Giáo án Lớp 9a môn Ngữ văn - Năm 2010

Giáo án Lớp 9a môn Ngữ văn - Năm 2010

I. Mục tiêu bài học:

 1. Kiến thức:

 - Thấy một số hiểu biết về tình hình thế giới những năm 1980 liên quan đến văn bản

 - Nắm được hệ thống luận điểm, luận cứ và cách lập luận trong văn bản.

2. Kĩ năng:

- Đọc – hiểu văn bản nhật dụng bàn luận về một vấn đề liên quan đến nhiệm vụ đấu tranh vì hoà bình của nhân loại

 

doc 15 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1396Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9a môn Ngữ văn - Năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn 27/8/2010 Tiết 6
Giảng 9A:
	9B:
ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HOÀ BÌNH
( G. MAC KET )
I. Mục tiêu bài học:
	1. Kiến thức:
	- Thấy một số hiểu biết về tình hình thế giới những năm 1980 liên quan đến văn bản
	- Nắm được hệ thống luận điểm, luận cứ và cách lập luận trong văn bản.
2. Kĩ năng:
- Đọc – hiểu văn bản nhật dụng bàn luận về một vấn đề liên quan đến nhiệm vụ đấu tranh vì hoà bình của nhân loại
3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ nền hoà bình. Bảo vệ môi trường do chiến tranh gây ra
II. Chuẩn bị
Giáo viên: SGK, SGV, tài liệu tham khảo, bảng phụ
HS: Đọc và soạn bài 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra:
- Sĩ số: 9A. 9B..
- Bài cũ: Nêu ý nghĩa của việc học tập và rèn luyện theo phong cách Hồ Chí Minh?
2. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
* Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
GV: gọi HS đọc tác giả trong SGK
GV: Dựa vào chỳ thớch (*)ở SGK. Cho biết vài nột về tỏc giả G .G .Mackột ?
HS: Trả lời
GV: Văn bản trờn được trớch từ đõu ?
HS: Trả lời
GV: Hướng dẫn HS đọc văn bản và tìm hiểu chú thích 
GV: Hướng dẫn đọc: rõ ràng, đanh thép; chú ý các từ UNICEF, FAO, MX 
GV: Đọc mẫu một đoạn -> Gọi HS đọc tiếp
 * Lưu ý các chú thích 1, 3, 5.
GV : Văn bản thuộc kiểu văn bản nào? Phương thức biểu đạt?
HS: Văn bản nghị luận có nội dung nghị luận
GV: Bài văn nghị luận về vấn đề gì?
HS: Đấu tranh vì một thế giới hoà bình 
GV: Để làm rõ luận đề ấy, tác giả đã xây dựng hệ thống luận điểm như thế nào?
HS:Trả lời
 Đ1:Nguy cơ CTHN
-Đ2 → Chứng lớ cho sự nguy hiểm và phi lớ của chiến tranh hạt nhõn.
-Đ3 : Nhiệm vụ đấu tranh ngăn chặn
HS: Thảo luận theo nhóm nhỏ (bàn)
- Luận điểm cơ bản được triển khai trên hệ thống luận cứ như thế nào?
HS: Đại diện nhóm trả lời
GV: Nhận xét và bổ xung
GV: Em có nhận xét gì về hệ thống luận cứ trên?
HS: Lập luận chặt chẽ
* Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản
GV: Mở đầu bài viết, tác giả nêu vấn đề gì?
HS: Nguy cơ chiến tranh hạt nhân
GV: Việc bắt đầu bài viết bằng xác định thời gian cụ thể ( Hôm nay ngày...) có ý nghĩa như thế nào?
HS: Thời gian cụ thể
GV: Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đã được tác giả chỉ ra như thế nào? Có tác dụng gì?
HS: Số liệu cụ thể Rõ tính chất hiện thực và sự khủng khiếp của nguy cơ này
GV: Thực tế em thấy nước nào đang sản xuất và sử dụng vũ khớ hạt nhõn ?
Hs: Anh , mĩ , nga ,Nhật, Đức, I rắc
GV: Việc đưa ra cỏc bằng chứng xỏc thực cú tỏc dụng gỡ ?
Hs : Thấy được tớnh chất hệ trọng của vấn đề → gõy ấn tượng thu hỳt người nghe
GV: Trong đoạn này tỏc giả đó sử dụng biện phỏp NT nào? Tỏc dụng?
HS: biện phỏp so sỏnh: - Thanh gươm
 - Dịch hạch
GV: Em có nhận xét gì về cách vào đề của tác giả?
HS: Trực tiếp
GV: Tác dụng của cách vào đề đó?
HS: Cho thấy tính chất hệ trọng của vấn đề
GV: Vậy chiến tranh hạt nhân nổ ra không những phá mọi dáu vết của sự sống mà còn phá huỷ môi trường rất nghiêm trọng
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả, tác phẩm
- G .G Mackột sinh 1928 người Cụmlụmbia
- 1982 được giải Nụben văn học
- Nhà văn yờu hoà bỡnh
* Tỏc phẩm :
“Bản tham luận Thanh gươm Đa-mụ-clột” đọc tại cuộc họp 6 nước tại Mờ-hi-cụ vào 8/1986.
2. Đọc văn bản
3. Chú thích: SGK
4. Hệ thống luận điểm, luận cứ: 
* Luận đề: Đấu tranh cho một thế giới hoà bình
- Luận điểm 1: nguy cơ chiến tranh hạt nhân
- Luận điểm 2: nhiệm vụ cấp bách của toàn nhân loại là đấu tranh loại bỏ nguy cơ đó.
* Hệ thống luận cứ:
- Kho vũ khí hạt nhân đang tàng trữ và khả năng huỷ diệt nó.
- Cuộc chạy đua vũ trang làm mất đi khả năng cải thiện đời sống của hàng tỉ người.
- Chiến tranh hạt nhân đi ngược lại ý trí loài người.
- Nhiệm ngăn chặn chiến tranh hạt nhân. Đấu tranh cho một thế giới hoà bình.
II. Tìm hiểu văn bản
1. Nguy cơ chiến tranh hạt nhân.
- Thời gian :8.8.1986
- Số liệu : 50.000 đầu đạn hạt nhõn
1 người/4 tấn thuốc nổ → huỷ diệt tất cả cỏc hành tinh+ 12 lần sự sống+ 4 hành tinh khỏc nữa.
→ Tớnh hiện thực , sự khủng khiếp
->Thấy được tớnh chất hệ trọng của vấn đề 
* Nghệ thuật so sánh
=> Nguy cơ khủng khiếp của chiến tranh hạt nhõn.
	3. Củng cố: 
- Nguy cơ tiềm ẩn của chiến tranh hạt nhân
- Chiến tranh hạt nhân nổ ra có phá huỷ môi trường không?
4. Hướng dẫn học ở nhà: 
- Học bài cũ
- Soạn tiếp phần còn lại của bài.
- Tìm hiểu phần cuộc chạy đua chiến tranh hạt nhân
- Con người cần phải làm gì để ngăn chặn chiến tranh hạt nhân?
	- Sưu tầm tranh, ảnh, bài viết về thảm hoạ chiến tranh hạt nhân
.
Soạn 28/8/2010 Tiết 7
Giảng 9A:
	9B:
ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HOÀ BÌNH
( G. MAC KET )
I. Mục tiêu bài học:
	1. Kiến thức:
	- Thấy một số hiểu biết về tình hình thế giới những năm 1980 liên quan đến văn bản
	- Nắm được hệ thống luận điểm, luận cứ và cách lập luận trong văn bản.
2. Kĩ năng:
- Đọc – hiểu văn bản nhật dụng bàn luận về một vấn đề liên quan đến nhiệm vụ đấu tranh vì hoà bình của nhân loại
3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ nền hoà bình. Bảo vệ môi trường do chiến tranh gây ra
II. Chuẩn bị
Giáo viên: SGK, SGV, tài liệu tham khảo, bảng phụ
HS: Đọc và soạn bài 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra:
- Sĩ số: 9A. 9B..
- Bài cũ: Nguy cơ của chiến tranh hạt nhân?
2. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
GV: Gọi HS nhắc lại nguy cơ chiến tranh hạt nhân có thể sảy ra
* Hoạt động 1: Tìm hiểu văn bản (tiếp) 
* Tìm hiểu về cuộc chạy đua vũ trang chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân.
HS: Đọc văn bản
GV: Để làm rõ luận cứ trên, tác giả đã làm như thế nào?
HS: Dẫn chứng, so sánh
GV: Tác giả dẫn chứng trên những lĩnh vực nào?
HS: Ytế, giáo dục, tiếp tế thực phẩm
GV: Vì sao tác giả chọn dẫn chứng trên các lĩnh vực này?
HS: Những lĩnh vực đóng vai trò thiết yếu trong đời sống 
* Thảo luận nhóm
· GV nêu vấn đề nhiệm vụ
GV: Tác giả dùng những chứng cứ và lí lẽ như thế nào để chỉ rõ sự tốn kém và tính chất vô lí của cưộc chiến tranh hạt nhân?
· Hoạt động nhóm
- Thời gian: 7 phút
- Nhiệm vụ: 
- Nhóm 1+2: ý1
- Nhóm 3+4: ý 2-3
- Các nhóm nhận nhiệm vụ, bầu nhóm trưởng, thư ký, các nhóm tập trung giải quyết vấn đề.
· Đại diện nhóm trình bày kết quả
· GVnhận xét đa kết quả ( bảng phụ) để đối chiếu]ara
GV: Em có nhận xét gì về cách đửâ dẫn chứng và dùng phép so sánh ở luận cứ này?
HS: Dẫn chứng cụ thể, so sánh đơn giản mà thuyết phục
GV: Qua việc so sánh đó nói lên điều gì?
HS: CTHN làm mất đi khả năng cải thiện đời sống của con người ( Chi phớ rất tốn kộm)
→ Thấy tớnh chất phi lớ , sự tốn kộm ghờ ghớm của chạy đua vũ trang
HS: Đọc "Tuy nhiên... xuất phát của nó"
GV: Đoạn văn nêu vấn đề gì?
HS: 
GV: Tác giả nêu vấn đề, nếu chiến tranh hạt nhân xảy ra hậu quả sẽ như thế nào? 
HS: Trả lời
GV: Để làm rõ vấn đề này, tác giả đã đưa ra những chứng cứ như thế nào?
HS: Khoa học địa chất, cổ sinh học về nguồn gốc và sự tiến hoá trên trái đất
GV: - 380 triệu năm , - 180 triệu năm.... - 4 kỉ địa chất. - Bấm nỳt 1 cỏi Trỏi đất sẽ trở lại điểm xuất phát cho nên chiến tranh hạt nhân là đi ngược lại với lí trí của con người
* Tìm hiểu nhiệm vụ đấu tranh cho một thế giới hoà bình
HS: Đọc " chúng ta... "đến hết văn bản
GV: Em có suy nghĩ gì trước lời cảnh báo của G.Macket?
HS: Kờu gọi mọi người đấu tranh ngăn chặn , tiến tới một thế giới hoà bỡnh
- Lờn ỏn những thế lực hiếu chiến đẩy lựi nhõn loại vào thảm hoạ
GV: Tác giả nêu ý kiến mọi người cần bảo vệ hoà bình như thế nào?
HS: Đem tiếng nói đòi hỏi một thế giới không có vũ khí.
GV: Để kết thúc bài viết, tác giả có lời đề nghị gì?
HS: mở một nhà băng lưu trữ trí nhớ có thể tồn tại sau chiến tranh hạt nhân.
GV: Qua phân tích bài văn , hãy giải thích nhan đề của tác phẩm.
HS: Giải thích nhan đề
GV: Suy nghĩ của em sau khi tìm hiểu văn bản?
HS: Trả lời
GV: Vaawn bản thể hiện những suy nghĩ nghiêm túc đầy trách nhiệm của tác giả đối với hoà bình nhân loại
* Hoạt động 2: Tổng kết
GV: Nờu nội dung khỏi quỏt của văn bản 
HS: 
GV: Cỏch lập luận của tỏc giả cú thuyết phục khụng ?
Hs: KL
GV: Liờn hệ tỡnh hỡnh thế giới hiện nay?
HS: Liờn hệ
HS: Đọc ghi nhớ (SGK - T.21)
GV: Khái quát
* Hoạt động 3: Luyện tập 
HS : Viết đoạn văn theo yêu cầu
HS: Trình bày ->Nhận xét 
GV: Nhận xét
I. Tìm hiểu chung
II. Tìm hiểu văn bản
1. Nguy cơ chiến tranh hạt nhân.
2. Cuộc chạy đua vũ trang chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân
* Y tế:
- 10 tàu chiến sân bay mang vũ khí hạt nhân đủ để thực hiện chương trình phòng bệnh 14 năm, bảo vệ hơn 1 tỉ người khỏi sốt rét và cứu được 14 triệu trẻ em.
* Tiếp tế thực phẩm
- 149 tên lửa MX số ka lo trung bình cho 575 triệu ngời thiếu dinh dưỡng.
- 27 tên lửa MX = tiền nông cụ cho các nước nghèo để có thực phẩm trong 4 năm.
* Giáo dục:
- Hai tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân đủ đẻ xoá nạn mù chữ toàn thế giới
->CTHN làm mất đi khả năng cải thiện đời sống của con người ( Chi phớ rất tốn kộm)
→ Thấy tớnh chất phi lớ , sự tốn kộm ghờ ghớm của chạy đua vũ trang
3. Chiến tranh hạt nhân đi ngược lại lí trí con ngời, phản lại sự tiến hoá của tự nhiên
- Tiêu diệt nhân loại
- Tiêu huỷ mọi sự sống
- Đẩy sự tiến hoá trở về điểm xuất phát ban đầu
=> Chạy đua vũ trang là đi ngược lại lớ trớ
5. Nhiện vụ đấu tranh cho thế giới hoà bình
- Có thái độ tích cực, chủ động đòi hỏi một thế giới không có vũ khí
- Sáng tạo: mở một nhà băng lưu trữ trí nhớ có thể tồn tại sau chiến tranh hạt nhân.
III. Tổng kết
* Nội dung : CTHN đang đe doạ cuộc sống , đấu tranh ngăn chặn là nhiệm vụ cấp bỏch
* Nghệ thuật :
- Lập luận chặt chẽ
- Có chứng cứ cụ thể, xác thực
- Sử dụng nghệ thuật so sánh sắc sảo giàu sức thuyết phục
* Ghi nhớ: SGK
IV. Luyện tập
- Thái độ của nhà văn với chiến tranh hạt nhân và hoà bình nhân loại được thể hiện trong văn bản
3. Củng cố: 
- HS trưng bày tranh sưu tầm có nội dung chiến tranh và hoà bình - có lời thuyết minh nội dung các bức tranh đó
- Với tình hình thế giới hiện nay, theo em, mỗi chúng ta cần có phương hướng hành động như thế nào?
4. Hướng dẫn học ở nhà: 
- Học bài
- Tìm hiểu thái độ của nhà văn với chiến tranh hạt nhân và hoà bình nhân loại được thể hiện trong văn bản
- Chuẩn bị bài: Các phương châm hội thoại.
********************************************************************
Soạn 29/8/2010 Tiết 8
Giảng 9A:
	9B:
CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
( Tiếp theo)
I. Mục tiêu bài học: 
1. Kiến thức: Nắm được nội dung phương châm quan hệ, phương châm cách thức và phương châm lịch sự
2. Kỹ năng: 
- Vận dụng phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự trong hoạt động giao tiếp.
- Nhận biết và phân tích được cách sử dụng phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự trong một tình huống giao tiếp cụ thể.
3. Thái độ: Biết vận dụng và có thức sử dụng các phương châm này trong giao tiếp.
II. Chuẩn bị 
- GV: + Thành ngữ, tục ngữ nói về tế nhị trong giao tiếp.
 + Bảng phụ
- HS: Chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra:
- Sĩ số: 9A 9B
- Bài cũ: Thế  ... êu cầu bài tập 3
GV: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống
Mỗi từ trên chỉ cách nói liên quan đến phương châm hội thoại nào?
HS: Đọc yêu cầu bài tập 4
* HS thảo luận nhóm
· GV nêu vấn đề nhiệm vụ
(Câu hỏi SGK - T.23, 24)
· Hoạt động nhóm- Thời gian: 7 phút
- Nhiệm vụ: - Nhóm 1+2: ý a
- Nhóm 3+4: ý b,c
- Các nhóm nhận nhiệm vụ, bầu nhóm trưởng, thư ký, các nhóm tập trung giải quyết vấn đề.
· Đại diện nhóm trình bày kết quả
· GVnhận xét đa kết quả ( bảng phụ) để đối chiếu
I. Phương châm quan hệ
* Ví dụ: Thành ngữ
- Ông nói gà, bà nói vịt: mỗi người nói một đằng không thống nhất, không ăn nhập với nhau.
- > Giao tiếp không thành công, xã hội trở nên rối loạn
=> Nói đúng đề tài, tránh nói lạc đề
* Ghi nhớ (SGK - T.21)
II. Phương châm cách thức
*Ví dụ1 
- Dây cà ra dây muống: nói dài dòng,rờm rà
- Lúng búng như ngập hột thị: nói ấp úng, không thành lời, không rành mạch
-> Người nghe khó tiếp nhận thông tin.
=> Trong giao tiếp chú ý cách nói ngắn gọn, rõ ràng, rành mạch
* Ví dụ 2.
- Có thể hiểu câu trên theo hai cách khác nhau.
Cách 1: đồng ý với những nhận định của ông ấy về truyện ngắn
Cách 2: tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn mà ông ấy sáng tác 
-> Không nên nói những câu mà người nghe hiểu theo nhiều cách. Tránh nói mơ hồ
* Ghi nhớ (SGK)
III. Phương châm lịch sự
* Truyện: Người ăn xin
- Cả 2 đều cảm nhận được tỡnh cảm mà người kia dành cho mỡnh
-> Tụn trọng và quan tõm đến người khỏc 
* Ghi nhớ ( SGK- T. 23)
IV. Luyện tập
Bài tập 1. (T. 23)
- Khuyên: trong giao tiếp cần nhã nhặn, lịch sự
Bài tập 2 (T.23)
Phép tu từ từ vựng nào có liên quan trực tiếp đến phương châm lịch sự là phép nói giảm, nói tránh.
Bài tập 3 ( T. 23)
a. Nói mát
b. Nói hớt
c. Nói móc
d. Nói leo
e. Nói ra đầu ra đũa.
- Phương châm lịch sự: a, b,c, d
- Phương châm cách thức: e
Bài tập 4 ( T.23)
a. Tránh hiểu là không tuân thủ phương châm quan hệ
b. Khi buộc phải nói điều mà xẽ làm tổn thương người đối thoại -> giảm nhẹ ảnh hưởng 
( phương châm lịch sự)
c. Báo cho người đối thoại biết là họ vi phạm phương châm lịch sự, cần chấm dứt ngay.
3. Củng cố: 
- Thế nào là phương châm: quan hệ, cách thức, lịch sự
4. Hướng dẫn học ở nhà: 
- Học bài; Làm bài tập 5 ( T. 24)
- Tìm một số ví dụ về việc không tuân thủ phương châm về lượng chất trong một hội thoại
Chuẩn bị bài: Sử dụng yếu tố miêu tả...
Soạn 30/8/2010 Tiết 9
Giảng 9A:
	9B: 
SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
I. Mục tiêu bài học: 
1. Kiến thức: 
- Hiểu được tác dụng của yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh làm cho đối tượng thuyết minh hiện lên cụ thể, gần gũi, dễ cảm nhận hoặc nổi bật gây ấn tượng.
- Nắm được vai trò của miêu tả trong văn bản thuyết minh: phụ trợ cho việc giới thiệu nhằm gợi lên hình ảnh cụ thể của đối tượng cần thuyết minh.
 	2. kỹ năng: 
- Quan sát các sự vật, hiện tượng.
- Sử dụng ngôn ngữ miêu tả phù hợp trong việc tạo lập văn bản thuyết minh.
3. Thái độ: 
- Có ý thức sử dụng các yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.
II. Chuẩn bị 
GV: SGK, SGV- T.26, 27,28; Bảng phụ.
HS: Chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK.
III. Các hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra:
- Sĩ số: 9A. 9B
- Bài cũ: Việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật có tác dụng gì Trong VBTM ?
2. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
* Hoạt động1. Tìm hiểu về các yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh 
HS: Đọc văn bản
GV: Vì sao văn bản có nhan đề "Cây chuối trong đời sống Việt Nam"?
HS: Trọng tâm của bài thuyết minh: đặc điểm, công dụng của cây chuối trong đời sống Việt Nam
GV: Tìm những câu văn thuyết minh về đặc điểm tiêu biểu của cây chuối?
GV: Đặc điểm sinh sống?
HS: Đi khắp Việt Nam... núi rừng
( Cây chuối rất a nớc -> "con đàn cháu lũ")
GV: Công dụng của: cây, lá, gốc, hoa, quả?
HS: Cây chuối là thức ăn... hoa quả
GV: Các loại quả và công dụng?
HS: Chuối xanh để nấu thức ăn chuối chín để ăn, chuối thờ
GV: Bài văn thuyết minh còn sử dụng các yếu tố miêu tả ? Chỉ ra các yếu tố miêu tả trong bài?
HS: - Thân cây: nhẵn bóng, lá xanh mớt, bạt ngàn vô tận
- Buồng chuối: dài, trĩu xuống
- Quả:chuối trứng quốc ngọt ngào, hơng thơm hấp dẫn
GV: Miêu tả có vai trò, ý nghĩa như thế nào trong bài văn thuyết minh?
HS: Có ý nghĩa làm cho đối tượng thuyết minh "Cây chuối" được nổi bật hơn, gây ấn tượng hơn.
GV: Em hóy cho biết thờm cụng dụng của thõn cấy chuối, lỏ chuối, nừn chuối, bắp chuối.
HS: Thảo luận
- G:? Yếu tố miờu tả cú ý nghĩa như thế nào trong văn thuyết minh ?
HS: Trả lời
GV: Kết luận
HS: Đọc ghi nhớ ( SGK - T. 25)
* Hoạt động2. Luyện tập 
HS: Đọc yêu cầu bài tập
* Thảo luận nhóm
· GV nêu vấn đề nhiệm vụ
- Bổ sung yếu tố miêu tả vào các chi tiết thuyết minh.
· Hoạt động nhóm
- Thời gian: 5 phút
- Nhiệm vụ: 
Nhóm 1: Thân chuối
Nhóm 2: Lá chuối tơi 
Nhóm 3: Lá chuối khô
Nhóm 4: Nõn chuối
Nhóm 5: Bắp chuối
Nhóm 6: Quả chuối
- Các nhóm nhận nhiệm vụ, bầu nhóm trởng, thư ký, các nhóm tập trung giải quyết vấn đề.
· Đại diện nhóm trình bày kết quả
· GVnhận xét kết luận trên bảng phụ.
HS: Đọc đoạn văn ( Bài tập 2)
GV: Chỉ ra các yếu tố miêu tả trong đoạn văn?
HS: Đọc văn bản "Trò chơi ngày xuân" 
 (Bài tập 3)
GV: Chỉ ra các yếu tố miêu tả trong bài? 
I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh
1. Đọc và tìm hiểu bài
* Văn bản: " Cây chuối trong đời sống Việt Nam"
- Thuyết minh: Vai trũ , tỏc dụng cõy chuối trong đời sống Việt nam
- Đặc điểm 
+ Hoàn cảnh sống
+Thức ăn tỏc dụng
+Cụng dụng của quả chuối
- Công dụng 
+ Cây, lá, gốc, hoa
+ Các loại quả, công dụng
- Những câu văn có tính chất miêu tả về cây chuối.
+ Miêu tả.
- Thân cây chuối
- Buồng chuối
- Quả chuối
=> Miêu tả làm cho đối tượng nổi bật và gây ấn tượng hơn
* Cú thể thờm ý: 
- Phõn loại chuối: Tõy, hột
- Thõn: Cho gia sỳc ăn
- Lỏ: gúi bỏnh..
- Cụng dụng từng bộ phận...
* Ghi nhớ: (SGK - T.25)
II. Luyện tập
Bài 1 ( T. 26)
- Thân cây chuối: có hình trụ nhẵn bóng, từng bẹ ôm khít với nhau.
- lá chuối tơi xanh mớt xoè rộng như những chiếc quạt
- Lá chuối khô chuyển sang màu nâu nhạt
- Nõn chuối màu xanh non cuốn tròn nh một bức thư còn phong kín đang đợi gió mở ra
- Bắp chuối màu phơn phớt hồng đung đưa trong gió chiều nom giống như một cái búp lửa của thiên nhiên kỳ diệu
- Quả chuối khi xanh vỏ xanh bóng, khi chín có màu vàng óng...
Bài tập 2 ( T. 26)
- Tách là loại chén uống nước của Tây, nó có tai. 
- Chén của ta không có tai
- Khi mời ai  mà uống rất nóng.
Bài tập 3 ( T. 26)
- Những con thuyền thúng nhỏ... trữ tình
- Lân được trang trí công phu... hoạ tiết đẹp.
- Hai tướng... được che lọng.
- Những con thuyền lao vút... đôi bờ sông.
3. Củng cố: 
- GV khắc sâu ý nghĩa, tác dụng của việc đưa yếu tố miêu tả vào trong văn bản thuyết minh.
4. Hướng dẫn học ở nhà :
- Học bài cũ.
- Viết đoạn văn thuyết minh về một sự vật tự chọn có sử dụng yếu tố miêu tả.
- Chuẩn bị bài: Luyện tập sử dụng yếu tố miếu tả trong văn bản thuyết minh.
*******************************************************************
Soạn 30/8/2010 Tiết 10
Giảng 9A:
	9B:
LUYỆN TẬP 
SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
I. Mục tiêu cần đạt
 1. Kiến thức:
- Những yếu tố miêu tả trong bài văn thuyết minh
- Vai trò của yếu tố miêu tả trong bài văn thuyết minh.
 2. Kỹ năng:
 	- Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn, bài văn thuyết minh sinh động hấp dẫn.
 3. Thái độ: 
- Vận dụng viết đoạn văn thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả.
II. Chuẩn bị
- GV: SGK, SGV, bảng phụ
- HS: Đọc, Chuẩn bị bài trước ở nhà
III. Các hoạt động dạy học.
1. Kiểm tra:
- Sĩ số: 9A.. 9B
- Bài cũ: Vai trò của yếu tố miêu tả trong bài văn thuyết minh?
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
GV: Củng cố kiến thức
- Miêu tả là làm cho sự vật, hiện tượng, con người hiện lên cụ thể sinh động
- Có thể sử câu miêu tả, đoạn văn miêu tả trong bài văn thuyết minh để giới thiệu đặc điểm từng bộ phận hoặc đặc điểm riêng độc đáo của đối tựng thuyết minh. Các yếu tố miêu tả phải phục vụ thuyết minh cung cấp thông tin chính xác những đặc điểm lợi ích của đối tượng
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu đề, lập dàn ý.
GV: Chép đề lên bảng
GV: Đề bài yêu cầu trình bày vấn đề gì?
GV: Cụm từ "Con trâu ở làng quê Việt nam" bao gồm những ý gì? 
HS: Bao gồm ý: con trâu trong cuộc sống của người làm ruộng, con trâu trong việc đồng áng, trong cuộc sống làng quê . . .
GV: Nội dung cần thuyết minh ở phần mở bài là gì?
HS : Giới thiệu đối tượng thuyết minh ( kết hợp tả hình dáng con trâu)
GV: Phần thân bài cần trình bày những nội dung gì?
GV: Con trâu gắn bó với người nông dân Việt Nam trên những lĩnh vực nào?
HS: Làm ruộng, lễ hội, trẻ thơ... 
GV: Nội dung cần thuyết minh cho từng lĩnh vực?
GV: Có thể sử dụng yếu tố miêu tả như thế nào?
GV: ý nghĩa của các hình ảnh trâu gắn bó với tuổi thơ: Biểu tượng cho cuộc sống thanh bình ở làng quê Việt Nam
GV: Phần kết bài cần trình bày nội dung gì?
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS viết đoạn văn thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả 
Nhóm 1 - 2 : Con trâu trong nghề làm ruộng
Nhóm 3 - 4 : Con trâu trong một số lễ hội
Nhóm 5- 6 : Con trâu gắn bó với tuổi thơ ở nông thôn. 
GV: Yêu cầu HS trong nhóm viết độc lập
HS: mỗi nhóm trình bày bài viết.
HS: Nhận xét
GV: Nhận xét, sửa lỗi. 
GV: Gọi HS đọc đoạn văn mẫu (Bảng phụ)
Gv cú thể đọc đoạn văn mẫu cho hs tham khảo MB: 
 Con trõu là vật nuụi đứng đầu hàng lục sỳc. Hầu như em bộ VN nào cũng thuộc bài ca dao :
 ô Trõu ơi, ta bảo trõu này
Trõu ra ngoài ruộng, trõu cày với ta ằ
 Con trõu là biểu tượng cho những đức tớnh như hiền lành, cần cự, chịu khú Nú là cỏnh tay phải, là tài sản vụ giỏ của người nụng dõn VN : ô con trõu là đầu cơ nghiệp ằ
I. Tìm hiểu đề, lập dàn ý
* Đề bài: Con trâu ở làng quê Việt Nam
1. Tìm hiểu đề
- Vấn đề thuyết minh: con trâu trong đời sống Việt Nam 
*. Tìm ý
Nuụi khắp mọi miền quờ
Hỡnh dỏng
Cụng dụng 
Tỡnh cảm của người nụng dõn
2. Lập dàn ý 
* Mở bài: Giới thiệu đối tượng thuyết minh ( kết hợp tả hình dáng con trâu)
* Thân bài
- Con trâu trong nghề làm ruộng:
+ Cày ruộng
+ Chở lúa
+ Trục lúa
( Miêu tả: Trâu trong từng công việc)
- Con trâu trong một số lễ hội
+ Chọi trâu
+ Đâm trâu
( Miêu tả: trâu trong từng hoạt động)
- Con trâu với tuổi thơ
+ Trẻ chăn trâu thổi sáo
+ Trẻ chăn trâu đọc sách
+Trẻ chăn trâu thả diều
-> ý nghĩa của các hình ảnh đó
(Miêu tả: các hình ảnh trên)
* Kết bài
- Thái độ của người viết
- Tình cảm của người nông dân Việt Nam với con trâu.
II. Viết bài 
Bài tập1 (T.29)
3. Củng cố: 
- Khẳng định vai trò của yếu tố miêu tả trong bài văn thuyết minh.
4. Hướng dẫn học ở nhà: 
- Chon đề văn thuyết minh để luyện tập tìm ý, lập dàn ý
- Luyện viết đoạn văn thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả
- Chuẩn bị bài: Tuyên bố thế giới với sự sống còn ...

Tài liệu đính kèm:

  • docngu van 9 tuan 2.doc