Giáo án lớp 9A môn Sinh học - Trường THCS Cát Hanh - Nguyễn Thị Quế Hương

Giáo án lớp 9A môn Sinh học - Trường THCS Cát Hanh - Nguyễn Thị Quế Hương

. Kiến thức:

· Giải thích được tại sao phải chọn các tác nhân cụ thể cho từng đối tượng gây đột

· biến.

· Nêu được 1 số phương pháp sử dụng các tác nhân vật lý và hoá học để gây đột biến.

· Nêu được điểm giống và khác nhau trong sử dụng các thể đột biến để chọn giống

· vi sinh vật và thực vật . Giải thích được tại sao có sự khác nhau đó .

 

doc 144 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1115Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9A môn Sinh học - Trường THCS Cát Hanh - Nguyễn Thị Quế Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:13-12-2010
Tuần:17
Tiết: 34
Bài 33
GÂY ĐỘT BIẾN NHÂN TẠO 
TRONG CHỌN GIỐNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Giải thích được tại sao phải chọn các tác nhân cụ thể cho từng đối tượng gây đột 
biến. 
Nêu được 1 số phương pháp sử dụng các tác nhân vật lý và hoá học để gây đột biến.
Nêu được điểm giống và khác nhau trong sử dụng các thể đột biến để chọn giống 
vi sinh vật và thực vật . Giải thích được tại sao có sự khác nhau đó .
2. Kỹ năng:Rèn kỹ năng thu thập và xử lí thơng tin khi đọc SGK , kỹ năng hợp tác, tự tin phát biểu trước lớp.
3.Thái độ :Các tia phĩng xạ và các hố chất gây đột biến đều cĩ thể gây ra đột biến gen và đột biến NST .
II. CHUẨN BỊ :
1.Chuẩn bị của GV: - Bảng phụ 1(ghi Ndung về gây đột biến nhân tạo bằng các tác nhân 
vật lý).
 - Bảng phụ 2 ( ghi nội dung về sử dụng đột biến nhân tạo trong chọn giống).
2.Chuẩn bị của HS: Đọc trước nội dung bài mới.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Ổn định tình hình lớp: (1ph) : GV kiểm tra sĩ số các lớp
9A5..9A6..9A7..
2. Kiểm tra bài cũ(4ph)): 
	* Câu hỏi: Kỹ thuật gen là gì? Gồm những khâu cơ bản nào?
	*Dự kiến trả lời:Kỹ thuật gen là tập hợp những phương pháp tác động định hướng lên ADN cho phép chuyển gen từ một cá thể của một loài sang cá thể của loài khác
	-Kỹ thuật gen gồm 3 khâu cơ bản: tách; cắt; nối để tạo ADN tái tổ hợp ; đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận .
3. Giảng bài mới (42 ph):
	*Giới thiệu bài (1 ph):Trong chọn giống đặc biệt là chọn giống cây trồng người ta
 đã sử dụng các đột biến tự nhiên nhưng không nhiều vì những đột biến này chỉ chiếm 
tỉ lệ 0,1-0,2%.Từ những năm của thế kỉ 20 người ta đã gây đột biến nhân tạo bằng các 
tác nhân
vật lí và hoá học để tăng nguồn biến dị cho quá trình chọn lọc.
	*Tiến trình bài dạy (41ph):
Tl
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
12
ph
12ph
12
ph
5
ph
Hoạt động I: Tìm hiểu về gây đột biến bằng tác nhân vật lý - GV yêu cầu HS đọc SGK để thực hiện Đ SGK 
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi trong lệnh SGK mục I.
-GV hướng dẫn gợi ý đối với những câu hỏi khó.
-Gọi đại diện nhóm trả lời
Hoạt động II: Tìm hiểu sự gây đột biến nhân tạo bằng tác nhân hoá học .
- GV cho HS đọc mục III SGK để trả lời các câu hỏi sau:
+ Tại sao khi thấm vào tế bào một số hoá chất lại gây đột biến gen? Dựa vào đâu mà người ta hi vọng có thể gây những đột biến theo ý muốn ? 
- Tại sao dùng conâsixin lại gây được các thể đa bội ? –Các đột biến và các thể đa bội được tạo ra theo phương pháp nào ?
- GV lưu ý HS: Khi đọc SGK, cần chú ý tới sự tác động của hoá chất vào tế bào; thời điểm và cách thức tác động hoá chất vào cơ thể sinh vật; những lưu ý khi sử dụng hoá chất .
Hoạt động III: Tìm hiểu sử dụng đột biến nhân tạo trong chọn giống .
- Để giúp HS nắm được nội dung và thực hiện được Đ SGK, GV treo bảng phụ và phân tích:
- Người ta sử dụng các thể dột biến trong chọn giống vi sinh vật và cây trồng theo những hướng nào?
- Tại sao người ta ít sử dụng phương pháp gây đột biến trong chọn giống vật nuôi ?
- GV lưu ý HS: Cần nghiên cứu kĩ SGK để thấy được khó khăn trong gây đột biến ở động vật, nhất là động vật bậc cao.
Hoạt động IV: Củng cố
- GV cho HS đọc phần tóm tắt cuối bài và nêu lên nội dung cơ bản .
- Trả lời các câu hỏi sau :
+ Tại sao người ta cần chọn tác nhân cụ thể khi gây đột biến ?
+ Khi gây đột biến bằng tác nhân vật lý và hoá học ,người ta thường sử dụng các biện pháp nào ?
+ Hãy nêu những điểm giống và khác nhau về hướng sử dụng các thể đột biến trong chọn giống động vật thực vật và vi sinh vật .
Hoạt động I: Tìm hiểu về gây đột biến bằng tác nhân vật lý.
- HS đọc SGK trao đổi theo nhóm, cử đại diện trình bày câu trả lời .
- Đại diện các nhóm ( được G.V chỉ định )trả lời các câu hỏi .
- Các nhóm khác bổ sung và dưới sự chỉ đạo của G.V cả lớp nêu được đáp án đúng .
 Đáp án : 
- Tia phóng xạ có khả năng gây đột biến vì nó xuyên qua mô tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên ADN .
- Chiếu tia phóng xạ với cường độ và liều lượng thích hợp vào hạt nảy mầm, đỉnh sinh trưởng hoặc hạt phấn, bầu nhuỵ hoặc mô thực vật nuôi cấy để gây đột biến .
- Dùng tia tử ngoại để xử lí các đối tượng có kích thước bé là vì nó không có khả năng xuyên sâu như tia phóng xạ.
- Sốc nhiệt là sự tăng hoặc giảm nhiệt độ môi trường một cách đột ngột. Sốc nhiệt có khả năng gây đột biến là vì nó làm cho cơ chế tự điều tiết cân bằng của cơ thể không khởi động kịp, gây chấn thương trong bộ máy di truyền hoặc làm tổn thương thoi vô sắc , gây rối loạn sự phân bào .Sốc nhiệt thường gây đột biến số lượng NST . 
Hoạt động II: Tìm hiểu sự gây đột biến nhân tạo bằng tác nhân hoá học .
- HS đọc SGK, thảo luận theo nhóm, cử đại diện trả lời câu hỏi.
- Đại diện 1 vài nhóm (do GV chỉ định) phát biểu ý kiến của nhóm .
- Dưới sự chỉ đạo của GV, cả lớp thảo luận và cùng xây dựng đáp án .
 Đáp án :
+ Khi thấm vào tế bào , hoá chất tác động trực tiếp lên phân tử ADN, gây ra hiện tượng thay thế cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác dẫn đến mất hoặc thêm cặp nuclêôtit .
+ Do có những loại hoá chất chỉ phản ứng với 1 loại nuclêôtit xác định, người ta hy vọng có thể gây ra những đột biến theo ý muốn.
- Người ta dùng cônsixin để gây ra thể đa bội là vì khi thấm vào mô đang phân bào cônsixin cản trở sự hình thành thoi vô sắc, làm cho NST không phân li.
- Người ta tạo ra các đột biến và các thể đa bội bằng cách ngâm hạt khô hay hạt nẩy mầm ở thời điểm nhất định trong dung dịch hoá chất với nồng độ thích hợp hoặc tiêm dung dịch vào bầu nhuỵ hoặc quấn bông tẩm dung dịch hoá chất vào đỉnh sinh trưởng (ở thực vật). Có thể cho hoá chất tác động vào tinh hoàn hay buồng trứng (ở vật nuôi) . 
Hoạt động III: Tìm hiểu sử dụng đột biến nhân tạo trong chọn giống .
- HS nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm để trả lời 2 câu hỏi. Một số H.S trả lời câu hỏi các em khác bổ sung và cùng đưa ra câu trả lời chung cho cả lớp .
Đáp án :
+ Người ta sử dụng các thể đột biến trong chọn giống vi sinh vật và cây trồng theo các hướng :
- Đối với sinh vật: Chọn các thể đột biến nhân tạo: có các hoạt tính cao, sinh trưởng mạnh để tăng sinh khố, giảm sức sống ( có vai trò như một kháng nguyên).
- Đối với cây trồng: Người ta sử dụng được tiếp các thể đột biến để nhân lên hoặc chọn lọc trong các tổ hợp lai để tạo giống mới .
- Người ta ít sử dụng phương pháp gây đột biến trong chọn giống vật nuôi là vì : Cơ quan sinh sản của chúng nằm sâu trong cơ thể , chúng phản ứng rất nhanh và dễ bị chết khi xử lí bằng các tác nhân lí hoá.
- HS đọc phần tóm tắt cuối bài và nêu lên nội dung cơ bản 
- 3 HS trả lời câu hỏi.
I. Gây đột biến bằng tác nhân vật lý 
Tác nhân vật lí dùng để gây đột biến gồm 3 loại chính: Các tia phóng xạ ,tia tử ngoại, và sốc nhiệt.
II. Gây đột biến nhân tạo bằng tác nhân hoá học .
- Hoá chất gây đột biến nhân tạo là những hoá chất: EMS, NMU, NEU, cônsixin.
- Phương pháp:
+ Dung dịch hoá chất tác động trực tiếp lên phân tử ADN, gây ra hiện tượng thay thế cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác dẫn đến mất hoặc thêm cặp nuclêôtit .
+ Ngâm hạt khô hay hạt nẩy mầm ở thời điểm nhất định trong dung dịch hoá chất với nồng độ thích hợp hoặc tiêm dung dịch vào bầu nhuỵ hoặc quấn bông tẩm dung dịch hoá chất vào đỉnh sinh trưởng (ở thực vật). Có thể cho hoá chất tác động vào tinh hoàn hay buồng trứng (ở vật nuôi) . 
III. Sử dụng đột biến nhân tạo trong chọn giống .
- Đối với vi sinh vật: Chọn các thể đột biến nhân tạo: có các hoạt tính cao, sinh trưởng mạnh để tăng sinh khối giảm sức sống (có vai trò như một kháng nguyên).
 - Đối với cây trồng: Người ta sử dụng được tiếp các thể đột biến để nhân lên hoặc chọn lọc trong các tổ hợp lai để tạo giống mới.
* Người ta ít sử dụng phương pháp gây đột biến trong chọn giống vật nuôi là vì: Cơ quan sinh sản của chúng nằm sâu trong cơ thể, chúng phản ứng rất nhanh và dễ bị chết khi xử lí bằng các tác nhân lí hoá.
v Kết luận chung: SGK
* Đáp án câu hỏi củng cố:
+Vì mỗi một loại tác nhân cĩ khả năng tạo ra một hay một số dạng đột biến nhất định (ví dụ hoá chất cônsixin) bên cạnh đó mức độ tác dụng của mỗi loại tác nhân đột biến lên tế bào và mô cũng khác nhau .Do vậy tuỳ theo mục đích của việc gây đột biến mà cần chọn tác nhân cụ thể phù hợp.
+Như nội dung mục I và II
+ Như nội dung phần kết luận cuối bài.
4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (2ph)
Học thuộc phần tóm tắt cuối bài. Trả ời câu hỏi cuối bài.
-Ôn tập các chương I,II,III,IV, VI, xem bài 40 để tiết sau tiến hành ôn tập học kì I.
IV.RÚT KINH NGHIỆM,BỔ SUNG: 
Ngày soạn : 03-01-2011
Tuần:19
Tiết: 37
Bài 34:
THOÁI HOÁ GIỐNG DO TỰ THỤ PHẤN 
VÀ DO GIAO PHỐI GẦN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
HS nắm được khái niệm thoái hoá giống.
Giải thích được sự thoái hoá của tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối 
gần ở động vật .
Nêu được vai trò của tự thụ phấn và giao phối gần trong chọn giống ..
2. Kỹ năng: Kĩ năng giải thích vì sao người ta cấm anh em cĩ quan hệ huyết thống gần nhau lấy nhau; con sinh ra sinh trưởng và phát triển yếu, khả năng sinh sản giảm, quái thai, dị tật bẩm sinh .
3.Thái độ : Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn.
II. CHUẨN BỊ :
1.Chuẩn bị của GV: - Tranh phóng to hình 34.1-4 S.G.K và các tư liệu có liên quan đến 
 thoái hoá giống ở thực vật.
2.Chuẩn bị của HSø: Đọc trước nội dung bài mới.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Ổn định tình hình lớp (1ph): Kiểm tra sĩ số các lớp .
9A5 ... øn luyện kỹ năng hợp tác theo nhóm.
3.Thái độ: Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
II.Chuẩn bị:
1.Chuẩn bị của GV: Giấy trắng khổ lớn, bút dạ viết giấy khổ lớn phát cho các nhóm.
2.Chuẩn bị của HS : Ôn tập lại kiến thức của bài 61 “Luật Bảo vệ môi trường”
III.Hoạt động dạy học:
1.Ổn định tình hình lớp( 1ph): Kiểm tra sĩ số các lớp
9A69A79A8
2.Kiểm tra bài cũ :(Không kiểm tra)
3.Giảng bài mới ( 42 ph)
	*Giới thiệu bài ( 1 ph):Ở tiết trước các em đã tìm hiểu các nội dung cơ bản của Luật Bảo vệ môi trường .Hôm nay chúng ta sẽ vận dụng những kiến thức lý thuyết vào thực tế ở địa phương về vấn đề bảo vệ môi trường.
	*Tiến trình bài dạy ( 41 ph):
TL
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
7
ph
Hoạt động 1. Ôn tập kiến thức cũ.
-GV nêu câu hỏi ôn lại kiến thức cũ để làm cơ sở cho kiến thức mới:
+Một số nội dung cơ bản( ở chương II và chương III) của Luật Bảo vệ môi trường?
Hoạt động 1. Ôn tập kiến thức cũ.
-HS thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày câu trả lời trước lớp, các nhóm khác nhận xét bổ sung
Nêu được:
+Luật Bảo vệ môi trường quy định về phòng chống suy thoái môi trường, sự cố môi trường khi sử dụng các thành phần môi trường như đất, nước, không khí, sinh vật, các hệ sinh thái, đa dạng sinh học, cảnh quan.
+Luật nghiêm cấm nhập khẩu các chất thải vào Việt Nam
+Các ttỏ chức và cá nhân phải có trách nhiệm xử lí chất thải bằng công nghệ thích hợp.
+ Các tổ chức và cá nhân gây ra sự cố môi trường có trách nhiệm bồi thường và khắc phục hậu quả về mặt môi trường.
Hoạt động 1. Ôn tập kiến thức cũ.
25
ph
Hoạt động 2.Thảo luận theo chủ đề:
-GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm và phân công mỗi nhóm HS thảo luận một trng 4 câu hỏi sau:
+Những hành động nào đang vi phạm Luật Bảo vệ môi trường? Nhận thức của người dân địa phương về vấn đề đó đã đúng như Luật quy định chưa?
+Chính quyền và nhân dân địa phương cần phải làm gì để thực hiện tốt Luật Bảo vệ môi trường?
+Những khó khăn trong việc thực hiện Luật Bảo vệ môi trường là gì? Có cách naò khắc phục ?
+Trách nhiệm của mỗi HS trong việc thực hiện tốt Luật Bảo vệ môi trường là gì ?
-GV hướng dẫn HS liên hệ thực tế địa phương trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp thực hiện Luật một cách phù hợp.
-GV lưu ý HS : Nhiệm vụ của mỗi HS là phải nắm vững Luật, nghiêm chỉnh thực hiện và vận động những người xung quanh cùng thực hiện Luật Bảo vệ môi trường.
Hoạt động 2.Thảo luận theo chủ đề:
-HS ổn định theo nhóm
-Dưới sự hướng dẫn của GV các nhóm thảo luận, ghi kết quả vào tờ giấy khổ lớn và sau 15 phút mang lên trình bày trước lớp
-Các nhóm khác bổ sung và cùng đưa ra kết quả phù hợp với tình hình thực tế địa phương.
Hoạt động 2.Thảo luận theo chủ đề:
9
ph
Hoạt động 3.Củng cố và hoàn thiện.
-GV cho HS viết báo cáo các nội dung cơ bản sau:
+ Báo cáo những nội dung đã được các nhóm thảo luận và nhất trí
+ Những điểm còn chưa nhất trí cần phải thảo luận thêm
+Trách nhiệm của mỗi HS trong việc thực hiện tốt Luật Bảo vệ môi trường?
-Yêu cầu HS nêu cảm tưởng của em sau khi học bài thực hành?
+Sưu tầm thêm tranh ảnh và thông tin trên sách báorồi nhận xét về những vụ việc vi phạm Luật Bảo vệ môi trường và những gương thực hiện tốt Luật.
-Cá nhận HS thực hiện theo yêu cầu của GV .
4.Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học tiếp theo.(2 ph):
-Ôn tập lại các bài trong chương I, II, III và IV của phần sinh vật và môi trường để tiết sau tiến hành ôn tập chuẩn bị cho kiểm tra học kì II.
IV.RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tuần : 34
Tiết : 66
	 .
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức: 	-Hệ thống hoá, chính xác hoá mở rộng và khắc sâu kiến thức.
2.Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng sử sụng phiếu học tập.Vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các tình huống được đặt ra trong các bài tập, rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, tổng hợp và khái quát hoá.
3.Thái độ: Giáo dục ý thức học tập tích cực.
II.Chuẩn bị:
1.Chuẩn bị của GV: Các bảng phụ và phiếu học tập ( ghi nội dung các bảng 63.1-6 SGK)
2.Chuẩn bị của HS : Kẻ các bảng từ 63.1-6 SGK vào vở học, ôn tập lại các kiến thức đã học trong phần sinh vật và môi trường.
III.Hoạt động dạy học:
1.Ổn định tình hình lớp( 1 ph): Kiểm tra sĩ số các lớp
9A69A79A8
2.Kiểm tra bài cũ ( Kết hợp kiểm tra trong quá trình ôn tập)
3.Giảng bài mới ( 42 ph)
	*Giới thiệu bài ( 1 ph): GV nêu khái quát những vấn đề sẽ tiến hành ôn tập trong tiết học hôm nay.
	*Tiến trình bài dạy( 41ph)
TL
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
25
ph
Hoạt động 1. Hệ thống hoá kiến thức.
-GV phát các phiếu học tập( có ghi nội dung các bảng 63.1-6 SGK ở giờ học trước) để các em điền và hoàn thành trước giờ học.
-Trong giờ ôn tập GV cho một số HS lên bảng trình bày kết quả điền theo bảng thứ tự từ bảng 63.1 SGK đến bảng 63.6 SGK
-GV nhận xét và công bố đáp án theo thứ tự sau:
Hoạt động 1. Hệ thống hoá kiến thức.
-Vài HS trình bày kết quả các HS khác nhận xét bổ sung
Hoạt động 1. Hệ thống hoá kiến thức.
	BẢNG 63.1: Môi trường và các nhân tố sinh thái.
Môi trường
Nhân tố sinh thái
Ví dụ
Môi trường nước
Nhân tố sinh thái không sống và nhân tố sinh thái sông 
-Nước, đất, bùn
-Rong, rêu, tôm, cá
Môi trường đất
Nhân tố sinh thái không sống và nhân tố sinh thái sông 
-Đất, đá, nước
-Cây cỏ, côn trùng, giun..
Môi trường không khí
Nhân tố sinh thái không sống và nhân tố sinh thái sông 
-Không khí, bụi..
-Chim, côn trùng, động vật có xương sống khác..
Môi trường sinh vật
Nhân tố sinh thái không sống và nhân tố sinh thái sông 
Các loại sinh vật xung quanh
Bảng 63.2 : Sự phân chia các nhóm nhân tố sinh thái dựa vào giới hạn sinh thái
Nhân tố sinh thái
Nhóm thực vật
Nhóm động vật
Ánh sang
-Nhóm cây ưa sáng
-Nhóm cây ưa bóng
-Nhóm động vật ưa sáng
-Nhóm động vật ưa tối
Nhiệt độ
-Thực vật biến nhiệt
-Động vật biến nhiệt
-Động vật hằng nhiệt
Độ ẩm
-Thực vật ưa ẩm
-Thực vật chịu hạn
-Động vật ưa ẩm
-Động vật ưa khô
Bảng 63.3 : Quan hệ cùng loài và khác loài
Quan hệ
Cùng loài
Khác loài
Hỗ trợ
-Quần tụ cá thể
-Cách li cá thể
-Cộng sinh
-Khác loài
Cạnh tranh( hay đối địch)
-Cạnh tranh thức ăn, nơi ở
-Ăn thịt lẫn nhau
-Cạnh tranh
-Kí sinh, nửa kí sinh
-Sinh vật này ăn sinh vật khác
Bảng 63.4 : Hệ thống hoá các khái niệm
Khái niệm
Định nghĩa
Ví dụ
Quần thể
Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thể cùng loài, cùng sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm xác định và có khả năng sinh sản tạo thành các thế hệ mới
Rừng thông nhựa phân bố tại vùng núi Đông Bắc Việt Nam
Quần xã
Quần xã sinh vật là một tập hợp những quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian nhất định, chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau
Quần xã sinh vật Hồ Tây(Hà Nội)
Cân bằng sinh học
Cân bằng sinh học là hiện tượng số lượng cá thể của mỗi quần thể trong quần xã luôn luôn được khống chế ở mức độ phù hợp với khả năng của môi trường
Gặp khí hậu thuận lợi, sâu ăn lá cây sinh sản mạnh, số lượng tăng lên khiến cho số lượng chim sâu cũng tăng theo.Nhưng khi số lượng chim sâu tăng quá nhiều( ăn nhiều sâu) làm cho số lượng sâu giảm, rồi số lượng chim sâu cũng giảm.
Hệ sinh thái
Hệ sinh thái là một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định, bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sống của quần xã
Hệ sinh thái Hồ Tây( Hà Nội )
Chuỗi thức ăn
Chuỗi thức ăn là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài trong chuỗi thức ăn vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía trước, vừa là sinh vật bị mắt xích phía sau tiêu thụ
Lúa, ngô chuột 
mèo.
Lưới thức ăn
Các chuỗi thứca ăn có nhiều mắt xích chung tạo thành một lưới thức ăn ( gồm 3 thành phần chủ yếu: sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải)
 Rắn 
cầy bọ ngựa
 Sâu chuột
Cây 
Bảng 63.5 : Các đặc trưng của quần thể.
Các đặc trưng
Nội dung cơ bản
Ý nghĩa sinh thái
Tỉ lệ đực/ cái
Phần lớn các quần thể có tỉ lệ đực/ cái là 1: 1 
Cho thấy tiềm năng sinh sản của quần thể
Thành phần nhóm tuổi
Quần thể gồm các nhóm tuổi:
-Nhóm tuổi trước sinh sản
-Nhóm tuổi sinh sản
-Nhóm tuổi sau sinh sản
-Tăng trưởng khối lượng và kích thước quần thể
-Quyết định mức sinh sản của quần thể
-Không ảnh hưởng tới sự phát triển của quần thể
Mật độ
Là số lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích hay thể tích
Phản ánh các mối quan hệ trong quần thể có ảnh hưởng tới các đặc trưng khác của quần thể
Bảng 63.6 : Các tính chất của quần xã
Đặc điểm
Các chỉ số
Thể hiện
Số lượng các loài trong quần xã
Độ đa dạng
Mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã
Độ nhiều
Mật độ cá thể của từng loài trong quần xã
Độ thường gặp
Tỉ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số địa điểm quan sát
Thành phần loài trong quần xã
Loài ưu thế
Loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã
Loài đặc trưng
Loài chỉ có ở một quần xã hoặc có nhiều hơn hẳn các loài khác.
-Sau khi GV treo bảng phụ công bố từng đáp án ,HS theo dõi để chỉnh sửa vào từng phiếu học tập của mình
16
ph
Hoạt động 2.Củng cố.
-GV nêu các câu hỏi ôn tập ở SGK trang 190 để HS trả lời từ câu 1 đến câu 10 
-GV chốt lại kiến thức đúng.
-HS trả lời các câu hỏi
4.Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học tiếp theo( 2ph):
-Trả lời các câu hỏi ở cuối bài ôn tập trang 190 SGK.
-Học bài các nội dung ở HK II để chuẩn bị kiểm tra học kì II.
IV.RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG
.
.
Ngày soạn:
Tuần : 34
Tiết: 67

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 50 he sinh thai.doc