Giáo án môn Địa lí Lớp 9 học kì II

Giáo án môn Địa lí Lớp 9 học kì II

1. Kiến thức

Yêu cầu cần đạt :

- So sánh tình hình phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên và Trung du miền núi Bắc Bộ

- Đánh giá hiện trạng sản xuất cây công nghiệp 2 vùng

- Viết báo cáo về tình hình sản xuất 1 loại cây công nghiệp đặc trưng

2. Năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.

* Năng lực Địa Lí

- Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Phân tích và so sánh được tình hình sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở hai vùng.

 

docx 53 trang Người đăng Đăng Hải Ngày đăng 27/05/2024 Lượt xem 14Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Địa lí Lớp 9 học kì II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường:...................
Tổ:............................
Ngày: ........................
Họ và tên giáo viên:
.............................

TÊN BÀI DẠY: THỰC HÀNH
SO SÁNH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM Ở TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ VỚI TÂY NGUYÊN
Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 9
Thời gian thực hiện: (1 tiết)
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
Yêu cầu cần đạt :
- So sánh tình hình phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên và Trung du miền núi Bắc Bộ
- Đánh giá hiện trạng sản xuất cây công nghiệp 2 vùng 
- Viết báo cáo về tình hình sản xuất 1 loại cây công nghiệp đặc trưng 
2. Năng lực
* Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.
* Năng lực Địa Lí
- Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Phân tích và so sánh được tình hình sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở hai vùng.
3. Phẩm chất
- Trách nhiệm: Hoàn thành bài thực hành.
- Chăm chỉ: Nghiên cứu bài 1 cách chủ động, sáng tạo, nghiêm túc thực hiện bài theo hướng dẫn của giáo viên
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của GV
Bản đồ kinh tế vùng Trung Du và Miền Núi Bắc Bộ, vùng Tây Nguyên.
2. Chuẩn bị của HS
- Sách giáo khoa, sách tập ghi bài. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)
a) Mục đích:
- Tạo hứng thú cho học sinh trước khi bước vào bài mới. 
b) Nội dung:
HS dựa vào lược đồ xác định vị trí và nhắc lại thế mạnh kinh tế của hai vùng.
c) Sản phẩm:
HS nêu được thế mạnh kinh tế của hai vùng.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Em hãy xác định vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng TDMNBB và vùng Tây Nguyên, cho biết thế mạnh kinh tế nông nghiệp của 2 vùng ?
Bước 2: HS quan sát lược đồ và bằng hiểu biết để trả lời
Bước 3: HS báo cáo kết quả (Một HS trả lời, các HS khác nhận xét). 
Bước 4: GV dẫn dắt vào bài.
2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới
2.1. Hoạt động 1: Tình hình sản xuất một số cây CN lâu năm của TDMNBB và Tây Nguyên (15 phút)
a) Mục đích:
- So sánh sự chênh lệch về diện tích, sản lượng chè và cà phê ở hai vùng
- Lí giải nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về sản xuất 2 vùng
b) Nội dung:
- HS dựa vào nội dung sách giáo khoa và khai thác bảng số liệu để trả lời các câu hỏi.
Nội dung chính:
Bài tập 1
- Vùng Tây Nguyên có diện tích trống cây công nghiệp lớn hơn vùng Trung Du và Miền Núi Bắc Bộ gấp khoảng 9 lần .
- Cây chè, cà phê được trồng cả hai vùng. Cây cao su, điều, hồ tiêu chỉ trồng được ở Tây Nguyên.
- Vùng Tây Nguyên trồng nhiều cà phê. Ở Trung du và miền núi Bắc Bộ trồng nhiều nhất là cây chè.
- Vùng Tây Nguyên có diện tích cà phê trồng 480.800 ha chiếm 85,1% diện tích của cả nứớc. Sản lượng 761,6 nghìn tấn chiếm 90,6% sản lượng cà phê của cả nước. Trong khi đó cây chè chỉ chiếm 24,6% về diện tích và 27,1% về sản lượng
- Vùng Trung Du và miền núi Bắc bộ có diện tích trồng chè chiếm 68,8% diện tích của cả nước, chiếm 62,1% sản lượng. Còn cây cà phê mới bắt đầu được phát triển
- Do đặc điểm khí hậu và đất đai giữa hai vùng khác nhau .
- Thị trường xuất khẩu cà phê :Khối các nước EU, Nhật Bản, Trung Quốc
- Các thương hiệu chè nổi tiếng :Chè San( Hà Giang ) Mộc Châu ( Sơn La ), chè Tân cương (Thái Nguyên)
- Thị trường xuất khẩu chè :EU, Tây Á, Nhật Bản, Hàn Quốc.
- Để phát triển việc trông cây công nghiệp lâu năm 2 vùng mở rộng diện tích bằng cách phá rừng. Điều đó làm mất một số diện tích rừng tự nhiên, độ che phủ của rừng thụt giảm.
c) Sản phẩm:
Nội dung
Thông tin trả lời
Loại cây trồng 2 vùng

Loại cây chỉ trồng ở Tây Nguyên mà không trồng ở TDMNBB

So sánh
Tây Nguyên
Trung du và MNBB
Diện tích & Sản lượng chè


Diện tích & SL cà phê


Nguyên nhân


d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV phát Phiếu học tập và giao nhiệm vụ bài tập 1.
Nội dung
Thông tin trả lời
Loại cây trồng 2 vùng
Chè và cà phê
Loại cây chỉ trồng ở Tây Nguyên mà không trồng ở TDMNBB
Cao su, điều, tiêu
So sánh
Tây Nguyên
Trung du và MNBB
Diện tích & Sản lượng chè
Ít hơn
Nhiều hơn
Diện tích & SL cà phê
Hơn rất nhiều
Rất ít
Nguyên nhân
Tây Nguyên phát triển mạnh cây cà phê: Địa hình cao nguyên, đất feralit trên đá ba-zan, khí hậu cận xích đạo, có 2 mùa mưa và khô rõ rệt (cây cà phê chè thích nghi với địa hình cao trên 1000m và có khí hậu cận nhiệt)
TD&MNBB phát triển mạnh cây chè: Địa hình miền núi, khí hậu có mùa đông lạnh nên phát triển. Đây cũng là vùng có truyền thống sản xuất và sử dụng sản phẩm.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, trao đổi kết quả làm việc và ghi vào giấy nháp. Trong quá trình HS làm việc, GV quan sát, theo dõi, đánh giá thái độ
Bước 3: Đại diện nhóm trình bày trước lớp; nhóm HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.
2.2. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh viết báo cáo ( 20 phút)
a) Mục đích:
Giúp học sinh khái quát về đặc điểm sinh thái của cây chè hoặc cây cà phê trên cơ sở tổng hợp về tình hình sản xuất, phân bố và tiêu thụ sản phẩm của một trong hai loại cây
b) Nội dung:
- Học sinh tìm hiểu kiến thức trong SGK và quan sát lược đồ để trả lời các câu hỏi.
Nội dung chính:
Bài tập 2
Viết báo cáo về tình hình sản xuất, phân bố, tiêu thụ sản phẩm của cây cà phê hoặc cây chè
- Cây chè có nguồn gốc ở vùng cận nhiệt, thích hợp khí hậu mát lạnh, phát triển trên đất feralit trên đá vôi, được trồng nhiều nhất ở trung du và miền núi Bắc Bộ. Với diện tích 67,6 nghìn ha, chiếm 68,8% diện tích chè cả nước, sản lượng 47 nghìn tấn, chiếm 62,1% sản lượng chè cả nước. Tây nguyên có diện tích và sản lượng chè đứng thứ 2. Chè được tiêu thụ rộng rãi ở thị trường trong nước và xuất khẩu sang một số nước trên thế giới như Châu Phi, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc.
- Cây cà phê là loại cây công nghiệp thích hợp với khí hậu nóng ẩm, phát triển trên đất badan. Được trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên với diện tích 480,8 nghìn ha, chiếm 85,1% diện tích cà phê cả nước. San lượng 761,6 nghìn tấn, chiếm 90,6% sản lượng cà phê cả nước. Cà phê được tiêu thụ rộng rãi trong nước và xuất khẩu sang thị trường Châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc, EU. Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu cà phê nhiều nhất thế giới
c) Sản phẩm: Hoàn thành bài báo cáo
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV giao nhiệm vụ:
	Hướng dẫn học sinh viết báo cáo ngắn gọn bằng việc giới thiệu khái quát về đặc điểm sinh thái của cây chè hoặc cây cà phê trên cơ sở tổng hợp về tình hình sản xuất, phân bố và tiêu thụ sản phẩm của một trong hai loại cây 
Cho hs làm bài tập sau:
Chè là cây trồng từ rất lâu để lấy búp lá làm đồ uống của miền.......(a).....Diện tích chè gần đây tăng đấng kể, chè được trồng nhiều nhất ở .(b)............Diện tích đạt 67,6 nghìn ha, sản lượng đạt 47 nghìn tấn chiếm 68,8 % S và 62,1 % sản lượng chè búp khô của cả nước. Vùng này có nhiều loại chè ngon nổi tiếng như...(c).....Vùng trồng chè thứ 2 là ở ..(d) ....Chè được sử dụng rộng rãi trong nước và xuất khẩu đi...(e).....
 Đáp án: 
a) Khí hậu cận nhiệt đới 
b) Trung du và Miền núi Bắc Bộ 
c) Chè Thái Nguyên
d) Tây Nguyên
e) Nhiêu nước đặc biệt là các nước châu Á
Kết luận: Tây Nguyên và Trung Du, miền núi Bắc Bộ có đặc điểm riêng về địa hình, khí hậu và thổ nhưỡng cũng như sự đa dạng sinh học.
Cả 2 vùng đều có điều kiện phát triển cây công nghiệp lâu năm
Bước 2: HS có 2 phút thảo luận theo nhóm.
Bước 3: GV mời đại diện các nhóm trả lời. Đại diện nhóm khác nhận xét. 
Bước 4: GV chốt lại kiến thức của bài. 
3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút)
a) Mục đích:
- Giúp học sinh củng cố và khắc sâu nội dung kiến thức bài học
b) Nội dung: Vận dụng kiến thức bài học để đưa ra đáp án.
c) Sản phẩm: Đưa ra đáp án tuỳ theo năng lực của mình. 
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV cho HS trả lời câu hỏi sau:
Đóng vai là nhà lãnh đạo địa phương, đề xuất giải pháp hỗ trợ người nông dân.
Bước 2: HS có 2 phút suy nghĩ và đưa ra đáp án.
Bước 3: GV mời đại diện HS trả lời. Đại diện HS khác nhận xét. GV chốt lại kiến thức của bài. 
4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút)
a) Mục đích: Hệ thống lại kiến thức về cây công nghiệp lâu năm. 
b) Nội dung: Vận dụng kiến thức đã học hoàn thành nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: Thiết kế một sản phẩm.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Tìm kiếm thông tin và sưu tầm hình ảnh về 2 loại cây công nghiệp lâu năm này.
Bước 2: HS hỏi và đáp ngắn gọn. 
Bước 3: GV dặn dò HS tự làm ở nhà tiết sau nhận xét.
Trường:...................
Tổ:............................
Ngày: ........................
Họ và tên giáo viên:
.............................

TÊN BÀI DẠY: VÙNG ĐÔNG NAM BỘ 
Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 9
Thời gian thực hiện: (1 tiết)
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
Yêu cầu cần đạt :
- Xác định được các đặc điểm về vị trí, giới hạn lãnh thổ của vùng. 
- Đánh giá được ý nghĩa của vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ của vùng đối với sự phát triển kinh tế xã hội.
- Phân tích được các đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên nổi bật của vùng. 
- Phân tích được các đặc điểm dân cư xã hội của vùng. 
2. Năng lực
* Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.
* Năng lực Địa Lí
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích bảng số liệu để hiểu và trình bày đặc điểm dân cư xã hội của vùng Đông Nam Bộ.
- Năng lực tìm hiểu địa lí: Xác định trên bản đồ, lược đồ vị trí, giới hạn của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Phân tích bản đồ tự nhiên của vùng để hiểu và trình bày đặc điểm tự nhiên của vùng Đông Nam Bộ.
- Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Giải thích nguyên nhân vùng có trình độ dân cư xã hội cao nhất cả nước.
3. Phẩm chất
- Trách nhiệm: Đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề việc làm và chất lượng cuộc sống
- Chăm chỉ: Đánh giá được ý nghĩa của vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ của vùng đối với sự phát triển kinh tế xã hội
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của GV
- Bản đồ tự nhiên vùng Đông Nam Bộ.
- Bảng số liệu 31.1 và 31.2 SGK
2. Chuẩn bị của HS
- Sách giáo khoa, sách tập ghi bài. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)
a) Mục đích:
- Tạo hứng thú cho học sinh trước khi bước vào bài mới. 
b) Nội dung:
HS vận dụng kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm:
HS trả lời được các đặc điểm khi nhắc đến vùng Đông Nam Bộ như: đông dân, kinh tế phát triển, mức sống cao,ô nhiễm môi trường.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ: Dựa vào kiến thức của mình em hãy nêu những đặc điểm nổi bật khi nhắc đến TP. HCM nói riêng và vùng Đông Nam Bộ nói riêng.
Bước 2: HS trả lời bằng hiểu biết của mình.
Bước 3: HS báo cáo kết quả (một học sinh trả lời, các học sinh khác nhận xét)
Bước 4: GV dẫn dắt vào bài
2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới
 ... ích được mối quan hệ giữa con người và môi trường.
b) Nội dung:
- Học sinh tìm hiểu kiến thức trong SGK và quan sát lược đồ để trả lời các câu hỏi.
Nội dung chính:
III. Bảo vệ tài nguyên và môi trường biển đảo
1. Sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển đảo
- Thực trạng:
+ Diện tích rừng ngập mặn giảm nhanh
+ Nguồn lợi hải sản suy giảm đáng kể
+ Một số loài hải sản có nguy cơ tuyệt chủng
- Nguyên nhân:
+ Do khai thác dầu khí, giao thông vận tải biển.
+ Rác thải của khách du lịch, các đô thị đổ ra biển.
+ Nguồn nước bị ô nhiễm nặng.
- Hậu quả: làm suy giảm tài nguyên sinh vật biển, ảnh hưởng xấu tới môi trường.
2. Các phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển
+ Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu. Đầu tư để chuyển hướng khai thác hải sản từ vùng biển ven bờ sang vùng nước sâu xa bờ.
+ Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có, đồng thời đẩy mạnh các chương trình trồng rừng ngập mặn.
+ Bảo vệ rạn san hô ngầm ven biển và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức.
+ Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
+ Phòng chống ô nhiễm biển bởi các yếu tố hóa học, đặc biệt là dầu mỏ.
c) Sản phẩm: Hoàn thành các câu hỏi nhóm.
* Nhóm 1, 4: 
- Nguyên nhân dẫn đến giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển – đảo ở nước ta: Nguyên nhân là do các chất độc theo nước sông đổ ra biển, giao thông phát triển mạnh, khai thác và vận chuyển dầu
* Nhóm 2, 5: 
- Hậu quả của việc giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển đảo ở nước ta:
+ Diện tích rừng ngập mặn giảm nhanh, nguồn lợi và sản lượng hải sản khai thác được hằng năm giảm xuống, một số loài hải sản có nguy cơ tuyệt chủng
+ Môi trường tự nhiên-sinh thái biển-đảo bị ô nhiễm ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của sinh vật biển và rất nhiều hoạt động kinh tế- xã hội khác
* Nhóm 3, 6: 
- Phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên môi trường biển - đảo:
+ Khai thác gắn liền với bảo vệ tài nguyên, môi trường biển-đảo
+ Phát triển và nuôi trồng rừng ngập mặn, thuỷ hải sản các loại
+ Phòng chống các tác nhân gây ô nhiễm môi trường biển
+ Bảo vệ rạn san hô ngầm ven biển và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức 
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, quan sát lược đồ và yêu cầu các nhóm HS hoàn thành các câu hỏi.
* Nhóm 1, 4: 
- Nêu một số nguyên nhân dẫn đến giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển – đảo ở nước ta. 
* Nhóm 2, 5: 
- Hậu quả của việc giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển đảo ở nước ta.
* Nhóm 3, 6: 
- Nêu những phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên môi trường biển - đảo.
Bước 2: Các nhóm HS thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả ra giấy nháp; GV quan sát, theo dõi, gợi ý, đánh giá thái độ học tập của HS
Bước 3: Đại diện một số nhóm HS lên bảng ghi kết quả của nhóm; nhóm HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.
3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút)
a) Mục đích:
- Giúp học sinh củng cố và khắc sâu nội dung kiến thức bài học
b) Nội dung: Vận dụng kiến thức bài học để đưa ra đáp án.
c) Sản phẩm: HS đưa ra đáp án theo kiến thức thực tế.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV cho HS hoạt động theo nhóm 2 bạn chung bàn làm 1 nhóm và trả lời câu hỏi sau:
	Theo em, để bảo vệ môi trường biển đảo hiện nay, ta cần thực hiện những biện pháp nào?
Bước 2: HS có 2 phút thảo luận theo nhóm.
Bước 3: GV mời đại diện các nhóm trả lời. Đại diện nhóm khác nhận xét. GV chốt lại kiến thức của bài. 
4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút)
a) Mục đích: Hệ thống lại kiến thức về biển đảo Việt Nam.
b) Nội dung: Vận dụng kiến thức đã học hoàn thành nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: Thiết kế một sản phẩm.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Dựa vào kiến thức đã học, thiết kế sơ đồ tư duy về các đặc điểm nổi bật của vùng biển Việt Nam. 
Bước 2: HS hỏi và đáp ngắn gọn. 
Bước 3: GV dặn dò HS tự làm ở nhà tiết sau nhận xét.
Trường:...................
Tổ:............................
Ngày: ........................
Họ và tên giáo viên:
.............................

TÊN BÀI DẠY: Thực hành
ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG KINH TẾ CỦA CÁC ĐẢO VEN BỜ VÀ 
TÌM HIỂU VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP DẦU KHÍ
Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 9
Thời gian thực hiện: (1 tiết)
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
Yêu cầu cần đạt :
- Kể tên được một số đảo ven bờ của nước ta.
- Phân tích, đánh giá được tiềm năng kinh tế của các đảo ven bờ.
- Giải thích được nơi phân bố ngành dầu khí ở nước ta.
- Đánh giá được tình hình phát triển ngành công nghiệp dầu khí.
2. Năng lực
* Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.
* Năng lực Địa Lí
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích biểu đồ khai thác, xuất khẩu dầu thô và nhập khẩu xăng dầu ở nước ta.
- Năng lực tìm hiểu địa lí: Phân tích tổng hợp kiến thức, xác định mối liên hệ địa lý giữa các đối tượng địa lý trên lược đồ kinh tế nước ta
- Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Đề xuất được giải pháp phát triển ngành công nghiệp dầu khí của nước ta.
3. Phẩm chất
- Trách nhiệm: Ý thức phải khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lí.
- Chăm chỉ: Hoàn thành bài thực hành
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của GV
Một số hình ảnh về một số đảo ở nước ta
- Các hình ảnh về hoạt động kinh tế biển - đảo
2. Chuẩn bị của HS
- Sách giáo khoa, sách tập ghi bài. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)
a) Mục đích:
- HS được gợi nhớ, huy động hiểu biết về vị trí, tiềm năng phát triển kinh tế biển của một số đảo ở nước ta.
- Tạo hứng thú cho học sinh trước khi bước vào bài mới. 
b) Nội dung:
c) Sản phẩm:
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ: GV cung cấp một số tranh ảnh: Quan sát các hình dưới đây, em có hiểu biết gì về 2 địa điểm này?
	Đảo CÁT BÀ	Đảo PHÚ QUỐC
Bước 2: HS quan sát tranh và bằng hiểu biết để trả lời.
Bước 3: HS báo cáo kết quả (một học sinh trả lời, các học sinh khác nhận xét)
Bước 4: GV dẫn dắt vào bài
2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới
2.1. Hoạt động 1: Đánh giá tiềm năng kinh tế của các đảo ven bờ (15 phút)
a) Mục đích:
- Tìm được vị trí của một số đảo ven bờ trên bản đồ.
- Phân tích, đánh giá được tiềm năng kinh tế của các đảo ven bờ.
b) Nội dung:
- HS dựa vào nội dung sách giáo khoa và khai thác lược đồ để trả lời các câu hỏi.
Nội dung chính:
Bài tập 1
Các đảo có điều kiện để phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển ( Ngư nghiệp, du lịch, dịch vụ biển): Cát Bà, Côn Đảo, Phú Quốc.
c) Sản phẩm:
HS xác định trên lược đồ vị trí các đảo và quần đảo.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, quan sát lược đồ và yêu cầu các nhóm HS hoàn thành các câu hỏi.
Các hoạt động
Các đảo có điều kiện thích hợp
Nông, lâm nghiệp
Cát Bà, Lý Sơn, Côn Đảo, Phú Quốc, Phú Quý
Ngư nghiệp
Cô Tô, Cái Bầu, Cát Bà, Cù Lao Chàm, Phú Quý, Lý Sơn, Côn Đảo, Hòn Khoai, Thổ Chu, Hòn Rái, Phú Quốc.
Du lịch
Các đảo trong vịnh Hạ Long và vịnh Nha Trang, Cát Bà, Côn Đảo, Phú Quốc
Dịch vụ biển
Cái Bầu, Cát Bà, Trà Bản, Phú Quý, Côn Đảo, Hòn Khoai, Thổ Chu, Phú Quốc
Nhóm 1: Xác định đảo có ngành nông lâm phát triển.
Nhóm 2: Xác định đảo có ngành du lịch phát triển.
Nhóm 3: Xác định đảo có ngành ngư nghiệp phát triển.
Nhóm 4: Xác định đảo có ngành dịch vụ biển phát triển.
Bước 2: Các nhóm HS thực hiện nhiệm vụ, GV quan sát, theo dõi, gợi ý, đánh giá thái độ học tập của HS
Bước 3: Đại diện một số nhóm HS lên trình bày và xác định trên lược đồ các đảo, vịnh biển
Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.
2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu về ngành công nghiệp dầu khí ở nước ta (20 phút)
a) Mục đích:
- Trình bày được điều kiện để phát triển ngành dầu khí ở nước ta. 
- Xác định được nơi phân bố ngành dầu khí.
- Đánh giá, nhận xét về ngành chế biến dầu khí của nước ta
- Đề xuất được giải pháp phát triển ngành công nghiệp dầu khí của nước ta.
b) Nội dung:
- Học sinh tìm hiểu kiến thức trong SGK và quan sát lược đồ để trả lời các câu hỏi.
Nội dung chính:
Bài tập 2
Nước ta có trữ lượng dầu khí lớn và dầu mỏ là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong những năm qua. Sản lượng dầu không ngừng tăng.
c) Sản phẩm: Hoàn thành câu hỏi.
- Các hoạt động khai thác, xuất khẩu dầu thô và nhập khẩu xăng dầu đều tăng qua các năm.
+ Dầu thô khai thác: 15,2 triệu tấn (năm 1999) tăng lên 16,9 triệu tấn ( năm 2002).
+ Dầu thô xuất khẩu: 14,9 triệu tấn (năm 1999) tăng lên 16,9 triệu tấn ( năm 2002).
+ Xăng dầu nhập khẩu: 7,4 triệu tấn (năm 1999) tăng lên 10,0 triệu tấn ( năm 2002).
- Năm 2003, khai thác dầu thô đạt 17,5 triệu tấn, xuất khẩu dầu thô đạt 17,7 triệu tấn.
- Dầu thô xuất khẩu và xăng dầu nhập khẩu tăng qua các năm chứng tỏ ngành chế biến dầu khí ở nước ta chưa phát triển. Hiện nay, nước ta còn xuất khẩu dầu thô và nhập khẩu xăng dầu.
- Nhà máy lọc dầu Dung Quốc ( Quãng Ngãi) ra đời đáp ứng nhu cầu tiêu dùng xăng dầu trong nước.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Dựa vào hình 40.1 và vốn hiểu biết, hãy:
Phân tích tình hình khai thác, xuất khẩu dầu thô, nhập khẩu xăng dầu và chế biến dầu khí ở nước ta qua các năm?
Bước 2: Các HS thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả ra giấy nháp; GV quan sát, theo dõi, gợi ý, đánh giá thái độ học tập của HS
Bước 3: Đại diện một số HS trình bày kết quả; các HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.
Dầu khí là tài nguyên khoáng sản có trữ lượng lớn và quan trọng nhất ở thềm lục địa phía Nam. Nước ta có 8 bể trầm tích: sông Hồng, Hoàng Sa, Phú Khánh, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Tư Chinh - Vũng Mây, Trường Sa, Thổ Chu - Mã Lai. Trong đó, hai bể trầm tích có triển vọng nhất về trữ lượng và khả năng khai thác: Cửu Long, Nam Côn Sơn.
3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút)
a) Mục đích:
- Giúp học sinh củng cố và khắc sâu nội dung kiến thức bài học
b) Nội dung: Vận dụng kiến thức bài học để đưa ra đáp án.
c) Sản phẩm: Đưa ra các đáp án: Thuỷ triều, địa nhiệt, năng lượng mặt trời, năng lượng gió,
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV cho HS trả lời câu hỏi sau:
Dầu mỏ - nguồn năng lượng truyền thống của nhân loại đang có xu hướng ngày càng cạn kiệt và khan hiếm. Qua tìm hiểu thực tế em hãy kể tên 3 nguồn năng lượng mới có thể thay thê dầu mỏ trong tương lai.
Bước 2: HS suy nghĩ và trả lời.
Bước 3: GV chốt lại kiến thức của bài. 
4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút)
a) Mục đích: Hệ thống lại kiến thức về kinh tế biển Việt Nam
b) Nội dung: Vận dụng kiến thức đã học hoàn thành nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: Thiết kế một sản phẩm.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Sưu tầm hình ảnh và phân tích tiềm năng phát triển kinh tế của 1 đảo mà em thích nhất.
Bước 2: HS hỏi và đáp ngắn gọn. GV giới thiệu các địa điểm HS có thể tìm hiểu.
Bước 3: GV dặn dò HS tự làm ở nhà tiết sau nhận xét.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_dia_li_lop_9_hoc_ki_ii.docx