Giáo án môn Đại số 9 - Tuần 26 - Tiết 51: Phương trình bậc hai một ẩn

Giáo án môn Đại số 9 - Tuần 26 - Tiết 51: Phương trình bậc hai một ẩn

A. Mục tiêu:

 1. Về kiến thức: Giúp học sinh:

+Nắm được dạng của phương trình bậc hai một ẩn.

+Cách giải một số phương trình có dạng đặc biệt.

 2. Về kỷ năng: Giúp học sinh có kỷ năng:

+Nhận dạng phương trình bậc hai một ẩn.

+Giải một số phương trình có dạng đặc biệt

 3. Về thái độ: Suy luận

B. Phương pháp: Đặt và giải quyết vấn đề

C. Chuẩn bị của học sinh và giáo viên:

Giáo viên Học sinh

Bảng ghi ?1, ?2, ?3, ?4, ?5, ?6, ?7 Sgk, MTBT

 

doc 2 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 723Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Đại số 9 - Tuần 26 - Tiết 51: Phương trình bậc hai một ẩn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày Soạn: 12/3/07 
Ngày dạy:..............
Tiết
51
§3. PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAI MỘT ẨN 
A. Mục tiêu:
	1. Về kiến thức: Giúp học sinh:
+Nắm được dạng của phương trình bậc hai một ẩn. 
+Cách giải một số phương trình có dạng đặc biệt.
	2. Về kỷ năng: Giúp học sinh có kỷ năng:
+Nhận dạng phương trình bậc hai một ẩn. 
+Giải một số phương trình có dạng đặc biệt
	3. Về thái độ: Suy luận
B. Phương pháp: Đặt và giải quyết vấn đề
C. Chuẩn bị của học sinh và giáo viên:
Giáo viên
Học sinh
Bảng ghi ?1, ?2, ?3, ?4, ?5, ?6, ?7
Sgk, MTBT
D. Tiến trình lên lớp:
	I.Ổn định lớp:( 1')
	II. Kiểm tra bài cũ:
III.Bài mới: (30')
Vấn đề: Phương trình bậc hai là phương trình như thế nào? Cách giải ra sao?
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
HĐ1: Định nghĩa (15’)
GV: Phương trình bậc hai là phương trình có dạng như thế nào?
HS: ax2 +bx + c = 0 (*) trong đó a,b,c là những số cho trước và a khác 0, x là ẩn 
GV: Cho ví dụ ? Chỉ rõ hệ số a, b, c
HS: Thực hiện
GV: Yêu cầu học sinh thực hiện ?1
HS: Hai phương trình ở câu b, d không phải là phưong trình bậc hai
1. Định nghĩa
Phương trình bậc hai một ẩn là phương trình có dạng: ax2 +bx + c = 0 (*) 
Trong đó a,b,c là những số cho trước và a khác 0, x là ẩn 
HĐ2: Một số ví dụ về giải phương trình bậc hai (15’)
GV: Để giải loại phương trình này phương pháp hiện có của chúng ta là đưa chúng về phương trình tích. 
Ví dụ: (1)Û2x(x – 3)=0Ûx = 0 hoặc x=3
HS: Lắng nghe, theo dõi, ghi nhớ
GV: Tương tự giải phương trình còn lại
HS: (2)Û
(3)Û x2 – 3x – 4 = 0
 Û(x+1)(x-4)=0Ûx=-1 hoặc x=4
GV: Hãy tìm cách giải khác đối với phương trinh (3)
HS: Suy nghĩ
GV: Chuyển hạng tử do sang vế phải. Phân tích 3x thành tích chứa thừa số 2
HS: x2 – 3x – 4 = 0Û x2 – 2.x.=4
GV: Cộng thêm vào hai vế với số nào để vế trái là một bình phương?
HS: x2 – 2.x.=4Û x2 – 2.x.+= 4+
Û(x-)2 = Û x=-1 hoặc x=4
2. Một số ví dụ về giải phương trình
Giải các phương trình sau:
2x2 – 6x =0 (1)
x2 – 5 = 0 (2)
x2 – 3x = 4 (3)
Giải:
a) (1)Û2x(x – 3)=0Ûx = 0 hoặc x=3
b) (2)Û
c) Cách 1: 
(3)Û x2 – 3x – 4 = 0
 Û(x+1)(x-4)=0
 Ûx=-1 hoặc x=4
Cách 2: 
(3) Û x2 – 2.x.=4
 Û x2 – 2.x.+= 4+
 Û(x-)2 = 
 Û x=-1 hoặc x=4
	IV. Củng cố: (8')
	Giáo viên
Học sinh
Giải phương trình x2 - 4x + 8 = 0
Gợi ý: Biến phương trình có vế trái là bình phương của nhị thức bậc nhất và vế phải là một số
 x2 - 4x + 8 = 0
Û x2 - 4x + 4 = 4
Û (x-2)2 = 4
Û x - 2 = 2 hoặc x - 2 = - 2
Û x = 4 hoặc x = 0 
	V. Dặn dò và hướng dẫn học ở nhà:(1')
Thực hiện bài tâp: 11, 12, 13 sgk/42, 43 - Tiết sau luyện tập

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet51.doc