Giáo án Lớp 9a môn Sinh học - Trường THCS Bình Phước

Giáo án Lớp 9a môn Sinh học - Trường THCS Bình Phước

Kiến thức:

 - Học sinh nắm được khái niệm về di truyền học, ý nghĩa thực tiển và đối tượng của di truyền học.

 - Nắm được nội dung cơ bản của phương pháp các thế hệ lai của Menđen.

 2.Kỹ năng

 - Quan sát và tiếp thu kiến thức từ hình vẽ

 - Biết làm việt với SGK và tổ chức thảo luận nhóm.

 

doc 114 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1116Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 9a môn Sinh học - Trường THCS Bình Phước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1(tiết 1) Ngày soạn: 14/8 
 Phaàn I DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
Chương 1 CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MENĐEN
Bài 1 MENĐEN VÀ DI TRUYỀN HỌC
I. Mục tiêu
 1.Kiến thức:
 - Học sinh nắm được khái niệm về di truyền học, ý nghĩa thực tiển và đối tượng của di truyền học.
 - Nắm được nội dung cơ bản của phương pháp các thế hệ lai của Menđen.
 2.Kỹ năng
 - Quan sát và tiếp thu kiến thức từ hình vẽ
 - Biết làm việt với SGK và tổ chức thảo luận nhóm.
 3.Thái độ
 - Hình thaønh yù thöùc ban ñaàu veâø caùch hoïc boä moân cuõng nhö höùng thuù tìm hieåu boä moân thoâng qua tieåu söû vaø caùc thí nghieäm nghieân cöùu cuûa Menñen.
II.Chuẩn bị 
 Gv: Tranh vẽ SGK và sưu tầm ví dụ có liên quan
III.Tiến trình bài giảng
 1.Ổn định tổ chức
 2. Bài mới
 *Di truyền học có ý nghĩa thực raát lôùn lớn, để hiểu rõ hơn về khái niệm, nội dung và ý nghĩa của di truyền học. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu bài 1
Giáo viên
Học sinh 
Nội dung
*Hoạt động 1
Yêu cầu HS nghiên cứuSGK
H. Giải thích Di truyền là gì? Biến dị là gì?
H. Di truyền học là gì?
H. Tìm xem trên cơ thể mình có đặc điểm nào giống và khác bố mẹ ? Tại sao?
Ví dụ: Hình dạng của tai, mắt, màu da...
*Hoạt động 2
Gọi Hs đọc thông tin (Gv treo hình vẽ)
H. Nhận xét về các tính trạng đem lai?
H. Phương pháp nghiên cứu độc đáo của Menđen là phương pháp nào?
*Hoạt động 3
 - Gọi Hs đọc thông tin Sgk
 - Giảng giải có đưa thêm ví dụ
H. Yêu cầu Hs cho ví dụ dựa trên các sự giảng giải của Gv
- Đọc thông tin
- Trả lời dựa vào 
- Di truyền học là nghiên cứu...
- Ghi những điểm giống và khác nhau ra giấy
- Giống: Do di truyền
- Khác: Do biến dị
- Đọc thông tin
- Quan sát hình vẽ
- Thảo luận nhóm nhỏ
(Đây là các cặp tính trạng tương phản trên cây đậu Hà Lan)
- Phương pháp phân tích các thế hệ lai
 + Lai các cặp bố mẹ thuần chủng
 + Dùng toán thống kê
- Đọc thông tin
- Đưa ra ví dụ theo cá nhân
I.Di truyền học
Di truyền học là nghiên cứu cơ sở vật chất, cơ chế và tính qui luật của hiện tượng di truyền và biến dị.
II. Menđen người đặt nền móng cho di truyền học.
Phương pháp cơ bản của Menđen-đặt nền móng cho di truyền học là: Phương pháp phân tích các thế hệ lai, nghĩa là lai các cặp bố mẹ khác nhau về một hoặc một số tính trạng thuần chủng tương phản rồi theo dõi sự di truyền của từng cặp tính trạng đó trên con cháu của chúng.
III. Một số thuật ngữ và kí hiệu cơ bản của di truyền học.
 Sgk
3. Củng cố
 - Gọi Hs đọc kết luận Sgk và phần em có biết
 H. Đối tượng nghiên cứu của Menđen là gì? Tai sao Menđen lại chọn đối tượng đó.
 H. Cho ví dụ về các cặp tính trạng tương phản trên cơ thể động vật và thực vật mà em biết.
4. Dặn dò
 - Học bài và trả lời các câu hỏi sau bài học
 - Soạn các câu hỏi ở phần lệnh của bài 2
IV. Rút kinh nghiệm. 
Tuần 1(tiết 2) Ngày soạn: 16/8
 Bài 2 LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG
I. Mục tiêu
 1.Kiến thức:
 - HS trình bày và phân tích được thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen. Nêu được các khái niệm về kiểu hình, kiểu gen, thể đồng hợp, thể dị hợp.
 - Phát biểu nội dung quy luật phân li và giải thích kết quả thí nghiệm.
 2.Kỹ năng
 - Quan sát và tiếp thu kiến thức từ hình vẽ, phân tích các số liệu
 - Biết làm việt với SGK và tổ chức thảo luận nhóm.
 3.Thái độ
 - Coù yù thöùc trong vieäc hoïc boä moân vaø coù tinh thaâøn taäp theå
II.Chuẩn bị 
 Gv: Tranh vẽ SGK
 Hs : Soạn bài trước
III.Tiến trình bài giảng
 1.Ổn định tổ chức
 2.Kiểm tra bài cũ
H. Nêu nội dung cơ bản của pp phân tích các thế hệ lai của Menđen? Cho 3 ví dụ về các cặp tính trạng tương phản.
 3. Bài mới
 * Để nắm rõ hơn về di truyền và biến dị. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu các thí nghiệm của Menđen thông qua các pp lai của ông .
Giáo viên
Học sinh 
Nội dung
*Hoạt động 1
- Treo hình vẽ (h 2.1) Sgk
- Đây là công việc thụ phấn nhân tạo trên cây đậu Hà lan, ông làm rất cẩn thận và rất công phu.
- Yêu cầu HS nghiên cứu SGK
- Treo bảng 2/8 Sgk
- Yêu cầu HS hoàn thành phần kiểu hình
H. Em có nhận xét gì về kiểu hình ở F1?
* Tỉ lệ kiểu hình ở F2 là 3:1
- Dù thay đổi vị trí của bố và mẹ trong khi lai thì kết quả phép lai vẩn không thay đổi 
- Bố và mẹ đều có vai trò di truyền như nhau.
- Yêu cầu Hs dựu vào H2.1 để trả lời câu hỏi ở lệnh2
+Đáp án: đồng tính, 3 trội 1 lặn.
 *Kết luận 
*Hoạt động 2
Gọi Hs đọc thông tin (Gv treo hình vẽ)
H. Tỉ lệ giao tử ở F1 và tỉ lệ các loại hợp tử ở F2?
H. Tại sao ở F2 lại có tỉ lệ 3 hoa đỏ :1 hoa trắng?
*Kết luận 
- Menđen giải thích kết quả thí nghiệm bằng sự phân li và tổ hợp của các cặp nhân tố di truyền quy định cặp tính trạng tương phản thông qua các quà trình phát sinh giao tử và thụ tinh.
- Quan sát hình vẽ
-Đọc thông tin
- Hoàn thành bảng
- Có hiện tượng đồng tính về một tính trạng của bố hoặc mẹ
- Lắng nghe
- Hoàn thành theo nhóm nhỏ
- Sửa sai
- Ghi bài vào vỡ
- Quan sát hình vẽ
- Đọc thông tin
- Trả lời theo cá nhân
1. F1 1A :1a
 F2 1AA ; 2Aa ; 1aa
2. F2 có tỉ lệ 3 hoa đỏ 1 hoa trắng vì thể dị hợp Aa biểu hiện kiểu hình trội giống thể đồng hợp AA.
I.Thí nghiệm của Menđen
 1.Thí nghiệm (Sgk)
2. Kết luận: Bằng phương pháp phân tích thế hệ lai, Menđen thấy rằng: Khi lai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 3 trội 1 lặn
II. Menđen giải thích kết quả thí
 nghiệm
 (Sgk)
* Kết luận Trong qua trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P
4. Củng cố
 - Gọi Hs đọc kết luận Sgk và phần em có biết
- Yêu cầu Hs làm bài tập số 4 sau bài học
5. Dặn dò
 - Học bài và trả lời các câu hỏi sau bài học
 - Soạn các câu hỏi ở phần lệnh của bài 3
IV. Rút kinh nghiệm. 
Tuần 2(tiết 3) Ngày soạn: 19/8 
 Bài 3 LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG (tiếp theo)
I. Mục tiêu
 1.Kiến thức:
 - HS hiểu và trình bày được nội dung, mục đích và ứng dụng của phương pháp lai phân tích 
 - Hiểu và giải thích được vì sao quy luật phân li chỉ nghiệm đúng trong những điều kiện nhất định.
 - Phân biệt di truyền hoàn toàn và di truyền không hoàn toàn .
 2.Kỹ năng
 - Quan sát, phân tích, so sánh và tổng hợp
 - Biết làm việt với SGK và tổ chức thảo luận nhóm.
 3.Thái độ
 - Có ý thức tự tìm tòi vươn lên trong học tập.
II.Chuẩn bị 
 - Gv: Tranh vẽ SGK
 - Hs : Soạn bài trước
III.Tiến trình bài giảng
 1.Ổn định tổ chức
 2.Kiểm tra bài cũ
 H. Phát biểu nội dung của quy luật phân li?
 Thế nào là kiểu hình? Cho ví dụ minh hoạ
 3. Bài mới
 * Để nắm rõ hơn về quy luật phân li của Menđen .Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu bài 3.
Giáo viên
Học sinh 
Nội dung
*Hoạt động 1
- Gọi Hs đọc thông tin 
H.Thế nào là kiểu gen, thể đồng hợp, thể dị hợp?
-Treo hình 2.3 giải thích
- Gv treo baûng phuï ghi noäi dung baøi taäp ôû leänh trang 11 Sgk
H. Xác định kết quả của phép lai?
H. Làm thế nào để xác định được kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội?
- Yêu cầu HS làm bài tập điền khuyết ở Sgk 
H. Lai phân tích là gì?
*Kết luận
*Hoạt động 2
-Gọi Hs đọc thông tin 
H. Nêu ý nghĩa của quá trình tương quan trội - lặn?
H. Để biết được giống đem lai có thuần chủng không ta cần phải làm gì?
*Hoạt động 3
- Yêu cầu Hs quan sát hình vẽ
H. Nêu sự khác nhau về kiểu hình ở F1, F2 giữa trội không hoàn toàn với thí nghiệm của Menđen. (Trội hoàn toàn)
* Yêu cầu Hs điền vào chổ trống trong bài tập Sgk
 -Đáp án: 
 + tính trạng trung gian
 + 1 : 2 : 1
H. Thế nào là Trội không hoàn toàn ?
- Đọc thông tin
- Dựa vào thông tin trả lời
- F1 có kiểu gen: Aa (kiểu hình Hoa đỏ)
- F1 có kiểu gen: Aa; aa (kiểu hình 1Hoa đỏ; 1Hoa trắng)
- Lai phân tích
- Hoàn thành theo nhóm nhỏ
- Các nhóm trả lời
- Nhận xét
- trội, kiểu gen, lặn, đồng hợp trội, dị hợp.
- Dựa vào bài tập
- Ghi bài vào vỡ
- Đọc thông tin
- Dựa vào thông tin trả lời theo cá nhân
- Lai phân tích (ở mục 1)
- Quan sát hình vẽ
- Dựa vào hình vẽ và kiến thức đã học trả lời
- Caù nhaân töï hoaøn thaønh
- Tính trạng trung gian; 1: 2 : 1
- Dựa vào đoạn bài tập vừa hoàn thành
III. Lai phân tích
Lai phân tích là lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn. Nếu kết quả phép lai là đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp trội, còn kết quả phép lai là phân tính thì cá thể đó có kiểu gen dị hợp
IV. Ý nghĩa của tương quan trội - lặn.
Tính trạng trội thường có lợi nên trong quà trình chọn giống cần phát hiện các tính trạng trội để tập trung các gen trội về cùng một kiểu gen nhằm tạo ra giống có ý nghĩa kinh tế cao.
V.Trội không hoàn toàn
Là hiện tượng di truyền trong đó kiểu hình ở F1 biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ, F2 có tỉ lệ kiểu hình 1 : 2 : 1.
4. Củng cố
 - Gọi Hs đọc kết luận Sgk
- Yêu cầu Hs làm bài tập số 3 và số 4 sau bài học trang 13
5. Dặn dò
 - Học bài và trả lời các câu hỏi sau bài học
 - Soạn các câu hỏi ở phần lệnh của bài 4
 +Kẻ bảng 4 vào phiếu học tập
IV. Rút kinh nghiệm.
 Ngày soạn: 20/8
Tuần 2(tiết 4)
 Bài 4 LAI HAI CẶP TÍNH TRẠNG
I. Mục tiêu
 1.Kiến thức:
 - Hs trình bày và phân tích được kết quả thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của Menđen. 
 - Phát biểu nội dung quy luật phân li độc lập và giải thích đựợc khái niệm biến dị tổ hợp.
 2.Kỹ năng
 - Quan sát và tiếp thu kiến thức từ hình vẽ, phân tích kết quả thí nghiệm rút ra kiến thức
 - Biết làm việt với SGK và tổ chức thảo luận nhóm.
 3.Thái độ
 - Có ý thức ham học hỏi, tìm tòi kiến thức và cái mới.
II.Chuẩn bị 
 Gv: -Tranh vẽ SGK
 Kẻ bảng 4 vào bảng phụ
 Hs : Soạn bài trước và kẻ bảng vào phiếu học tập
III.Tiến trình bài giảng
 1. Ổn định tổ chức
 2. Kiểm tra bài cũ
H. Viết sơ đồ lai cho phép lai sau
 1. P AA x aa
 2. P Aa x aa
H. Trội không hoàn toàn khác trội hoàn toàn như thế nào?
 3. Bài mới
 * Để góp phần tìm ra được tính trạng tốt giúp cho quá trình sản xuất cũng như trong đời sống. Menđen không những cho lai một tính trạng mà còn cho lai hai hay nhiều tính trạng trên cơ sở đó phân tích kết quả thí nghiệm tìm ra qui luật di truyền. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài 4 sẽ rõ hơn về vấn đề này.
Giáo viên
Học sinh 
Nội dung
*Hoạt động 1
- Treo hình vẽ (h 4) Sgk
- Yêu cầu HS nghiên cứu SGK
-Treo bảng 4 Sgk
- Yêu cầu Hs hoàn thành bảng
- Gọi lần luợt các nhóm trình bày
- Đưa ra đáp án và giảng giải
* Gv giaûng giaûi: Menđen là một linh mục nhưng vẫn tham gia dạy Toán và Lý nên ông vận dụng tư duy phân tích của Vật lý là tách từng loại tính trạng riêng để nghiên cứu và dùng Toán học đánh giá số lượng các kết quả lai qua các thế hệ. Cụ thể khi tách từng cặp tính trạng trong kết quả thí nghiệm về di truyền màu mắtvà hình dạng hạt, thấy rằng tỉ lệ phân li từng cặp tính trạng đều 3 :1 như vậy sự di truyền của từng cặp tính trạng đều tuân theo quy luật phân li nghĩa là bị chi phối bởi một cặp gen, trong đó gen trội át hoàn toàn gen lặn.
-Yêu cầu Hs hoàn thành bài tập ở lệnh
-Đá ... ng du phải trồng rừg và cấm săn bắn động vạt hoang dã
ICác dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu
* Có ba dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu sau:
- Tài nguyên tái sinh là dạng tài nguyên khi sử dung hợp lí sẽ có điều kiện phát triển phục hồi
Ví dụ: đất, nước, rừng, sinh vật.
- Tài nguyên không tái sinh là dạng tài nguyên sau một thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt
Ví dụ: than đá, dầu mỏ, khoáng sản
- Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu
Ví dụ: năng lượng gió, ngăng lượng nước
II. Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên
1. Sử dụng hợp lí tài nguyên đất
Nơi đất dốc cần làm rượng bậc thang hoặc trồng thực vật để giữ đất chống xói mòn, chống khô hạn
2. Sử dụng hợp lí tài nguyên nước
Trồng rừng và sử dụng nguồn nước hợp lí nghĩa là không làm ô nhiễm và cạn kiệt nguồn nước.
3. Sử dụng hợp lí tài nguyên rừng
- Kết hợp khai thác có mức độ với bảo vệ và trồng rừng. Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên, các vườn quốc gia
- Tuyên truyền và động viên mọi người dân trồng và bảo vệ các rừng còn tồn tại
III. Ý nghĩa cuả việc khôi phục môi trường và gìn giữ thiên nhiên hoang dã.
Gìn giữ thiên nhiên hoang dã là bảo vệ các loài sinh vật và môi trường sống của chúng. Đó là cơ sở để duy trì cân bằng sinh thái, tránh ô nhiễm và làm cạn kiệt nguồn tài nguyên.
IV. Các biện pháp bảo vệ thiên nhiên
1. Bảo vệ tài nguyên sinh vật
- Cấm săn bắn các động vật hoang dã nhất là động vật quý hiếm.
- Trồng rừng và bảo vệ các rừng già, rừng đầu nguồn.
- Ứng dụng công nghệ sinh học để bảo tồn nguồn gen quý hiếm.
2. Cải tạo các hệ sinh thái đã bị thoái hoá
Học theo đáp án bảng 59
V. Vai trò của học sinh trong việc bảo vệ thiên nhiên hoang dã
- Mỗi học sinh đều phải có trách nhiệm bảo vệ thiên nhiên hoang dã
4. Củng cố
 - Gọi học sinh đọc ghi nhớ SGK
- Tài nguyên tái sinh và không tái sinh khác nhau như thế nào?
- Vì sao phải sử dụng tiết kiệm và hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên?
- Nguồn năng lượng như thế nào được gọi là năng lượng sạch?
Biện pháp nào được xem là chủ yếu trong việc bảo vệ thiện nhiên hoang dã?
- Là học sinh cần phỉ làm gì để góp phần bảo vệ thiện nhiên hoang dã?
5. Dặn dò
 - Nắm lại bài và soạn bài 60
IV. Rút kinh nghiệm
Tuần 32(tiết 63) 	
Bài 60 BẢO VỆ ĐA DẠNG CÁC HỆ SINH THÁI
I. Mục tiêu
 1.Kiến thức
 - Nắm được hiệu quả của các biện pháp bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái. đề xuất các biện pháp bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái
 2.Kỹ năng
 - Trao đổi nhóm và làm việc với sách giáo khoa
3.Thái độ
 - Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái
 II.Chuẩn bị 
Bảng phụ và phiếu học tập
III.Tiến trình bài giảng
1.Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
H. Nêu những biện pháp chủ yếu để bảo vệ thiên nhiên hoang dã?
H. Là người học sinh các em có trách nhiệm gì trong việc bảo vệ thiên nhiên hoang dã?
3 Baøi môùi
Giáo viên
Học sinh
Nội dung
*Hoạt động 1
H. Nêu các hệ sinh thái chủ yếu trên trái đất?
H. Hệ sinh thái trên trái đất đa dạng như thế nào?
* Hđ2
H. Vai trò của rừng trong việc bảo vệ và chống xói mòn đất, bảo vệ nguồn nước như thế nào?
- Yêu cầu học sinh tự nghiên cứu thông tin SGK thảo luận nhóm hoàn thành bảng 60.2
- Gọi đại diện lên điền vào bảng phụ
- Cả lớp nhận xét
- GV chốt đáp án
* Hđ3:
- Yêu cầu học sinh hoàn thành bảng 60.3
- Gọi cá nhân lên điền vào bảng phụ
- Cả lớp nhận xét
- Chốt đáp án
* Hđ4: 
H. Nêu các hệ sinh thái nông nghiệp chủ yếu ở Việt Nam?
- Cây trồng trong hệ sinh thái đó là gì?
- Đọc thông tin trả lời
 - Thảo luận
- Đại diện trả lời
- Nhận xét và chốt đáp án
- Quan sát hình vẽ
I. Sự đa dạng của các hệ sinh thái.
Học theo bảng 60.1
II. Bảo vệ các hệ sinh thái rừng
Học theo bảng 60.2
III. Bảo vệ hệ sinh thái biển
Học theo bảng 60.3
IV. Bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp
Duy trì và cải tạo các hệ sinh thái nông nghiệp chủ yếu
4. Củng cố
 - Gọi học sinh đọc ghi nhớ SGK
5. Dặn dò
 - Nắm lại bài và soạn bài 61
IV. Rút kinh nghiệm
Tuần 33(tiết 65) 	
Bài 61 THỰC HÀNH
VẬN DỤNG LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I. Mục tiêu
 - Trình bày được ví dụ minh họa các hệ sinh thái chủ yếu 
 - Nắm được hiệu quả của các biện pháp bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái
 - Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường
II. Chuẩn bị: 
Như sách giáo khoa
III. Tiến trình bài giảng
Ổn định tổ chức
Thực hành
* Hđ1: 
H. Trình bày nội dung chính của Luật bảo vệ môi trường là gì?
- GV nhắc lại cả lớp nắm vững nội dung chính của Luật
*Hđ2
- Yêu cầu học sinh thảo luận hàon thiện các câu hỏi SGK
 ( câu trả lời viết vào giấy)
- Sau 15 phút thảo luận, các nhóm trình bày
- Các nhóm khác bổ sung nhận xét
* Lưu ý: Nhiệm vụ của học sinh là nắm vững Luật, nghiêm chỉnh thực hiện và vận động mọi người xung quanh cần thực hiện để xây dựng môi trường ngày càng trong sạch nhằm bảo vệ sức khỏe cho mọi người
* Hđ3:
Yêu cầu học sinh viết thu hoạch
3. Nhận xét đánh giá
- Yêu cầu học sinh tự nhận xét cho tổ của mình. dựa trên tiêu chuẩn GV đưa ra như:
 + Nắm đúng nội dung của Luật ( 3đ)
 + Giữ trật tự trong khi thảo luận ( 2đ)
 + Trả lời các câu hỏi chính xác (4đ)
 + Hoàn thành đúng thời gian quy định ( 1đ)
4. Dặn dò:
Nắm lại kiến thức phần hệ sinh thái.
IV. Rút kinh nghiệm
Tuần 33(tiết 66) 	
TỔNG KẾT CHƯƠNG TRÌNH TOÀN CẤP
I. Mục tiêu
 - Hệ thống hóa và mở rộng nâng cao các kiến thức sinh học cơ bản đã học
 - Rèn luyện kĩ năng sử dụng phiếu học tập
 - Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, tổng hợp và khái quát hóa kiến thức
II. Chuẩn bị: 
Bảng phụ và phiếu học tập
III. Tiến trình bài giảng
1Ổn định tổ chức
2. Bài mới
A. Đa dạng sinh học
- GV yêu cầu các nhóm lần lược lên hoàn thành trên bảng phụ các bảng từ 64.1 – 64.6
- Sau mỗi bảng giáo viên yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung
- Giáo viên theo dõi và chốt đáp án
1. Đặc điễm chung và vai trò của các nhóm sinh vật (bảng 64.1)
Các nhóm sinh vật
Đặc điễm chung
Vai trò
Vi rút
Kích thước rất bé, chưa có cấu tạo tế bào, kí sinh bắt buộc
Kí sinh gây hại cho sinh vật khác
Vi khuẩn
- Kích thước bé nhỏ, có cấu tạo tế bào nhưng chưa có nhân hoàn chỉnh
- Sống dị dưỡng: hoại sinh, kí sinh, cộng sinh.
Phân giải chất hữu cơ, được ứng dụng trong nông nghiệp, công nghiệp.
- Gây bệnh cho sinh vật khác
Nấm 
Cơ thể đơn bào hoặc đa bào, có cơ quan sinh sản là mũ nấm, sinh sản bằng bào tử
- Sống dị dưỡng: Kí sinh, họai sinh, cộng sinh
Phân giải chất hữu cơ, làm thức ăn
- Gây bệnh và độc cho sinh vật
Thực vật
- Không di chuyển
- Sống tự dưỡng do có chất diệp lục
- Phản ứng chậm với kích thích của môi trường.
- Cân bằng không khí, điều hòa khí hậu, cung cấp chất dinh dưỡng
2. Đặc điểm của các nhóm thực vật (bảng 64.2)
Nhóm thực vật
Đặc điểm
Tảo
Là thực vật bật thấp, tế bào có diệp lục, chưa có rễ, thân, lá, hoa, quả, hạt. Sống ở nước, sinh sản sinh dưỡng và sinh sản hữu tính.
Rêu 
Là thựuc vật bật cao, có thân, lá và rễ giả. Sinh sản bằng bào tửu, sống ở nơi ẩm ướt
Quyết 
Có rễ thật, sinh sản banừg bào tử, có mạch dẫn.
Hạt trần
cấu tạo cơ thể phức tạp hơn: thân gỗ, có mạch dẫn thực, sinh sản bằng hạt nằm lộ ở lá mầm hở
Hạt kín
Cơ quan sinh sản và sinh dưỡng rất đa dạng. Đặc biệt chúng đã có quả bảo vệ hạt.
3. Đặc điểm của các ngành động vật (bảng 64.3)
Ngành
Đặc điễm
Động vật nguyên sinh
Cơ thể đơn bào, sống dị dưỡng (trừ trùng Roi xanh), di chuyễn bằng nhiều hình thức, sinh sản vô tính bằng cách phân chia tế bào.
Ruột khoang
Cơ thể đôíi xứng tỏa tròn, ruột dạng túi, cấu tạo thành cơ thể gồm hai lớp tế bào
Giun dẹp
Cơ thể dẹp, đối xứng hai bên, phân biệt đầu đuôi, lưng bụng, ruột phân nhánh chưa có hậu môn.
Giun tròn
Cơ thể hình trụ, thuôn hai đầu, có khoang cơ thể chưa chính thức, có hậu môn.
Giun đốt
Cơ thể phân đốt, có khoang cơ thể chính thức, xuất hiện hệ tuần hoàn, hô hấp banừg da và mang.
Thân mềm
Cơ thể mềm, không phân đốt, có vỏ đá vôi bảo vệ, có khoang áo.
II. Tiến hóa của động vật và thực vật
Gv hướng dẫn cho học sinh về nhà làm
3. Củng cố:
 Gv gọi học sinh lên hoàn thiện sơ đồ cây phát sinh động vật ( GV treo sơ đồ câm)
4. Dặn dò:
 Hoàn thiện các bảng đã học và soạn trước các bảng còn lại
Tuần 34(tiết 64) 	
Bài 61 LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I. Mục tiêu
 1.Kiến thức
 - Trình bày được nội dung chủ yếu của chương II và chương III của Luật
 - Nêu được tầm quan trọng của Luật Bảo vệ môi trường
 2.Kỹ năng
 - Trao đổi nhóm và làm việc với sách giáo khoa
3.Thái độ
 - Có ý thức chấp hành Luật Bảo vệ môi trường
 II.Chuẩn bị 
Bảng phụ và phiếu học tập
III.Tiến trình bài giảng
1.Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
H. Trình bày biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng và biển? Tại sao chúng ta phải bảo vệ các hệ sinh thái đó?
3 Baøi môùi
Giáo viên
Học sinh
Nội dung
*Hoạt động 1
- Gv yêu cầu học sinh đọc thông tin sách giáo khoa, hoàn thiện bảng 61
- Gọi đại diện lên điền vào bảng
- Nhóm khác nhận xét
- Chốt đáp án
* Hđ2
- Học sinh tự tìm hiểu SGK
H. Nội dung cơ bảng của Luật Bảo vệ môi trường là gì?
* Hđ3:
H. Chúng ta cần phải làm gì để thực hiện và động viên mọi người cùng thực hiện Luật Bảo vệ môi trường?
H. hãy kể những hành động, sự việc mà em biết rằng nó đã vi phạm Luật bảo vệ môi trường. Cần làm gì để khắc phục những hành vi đó?
Đọc thông tin 
Thảo luận nhóm
Đại diện trả lời
Tự đọc thông tin SGk
Trả lời
 - Trả lời theo cá nhân
I. Sự cần thiết phải bảo vệ Luật bảo vệ môi trường.
Học theo nội dung bảng 61
II. Một số nội dung cơ bản của Luật Bảo vệ môi trường
- Chương II: Phòng chống suy thoái, ô nhiễm và sự cố môi trường.
- Chương III: Khắc phục suy thoái, ô nhiễm và sự cố môi trường.
III. Trách nhiệm của mọi người trong việc chấp hành Luật bảo vệ môi trường
- Mọi người cần phải nắm vững Luật Bảo vệ môi trường và nghiêm túc thực hiện.
4. Củng cố
 - Gọi học sinh đọc ghi nhớ SGK
- Trả lời các câu hỏi sau bài học
5. Dặn dò
 - Nắm lại bài và soạn bài 62
IV. Rút kinh nghiệm
Bảng 61
Nội dung
Luật bảo vệ môi trường quy định
nếu không có Luật Bảo vệ môi trường
Khai thác rừng
Cấm khai thác bừa bãi.Không khai thác rừng đầu nguồn
Khai thác vô tổ chức và khai thác cả vùng đầu nguồn
Bắn động vật hoang dã
Nghiêm cấm 
Động vật hoang dã sẽ dần dần cạn kiệt 
Đổ chất thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt
Quy hoạch bãi rác thải, nghiêm cấm đổ chất thải độc hại ra môi trường
Chất thải đổ không đúng nơi quy định sẽ gây ô nhiễm
Sử dụng đất
Có quy hoạch sủ dụng đất, kế hoạch cải tạo đất
Sử dụng đất không hợp lý gây lãng phí và thoái hoá đất
Sử dụng các chất độc hại như chất phòng xạ và các hoá chất độc khác,
Có biện pháp sử dụng các chất một cách an toàn theo tiêu chuẩn quy định phải sử lý chất thải bằng các công nghệ thích hợp
Chất độc hại mang nhiều nguy cơ gây nguy hiểm cho con người và các sinh vật khác
Khi vi phạm các điều cấm của Luật bảo vệ môi trường gây ra sự cố môi trường
Cơ sở và cá nhân vi phạm bị xử phạt và phải chi phí hoặc đền bù cho việc gây ra sự cố môi trường
Không có trách nhiệm đền bù

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an sinh 9 ba cot.doc