A. Mục tiêu:
1. Về kiến thức: Giúp học sinh
+ Nắm được các bước giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình
2. Về kỷ năng: Giúp học sinh có kỷ năng:
+Giải một số dạng toán bằng cách lập hệ
3. Về thái độ: Suy luận
B. Phương pháp: Đặt và giải quyết vấn đề
C. Chuẩn bị của học sinh và giáo viên:
Giáo viên Học sinh
Hệ thống bài tập Sgk, MTBT
Ngày Soạn: 18/1/07 Ngày dạy:.............. Tiết 40 §5. GIẢI BÀI TOÁN BẰNG CÁCH LẬP HỆ PHƯƠNG TRÌNH A. Mục tiêu: 1. Về kiến thức: Giúp học sinh + Nắm được các bước giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình 2. Về kỷ năng: Giúp học sinh có kỷ năng: +Giải một số dạng toán bằng cách lập hệ 3. Về thái độ: Suy luận B. Phương pháp: Đặt và giải quyết vấn đề C. Chuẩn bị của học sinh và giáo viên: Giáo viên Học sinh Hệ thống bài tập Sgk, MTBT D. Tiến trình lên lớp: I.Ổn định lớp:( 1') II. Kiểm tra bài cũ:(5') Câu hỏi hoặc bài tập Đáp án Hãy nhắc lại các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình ? 1.Lập phương trình Chọn ẩn và đặt điều kiện thích hợp cho ẩn; Biểu diễn các đại lượng chưa biết theo ẩn và các đại lượng đã biết; Lập phương trình biểu thị mối quan hệ giữa các đại lượng 2.Giải phương trình 3.Trả lời: Chọn ẩn thỏa điều kiện III.Bài mới: (33') Vấn đề: Phương pháp giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình như thế nào? Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung HĐ1: Ví dụ 1 (15’) GV: Các bước giải bài toán trên bằng cách lập hệ phương trình cũng tương tự như các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình. Các em hãy suy nghĩ tìm cách giải bài toán sau (Ví dụ 1) ? HS: Suy nghĩ GV: Gọi chữ số thứ nhất là a (0<a≤9) chữ số thứ hai là b (0≤b≤9 ). Dựa vào giả thiết hãy lập các phương trình ẩn a và b ? HS: a + b = 11 và 2a – b = 10 GV: Lập hệ phương trình từ hai phương trình trên? HS: Thực hiện GV: Giải hệ tìm a, b ? HS: a = 7 và b = 4 GV: Số cần tìm là bao nhiêu ? HS: 74 Ví dụ 1: Tìm số tự nhiên có hai chữ số biết tổng hai chữ số là 11 và hiệu hai lần số thứ nhất và số thứ hai là 10. Giải: Gọi chữ số thứ nhất là a (a>0) chữ số thứ hai là b (b>0). Theo bài: + Tổng hai chữ số là 11 nên ta có: a+ b = 11 + Hiệu hai lần số thứ nhất và số thứ hai là 10 nên ta có: 2a - b = 10 Do đó ta có hệ Giải hệ ta có a = 7 và b = 4 Vậy số cần tìm là 74 HĐ2: Ví dụ 2 (18’) GV: Bài toán yêu cầu tìm gì ? HS: Vận tốc của mỗi xe GV: Gọi vận tốc của xe tải x km/h, xe khách là y km/h. Điều kiện của x, y là gì? HS: Điều kiện: x>0, y>0 GV: Dựa vào giả thiết “Mỗi giờ xe khách đi nhanh hơn xe tải 13 km”, hãy lập phương trình biểu thị mối liên hệ giữa x và y ? HS: y = x + 13 (1) GV: Thời gian của mỗi xe đã đi khi hai xe gặp nhau là bao nhiêu? HS: Xe khách: 1 giờ 48 phút, tức 9/5 giờ Xe tải: 1 + 9/5 = 14/5 giờ GV: Viết công thức tính quảng đường đi được của xe tải, xe khách đến khi chúng gặp nhau? HS: Sk = 9/5.y St = 14/5.x GV: Sk + St = ? HS: 9/5.y + 14/5.x = 189 (2) GV: Tìm x, y từ (1) và (2) ? HS: x = 36 km/h; y = 49km/h Ví dụ 2: (sgk/21) Giải: *Gọi vận tốc của xe tải x km/h, xe khách là y km/h. ( x>0, y>0) *Mỗi giờ xe khách đi nhanh hơn xe tải 13 km nên ta có phương trình: y = x + 3 *Xe khách đi được 9/5 giờ thì gặp xe tải; xe tải đi được 14/5 giờ thì gặp xe khách. Hai xe đi ngược chiều và quảng đường là 189 km. Nên ta có phương trình: Từ đó ta có hệ: Giải hệ ta có x = 36 và y = 49 Vậy vận tốc của xe khách là 49 km/h và vận tốc của xe tải là 36 km/h IV. Củng cố: (5') Giáo viên Học sinh Từ hai ví dụ trên hãy nêu các bước giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình? 1.Lập hệ phương trình Chọn ẩn và đặt điều kiện thích hợp cho ẩn; Biểu diễn các đại lượng chưa biết theo ẩn và các đại lượng đã biết; Lập hệ phương trình biểu thị mối quan hệ giữa các đại lượng 2.Giải hệ phương trình 3.Trả lời: Chọn ẩn thỏa điều kiện V. Dặn dò và hướng dẫn học ở nhà:(1') 1.Ghi nhớ các bước giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình 2. Thực hiện bài tập: 28, 29, 30 sgk/22
Tài liệu đính kèm: