Giáo án môn Hình học 9 - Tiết 53: Diện tích hình tròn, hình quạt tròn

Giáo án môn Hình học 9 - Tiết 53: Diện tích hình tròn, hình quạt tròn

I/ MỤC TIÊU

Học sinh cần:

- Nhớ công thức tính diện tích hình tròn bán kính R là S = .

- Biết cách tính diện tích hình quạt tròn.

- Có kĩ năng vận dụng công thức đã học vào giải toán.

II/ CHUẨN BỊ

 GV: Bảng phụ, máy chiếu.

 Compa, thước thẳng, phấn màu, VBT.

 HS: Ôn tập CT diện tích hình tròn (Lớp 5).

 Thước thẳng, compa, thước đo góc, máy tính bỏ túi. Bảng nhóm, VBT.

III/ TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY

1) Ổn định tổ chức:

2) Kiểm tra bài cũ: (4 phút)

GV: Gọi 2 HS lên bảng cùng lúc

HS 1: Vẽ đường tròn (O; R)

 Viết CT tính độ dài đường tròn.

HS 2: Vẽ đường tròn (O; R) và hai bán kính OA, OB.

 Viết CT tính độ dài cung tròn n0 .

ĐVĐ: Hình tròn là gì?

GV giới thiệu hình tròn trên máy chiếu và đặt vấn đề: Thày trò ta đi tìm hiểu về diện tích của hình tròn và diện tích của hình quạt tròn.

 

doc 4 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 1313Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hình học 9 - Tiết 53: Diện tích hình tròn, hình quạt tròn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án hình học 9 – Tiết 53
Ngày dạy: 05/ 03/ 2010.
Tiết 53: Diện tích hình tròn, hình quạt tròn.
I/ Mục tiêu
Học sinh cần:
Nhớ công thức tính diện tích hình tròn bán kính R là S = .
Biết cách tính diện tích hình quạt tròn.
Có kĩ năng vận dụng công thức đã học vào giải toán.
II/ Chuẩn bị
	GV: Bảng phụ, máy chiếu.
	 Compa, thước thẳng, phấn màu, VBT.
	HS: Ôn tập CT diện tích hình tròn (Lớp 5).
	 Thước thẳng, compa, thước đo góc, máy tính bỏ túi. Bảng nhóm, VBT.
III/ Tiến trình tiết dạy
ổn định tổ chức:
Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
GV: Gọi 2 HS lên bảng cùng lúc
HS 1: Vẽ đường tròn (O; R)
	Viết CT tính độ dài đường tròn.
HS 2: Vẽ đường tròn (O; R) và hai bán kính OA, OB.
	Viết CT tính độ dài cung tròn n0 .
ĐVĐ: Hình tròn là gì?
GV giới thiệu hình tròn trên máy chiếu và đặt vấn đề: Thày trò ta đi tìm hiểu về diện tích của hình tròn và diện tích của hình quạt tròn.
Bài mới: (28 phút)
HĐ của GV
TG
HĐ của HS
Công thức tính diện tích hình tròn
(?) Nêu CT tính diện tích hình tròn đã học ở lớp 5 – Tiểu học ?
GV: 3,14 là giá trị gần đúng của số vô tỉ pi đã được làm quen ở tiết trước. Vậy ở lớp 9 ta viết CT tính diện tích hình tròn ntn ?
(?) Nhận xét CT bạn vừa viết ?
GV: Chiếu CT lên màn hình.
(?) Để tính diện tích hình tròn ta cần biết các yếu tố nào ?
GV: Nếu thầy giáo cho hình tròn trên bảng có bán kính R = 6 cm, em hãy tính diện tích của hình tròn đó ?
(?) Ngược lại, theo CT nếu biết S ta tính R ntn ?
GV: Chiếu đề bài 78/ SGK trên màn hình.
GV: Một ôtô chở cát đổ đống cát xuống một cái sân phẳng, thấy chân đống cát chiếm một phần trên sân có hình tròn. Người ta đo được xung quanh chân đống cát đấy có chu vi là 12 m. Phần mặt đất chân đống cát chiếm chỗ là bao nhiêu m2 ? Đấy là yêu cầu của bài 78/ SGK.
(?) Em tính diện tích chân đống cát đó ntn ?
GV: Gọi 1 HS lên bảng thực hiện
 HS còn lại làm vào vở.
GV: Nhận xét bài làm của bạn.
GV: Chốt lại
 Biết C => tính được R => tính được S
Lưu ý: Khi làm bài tập tính diện tích hình tròn ta nên thay giá trị gần đúng của vào lúc tính kết quả cuối cùng (Đỡ sai số nhiều), hoặc để nguyên nếu bài toán không yêu cầu tính cụ thể.
GV: BT trên cho ta thấy được mối quan hệ giữa Toán học và thực tế.
12’
HS: S = R. R. 3,14
HS: Lên bảng viết
Trong đó: S là diện tích h.tròn
 R là bán kính h. tròn.
HS: Cần biết bán kính R.
HS: Đứng tại chỗ tính
(cm2).
HS: Tính .
HS: Biết C => tính R => tính S
Bài 78/SGK.
Giải
Từ CT 
 => (cm).
Vậy diện tích chân đống cát chiếm chỗ là: (m2)
Cách tính diện tích hình quạt tròn.
GV: Lấy miếng bìa hình tròn => thực hành cắt
Khi người ta cắt một chiếc bánh sinh nhật thì mỗi phần cắt đó có hình gì ? 
Hay bác thợ gò muốn gò một vật hình cái phễu (cái xô, cái phễu, ...), bác phải cắt một tấm tôn (như tấm bìa này), sau đó bác cắt lấy một phần (GV tiến hành cắt) và gấp lại.
Miếng bìa vừa cắt có hình gì ?
GV: Người ta gọi đó là hình quạt tròn.
(?) Vậy hình quạt tròn là gì ?
GV: Giới thiệu hình vẽ hình quạt tròn trên máy và giới thiệu về hình quạt tròn cho HS.
GV: Ghi bảng.
Bài tập: Trong các hình gạch chéo trên, hình nào là hình quạt tròn tâm O, bán kính R ?
GV: Gọi 1 HS trả lời. => giới thiệu đáp án.
GV: (Chỉ vào hình vẽ trên bảng) Phần hình vẽ không gạch chéo của hình tròn tâm O có là hình quạt tròn không ? Cung bao nhiêu độ ?
(?) Cả hình tròn có là một hình quạt tròn không? Cung bao nhiêu độ ?
GV: Để đi tìm hiểu về cách tính diện tích hình quạt tròn, thầy trò ta đi tìm làm (?)/SGK
Chiếu yêu cầu (?)/SGK lên màn hình.
GV: Chia nhóm HS (đã chia sẵn từ trước: 4 nhóm) => phát phiếu học tập cho các nhóm HS => yêu cầu HS hoạt động nhóm trong 3’ 
GV: Sau 3’ , GV yêu cầu các nhóm đổi bài lẫn nhau 
GV gọi đại diện một nhóm trình bày miệng phần chuẩn bị của mình.
(?) Qua kết quả của (?)/SGK, ta rút ra cách tính diện tích hình quạt tròn ntn ?
GV: Biến đổi như SGK/ 79 để rút ra cách tính diện tích hình quạt tròn theo l và R.
(?) Vậy diện tích hình quạt tròn còn được tính theo cách nào khác ?
GV: Gọi một HS lên bảng viết các CT và giải thích CT.
(?) Để tính được diện tích hình quạt cần biết gì?
GV: áp dụng, tính diện tích hình quạt OAB nếu biết R = 6 cm ; n = 600 ?
(?) Còn cách tính nào khác ?
GV: Yêu cầu HS về nhà tính theo cách 2.
GV: Ngược lại, nếu biết diện tích hình quạt ta có tính được n, l, R không ?
16’
HS: Hình cái quạt.
HS: Phát biểu như SGK.
HS: Đứng tại chỗ trả lời.
HS: Có. 
Đó là hình quạt tròn tâm O, bán kính R, cung 3600 - n0 .
HS: Có. Cung 3600
HS: Hoạt động nhóm trong 3’
HS: Trình bày miệng.
Nhận xét bài làm của nhóm bạn.
HS: .
HS: .
Trong đó: S là d. tích h. q. tròn
 R là bán kính
 n là số đo độ của cung tròn
 l là độ dài cung tròn.
HS: Tính Sq cần biết R và n
 Hay biết R và l.
HS: (cm2)
HS: Tính l => tính Sq .
HS: Biết Sq thì:
 ; ; 
Củng cố: (12 phút)
GV: Qua bài học hôm nay, em cần nắm được những kiến thức nào ?
HS: Nhắc lại CT tính diện tích hình tròn và cách tính diện tích hình quạt tròn.
Bài tập trắc nghiệm: Lựa chọn đáp án đúng.
(Trên màn hình).
(?) Diện tích hình tròn sẽ thay đổi ntn nếu bán kính R tăng gấp đôi ?
HS: Hình tròn bán kính R thì 
 Hình tròn bán kính 2R thì 
 Vậy nếu bán kính tăng gấp đôi thì diện tích hình tròn tăng gấp 4 lần.
Bài tập 82/SGK.
GV: Chiếu đề bài trên màn hình => Hướng dẫn HS cách làm dòng 1 => HS hoạt động nhóm làm các dòng 2, 3 trong 3’.
GV: Chiếu đáp án chuẩn => nêu biểu điểm chấm bài (mỗi phần điền đúng được 1,5 điểm; còn 1,0 điểm cho bài làm đúng thời gian qui định)
HS: Tự chấm điểm bài của nhóm mình (Lưu ý: Làm nhanh phần này).
Bài 80/ SGK.
GV: Giới thiệu đề bài trên màn hình và giải thích: Khu vườn cỏ hình chữ nhật ABCD người ta đã rào xung quanh. ở hai góc vườn A, B người ta buộc hai con dê.
(?) Mỗi con dê có thể ăn được đám cỏ hình gì ?
HS: Hình quạt tròn.
GV: Giới thiệu hai hình vẽ và hướng dẫn HS cách làm (2 cách buộc).
(?) Em cho biết số đo cung của các hình quạt tròn đó ?
HS: n = 900 .
(?) Khi đó em tính diện tích đám cỏ ntn ?
GV: Gọi HS đứng tại chỗ lần lượt tính S1 và S2
Kết quả: S1 = 628 m2 và S2 = 785 m2 
(?) Vậy em chọn cách buộc nào ?
HS: Vì S1 > S2 nên chọn cách buộc thứ 2.
GV: Lại một ví dụ nữa về mối quan hệ giữa Toán học và thực tế. Ngoài ra, CT tính diện tích hình tròn, hình quạt tròn còn có rất nhiều ứng dụng trong cuộc sống xung quanh chúng ta. Các em về nhà tìm hiểu thêm.
Hướng dẫn về nhà (1 phút)
GV: Chiếu lên màn hình
HS: Đọc to yêu cầu => Ghi lại.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA bai 10 Dien tich hinh tron quat tron.doc