A. Mục tiêu:
1. Về kiến thức: Giúp học sinh:
Nắm được cách giải bài toán bằng cách lập phương trình: Chọn ẩn, đặt điều kiện cho ẩn, lập phương trình, chọn nghiệm
2. Về kỷ năng: Giúp học sinh có kỷ năng:
Giải bài toán bằng cách lập phương trình
3. Về thái độ: Suy luận
B. Phương pháp: Đặt và giải quyết vấn đề
C. Chuẩn bị của học sinh và giáo viên:
Giáo viên Học sinh
Hệ thống bài tập Sgk, MTBT, ghi cách giải phương trình bậc hai
Ngày Soạn: 18/4/07 Ngày dạy:.............. Tiết 62 §8. GIẢI BÀI TOÁN BẰNG CÁCH LẬP PHƯƠNG TRÌNH A. Mục tiêu: 1. Về kiến thức: Giúp học sinh: Nắm được cách giải bài toán bằng cách lập phương trình: Chọn ẩn, đặt điều kiện cho ẩn, lập phương trình, chọn nghiệm 2. Về kỷ năng: Giúp học sinh có kỷ năng: Giải bài toán bằng cách lập phương trình 3. Về thái độ: Suy luận B. Phương pháp: Đặt và giải quyết vấn đề C. Chuẩn bị của học sinh và giáo viên: Giáo viên Học sinh Hệ thống bài tập Sgk, MTBT, ghi cách giải phương trình bậc hai D. Tiến trình lên lớp: I.Ổn định lớp:( 1') II. Kiểm tra bài cũ:(5') Câu hỏi hoặc bài tập Đáp án Nêu các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình? 1.Lập phương trình 2.Giải phương trình 3.Trả lời III.Bài mới: (35') Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung HĐ1: ?1 sgk/58 (15') GV: Yêu cầu học sinh thực hiện theo nhóm ?1 sgk/58 HS: Thực hiện GV: Gọi chiều rộng là x m. Điều kiện của x là gì? Chiều dài tính theo x là gì? HS: x > 0. Chiều dài là: x + 4 m GV: Từ giả thiết mảnh đất có diện tích là 320 m2, hãy lập phương trình của bài toán? HS: x( x + 4) = 320 (*) GV: Giải (*) ? HS: x = 16 V x = -20 GV: Chiều dài, chiều rộng của mảnh đất là bao nhiêu? HS: Chiều rộng: 16 m - Chiều dài: 20m Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều rộng bé hơn chiều dài 4 m và diện tích bằng 320 m2 . Tính chiều dài và chiều rộng của mảnh đất. Giải: Gọi chiều rộng là x m, x > 0. Suy ra: Chiều dài là: x + 4 m Diện tích: x(x + 4) mà diện tích của hình chữ nhật là 320 m2, nên ta có phương trình: x( x + 4) = 320 (*) Giải (*)(*)Û x = 16 V x = -20 Vậy, chiều rộng: 16 m chiều dài: 20m HĐ2: Bài tập 43 sgk/58 (20') GV: Yêu cầu học sinh thực hiện theo nhóm bài tập 43 sgk/58 HS: Thực hiện GV: Gọi vận tốc của xuồng lúc đi là x km/h, x>0. Biểu diễn các đại lượng: vận tốc lúc về, thời gian đi, thời gian về theo x? HS: Vận tốc lúc về: x-5 km/h; Thời gian đi: 120/x + 1 h; Thời gian về: 125/(x-5) h GV: Từ giả thiết thời gian đi bằng thời gian về, hãy lập phương trình? HS: 120/x + 1 = 125/(x -5) (*) GV: Giải (*) ? HS: (*) Û x = 30 V x = -20 GV: Vận tốc của xuồng khi đi là bao nhiêu? HS: v = 30 km/h Bài tập 43 sgk/58 Giải: Gọi vận tốc của xuồng lúc đi là x km/h, x>0. Suy ra: Vận tốc lúc về: x-5 km/h Thời gian đi: 120/x + 1 h Thời gian về: 125/(x-5) h Mà thời gian đi bằng thời gian về, nên ta có phương trình: 120/x + 1 = 125/(x -5) (*) Giải (*): (*) Û x = 30 V x = -20 Vậy, vận tốc của xuồng khi đi là 30 km/h IV. Củng cố: (3') Giáo viên Học sinh Nêu các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình? 1.Lập phương trình 2.Giải phương trình 3.Trả lời V. Dặn dò và hướng dẫn học ở nhà:(1') Thực hiện bài tập: 41, 42, 45 sgk/58, 59 - Tiết sau luyện tập
Tài liệu đính kèm: