Giáo án môn: Địa lí 9

Giáo án môn: Địa lí 9

Tiết 1: CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM

 I - Mục đích yêu cầu

 1. Về kiến thức:

- Nêu đ¬ược một số đặc điểm về dân tộc.

- Biết đư¬ợc các dân tộc có trình độ phát triển kinh tế khác nhau, chung sống đoàn kết, cùng xây dựng và bảo vệ tổ quốc

- Trình bày đ¬ược sự phân bố các dân tộc ở nư¬ớc ta.

2. Về kỹ năng:

- Phân tích bảng số liệu, biểu đồ về số dân phân theo thành phần dân tộc để thấy các dân tộc có số dân rất khác nhau, dân tộc Kinh chiếm khoảng 4/5 dân số cẩ nư¬ớc.

- Thu thập thông tin về một số dân tộc ( số dân, đặc điểm về phong tục, tập quán, trang phục, nhà ở, kinh nghiệm sản xuất, địa bàn phân bố chủ yếu.)

3. Về thái độ: Có tinh thần tôn trọng, đoàn kết các dân tộc.

 II - Chuẩn bị

- Bản đồ dân cư Việt Nam.

- Bộ tranh ảnh các dân tộc Việt Nam.

 III - Tiến trình lên lớp

 

doc 112 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 984Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn: Địa lí 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 KẾ HOẠCH BỘ MÔN: ĐỊA LÍ 9
 Cả năm: 37 tuần, 52 tiết
 Học kì 1: 19 tuần, 35 tiết
 Học kì 2: 18 tuần, 17 tiết
 Nội dung
 Thời lượng
Địa lí Việt Nam (tiếp theo)
II. Địa lí dân cư
5 tiết (4 lí thuyết + 1 thực hành
III. Địa lí kinh tế
11 tiết (9 lí thuyết + 2 thực hành)
IV. Sự phân hóa lãng thổ
24 tiết (17 lí thuyết + 7 thực hành)
V. Địa lí địa phương
4 tiết ( 3 lí thuyết + 1 thực hành
Ôn tập
4 tiết
Kiểm tra
4 tiết
Cộng
52 tiết (33 lí thuyết + 11 thực hành + 4 ôn tập + 4 kiểm tra)
Học kì 1: Địa lí Việt Nam (tiếp theo)
Tiết 1
Bài 1
Cộng đồng các dân tộc Việt nam
Tiết 2
Bài 2
Dân số và sự gia tăng dân số
Tiết 3
Bài 3
Phân bố dân cư và các loại hình quần cư
Tiết 4
Bài 4
Lao động và Việc làm. Chất lượng cuộc sống
Tiết 5
Bài 5
Thực hành: Phân tích và so sánh tháp dân số năm 1989 và năm 1999
Tiết 6
Bài 6
Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam
Tiết 7
Bài 7
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp
Tiết 8
Bài 8
Sự phát triển và phân bố nông nghiệp
Tiết 9
Bài 9
Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp và thủy sản 
Tiết 10
Bài 10
Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo nhóm cây, sự tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm
Tiết 11
Bài 11
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp
Tiết 12
Bài 12
Sự phát triển và phân bố ngành công nghiệp
Tiết 13
Bài 13
Vai trí, đặc điểm phát triển và phân bố của ngành dịch vụ
Tiết 14
Bài 14
Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông
Tiết 15
Bài 15
Thương mại và dịch vụ
Tiết 16
Bài 16
Thực hành: Vẽ biểu đồ về thay đổi cơ cấu kinh tế
Tiết 17
Ôn tập
Tiết 18
Kiểm tra
Tiết 19
Bài 17
Vùng trung du và miền núi bắc bộ
Tiết 20
Bài 18
Vùng trung du và miền núi bắc bộ ( tiếp theo)
Tiết 21 
Bài 19
Thực hành: Đọc bản đồ, phân tích và đánh giá ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản đối với sự phát triển công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ
Tiết 22
Bài 20
Vùng Đồng bằng sông Hồng
Tiết 23
Bài 21
Vùng Đồng bằng sông Hồng (tiếp theo)
Tiết 24
Bài 22
Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ mối quan hệ giữa dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người
Tiết 25
Bài 23
Vùng Bắc Trung Bộ
Tiết 26
Bài 24
Vùng Bắc Trung Bộ (tiếp theo)
Tiết 27
Bài 25
Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
Tiết 28
Bài 26
Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (tiếp theo)
Tiết 29
Bài 27
Thực hành: Kinh tế biển Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ
Tiết 30
Bài 28
Vùng Tây nguyên
Tiết 31
Bài 29
Vùng Tây nguyên (tiếp theo)
Tiết 31
Bài 30
Thực hành: So sánh tình hình sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở Trung du và miền núi bắc Bộ với Tây nguyên 
Tiết 33
Bài
Ôn tập học kì I
Tiết 34
Bài
Kiểm tra học kì I
Tiết 35
Bài 31
Vùng Đông Nam Bộ
Học kì 2
Tiết 36
Bài 32
Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo)
Tiết 37
Bài 33
Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo)
Tiết 38
Bài 34
Thực hành: Phân tích một số ngành công nghiệp trọng điểm ở Đông Nam Bộ trên cơ sở bảng số liệu 
Tiết 39
Bài 35
Vùng Đồng Bằng sông Cửu Long
Tiết 40
Bài 36
Vùng Đồng Bằng sông Cửu Long (tiếp theo)
Tiết 41
Bài 37
Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ về tình hình phát triển của ngành thủy, hải sản ở Đồng bằng sông Cửu long
Tiết 42
Ôn tập
Tiết 43
Kiểm tra
Tiết 44
Bài 38
Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển- đảo
Tiết 45
Bài 39
Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển- đảo (tiếp theo)
Tiết 46
Bài 40
Thực hành: Vấn đề khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường biển- đảo
Tiết 47
Bài 41
Địa lí tỉnh Thanh Hóa
Tiết 48
Bài 42
Địa lí tỉnh Thanh Hóa (tiếp theo)
Tiết 49
Bài 43
Địa lí tỉnh Thanh Hóa (tiếp theo)
Tiết 50
Bài 44
Thực hành: Địa lí tỉnh Thanh Hóa
Tiết 51
Ôn tập học kì II
Tiết 52
Kiểm tra học kì II
 Ngày soạn: 20/8/1011 Ngày dạy:27/8/2011
Tiết 1: CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM
 I - Mục đích yêu cầu
 1. Về kiến thức: 
- Nêu được một số đặc điểm về dân tộc.
- Biết được các dân tộc có trình độ phát triển kinh tế khác nhau, chung sống đoàn kết, cùng xây dựng và bảo vệ tổ quốc
- Trình bày được sự phân bố các dân tộc ở nước ta.
2. Về kỹ năng:
- Phân tích bảng số liệu, biểu đồ về số dân phân theo thành phần dân tộc để thấy các dân tộc có số dân rất khác nhau, dân tộc Kinh chiếm khoảng 4/5 dân số cẩ nước.
- Thu thập thông tin về một số dân tộc ( số dân, đặc điểm về phong tục, tập quán, trang phục, nhà ở, kinh nghiệm sản xuất, địa bàn phân bố chủ yếu.)
3. Về thái độ: Có tinh thần tôn trọng, đoàn kết các dân tộc.
 II - Chuẩn bị
- Bản đồ dân cư Việt Nam.
- Bộ tranh ảnh các dân tộc Việt Nam.
 III - Tiến trình lên lớp
A - Ổn định tổ chức:
B - Kiểm tra bài cũ: Không.
C - Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
GV treo bộ tranh ảnh các dân tộc Việt Nam
? Theo hiểu biết của em thì hiên nay ở nước ta có bao nhiêu dân tộc?
? Quan sát biểu đồ 1.1 hãy nhận xét về tỉ lệ giữa các dân tộc?
- Dân tộc nào có số lượng nhiều nhất
- Các dân tộc khác như thế nào
? Đặc điểm thường thấy của dân tộc Kinh? (Qua bộ tranh ảnh)
? Hãy kể tên một số dân tộc khác mà em biết?
? Các dân tộc khác có đặc điểm sống như thế nào?
+ Quan sát hình 1.2 (Lớp học vùng cao) em có nhận xét gì về đời sống vật chất và sinh hoạt tinh thần của họ?
? ý kiến trong sách giáo khoa: cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cũng là người Việt Nam - Em thấy như thế nào? (Có đúng không).
- Vì sao?
+ GV treo bản đồ dân tộc Việt Nam
- Giải thích phần chú giải
? Dựa vào bản đồ và vốn hiểu biết của em hãy chỉ ra những vùng sinh sống chủ yếu của các dân tộc?
+ GV treo tranh vẽ về dân tộc Kinh.
? Nhận xét về đặc điểm và trang phục?
? Đặc điểm kinh tế và các hình thức quần cư? 
? Chỉ ra các khu vực phân bố chủ yếu? Của những dân tộc nào khác?
? Nhận xét về số lượng, tỉ lệ dân cư và đời sống, sản xuất?
? Qua một số tranh ảnh các dân tộc em có nhận xét gì về nét văn hoá và đời sống của họ?
I. Các dân tộc ở Việt Nam:
- Trên lãnh thổ nước ta hiện nay có 54 dân tộc khác nhau cùng sinh sống gắn bó. Mỗi dân tộc có những nét văn hoá riêng tạo nên sự đa dạng trong bản sắc văn hoá Việt Nam.
- Dân tộc Kinh chiếm 86.2% dân số, là dân tộc có tỉ lệ đông nhất. Các dân tộc khác chỉ chiếm 13.8%
- Đây là dân tộc có nhiều kinh nghiệm trong việc thâm canh lúa nước, các ngành nghề thủ công, lực lượng đông đảo nhất trong nền kinh tế.
II. Phân bố các dân tộc:
- Vùng đồng bằng duyên hải: Kinh, Chăm, Khơ me....
- Vùng núi, cao nguyên: Các dân tộc ít người khác.
1. Dân tộc Kinh:
- Phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng Sông Hồng, ĐB sông Cưủ Long, duyên hải Trung Bộ, các khu vực khác....
- Các hoạt động sản xuất: nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ....
- Sống theo đơn vị làng, xóm, thôn....
2.Các dân tộc ít người:
- Khu Đông bắc Bắc bộ: Tày, Nùng, Sán Chỉ, Sán Chay, Hà Nhì....
- Khu Tây Bắc Bắc bộ: Thái, Mường, Dao, Mông....
- Trường Sơn: Ê đê, Ba na, Gia lai, Cơ ho.....
- Nam Trung bộ: Chăm.....
- Tây Nam bộ: Kh'me.
- Họ sống chủ yếu nhờ vào khai thác nương rẫy, lâm sản, trồng cây ăn quả và nghề rừng.... 
- Khó khăn: đời sống vật chất và tinh thần còn nhiều khó khăn cần được giúp đỡ và cải thiện thông qua các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước.
D - Củng cố: Học sinh nhắc lại các ý chính của bài.
 Làm bài tập vào vở bài tập.
E - Hướng dẫn học bài: Làm bài tập 3/6 sgk.
 Đọc trước bài: Số dân và gia tăng dân số.
 IV.Điều chỉnh bổ sung:
 Ngày soạn:1/9/2011 Ngày dạy:8/9/2011
Tiết 2: DÂN SỐ VÀ SỰ TĂNG DÂN SỐ 
 I - Mục đích yêu cầu:
 1. Về kiến thức: Trình bày được một số đặc điểm dân số nước ta; nguyên nhân và hậu quả. 
 2. Về kỹ năng: 
- Vẽ và phân tích biểu đồ dân số, bảng số liệu về cơ cấu dân số Việt Nam.
- Phân tích và so sánh tháp dân số nước ta năm 1989 và 1999 để thấy rõ đặc điểm cơ cấu dân số, sự thay đổi của cơ cấu dân số theo độ tuổi và giới ở nước ta trong giai đoạn 1989 – 1999.
 3. Thái độ: Ý thức được sự cần thiết phải có quy mô gia đình hợp lý.
 II - Chuẩn bị:
- Biểu đồ biến đổi dân số.
- Một số tranh minh họa cho hậu quả của bùng nổ dân số. 
 III - Tiến trình lên lớp:
A - Ổn định tổ chức:
B - Kiểm tra bài cũ: 
 - Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Những nét văn hóa riêng của các dân tộc được thể hiện ở những mặt nào?
 - Trình bày tình hình phân bố các dân tộc ở nước ta?
C - Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
? Theo thống kê, hiện nay nước ta có bao nhiêu triệu người?
? Với số lượng ấy em có nhận xét gì?
GV treo biểu đồ biến đổi dân số của nước ta giai đoạn 1954 - 2003
? Nhận xét tình hình tăng dân số của nước ta? (Làm phép tính trung binh tăng dân số từ 1954 - 2003, tỉ lệ tăng tự nhiên tăng giảm như thế nào)
? Sự ổn định thể hiện như thế nào?
? Cho biết một số nguyên nhân và hậu quả của sự gia tăng dân số?
Quan sát bảng 2.1: Nhận xét tỉ lệ gia tăng tự nhiên giữa các vùng?
? Xác định các vùng miền có tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao và thấp?
- Giải thích lý do vì sao có sự khác biệt như vậy?
Quan sát bảng số liệu 2.2
GV đưa ra những thuật ngữ: Tuổi dưới tuổi lao động, tuổi lao động và trên tuổi lao động.
? Theo dõi sự thay đổi tỉ lệ các nhóm tuổi qua các giai đọan từ 1979 - 1999, Em có nhận xét gì?
? Thể hiện tình hình tăng dân số như thế nào?
? Theo dõi sự thay đổi về tỉ lệ của giới tính., em có nhận xét gì?
? Nêu nguyên nhân dẫn tới sự khác biệt ấy?
? Những đặc điểm ấy có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế xã hội?
I. Số dân:
- Năm 2002 dân số nước ta là 79.7 triệu người.
- Với một diện tích chỉ hơn 330.000km2 (đứng thứ 58 trên thế giới) nhưng dân số nước ta lại quá đông, xếp thứ 14 trên thế giới, gây ra những khó khăn cho nền kinh tế và đời sống.
II. Gia tăng dân số:
- Nước ta bắt đầu bước vào giai đoạn bùng nổ dân số từ nửa sau thế kỷ 20.
- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên giảm nhanh trong giai đoạn 1989 - 2003, hiện ổn định ở mức 1.4%/năm.
- Tỉ suất sinh thấp và tỉ lệ gia tăng tự nhiên giảm là do những cố gắng về y tế, tuyên truyền trong hơn 30 năm qua.
+ Nguyên nhân:
- Số người trong độ tuổi sinh đẻ nhiều.
- Tỉ lệ tử giảm.
- Còn tồn tại những quan niệm phong kiến.
- Nhận thức về vấn đề dân số còn chưa cao.
+ Hậu quả:
- Bình quân lương thực giảm, đói nghèo.
- Kinh tế chậm phát triển.
- Khó khăn trong giải quyết việc làm.
- Mất trật tự an ninh.
- Cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường.
- Không giống nhau: 
+Thành thị thấp, nông thôn cao.
+Các vùng núi và cao nguyên tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao hơn đồng bằng.
-> Do nhận thức và công tác tuyên truyền về dân số chưa cao.
III. Cơ cấu dân số:
Cơ cấu theo nhóm tuổi:
+ Nhóm tuổi 0 - 14 giảm dần.
+ Nhóm tuổi 15 - 59 tăng nhanh.
+ Nhóm tuổi trên 60 tăng nhưng chậm.
-> Nước ta có dân số trẻ, khó khăn cho công tác y tế giáo dục.
- Tỉ lệ sinh đang giảm dần.
2. Cơ cấu về giới:
- Nam giới ít hơn nữ giới, tuy nhiên sự chênh lệch về giới thay đổi theo hướng giảm dần từ 3% vào năm 1979 xuống còn 1.6% năm ... lạnh trùng với mùa khô.
- ảnh hưởng của khí hậu tới sản xuất.
3. Thuỷ văn:
- Thanh Hoá có 20 con sông lớn nhỏ chảy từ Tây Bắc-Đông Nam thuộc 4 hệ thống sông chính: sông Mã, sông Lạch Bạng, sông Yên, sông Hoạt.
- Sông suối nhiều nước phục vụ phát triển sản xuất và đời sống, tiềm năng thuỷ điên lớn.
4. Thổ nhưỡng:
- Có 10 nhóm đất với 28 loại đất khác nhau, các loại có diện tích lớn là: đất đỏ vàng, đất phù sa bồi tụ, đất mặn, đất cát.
- Sử dụng đất đến năm 2000 chiếm 67,8% toàn tỉnh.
5. Tài nguyên sinh vật:
- Diện tích đất rừng gần 430,4 nghìn ha, chiếm 36,8% diện tích tự nhiên toàn tỉnh.
- Các loại đông vật hoang dã: Voi, bò tót, hươu, nai, hổ, gấu...
- Vườn quốc gia: Bến En (Như Xuân).
6. Khoáng sản: Đa dạng.
- Đá vôi, sét, crôm, mangan, titan, thiếc, đồng, chì, kẽm, vàng...
- Tài nguyên khoáng sản là cơ sở quan trọng để phát triển một số ngành công nghiệp như khai khoáng sản xuất vật liệu xây dung.
Kết luận: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của tỉnh ta tạo điều kiện để phát triển nền kinh tế đa dạng.
B. Củng cố: Học sinh làm bài tập vào vở bài tập.
C. Dặn dò: Tìm hiểu đặc điểm dân cư ở tỉnh ta.
IV.Điều chỉnh bổ sung:
 Ngày soạn: Ngày dạy:
Tiết 48: Địa lí tỉnh Thanh Hoá (tiếp theo)
 I. Mục tiêu
 Học sinh nắm được:
- Đặc điểm dân cư tỉnh Thanh Hoá.
- Kết cấu dân số, ảnh hưởng của kết cấu dân số tới sự phát triển kinh tế-xã hội.
- Đặc điểm phân bố dân cư, tình hình phát triển văn hoá, y tế, giáo dục.
- Tình hình phát triển kinh tế trong những năm gần đây của tỉnh Thanh Hoá.
 II. Chuẩn bị
- Bản đồ phân bố dân cư Thanh Hoá.
 III. Bài giảng
A. Bài cũ:
1. Nêu ý nghĩa của vị trí địa lí đối với việc phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh ta?
2. Theo em thành phần tự nhiên nào có tác động trực tiếp và mạnh mẽ nhất đến sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh ta?
B. Bài mới:
? Cho biết số dõn và sự gia tăng dõn số của tỉnh ta?
? Cho biết đặc điểm kết cấu dõn số theo giới tớnh của tỉnh ta?
? Kết cấu dõn số cú ảnh hưởng như thế nào tới sự phỏt triển kinh tờ-xó hội?
? Đặc điểm phõn bố dõn cư của tỉnh ta?
? Tỉnh ta cú những loại hỡnh văn hoỏ dõn gian nào?
? Đặc điểm tinh hỡnh phỏt triển kinh tế của tỉnh Thanh Hoỏ?
III. Dân cư và lao động:
1. Gia tăng dân số:
- Số dân: Năm 2005 có 3 673 225 người là tỉnh đông dân thứ hai cả nước (sau thành phố Hồ Chí Minh).
- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên năm 2005: 1,045%.
2. Kết cấu dân số:
a. Đặc điểm kết cấu dân số:
-Theo giới tính: Nữ: 50,01%, Nam: 49,99%
- Theo độ tuổi: Dưới 14 tuổi: 35,3%.
 Từ 15-64 tuổi: 56,2%.
 Trên 64 tuổi :8,5%.
- Theo lao động: 
+ Trong độ tuổi lao động: 97,7 %.
+ Ngoài độ tuổi lao động: 2,3%.
- Theo dân tộc: Kinh 84,4%, dân tộc khác: 15,6%.
b. Ảnh hưởng của kết cấu dân số tới sự phát triển kinh tế-xã hội.
- Dân số đông, nguồn lao động dồi dào.
- Cản trở tới quá trình phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.
3. Phân bố dân cư:
- Mật độ dân số trung bình: 330 người/km2.
- Phân bố dân cư không đều giữa các huyện giữa miền núi và đồng bằng.
- Các loại hình cư trú chính: Quần cư nông thôn (chính) và quần cư thành thị.
4. Tỡnh hỡnh văn hoỏ dõn gian: Hũ sụng Mó, truyện Trạng Quỳnh, lễ hội Lam Kinh...
- Giỏo dục: Mỗi xó phường đều cú trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở. Tỉ lệ người lớn biết chữ đạt 97,7%. Tỉ lệ tốt nghiệp hàng năm của học sinh cuối cấp trờn 90%.
- Y tế: 100% xó, phường cú bộ mỏy y tế hoạt động, 30% số xó đạt tiờu chuẩn quốc gia về y tế. Cỏc chớnh sỏch xó hội được giải quyết.
IV. Kinh tế:
1. Đặc điểm chung:
- Kinh tế tăng trưởng với tốc độ khỏ cao.
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng cụng nghiệp, dịch vụ, giảm tỉ trọng nụng, lõm, ngư, ngiệp.
- Kết cấu hạ tầng được quan tõm đầu tư.
- Đời sống vật chất, văn hoỏ tinh thần, của nhõn dõn được cải thiện.
- Trật tự an toàn xó hội cú chuyển biến tớch cực.
C. Củng cố: Học sinh làm bài tập vào vở bài tập.
D. Dặn dò: Tìm hiểu các ngành kinh tế của Thanh Hoá.
IV.Điều chỉnh bổ sung:
 Ngày soạn: 10/2/2011 Ngày dạy:16/2/2011
Tiết 49: Địa lí tỉnh Thanh Hoá (tiếp theo)
 I. Mục tiêu
- Trình bày được vai trò của ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ.
- Tình hình phát triển ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ.
- Những dấu hiệu suy giảm tài nguyên và môi trường và các biện pháp bảo vệ tài nguyên và môi trường của tỉnh.
- Phương hướng phát triển kinh tế của tỉnh.
 II. Phương tiện
Bản đồ kinh tế tỉnh Thanh Hoá.
 III. Bài giảng
A. Bài cũ:
1. Nhận xét tình hình gia tăng dân số của tỉnh Thanh Hoá?
2. Gia tăng dân số có ảnh hưởng gì tới đời sống kinh tế-xã hội?
B. Bài mới:
? Vị trí của các ngành công nghiệp?
? Cơ cấu ngành công nghiệp?
? Kể tên một số khu công nghiệp của tỉnh?
? Kể tên một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu của tỉnh ta?
? Cơ cấu ngành trồng trọt?
- Vai trò của ngành dịch vụ?
? Những nguyên nhân làm cho tài nguyên môi trường ở tỉnh ta bị suy giảm?
 ? Biện pháp bảo vệ tài nguyên môi trường?
? Nêu phương hướng phát triển KT của tỉnh ta trong những năm gần đây?
2. Các ngành kinh tế:
a. Công nghiệp:
- Vị trí, vai trò của ngành công nghiệp trong nền kinh tế của tỉnh: (6 ý).
- Cơ cấu ngành công nghiệp:
+ Cơ cấu theo hình thức sở hữu: Khu vực kinh tế trong nước 73,5%, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 26,5% (2005).
+ Cơ cấu theo ngành: Đang chuyển dịch theo hướng tích cực. Một số ngành công nghiệp then chốt: Khai khoáng, sản xuất vật liệu xây dung, chế biến lương thực, thực phẩm.
- Phân bố công nghiệp: Các khu công ngiệp tập trung: Lễ Môn, Nghi Sơn, Đình Hương- Tây bắc ga, Bỉm Sơn, Lam Sơn, Vân Du.
- Các sản phẩm chủ yếu: Xi măng, đường, thuỷ sản, bia, gạch đá xây dựng...
- Phương hướng phát triển công nghiệp: Đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, tăng tốc độ giá trị sản xuất công nghiệp, phát triển công nghiệp gắn liền với bảo vệ môi trường.
b. Nông nghiệp:
- Vị trí của ngành nông nghiệp: (3 ý).
- Cơ cấu ngành nông nghiệp:
+ Ngành trồng trọt: Chiếm 78,3% tỉ trọng ngành nông nghiệp. Gồm cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả, cây thực phẩm.
+ Ngành chăn nuôi: Trâu, bò, lợn, gia cầm.
+ Ngành thuỷ sản: Đánh bắt và nuôi cá, tôm nước ngọt, nước mặn, nước lợ.
+ Ngành lâm nghiệp: Khai thác lâm sản, bảo vệ rừng và trồng rừng.
- Phương hướng phát triển nông nghiệp (5 ý).
c. Dịch vụ:
- Vị trí, vai trò (3 ý).
- Giao thông vận tải: Các loại hình giao thông vận tải: đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển.
- Bưu chính viễn thông.
- Thương mại: Nội thương, ngoại thương.
- Du lịch: Sầm Sơn, vườn quốc gia Bừn En, động Từ Thức, suối cá thần
- Hoạt động đầu tư nước ngoài: Ngày càng phát triển.
V. Bảo vệ tài nguyên môi trường:
a. Những dấu hiệu suy giảm tài nguyên và ô nhiễm môi trường của tỉnh:
- Diện tích rừng tự nhiên giảm.
- Môi trường nước bị ô nhiễm do chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp.
b. Biện pháp bảo vệ tài nguyên và môi trường.
- Trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc.
- Xử lí chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp.
VI. Phương hướng phát triển kinh tế:
- Phát triển toàn diện các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ.
- Quá trình phát triển kinh tế phải gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái, tài nguyên thiên nhiên.
C. Củng cố: Làm bài tập vào vở bài tập.
D. Dặn dò: Ôn tập kiến thưc học kỳ 2.
IV.Điều chỉnh bổ sung:
Tiết 50: Thực hành: Phân tích mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên. Vẽ và phân tích biểu đồ cơ cấu kinh tế của địa phương
 I. Mục tiêu
- Phân tích mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên: Địa hình, khí hậu, sông ngòi, thổ nhưỡng, sinh vật.
- Vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế của tỉnh.
- Phân tích biến động cơ cấu kinh tế. Qua sự thay đổi tỉ trọng nhận xét xu hướng phát triển của nền kinh tế.
 II. Phương tiện
 Bản đồ tự nhiên và bản đồ kinh tế tỉnh Thanh Hoá.
 III. Bài giảng
A. Bài cũ: 
1. Cho biết các sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp chính của tỉnh? Các sản phẩm đó được sản xuất ở đâu?
2. Cho biết phương hướng phát triển kinh tế của tỉnh?
B. Bài mới:
Bài tập 1: Phân tích mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên
 Học sinh dựa vào kiến thức đã học phân tích:
- Địa hình có ảnh hưởng gì tới khí hậu, tới sông ngòi?
- Khí hậu có ảnh hưởng gì tới sông ngòi?
- Địa hình và khí hậu ảnh hưởng gì tới thổ nhưỡng?
- Địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng có ảnh hưởng gì tới phân bố động vật, thực vật.
Bài tập 2:
a. Vẽ biểu đồ : Giáo viên đưa ra các số liệu rồi hướng dẫn học sinh chọn loại biểu đồ thích hợp (biểu đồ miền).
 Cơ cấu kinh tế Thanh Hoá thời kì 1990-2005 (%).
1990
1995
2000
2005
Tổng số.
Công nghiệp-xây dựng.
Nông, lâm, ngư, ngiệp.
Dịch vụ.
100
17,8
51,6
30,6
100
21,1
16,0
33,9
100
23,5
39,6
33,8
100
35,1
31,6
33,3
b. Phân tích sự biến động trong cơ cấu kinh tế của địa phương:
- Ngành tăng.
- Ngành giảm.
c. Nhận xét xu hướng phát triển nền kinh tế của tỉnh.
IV.Điều chỉnh bổ sung:
 Ngày soạn: Ngày d
Tiết 51: Ôn tập
 I - Mục đích yêu cầu
Hệ thống hoá những kiến thức cơ bản đã học, tiếp tục rèn luyện và khắc sâu những kiến thức đã học, các kỹ năng phân tích, so sanh, vẽ biểu đồ, rèn luyện tư duy, logic phát triển óc sáng tạo, tự giác học bài cho học sinh.
 II - Chuẩn bị
+ Thầy : Soạn bài, đọc tài liệu.
 III - Tiến trình lên lớp
A. Ổn định tổ chức: Sĩ số:
B. Kiểm tra bài cũ: 
Cho biết các sản phẩm chính của ngành công nghiệp, nông nghiệp 
C. Bài mới: GV giới thiệu.
Nêu đặc điểm vùng biển của VN.
+ Chiều dài đường bờ biển.
+ Diện tích biển Đông, biển nước ta.
+ Vùng biển nước ta gồm có những bộ phận nào.
+ Các đảo và quần đảo có những đặc điểm gì ( số lượng đảo, các đảo lớn ) ? 
+ Đảo xa bờ.
Tiềm năng phát triển ngành hải sản, vài nét về lịch sử phát triển ngành, những hạn chế phương hướng phát triển của ngành, tiềm năng du lịch của biển nước ta.
- Nước ta có vịnh nào được Unesco công nhận? Kể tên một số khoáng sản biển chính ở nước ta mà em được biết.
- Vì sao nghề làm muối phát triển mạnh ở khu biển Nam Trung Bộ.
- ở vùng thềm lục địa biển còn có những khoáng sản nào? Nêu tên một số cảng biển ở nước ta? 
- Các đặc điểm giao thông đường biển của nước ta.
- Một số nguyên nhân dẫn tới sự giảm sút tài nguyên môi trường biển - đảo.
- Các phương hướng chính bảo vệ TN - MT biển - đảo, cần bảo vệ cảnh quan gì ở biển đề duy trì nguồn lợi thuỷ sản biển.
1. Biển và đảo VN : 
a. Vùng biển nước ta : ( SGK ) 
b. Các đảo và quần đảo ( SGK ) 
2. Phát triển tổng hợp KT biển.
a. Khai thác nuôi trồng và chế biến hải sản.
b. Du dịch biển đảo ( SGK ) 
3. Khai thác và chế biến khoáng sản biển :( SGK ) 
4. Phát triển tổng hợp giao thông vận tải:
5. Bảo vệ tài nguyên và môi trường biển đảo ( SGK ) 
D. Củng cố:
GV hệ thống những kiến thức cơ bản để học sinh ôn tập kiểm tra học kỳ 2.
E. Hướng dẫn về nhà: 
Học thuộc bài, giờ sau kiểm tra 1 tiết học kỳ 2.
IV.Điều chỉnh bổ sung:
Tiết 52: Kiểm tra học kì II
 Đề do sở giáo dục ra đã kiểm tra ngày 29/4/2010

Tài liệu đính kèm:

  • docleloikute.doc