CHI TIÊU TRONG GIA ĐÌNH (T1)
A. Mục tiêu.
1. Kiến thức.
- Biết được khái niệm và các khoản chi tiêu trong gia đình.
2. Kĩ năng.
- Liệt kê được các khoản chi tiêu của gia đình.
3. Thái độ.
- Quan tâm tới việc tiết kiệm chi tiêu trong gia đình.
B. Đồ dùng dạy học.
1. GV:
2. HS:
C. Tổ chức giờ học.
Ngày soạn: 20.04.10 Ngày giảng:26.04.10(6b) 28.04.10(6a) Tiết 64 – Bài 26: Chi tiêu trong gia đình (t1) A. Mục tiêu. 1. Kiến thức. - Biết được khái niệm và các khoản chi tiêu trong gia đình. 2. Kĩ năng. - Liệt kê được các khoản chi tiêu của gia đình. 3. Thái độ. - Quan tâm tới việc tiết kiệm chi tiêu trong gia đình. B. Đồ dùng dạy học. 1. GV: 2. HS: C. Tổ chức giờ học. * Khởi động ( 7 phút) 1. Kiểm tra đầu giờ. H: Em hãy nêu các hình thức thu nhập của gia đình ở Việt Nam? H: Em đã làm gì để góp phần tăng thu nhập gia đình? 2. Giới thiệu bài: Con người sống cần ăn, măc, ở và các vận dụng phục vụ cho sinh hoạt, học tập, công tác và vui chơi giải trí. Vậy để đảm bảo cho các nhu cầu đó chúng ta cần phải biết chi tiêu phù hợp từ nguốn thu nhập của gia đình. Tiết học này sẽ giúp các em biết được khái niệm và các khoản chi tiêu trong gia đình. Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng HĐ1: Tìm hiểu khái niệm chi tiêu trong gia đình. (15 phút) - Mục tiêu: biết được khái niệm chi tiêu trong gia đình - Đồ dùng: - GV: Em hãy cho biết những khoản mà gia đình em phải sử dụng tiền hoặc vật chất? - HS: cá nhân trả lời: ăn uống, đi lại, vui chơi, học tập, giải trí... - GV: Từ ví dụ dẫn dắt đến khái niệm chi tiêu trong gia đình. HĐ2: Tìm hiểu các khoản chi tiêu của gia đình. (18 phút) - Mục tiêu: biết các khoản chi tiêu trong gia đình. - Đồ dùng: - GV: giới thiệu các khoản chi tiêu của gia đình để HS tiếp thu. H: Em hãy kể các khoản chi của gia đình em cho việc ăn uống, may mặc và ở? - HS: cá nhân trả lời, em khác bổ sung. - GV: nhận xét và bổ xung. H: Nhu cầu đi lại (đi làm, đi học...) của gia đình em như thế nào? - HS: cá nhân phát biểu. HS khác nhận xét và bổ xung. - GV: nhận xét câu trả lời. H: Theo em chi cho bảo vệ sức khoẻ là chi cho những khoản gì? - HS: cá nhân trả lời: khám chữa bệnh, bảo hiểm, phòng trừ bệnh... - GV: nhận xét và kết luận chung. - GVH: Gia đình em phải chi cho những khoản gì cho việc học tập? (của em hoặc các thành viên khác). - HS trả lời: sách, bút, vở, mực... - GVH: Gia đình em có khoản chi nào cho nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí không? Chi cho loại nào? - HS: cá nhận phát biểu. HS khác bổ xung. - GVH: Theo em gia đình em có nên chi tiêu vào việc giao tiếp xã hội không? Vì sao? (quan hệ với bạn bè, với các gia đình khác...) - HS: trả lời cá nhân. - GV: nhận xét câu trả lời và kết luận. I. Chi tiêu trong gia đình. - Chi tiêu trong gia đình là các chi phí để đáp ứng các nhu cầu về vật chất và văn hoá tinh thần của các thành viên trong gia đình từ nguồn thu nhập của gia đình. II. Các khoản chi tiêu của gia đình. 1. Chi cho nhu cầu vật chất. - Ăn uống, may mặc, đi lại, bảo vệ sức khoẻ 2. Chi cho nhu cầu văn hoá tinh thần. - Học tập, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, giao tiếp xã hội... * Củng cố và hướng dẫn học bài ( 5 phút). 1. Củng cố: - GV: nhắc lại kiến thức trọng tâm của tiết học. H: chi tiêu trong gia đình là gì? H: Em hãy kể tên những khoản chi tiêu trong gia đình em? 2. Hướng dẫn học bài: - Về nhà học thuộc bài theo câu hỏi 1 và 2 SGK – Tr 133. - Đọc trước bài 26 phần III và IV. Ngày soạn: 20.04.10 Ngày giảng: 04.05.10(6ab) Tiết 65 – Bài 26: Chi tiêu trong gia đình (t2) A. Mục tiêu. 1. Kiến thức. - Hiểu được các công việc cần làm để bảo đảm cân đối thu, chi trong gia đình. 2. Kĩ năng. - Lập được kế hoạch thu chi của bản thân. 3. Thái độ. - Quan tâm tới việc tiết kiệm chi tiêu và làm các ccông việc vừa sức giúp đỡ gia đình. B. Đồ dùng dạy học. 1. GV: 2. HS: C. Tổ chức giờ học. * Khởi động ( 7 phút) 1. Kiểm tra đầu giờ. H: chi tiêu trong gia đình là gì? H: Em hãy kể tên những khoản chi tiêu trong gia đình em? 2. Giới thiệu bài: Trong gia đình có rất nhiều các khoản chi để phục vụ nhu cầu vật chất và tinh thần của các thành viên trong gia đình. Vậy các khoản chi đó cần phải được cân đối thu, chi phù hợp. Bài học hôm nay giúp các em hiểu được các công việc cần làm để bảo đảm cân đối thu, chi trong gia đình. Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng HĐ1.2: Tìm hiểu chi tiêu của các loại hộ gia đình ở Việt Nam. (15 phút) - Mục tiêu: biết được chi tiêu của các loại hộ gia đình ở Việt Nam. - Đồ dùng: - GVH: hình thức thu nhập của các hộ gia đình ở thành phố và nông thôn không giống nhau ở điểm nào? - HS: cá nhân nhắc lại kiến thức. HS khác nhận xét. - GV dẫn dắt: Sự khác nhau về hình thức thu nhập đó sẽ ảnh hưởng đế chi tiêu của gia đình. H: Theo em mức chi tiêu của gia đình ở thành phố và nông thôn có khác nhau không? vì sao? - HS: cá nhân đưa ra ý kiến. HS khác bổ xung. - GV: yêu cầu HS hoạt động nhóm (3 phút) trả lời vào bảng 5 SGK trong phiếu học tập. - HS: hoật động nhóm và đại diện nhóm trình bày. Nhóm khác nhận xét. - GV: nhận xét bài làm và sửa chuẩn. H: Nhìn vào bảng chi tiêu của các hộ gia đình em có nhận xét gì về hình thức chi tiêu của các hộ gia đình ở nông thôn, thành thị có khác nhau không? khác nhau ở điểm nào? Vì sao có sự khác nhau đó? - HS: cá nhân đưa ra nhận xét. HS khác nhận xét và bổ xung nếu thiếu. - GV: nhận xét, kết luận. HĐ2.2: Tìm hiểu cân đối thu, chi trong gia đình (18 phút) - Mục tiêu: Hiểu chi, tiêu hợp lí trong gia đình và các công việc cần làm để bảo đảm cân đối thu, chi trong gia đình. - Đồ dùng: - GV: trình bày khái niệm cân đối thu chi theo SGK để HS tiếp thu. - HS: lắng nghe, tiếp thu, ghi chép. - GV: yêu cầu HS đọc 4 ví dụ SGK. H: Em hãy cho biết chi tiêu như các hộ gia đình ở 4 ví dụ trên đã hợp lí chưa? Vì sao? - HS: hoạt động cá nhân đọc ví dụ SGK. HS trả lời: đã hợp lí vì đã phục vụ đủ nhu cầu của gia đình và có tích luỹ. - GVH: Như thế nào là chi tiêu hợp lí? - HS: cá nhân phát biểu. - GV: nhận xét, kết luận. - GV lưu ý: Chi tiêu hợp lí để có phần tích luỹ không có nghĩa là hà tiện để ảnh hưởng đến sức khoẻ và mối quan hệ xã hội. H: Nếu chi tiêu không hợp lí, thiếu phần tích luỹ thì sẽ dẫn đến những hậu quả gì? Liên hệ thực tế chi tiêu ở gia đình em? - HS: Không có tích luỹ thì sẽ không đảm bảo sức khoẻ và nhu cầu theo xã hội của gia đình. - GV: nêu khái niệm chi tiêu theo kế hoạch. Lấy ví dụ để HS tiếp thu. - HS: lắng nghe và ghi bài. - GV: yêu cầu HS quan sát H4.3 SGK và thảo luận nhóm (3 phút) trả lời câu hỏi SGK. (Gợi ý: Mua hàng khi nào? mua loại nào và mua ở đâu?) - HS: hoạt động nhóm. đại diện các nhóm trình bày. - GV: nhận xét câu trả lời. H: Theo em phải làm như thế nào để mỗi gia đình có phần tích luỹ? - HS: cá nhân đưa ra ý kiến. HS khác bổ xung. - GV: nhận xét, kết luận. - GVH: Bản thân em đã làm gì để góp phần tiết kiệm chi tiêu trong gia đình? - HS: cá nhân phát biểu. HS khác bổ xung. - GVH: Vậy để cân đối được thu, chi trong gia đình, chúng ta phải làm gì? - HS: cá nhân đưa ra ý kiến. HS khác bổ xung. - GV: nhận xét và kết luận. III. Chi tiêu của các loại hộ gia đình ở Việt Nam - Gia đình ở nông thôn: sản xuất ra sản phẩm vật chất và trực tiếp tiêu dùng. - Gia đình ở thành thị thu nhập bằng tiền nên phải mua hoặc chi trả. II. Cân đối thu, chi trong gia đình. - Cân đối thu, chi là đảm bảo sao cho tổng thu nhập của gia đình phải lớn hơn tổng chi tiêu, để có thể dành được một phần tích luỹ cho gia đình. 1. Chi tiêu hợp lí. - Chi tiêu hợp lí là phải thoả mãn những nhu cầu thiết yếu của gia đình và có phần tích luỹ. 2. Biện pháp cân đối thu, chi. a. Chi tiêu theo kế hoạch: - Là lập phương án chi tiêu trong một khoảng thời gian nhất định. Cần phải sắp xếp thứ tự ưu tiên cho từng nhu cầu chi tiêu và phải có tích luỹ. b. Tích luỹ. - Để có tích luỹ cần thực hiện: + Tiết kiệm chi tiêu: + Tăng thêm nguồn thu nhập cho gia đình. * Để cân đối thu, chi cần: - Phải cân nhắc kĩ trước khi quyết định chi tiêu. - Chỉ chi tiêu khi thực sự cần thiết. - Chi tiêu phải phù hợp với khả năng thu nhập. * Củng cố và hướng dẫn học bài ( 5 phút). 1. Củng cố: - GV: gọi HS đọc ghi nhớ SGK – Tr 133. H: làm thế nào để cân đối thu, chi trong gia đình? 2. Hướng dẫn học bài: - Về nhà học thuộc chi nhớ SGK và lập kế hoạch chi tiêu của bản thân trong 1 tuần. - Đọc trước bài 27 và chuẩn bị giấy nháp cho tiết thực hành.
Tài liệu đính kèm: