Giáo án môn Công nghệ - Tiết 61: Ôn tâp chương III

Giáo án môn Công nghệ - Tiết 61: Ôn tâp chương III

A. Mục tiêu.

1. Kiến thức.

 - Hệ thống lại các kiến thức đã học về cơ sở ăn uống hợp lí và vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến và các phương pháp chế biến thực phẩm và tổ chức bữa ăn hợp lí trong gia đình.

2. Kĩ năng.

 - Tổng hợp các kiến thức đã học theo hệ thống.

3. Thái độ.

 - Tích cực trong học tập và vận dụng kiến thức vào cuộc sống hằng ngày

B. Đồ dùng dạy học.

1. GV:

2. HS:

C. Tổ chức giờ học.

* Khởi động ( 2 phút)

1. Kiểm tra đầu giờ.

2. Giới thiệu bài:

Trong chương III các em đã tìm hiểu các kiến thức về nầu ăn trong gia đình. Để củng cố các kiến thức đã học của chương chúng ta cùng thực hiện ôn tập lại các kiến thức về cơ sở ăn uống hợp lí và vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến và các phương pháp chế biến thực phẩm và tổ chức bữa ăn hợp lí trong gia đình.

 

doc 4 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1588Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Công nghệ - Tiết 61: Ôn tâp chương III", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 13.04.10.
Ngày giảng:21.04.10(6a).
 23.04.10(6b)
Tiết 61:
Ôn tâp chương III
A. Mục tiêu.
1. Kiến thức.
 - Hệ thống lại các kiến thức đã học về cơ sở ăn uống hợp lí và vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến và các phương pháp chế biến thực phẩm và tổ chức bữa ăn hợp lí trong gia đình.
2. Kĩ năng.
 - Tổng hợp các kiến thức đã học theo hệ thống.
3. Thái độ.
 - Tích cực trong học tập và vận dụng kiến thức vào cuộc sống hằng ngày
B. Đồ dùng dạy học.
1. GV: 
2. HS: 
C. Tổ chức giờ học.
* Khởi động ( 2 phút)
1. Kiểm tra đầu giờ.
2. Giới thiệu bài: 
Trong chương III các em đã tìm hiểu các kiến thức về nầu ăn trong gia đình. Để củng cố các kiến thức đã học của chương chúng ta cùng thực hiện ôn tập lại các kiến thức về cơ sở ăn uống hợp lí và vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến và các phương pháp chế biến thực phẩm và tổ chức bữa ăn hợp lí trong gia đình.
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
HĐ1: Hệ thống lại các kiến thức. 
( 40 phút)
- Mục tiêu: hệ thống lại về cơ sở ăn uống hợp lí và vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến và các phương pháp chế biến thực phẩm và tổ chứ bữa ăn hợp lí trong gia đình.
- Đồ dùng:
- GVH: Thức ăn có vai trò gì đối với cơ thể chúng ta?
- HS: cá nhân trả lời câu hỏi. HS khác nhận xét.
- GV: nhận xét và kết luận.
- GVH: em hãy nêu các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể?
- HS: cá nhân phát biểu. HS nhận xét và phát biểu.
- GV: kết luận
- GVH: thức ăn được phân chia thành những nhóm nào? ý nghĩa của việc phân chia thức ăn thành nhóm?
- HS: trả lời câu hỏi. HS khác nhận xét và bổ sung.
- GV: nhân xét và kết luận .
- GVH: trình bày nguyên nhân và biện pháp phòng tránh nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm?
- HS: cá nhân phát biểu. HS khác nhận xét và bổ sung.
- GV: nhận xét câu trả lời và kết luận
- GVH: em hãy trình bày một số chú ý để thực phẩm không bị mất hay hao hụt chất dinh dưỡng?
- HS: cá nhân nhắc lại kiến thức. HS khác bổ sung.
- GV: kết luận
- GVH: Em hãy kể các phương pháp chế biến thực phẩm? Lấy ví dụ?
- HS: cá nhân phát biểu. HS khác bổ sung.
- GV: nhận xét, kết luận và nhắc lại khái niệm, quy trình và yêu cầu kĩ thuật của các phương pháp.
- GV: yêu cầu HS hoạt động nhóm (5 phút) nhắc lại:
+. Khái niệm bữa ăn hợp lí.
+. Nguyên tắc tổ chức bữa ăn và phân chia số bữa ăn trong ngày.
+. Quy trình tổ chức bữa ăn.
- HS: hoạt động nhóm. Đại diện nhóm trình bày. Nhóm khác bổ sung.
- GV: nhận xét và kết luận lại kiến thức.
I. Kiến thức.
1. Cơ sở của ăn uống hợp lí.
- Vai trò của thức ăn: ăn đủ no, đủ chất giúp cơ thể khoẻ mạnh và phát triển cân đối, đủ sức khoẻ để làm việc và chống đỡ với bệnh tật.
- Các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể: chất đạm, chất đường bột, chất béo, chất khoáng, vitamin, nước và chất sơ.
- Thức ănn được phân chia thành 4 nhóm: nhóm giàu chất đường bột, nhóm giàu chất béo, nhóm giàu chất vitamin và chất khoáng, nhóm giàu chất đam.
- ý nghĩa của phân nhóm thức ăn: người tổ chức bữa ăn mua đủ các loại thực phẩm cần thiết và thay đổi món ăn cho đỡ nhàm chán.
2. Vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Nguyên nhân ngộ độc thức ăn.
+. Thức ăn nhiễm vi sinh vật và độc tố của vi sinh vật.
+. Thức ăn bị biến chất.
+. Bản thân thức ăn có sẵn chất độc.
+. Thức ăn bị nhiễm các chất độc hoá học, hoá chất bảo vệ thực vật
- Biện pháp phòng tránh: 
(SGK – Tr 79)
3. Bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến và các phương pháp chế biến.
* Bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến
- Không để thực phẩm khô héo.
- Không ngâm thực phẩm lâu trong nước.
- Không đun nấu thực phẩm lâu.
- Bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ thích hợp và hợp vệ sinh.
- Phải biết áp dụng hợp lí các quy trình chế biến và bảo quản thực phẩm.
* Các phương pháp chế biến.
+) Có sử dụng nhiệt.
- Trong nước: luộc, nấu, kho.
- Bằng hơi nước: hấp.
- Bằng sức nóng trực tiếp của lửa: nướng.
- Trong chất béo: rán, rang, xào.
+) Không sử dụng nhiệt.
- Trộn dầu giấm.
- Trộn hỗn hợp.
- Muối chua.
4. Tổ chức bữa ăn hợp lí trong gia đình.
- Khái niệm bữa ăn hợp lí: Bữa ăn có sự phối hợp đầy đủ các loại chất dinh dưỡng cần thiết cung cấp đầy đủ cho nhu cầu của cơ thể về năng lượng và các chất dinh dưỡng.
- Nguyên tắc tổ chức bữa ăn hợp lí:
+. Nhu cầu của các thành viên.
+. Điều kiện tài chính.
+. Sự cân bằng chất dinh dưỡng
+. Thay đổi món ăn.
- Quy trình tổ chức bữa ăn.
+. Xây dựng thực đơn
+. Lựa chọn thực phẩm cho thực đơn.
+. Chế biến món ăn.
+. Trình bày và thu dọn bàn ăn
* Củng cố và hướng dẫn học bài (3 phút).
1. Củng cố:
- GV nhắc lại kiến thức trong tâm vừa ôn tập trong chương III.
2. Hướng dẫn học bài::
- ôn lại toàn bộ kiến thức đã học trong chương III và đọc trước bài 25 phần I. II.

Tài liệu đính kèm:

  • doct 61 - CN6-09.doc