống dân tộc vì?
A- Không có truyền thống thì mỗi dân tộc vẫn phát triển bình thường.
B- Truyền thống là những kinh nghiệm quý giá.
C- Truyền thống chỉ là những phong tục tốt đẹp.
D- Thời hiện đại không cần đến truyền thống.
Câu 3- Năng động, sáng tạo là:
A- Luôn có ý thức trong công việc.
B- Chăm chỉ làm việc thường xuyên, đều đặn.
C- Say mê tìm tòi ra cái mới, rút ngắn thời gian lao động.
D- Làm công việc phù hợp với mình.
Câu 4- Tìm hành vi thể hiện lòng yêu hoà bình,
A- Bắt mọi người phải phục tùng theo ý mình.
B- Biết thừa nhận những điểm mạnh của người khác.
C- Phân biệt đối xử giữa các dân tộc.
D- Dùng vũ lực để giải quyết mâu thuẫn
Câu 5- Em đồng ý với ý kiến nào sau đây.
A- Người tự chủ luôn hành động theo ý mình.
B- Người tự chủ không cần quan tâm đến hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp.
C- Người tự chủ biết tự kiềm chế những ham muốn của bản thân.
Câu 6- Hành vi nào thể hiện sự năng suất chất lượng, hiệu quả.
A- Trong giờ học môn GDCD Hải thường đem bài tập môn Toán ra làm.
B- Trong giờ kiểm tra chưa đọc kỹ đề bài Nam đã vội làm ngay.
C- Minh sắp xếp thời gian, kế hoạch khoa học nên đạt được kết quả cao trong học tập. 
II- Phần tự luận(7đ)
Câu 1 -(1,5đ) Thế nào là làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả? Cho VD?
Câu 2-(1,5đ) Kể tên 5 truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
Vì sao phải kế thừa & phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Theo em: học sinh cần phải làm gì để kế thừa & phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Câu 3- (4đ) Tình huống.:Trong một cuộc thảo luận về các hoạt động chuẩn bị cho ngày thành lập Đoàn 26/03. một số học sinh nói rất to lấn áp làm cho lớp trưởng không triển khai đưộc công việc. Cuối buổi lớp trưởng phê bình các bạn đó thì các bạn cho rằng việc làm đó là hợp lý bởi ai cũng có quyền dân chủ.
Hỏi:	 a- Theo em cách trả lời của các bạn đó đúng hay sai? Vì sao?
b- Nếu là em trong tình huống là lớp trưởng em sẽ làm gì?
C- Đáp án – Thang điểm chi tiết.
I – Phần trắc nghiệm(3đ)( mỗi câu trả lời đúng 0,5 đ)
Câu 1A Câu 2B Câu 3C Câu 4B Câu 5C Câu 6C
II- Phần tự luận(7đ)
 Câu 1 -(1,5đ) Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả là tạo ra được nhiều sản phẩm có giá trị cao về nội dung và hình thức trong một thời gian nhất định.
VD: Học sinh tự do.
 Câu 2 (1,5đ) Yêu nước, Đoàn kết, Đạo đức, Lao động, Hiếu thảo. 
Vì truyền thống tốt đẹp của dân tộc là vô cùng quý giá, góp phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc & mỗi cá nhân vì vậy chúng ta phải bảo vệ, kế thừa & phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc để góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam.
 Câu 3(4đ)– Tình huống: a - Cách thể hiện kiểu dân chủ đó là sai. Vì dân chủ nhưng phải thực hiện theo quy định, không thể giải thích nói gì thì nối.
b- Nếu là lớp trưởng, em nêu rõ quy định trong buổi thảo luận đề nghị các bạn phải biết tôn trọng. 
 đề kiểm tra viết 1 tiết hkii
 gdcd 9
A-đề bài. 
I-Phần trắc nghiệm khỏch quan:(3đ)
Câu 1: (0,5 điểm) Hãy nối một ô ở cột trái A với một ô ở cột phải B sao cho đúng:
A
B
a)Việc kết hôn phải được đăng kí tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
1-Nghĩa vụ của người sử dụng lao động.
b)Công dân có quyền tự do sử dụng sức lao động của mình để học nghề.
2-Nghĩa vụ của người kinh doanh.
c) Các cơ sở sản xuất không được nhận người dưới 15 tuổi vào làm việc.
3-Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân.
d)Người kinh doanh phải thực hiện nghĩa vụ đóng thuế.
4-Quyền lao động của công dân.
	nối với	nối với..
	nối với	nối với..
Câu 2. (0,5 điểm)Hành vi nào sau đây đúng với quy định của Pháp luật Việt Nam về hôn nhân. 
A. Kết hôn khi đang có vợ, chồng.
B. Kết hôn với người nước ngoài.
C. Kết hôn giữa con bác với con chú ruột.
D. Kết hôn do cha mẹ sắp đặt.
 Câu3:(0,5 điểm) Em hiểu về lao động như thế nào?
A-Là hoạt động có mục đích của con người tạo ra của cải vật chât và các giá trị tinh thần.
B-Là hoạt động chủ yếu quan trọng nhất.
C-Là nhân tố quyết định sự tồn tại của XH.
D-Cả A, B,C.
Câu 4:(0,5 điểm) Điền từ đúng theo HP1992.
“ Lao động là”
Câu 5 (0,5 điểm)Em đồng ý với ý kiến nào sau đây về quyền tự do kinh doanh của công dân
 A-Kinh doanh bất cứ mặt hàng nào.
B-Làm mọi cách để được lợi nhuận cao
C-Kinh doanh không cần phải xin phép.
D-Tự do lựa chọn mặt hàng, quy mô kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Câu 6: (0,5 điểm) Hãy ghi chữ Đ tương ứng với câu đúng, chữ S tương ứng với câu sai vào ô trống trong bảng sau:
1
Trong phạm vi ba đời những người cùng họ được kết hôn với nhau.
2
Nên kiểm tra sức khoẻ trước khi kết hôn.
3
Lắng nghe ý kiến góp ý của cha mẹ trong việc lựa chọn bạn đời
4
Người chồng phải là người có quyền quyết định những việc lớn thì gia đình mới có nền nếp.
II- Phần tự luận (7đ)
Câu 1 : (1 điểm) Thuế là gì? Tác dụng của thuế?
Câu 2 : (2 điểm) Nêu quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân?
Cho hai VD về việc kết hôn trái pháp luật?
Câu 3 : (4 điểm) Tình huống.
Hàng cơm gần nhà Hạnh có một cô bé làm thuê mới 14 tuổi nhưng ngày nào cũng phải gánh nước to, nặng quá sức mình mà còn hay bị bà chủ đánh đập chửi mắng.
Hỏi: a- Bà chủ hàng cơm đã có những sai phạm gì?
 b- Nếu là người chứng kiến em sẽ ứng xử thế nào?
B- đáp án + thang điểm 
I-Phần trắc nghiệm khỏch quan:(3đ)
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
a)-3 b)-4 c)-1 d)-2
D
B
Quyền và nghĩa vụ của công dân 
D
Đ: 2,3 S: 1,4 
II- Phần tự luận (7đ)
Câu 1 : (1điểm)
-Thuế là một phần thu nhập mà công dân và các tổ chức kinh tế có nghĩa vụ nộp vào ngân sách Nhà nước để chi cho những công việc chung (an ninh, quốc phòng)
- Thuế có tác dụng ổn định thị trường, điều chỉnh cơ cấu kinh tế, đầu tư phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội theo đúng định hướng Nhà nước. 
Câu 2 : (2 điểm) 
Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân : 
a,Được kết hôn :
-Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên.
-Việc kết hôn do nam, nữ tự nguyện, không ép buộc, cưỡng ép hoặc cản trở.
b,Cấm kết hôn :
-Người đang có vợ, có chồng.
-Người mất năng lực hành vi nhân sự (bị tâm thần, mắc bệnh....)
-Những người cùng dòng máu trực hệ, giữa những người có họ trong phạm vi ba đời.
-Cha mẹ nuôi với con nuôi , bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
-Người cùng giới tính.
Các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở nước ta, hôn nhân tự nguyện, tiến bộ một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng.
Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, các tôn giáo, giữa người theo tôn giáo & người không theo tôn giáo, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng & pháp luật bảo vệ.
Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số & kế hoạch hoá gia đình.
- Cho hai VD:
Câu 3: (4 điểm) Tình huống
a- Bà chủ có những sai phạm. Sử dụng trẻ em dưới 15 tuổi, Bắt trẻ làm việc nặng nhọc, ngược đãi người lao động
b- Nếu chứng kiến em sẽ.
Góp ý để bà chủ biết sai phạm đó, nếu bà không sửa chữa em sẽ báo cho các cơ quan có trách nhiệm biết.

Tài liệu đính kèm:

  • docgdcd 9 huan.doc