Giáo án môn Hóa học khối 9 - Tiết 54: Rượu etylic

Giáo án môn Hóa học khối 9 - Tiết 54: Rượu etylic

Tiết 54 RƯỢU ETYLIC

I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức:

 Sau khi học xong HS phải:

 - Nắm được công thức phân tử, công thức cấu tạo và đặc điểm cấu tạo của rượu etylic

 - Nắm được tính chất vật lý, tính chất hóa học, ứng dụng và điều chế rượu etylic

 - Nắm được khái niệm độ rượu và cách tính độ rượu

 2. Kỹ năng

 - Rèn kỹ năng quan sát mô hình phân tử để rút ra được mối quan hệ giữa cấu tạo và tính chất hóa học

 - Phân biệt được rượu etylic với các chất lỏng khác

 3. Thái độ

 - Giúp HS biết cách sử dụng và bảo quản hợp lý các sản phẩm từ rượu etylic

 - Giáo dục cho HS có thái độ đúng đắn khi sử dụng rượu etylic

 

doc 14 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1000Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hóa học khối 9 - Tiết 54: Rượu etylic", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 54	RƯỢU ETYLIC
I. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức:
 Sau khi học xong HS phải:
 - Nắm được công thức phân tử, công thức cấu tạo và đặc điểm cấu tạo của rượu etylic
 - Nắm được tính chất vật lý, tính chất hóa học, ứng dụng và điều chế rượu etylic
 - Nắm được khái niệm độ rượu và cách tính độ rượu
 2. Kỹ năng
 - Rèn kỹ năng quan sát mô hình phân tử để rút ra được mối quan hệ giữa cấu tạo và tính chất hóa học
 - Phân biệt được rượu etylic với các chất lỏng khác
 3. Thái độ
 - Giúp HS biết cách sử dụng và bảo quản hợp lý các sản phẩm từ rượu etylic
 - Giáo dục cho HS có thái độ đúng đắn khi sử dụng rượu etylic
III. Phương pháp và đồ dùng dạy học
 1. Phương pháp
 Kết hợp các phương pháp thực hành, vấn đáp, dùng lời
 2. Đồ dùng
 - Hóa chất: C2H5OH nguyên chất, Natri
 - Dụng cụ thí nghiệm: Ống thủy tinh, cốc thủy tinh, ống nghiệm, đĩa sứ, bật lửa, đèn cồn, kẹp sắt, pipet.
 - Mô hình phân tử C2H5OH dạng rỗng
IV. Tiến trình bài giảng
 1. Ổn định lớp
	Sĩ số:
	Vắng:
 2. Dạy bài mới
 Đặt vấn đề
 Tất cả các hợp chất hữu cơ có gốc hiđro cacbon liên kết với nhóm –OH đều được gọi chung là rượu, trong đó rượu etylic là một đại diện điển hình. Người ta có thể thu được rượu etylic bằng cách lên men gạo, ngô, sắn đã nấu chín hoặc dịch ép các loại quả như: nho, táo Vậy rượu etylic có cấu tạo hóa học như thế nào? Tính chất và ứng dụng ra sao? Cô và các em sẽ cùng nghiên cứu bài học hôm nay
Tiết 54	RƯỢU ETYLIC
 CTPT: C2H6O
C2H6O
 M = 46
Hoạt động 1: Tính chất vật lý
- Mục tiêu:
 + HS nắm được một số tính chất vật lý cơ bản của rượu etylic.
 + HS nắm được khái niệm độ rượu và cách pha chế để có được độ rượu theo yêu cầu.
- Thời gian:
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Tính chất vật lý
- Rượu etylic là chất lỏng, không màu, sôi ở 78,3°C, tan vô hạn trong nước và hòa tan được nhiều chất như: iot, benzen,  
- Độ rượu là số ml rượu nguyên chất có trong 100 ml hỗn hợp rượu với nước
- Đr = (Vr/Vhh).100
Trong đó:
 Đr: Độ rượu
 Vr: Thể tích rượu nguyên chất
Vhh: thể tích hỗn hợp rượu với nước
- Bằng những hiểu biết của mình em hãy cho biết:
? Rượu có trạng thái, màu sắc, mùi, vị như thế nào? 
- Cho HS quan sát ống nghiệm chứa rượu etylic
- Gọi HS nhận xét
- Nhận xét, kết luận
- Yêu cầu HS quan sát thí nghiệm thử khả năng tan trong nước của rượu etylic: Lấy vào ống nghiệm khoảng 2 ml nước cất. Sau đó nhỏ thêm vào ống nghiệm khoảng 1 ml rượu etylic
? Em có nhận xét gì về khả năng tan của rượu trong nước?
- Mở rộng: Trong trường hợp này do thể tích của rượu etylic < thể tích của nước nên rượu đóng vai trò là chất tan, nước đóng vai trò là dung môi.
- Tiếp tục nhỏ thêm vào ống nghiệm 2 ml rượu etylic
? Em có nhận xét gì về khả năng tan của rượu etylic trong nước?
- Mở rộng: Trong trường hợp này do thể tích của rượu > thể tích của nước nên người ta nói nước tan hoàn toàn trong rượu và ngược lại, rượu đóng vai trò là dung môi, nước đóng vai trò là chất tan. Ngoài ra, khi đóng vai trò là dung môi rượu etylic có thể hòa tan được rất nhiều chất như iot, benzen
- Nếu tiếp tục nhỏ thêm rượu etylic vào ống nghiệm ta vẫn thấy rượu etylic tan hoàn toàn trong nước. Vậy ta có thể kết luận gì về độ tan của rượu etylic trong nước?
- Ta có ở 15oC: dnước= 1g/ml, drượu etylic= 0.8g/ml
Dựa vào khối lượng riêng em hãy so sánh tỉ khối hơi của rượu và nước?
- Giới thiệu: Dễ bay hơi, sôi ở 78,3°C, hóa rắn ở nhiệt độ - 114,15oC
- Kết luận và ghi bảng
? Để có rượu 45o phải làm như thế nào?
- Lấy vào ống đong 55 ml nước và 45 ml rượu etylic nguyên chất. Tức là trong ống đong có 100 ml hỗn hợp rượu và nước. Trong đó có 55 ml nước và 45 ml rượu nguyên chất. Ta thu được rượu 45o
? Vậy theo em độ rượu là gì?
- Gọi HS nhận xét
- Nhận xét và kết luận
- Nếu muốn có 500 ml rượu 45o chúng ta cần phải làm gì?
Để giải quyết vấn đề trên người ta đã đi xây dựng công thức tính độ rượu.
- Giả sử: Kí hiệu độ rượu là Đr, thể tích rượu nguyên chất là Vr, thể tích hỗn hợp rượu với nước là Vhh
? Từ định nghĩa em hãy xây dựng công thức tính độ rượu
- Nhận xét, ghi bảng
- Áp dụng giải bài tập trên
- Nhận xét: Như vậy áp dụng công thức trên người ta có thể pha được rất nhiều hỗn hợp rượu với nước có nồng độ khác nhau. Kể cả những dung dịch có nồng độ rất cao như cồn 96o.
- Tính chất hóa học của rượu etylic được quyết định bởi cấu trúc phân tử. Vậy phân tử rượu etylic có cấu tạo như thế nào?
- Rượu etylic là chất lỏng, không màu, có vị cay, và có mùi thơm đặc trưng
- Quan sát
- Quan sát
- Rượu etylic tan hoàn toàn trong nước
- Rượu etylic tan hoàn toàn trong nước
- Rượu etylic tan vô hạn trong nước
- Rượu nhẹ hơn nước. Vì drượu etylic < dnước
- Ghi bài
- Độ rượu là số ml rượu etylic nguyên chất có trong 100 ml hỗn hợp rượu với nước
- Nhận xét
Đr = (Vr/Vhh).100
- Giải bài tập:
ADCT ta có:
45 = (Vr/500).100
Vr=(45.500)/100=225(ml)
H2O
 V = 500 – 225= 275(ml)
Vậy để có 500ml hỗn hợp rượu và nước 45o người ta lấy 225 ml rượu etylic nguyên chất hòa tan với 275 ml H2O.
Hoạt động 2: Cấu tạo phân tử rượu etylic
- Mục tiêu: HS nắm được cấu tạo và viết được công thức CTCT của rượu etylic
- Thời gian:
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
II. Cấu tạo phân tử
CTCT: 
Dạng thu gọn:
CH3 – CH2 – OH
hoặc C2H5OH
- Với CTPT là C2H6O em hãy viết tất cả các công thức cấu tạo có thể có của C2H6O
- Yêu cầu HS quan sát mô hình dạng rỗng của phân tử rượu etylic
- Giới thiệu: Hình cầu màu đen tượng trưng cho nguyên tử C, màu đỏ tượng trưng cho nguyên tử O, màu trắng tượng trưng cho nguyên tử H, Các thanh nối tượng trưng cho các liên kết
? Dựa vào mô hình rỗng hãy cho biết CTCT nào trong 2 CTCT trên phù hợp với CTCT của rượu etylic?
- Nhận xét
- Giới thiệu dạng thu gọn
CH3 – CH2 – OH Hoặc C2H5OH
CTCT 1 là hợp chất ete có tên là đimetyl ete
- Kết luận
? Nhìn vào CTCT em có nhận xét gì về đặc điểm cấu tạo của phân tử rượu etylic?
- Nhận xét và kết luận
- Giới thiệu: Nguyên tử H trong nhóm –OH của rượu etylic là nguyên tử H linh động. Trong các phản ứng hóa học nó làm rượu etylic có các tính chất hóa học đặc trưng.
- CTCT có thể có của C2H6O:
1. H H
 | |
H – C – O – C – H
 | |
 H H
2. H H
 | |
H – C – C – O – H
 | |
 H H 
- Quan sát
- CTCT 2
- Trong nguyên tử rượu etylic có 1 nguyên tử H không liên kết trực tiếp với nguyên tử C mà liên kết với nguyên tử O tạo thành nhóm –OH (hiđroxyl)
Hoạt động 3: Tính chất hóa học
- Mục tiêu: HS nắm được các tính chất cơ bản của rượu etylic
- Thời gian:
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
III. Tính chất hóa học
1. Rượu etylic tác dụng với oxi
- PTPƯ:
C2H6O(l) + 3O2(k) 2CO2(k)+3H2O(h)
2. Rượu etylic tác dụng với natri
PTPƯ:
2C2H5OH + 2Na 2C2H5ONa + H2
3. Phản ứng với axit axetic
- Các em thường nhìn thấy người ta sử dụng cồn để làm gì?
? Vậy hãy dự đoán tính chất hóa học đầu tiên của rượu là gì? 
- Nhận xét, kết luận
- Nhỏ 2-3 giọt rượu etylic vào chén sứ rồi đốt
? Hãy cho biết hiện tượng xảy ra?
- Nhận xét, mở rộng:
 Rượu etylic ở nồng độ cao cháy tỏa nhiều nhiệt nên người ta còn sử dụng rượu etylic được điều chế trong công nghiệp pha vào với xăng làm nguyên liệu đốt cho động cơ xe.
? Rượu etylic cháy được là do nó đã tác dụng với chất nào?
- Hãy viết phương trình của phản ứng
- Nhận xét và ghi bảng
- Cho mẩu natri bằng hạt đậu vào cốc đựng rượu etylic
? Hãy nêu hiện tượng xảy ra?
? Vậy rượu có phản ứng với Na hay không?
? Theo em khí thoát ra là khí gì?
- Nhận xét, kết luận
- Hướng dẫn HS viết phương trình của phản ứng: 
CH3 – CH2 – O – H + Na ?
Na đã thay thế nguyên tử H trong nhóm –OH của phân tử C2H5OH
? Khí thoát ra là khí gì?
- Yêu cầu HS viết PTPƯ
? Phản ứng trên thuộc loại phản ứng gì?
- Nhận xét, mở rộng
Như vậy chính nhóm -OH đã gây lên tính chất đặc trưng của rượu etylic. Đây là phản ứng đặc trưng để nhận biết rượu etylic
- Ghi bảng
- Giới thiệu phản ứng này sẽ học ở bài sau
- Nướng mực, đốt đèn cồn trong phòng thí nghiệm.
- Rượu tác dụng với oxi
- Quan sát
- Hiện tượng:
+ Rượu etylic cháy với ngọn lửa màu xanh
+ Tỏa nhiệt.
- O2
- Viết PTPƯ:
C2H6O(l) + 3O2(k) 2CO2(k)+3H2O(h)
- Quan sát
- Hiện tượng:
+ Mẩu natri tan dần
+ Có khí thoát ra
- Có
- H2
- Khí thoát ra là khí H2
- PTPƯ
2C2H5OH + 2Na 2C2H5ONa + H2
- Phản ứng trên thuộc loại phản ứng thế
Hoạt động 4: Ứng dụng
- Mục tiêu: HS nắm được 1 số ứng dụng quan trọng của rượu etylic
- Thời gian:
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
IV. Ứng dụng
 Học SGK
? Hãy kể tên các ứng dụng của rượu etylic mà em biết?
- Rượu etylic được ứng dụng làm:
+ Nguyên liệu: sản xuất rượu bia, làm dược phẩm, sản xuất cao su tổng hợp, sản xuất axit axetic
+ Nhiên liệu: Do tính chất tỏa nhiệt mạnh nên được dùng làm nhiên liệu đốt trong các động cơ ô tô, xe máy Đây là xu hướng được dùng phổ biến ở các nước phát triển trong đó có Mỹ và thủ đô Hoa Kì của Mỹ còn là nơi sản xuất ra etanol cho ô tô với sản lượng lớn nhất.
+ Dung môi: Là dung môi phổ biến để hòa tan các chất khác chỉ sau nước, pha nước hoa, pha vecni
- Nhận xét và nhấn mạnh một số tác hại của rượu gây ra:
+ Rượu etylic và hỗn hợp của nó với nước có chứa trên 50% etanol là các chất dễ cháy và dễ bắt lửa
+ Cơ thể con người có khả năng hấp thụ mạnh rượu etylic. Khi đi vào cơ thể rượu chuyển hóa thành axetalđehit – chất này có độc tố mạnh hơn rượu, bởi vậy mà những người lạm dụng rượu có thể bị say hoặc bị nghiện, đa số những người sử dụng rượu có nguy cơ bị chứng xơ gan, ung thư Bởi vậy, cần có ý thức sử dụng rượu hợp lí.
- Yêu cầu HS về nhà đọc phần em có biết
- Làm rượu, bia, cao su tổng hợp, dược phẩm, pha vecni, nước hoa, SX giấm ăn, 
Hoạt động 5: Điều chế
- Mục tiêu: HS nắm được các phương pháp chính để điều chế rượu etylic
- Thời gian:
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
V. Điều chế
Có 2 cách điều chế rượu etylic:
1. Lên men
Tinh bột hoặc đường 
lên men Rượu etylic
2. Hiđrat hóa etylen
C2H4 + H2O H+ C2H5OH
? Trong thực tế rượu được điều chế bằng các cách nào?
? Bằng hiểu biết của mình, em hãy kể tên các bước nấu rượu?
- Nhận xét, mở rộng: Tinh bột có thể được lấy từ gạo, ngô, khoai, sắn nước ép hoa quả như nho, táo
- Cung cấp cho HS PTPƯ 
 men
C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2 
Đây là phương pháp dùng để sản xuất rượu uống. Trong thành phần của rượu sản xuất theo phương pháp này có chứa các loại vitamin. Trong công nghiệp, người ta sử dụng phương pháp hiđrat hóa C2H4 (etylen) có mặt của H+ chúng ta cũng thu được C2H5OH
- Gọi HS lên bảng viết PTPƯ 
- Nhận xét, kết luận
- Rượu etylic được điều chế bằng các cách sau:
Tinh bột (đường) Rượu etylic
- Quy trình nấu rượu:
Gạo nấu chín để nguội 
 Trộn bánh men lên men chưng cất rượu
PTPƯ:
C2H4 + H2O H+ C2H5OH
V. Củng cố
Câu 1: Hãy chọn đáp án đúng( Đáp án B)
	Rượu phản ứng được với Na là do:
	A. Trong phân tử rượu có nguyên tử O
	B. Trong phân tử có nhóm –OH 
	C. Trong phân tử có nguyên tử O và nguyên tử H
	D. Trong phân tử có nguyên tử C, O và H
Câu 2: Chọn đáp án đúng( Đáp án B)
	Chất nào sau đây tác dụng được với Na
	A. CH3 – CH3
	B. CH3 – CH2 - OH 
	C. C6H6
	D. CH3 – O – CH3
VI. Dặn dò
	- Đọc phần em có biết – SGK tr 139
	-Về nhà học bài, làm các bài tập trong SGK
	-Đọc trước bài 45: Axit axetic

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an RUOU ETYLIC cuc hay.doc