Giáo án môn học Giáo dục công dân 9 - Tiết 1 đến tiết 17

Giáo án môn học Giáo dục công dân 9 - Tiết 1 đến tiết 17

TIẾT 1: BÀI 1: CHÍ CÔNG VÔ TƯ

I: Mục tiêu cần đạt

1: Kiến thức

 Hiểu được thế nào là chí công vô tư, những biểu hiện của phẩm chất chí công vô tư, vì sao cần phải chí công vô tư

2: Kỹ năng

- Biết phân biệt các hành vi thể hiện chí công vô tư hoặc không chí công vô tư trong cuộc sống hàng ngày

- biết tự kiểm tra hành vi cảu mình và rèn luyện để trở thành người có phẩm chất chí công vô tư

3: Thái độ

- Biết quý trọng và ủng hộ những hành vi thể hiện chí công vô tư

- Phê phàn, phản đối những hành vi thể hiện tính tự tư, tự lợi thiếu công bằng trong giải quyết công việc

 

doc 51 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 715Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Giáo dục công dân 9 - Tiết 1 đến tiết 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
S: 19/8/2010
G: 20/8/2010
Tiết 1: bài 1: chí công vô tư
I: Mục tiêu cần đạt
1: Kiến thức
 Hiểu được thế nào là chí công vô tư, những biểu hiện của phẩm chất chí công vô tư, vì sao cần phải chí công vô tư
2: Kỹ năng
- Biết phân biệt các hành vi thể hiện chí công vô tư hoặc không chí công vô tư trong cuộc sống hàng ngày
- biết tự kiểm tra hành vi cảu mình và rèn luyện để trở thành người có phẩm chất chí công vô tư
3: Thái độ
- Biết quý trọng và ủng hộ những hành vi thể hiện chí công vô tư
- Phê phàn, phản đối những hành vi thể hiện tính tự tư, tự lợi thiếu công bằng trong giải quyết công việc
II: Chuẩn bị
- HS học trước bài ở nhà
- GV soạn giáo án chuẩn bị D D DH
III: Các hoạt động dạy học
- ổn định lớp
- Kiểm tra Đ D học tập của HS ( 5 phút )
- Giới thiệu bài
- Dạy học bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1 ( 15 phút )
 Tìm hiểu mục Đặt vấn đề
- Mục tiêu giúp HS hiểu thế nào là chí công vô tư
- Cách tiến hành
- Gv gọi HS đọc câu chuyện 1, tổ chức cho HS trao đỏi theo bàn câu hỏi a SGK 4
- HS trả lời nhận xét bổ sung
- GV tổng hợp ý kiến nhận xét
? Việc làm nào cho thấy Tô Hiến Thành giải quyết công việc không thiên vị ? Điều đó thể hiện phẩm chất gì ?
- HS dựa vào câu chuyện trả lời, nhận xét về phẩm chất
- GV cho HS đọc câu chuyện 2
- HS tiếp tục trao đổi theo bàn
- HS trả lời ý kiến thảo luận, nhận xét, bổ sung
- GV tổng hơp ý kiến, nhận xét
? Em có nhận xét gì về những việc làm của Tô Hiến Thành và Chủ tịch Hồ Chí Minh ?
- HS suy nghĩ trình bày ý kiến
- GV kết luận
- GV nhấn mạnh chí công vô tư là phẩm chất đạo đức tốt đẹp. Trong sáng và rất cần thiết của tất cả mọi người
? Qua việc phân tích trên em hiểu thế nào 
Là chí công vô tư ?
- HS trả lời nhận xét
- GV chốt lại mục 1 Nội dung bài học SGK 4
Hoạt động 2 ( 10 phút )
Liên hệ thực tế
- Cách tiến hành
- GV yêu cầu HS nêu những tấm gương thể hiện chí công vô tư trong đời sống hàng ngày, phân tích những việc làm chụ thể
- GV- HS nhận xét
- GV yêu cầu HS nêu những ví dụ về lối sống ích kỉ vụ lợi, thiếu công bằng trong cuộc sống hàng ngày
- GV- HS nhận xét về các ví dụ, phân tích việc làm sống ích kỉ vụ lợi, thiếu công bằng
? Chí công vô tư đem lại lợi ích gì ?
- HS trả lời, nhận xét
- GV chốt lại mục 2 Nội dung bài học
? Là HS để rèn luyện phẩm chất chí công vô tư ta phải làm gì ?
- HS nêu ý kiến
- GV tổng hợp ý kiến nhận xét
- GV chốt lại mục 3 Nội dung bài học
Họat động 3 ( 5 phút )
 Tìm hiểu Nội dung bài học
- Mục tiêu giúp HS nắm được nội dung chính yếu của bài học
- Cách tiến hành
- HS đọc lại nội dung bài học, nêu thắc mắc
- GV giải đáp hướng dẫn Hs học nội dung bài học
Hoạt động 4 ( 10 phút )
 HS làm bài tập
- GV yêu cầu HS làm bài tập 
- HS trả lời nhận xét
- GV nhận xét đưa ra đáp án
 - HS trao đổi làm bài tập 2
- HS trả lời nhận xét
- GV nhận xét đưa ra đáp án
I: Đặt vấn đề
1: Tô Hiến Thành – một tấm gương về chí công vô tư
- Tô Hiến Thành dùng người là căn cứ vào ai có khả năng gánh vác được công việc chung của đất nước chứ không vì nể tình thân mà tiến cử không phù hợp
- Ông là người công bằng không thiên vị
2: Điều mong muốn của Bác Hồ
- Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của 
Chủ tich Hồ Chí Minh là tấm gương trong sáng tuyệt vời cảu một con người đã dành chọn cuộc đời mình cho quyền lợi của dân tộc của đất nước và cho hạnh phúc của nhân dân. Đối với Bác dù làm bất cứ công việc gì, bất kì ở đâu và bao giờ cũng chỉ theo đuổi một mục đích là “ làm cho ích quốc lợi dân” chính nhờ phẩm chất cao đẹp đó Bác đã dành được chọn vẹn tình cảm của nhân dân ta đối với Người: đó là sự tin yêu, lòng kính trọng, sự khâm phục, lòng tự hào và sự gắn bó vô cùng gần gũi thân thiết
=> Bác là một người hết lòng vì nước vì dân => thể hiện phẩm chất Chí công vô tư
=> Những việc làm của Tô Hiến Thành và Chủ tịch Hồ Chí Minh đều là những tiêu biểu của phẩm chất chí công vô tư
- Làm giàu bằng sức lao động chính đáng của mình.
- Hiến đất để xây dựng trường học.
- Bỏ tiền xây cầu cho nhân dân đi lại.
- Dạy học miễn phí cho trẻ em nghèo
III: Nội dung bài học: (Sgk)
1. Khái niệm
- Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện ở sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân.
2. ý nghĩa:
Đem lại lợi ích cho tập thể và xã hội, góp phần làm cho đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
3. Cách rèn luyện chí công vô tư:
- Có thái độ ủng hộ, giúp đỡ những người chí công vô tư.
- Phê phán những hành động vụ lợi thiếu công bằng trong việc giải quýet mọi công việc.
III: Bài tập
 Bài tập 1
 Đáp án
- Hành vi d, e thể hiện chí công vô tư và Lan và Nga đều giải quyết công việc từ lợi ích chung
- Hành vi a, b, c, đ thể hiện không chí công vô tư vì họ đều xuất phát từ lợi ích cá nhân hay do tình cảm riêng tư chi phối mà giải quyết công việc một cách thiên lệch, không công bằng
 Bài tập 2
Đáp án
- Tán thành quan điểm d, đ
Không tán thành quan điểm a, b, c
 Củng cố: thế nào là chí công vô tư
 Dặn dò: chuẩn bị bài Tự chủ
S:28/8/09
G: 29/8/09
Tiết 2 bài 2 : tự chủ
I: Mục tiêu cần đạt
1: Về kiến thức : Hiểu được
- Thế nào là tự chủ, ý nghĩa xủa tính tự chủ trong cuộc sống cá nhân và xã hội
- Sự cần thiết phải rèn luyện và cách rèn luyện để trở thành người có tính tự chủ
2: Về kĩ năng
- Nhận biết được những biểu hiện của tính tự chủ
- Biết cách đánh giá bản thân và người khác về tính tự chủ
3: Về thqái độ
- Tôn trọng những ngươưì biết sống tự chủ
- Có ý thức rèn luyện tính tự chủ
II: Chuẩn bị
- HS học trước bài ở nhà
- GV soạn giáo án chuẩn bị D D DH
III: Các hoạt động dạy học
- ổn định lớp ( 5 P )
- Kiểm tra bài cũ ? Thế nào là chí công vô tư ? ý nghĩa của chí công vô tư ?
- Giới thiệu bài
- Dạy học bài mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu phần Đặt vấn đề
( 10 P )
- Mục tiêu giúp HS biết được những biểu hiện của tính tự chủ
- Cách tiền hành: HS đọc truyện Một người mẹ
- GV nêu câu hỏi , HS trả lời , GV chốt lại
? Nỗi bất hạnh đến với gia đình bà Tâm ntn ?
? Bà Tâm đã làm gì trước nỗi bất hạnh to lớn của gia đình ?
? Theo em bà Tâm là người ntn ?
- HS đọc truyện “chuyện của N”
- GV nêu câu hỏi , HS trả lời , GV chốt lại
? Trước đây N có những ưu điểm gì ?
? Những hành vi sai trái của n sau này là gì ?
? Vì sao N lại có một kết cục như vậy ?
? qua hai câu chuyện trên em rút ra bài học gì ?
? Nếu trong lớp có bạn như N thì em sẽ làm gì ?
- HS đưa ra cách xử lý
- GV nhận xét
? Qua việc tìm hiểu trên em hiểu ntn là tự chủ ?
- HS trả lời nhận xét
- GV chốt lại mục 1 phần Nội dung bài học
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm về cách ứng xử thể hiện tính tự chủ ( 10 P )
- Gv chia lớp thành 3 nhóm thảo luận câu hỏi trong phiếu bài tập ( 4 P )
- HS trình bày, nhận xét
- GV nhận xét cách ứng xử trong từng trường hợp
N1: Khi có người làm điều gì đó khiến em không hài lòng, bạn sẽ xử sự như thế nào ?
N2: Trong giờ học bạn sơ ý làm đổ mực ra vở của em ?
N3: Em rất muốn mua ngay một bộ quần áo mới nhưng cha mẹ chưa thể mua cho em ngay được, em sẽ làm gì ?
? từ việc thảo luận trên cho bíêt tự chủ có ý nghĩa ntn ?
- HS trả lời nhận xét
- GV chốt lại mục 2 phần Nội dung bài học
Hoạt động 3: Rèn luyện tính tự chủ (5 P )
- Cách tiến hành
- Gv yêu cầu HS nêu các ý kiến của bản thân về rèn luyện tính tự chủ, Gv ghi lên bảng các ý kiến, chốt lại mục 3 phần Nọi dung bài học
? Trong cuộc sống em thấy bản thân mình đã tự chủ chưa ? Có lúc nào em không làm chủ được hành vi của mình không ?
- Hs liên hệ bản thân, rút ra bài học
- GV gọi hs nêu một số hành vi thiếu tự chủ và tác hại của nó.
Hoạt động 4: Tìm hiểu Nội dung bài học
( 5 P )
- Mục tiêu giúp Hs nắm được nội dung chính yếu của bài học
- Cách tiến hành HS đọc Nội dung bài học
- GV hướng dẫn HS học Nội dung bài học
Hoạt động 5: Hs làm bài tập ( 10 P )
- Gv yêu cầu HS lần lượt làm các bài tập 1, 2, 3
- HS trả lời bài tập, nhận xét
- Gv đưa ra đáp án
I: Đặt vấn đề
1: Một người mẹ
- Con trai bà Tâm nghiện ma tuý bị nhiễm HIV / AIDS
- Bà nén chặt nỗi đau để chăm sóc con
- Bà tích cựcgiúp đỡ những người bị nhiễm HIV / AIDS khác, vận động các gia đình cùng quan tâm giúp đỡ họ
=> Bà Tâm là người biết làm chủ tình cảm, hành vi của mình
2: Chuyện của N
- N là học sinh ngoan và học khá
- N bị bạn bè xấu rủ rê tập hút thuốc lá, uống bia, đua xe máy, n trốn học, thi trượt tốt nghiệp, N bị nghiện, trộm cắp
=> N không làm chủ được tình cảm và hành vi của mình, gây hậu quả cho gia đình cho bản thân và cho xã hội
 Bài học: cần phải biết tự chủ để vượt lên mọi khó khăn thử thách
- Bình tĩnh, nhẹ nhàng nhắc nhở người đó không nên có những việc làm thiếu văn hoá khiến người khác không hài lòng
- Bình tĩnh, không quát mắng bạn, nhắc nhở bạn lần sau trước khi làm việc gì cũng phải cẩn thận hơn
- Không đòi mua cho bằng được, cố gắng làm nhiều việc tốt cho bố mẹ vui lòng
II: Nội dung bài học: ( sgk)
1: Khái niệm Tự chủ
2: ý nghĩa của tự chủ
3: Rèn luyện tính tự chủ
III: Bài tập
1- Bài 1
 Đáp án: đồng ý a, b, d, e
2 – Bài 2: Kể câu chuyện một ng]ời biết tự chủ
3 – Bài 3 
 Đáp án
- Hằng khôgn làm chủ được hành vi của mình
- Khuyên Hằng phải biết tự chủ
Củng cố: thế nào là tự chủ
Dặn dò: chuẩn bị bài Dân chủ và kỉ luật 
S: 11/9/09
G: 12/9/09
tiết 3 bài 3: dân chủ và kỉ luật
I: Mục tiêu cần đạt
1: Về kiến thức
- Hiểu được thế nào là dân chủ, kỉ kuật, những biểu hiện của dân chủ, kỉ kuật trong đời sống xã hội
- Hiểu được ý nghĩa của việc tự giác thực hiện những yêu cầu phát huy dân chủ, kỉ kuật
2: Về kĩ năng
 Biết giao tiếp ứng xử và phát huy vai trò của công dân thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật
3: Về thái độ
- Có ý thức tự giác rèn luyện dân chủ, kỉ kuật trong học tập và ngoài cuộc sống xã hội
- ủng hộ những vịêc tốt, những người thực hiện tốt dân chủ, kỉ kuật, biết góp ý, phê phán đúng mức những hành vi vi phạm dân chủ, kỉ kuật
II: Chuẩn bị
- HS học trước bài ở nhà
- GV soạn giáo án chuẩn bị D D DH
III: Các hoạt động dạy học
- ổn định lớp ( 5 P )
- Kiểm tra bài cũ ? Thế nào là tự chủ ? Bản thân em đã tự chủ chưa, cho ví dụ ?
- Giới thiệu bài
- Dạy học bài mới
Hoạt động của GV- HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu Đặt vấn đề ( 15 P )
- Cách tiến hành
- HS đọc câu chuyện 1
? Hãy nêu những chi tiết thể hiện phát huy dân chủ ở lớp 9 A ?
- Hs tìm các chi tiết trả lời, nhận xét bổ sung
- GV nhận xét ý chính
? Hãy phân tích sự kết hợp biện pháp phát huy dân chủ và kỉ luật của lớp 9A ?
- Hs trao đổi theo bàn
- HS trình bày ý kiến
- GV nhận xét chốt lại
? Nêu tác dụng của việc phát huy dân chủ và thực hiện kỉ luật của lớp 9A dưới sự chỉ đạo của thầy cô giáo ?
- Hs trao đổi theo bàn
- HS trình bày ý kiến
- GV nhận xét chốt lại
? Nhờ phát huy dân chủ và kỉ luật, lớp 9A đã đạt được kết quả ntn ?
- HS đọc câu chuyện 2
? Em hãy nêu những  ... ẻ em tuổi thiếu niên buộc phải đi lính cầm súng giết người 
5: Vì sao chúng ta phải ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ hoà bình
Câu 6. Học sinh phải làm gì để bảo vệ hoà bình
Câu 8: Kể những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta?
- Yêu nước
- Đoàn kết
- Cần cù trong lao động
- Hiếu học
- Tôn sư trọng đạo
- Yêu thích nghệ thuật, ca hát...
Câu 9: ở địa phương em có những truyền thống nào tốt đêp nhất?
- Yêu nước, đoàn kết.....
Củng cố: Truyền thống tót đẹp của dân tộc là gì ?
Dặn dò: Xem lại các bài đã học chuẩn bị ôn tập học kì I
Kiểm tra 15 phút
Câu 1: Lí tưởng sống là gì ? Người có lí tưởng sống cao đẹp là người như thế nào ?
Câu 2: Sống có lí tưởng sẽ có lợi gì cho bản thân ? Theo em lí tưởng sống cao đẹp của thanh niên hiện nay là gì ?
S: 4/12/09
G: 5/12/09
Tiết 16 : ngoại khoá vấn đề địa phương
lí tưởng sống của thanh niên
I: Mục tiêu cần đạt
 Hs thấy được lí tưởng sống của thanh niên ở địa phương; phê phán một số lối sống tiêu cực, đề ra các giải pháp giúp đỡ.
II: Chuẩn bị
- Hs tìm hiểu lí tưởng sống của thanh niên ở địa phương nơi mình sống
III: hình thức ngoại khoá
Hoạt động 1:
- Hs nhắc lại lí tưởng là gì ? lí tưởng cao đẹp của thanh niên ngày nay là gì ?
Hoạt động 2 :
- Gv nêu câu hỏi gọi hs trình bày phần chuẩn bị ở nhà
 ? Em thấy lí tưởng (lối sống) của thanh niên nơi em ở như thê nào ?
- Gv động viên Hs mạnh dạn nêu những yếu tố tích cực và tiêu cực của thanh niên nơi em sống
- Hs trình bày kết quả tìm hiểu
- GV nhận xét chung
Hoạt động 3 : Đề xuất biện pháp
- GV? Em sẽ làm gì để xoá bỏ những hiện tượng tiêu cực ở một số thanh niên ?
- HS trao đổi đề xuất biện pháp
- Gv tổng hợp các giải pháp lên bảng, chốt lại một số giải pháp
+ Tuyên truyền, động viên giúp đỡ họ
+ Kịp thời báo cho chính quyền ngăn chặn những hành vi tiêu cực
+ Giúp đỡ nhau làm kinh tế
+Tham gia các hoạt động xã hội
+ Xoá bỏ các tệ nạn xã hội, các phong tục tập quán lạc hậu
Hoạt động 4: Gv nhận xét chung về giờ ngoại khoá
- Sự chuẩn bị của HS
- ý thức thạm gia ngoại khoá
- Kết quả tiết ngoại khoá: đề ra được những biện pháp
Củng cố : Nêu một số phong trào của thanh niên ngày nay
Dặn dò : Ôn tập lại các bài, kiểm tra học kì I
S: 11/12/09
G:12/12/09
Tiết 17 : ôn tập kiểm tra học kì i
I: Mục tiêu cần đạt
 - Củng cố, hệ thống hoá lại kiến thức từ bài 1 đến bài 10
- Vận dụng những kiến thức đã học để có ý thức đạo đức tốt, học tập cần cù chăm chỉ vì ngày mai lập nghiệp.
II: Chuẩn bị
- GV hệ thống lại kiến thức từ bài 1 đến bài 10
- GV xem lại các bài đã học
III: Các hoạt động dạy học
- ổn định lớp
- Kiểm tra bài cũ: 
- Giới thiệu bài
- Dạy học bài mới
1- Bài 1 Chí công vô tư
- Hs tự ôn lại bài 
- GV ? Thế nào là Chí công vô tư ? lợi ích của Chí công vô tư ? HS cần rèn luyện Chí công vô tư như thế nào ?
- Hs trả lời nhận xét
- GV chốt lại SGK
- HS xem và làm lại các bài tập 1, 2, 3, 
- HS trả lời nhận xét
- Gv đưa ra đáp án
2- Bài 2: Tự chủ
- Hs tự ôn lại bài 
- GV ? Thế nào là Tự chủ ? ý nghĩa của tính tự chủ ? Rèn luyện tính tự chủ ntn ?
- Hs trả lời nhận xét
- GV chốt lại SGK
- HS xem và làm lại các bài tập 1, 3
- HS trả lời nhận xét
- Gv đưa ra đáp án
3- Bài 3 : Dân chủ và kỉ luật
- Hs tự ôn lại bài 
- GV ? Thế nào là dân chủ, thé nào là kỉ luật ? ý nghĩa của việc phát huy dân chủ và kỉ luật ? Trách nhiệm cảu mọi người ?
- Hs trả lời nhận xét
- GV chốt lại SGK
- HS xem và làm lại các bài tập 1, 4
- HS trả lời nhận xét
- Gv đưa ra đáp án
4- Bài 4 : Bảo vệ hoà bình
- Hs tự ôn lại bài 
- GV ? Thế nào là hoà bình, bảo vệ hoà bình? Để bảo vệ hoà bình cần phải làm gì ?
- Hs trả lời nhận xét
- GV chốt lại SGK
- HS xem và làm lại các bài tập 1, 2 
- HS trả lời nhận xét
- Gv đưa ra đáp án
5- Bài 5 : Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới
- Hs tự ôn lại bài 
- GV ? Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là gì ? ý nghĩa của Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới ? chính sách của Đảng và nhà nước ta ? Trách nhiệm cảu công dân ?
 - Hs trả lời nhận xét
- GV chốt lại SGK
- HS xem và làm lại các bài tập 1, 2
- HS trả lời nhận xét
- Gv đưa ra đáp án
6- Bài 6: Hợp tác cùng phát triển
- Hs tự ôn lại bài 
- GV ? Thé nào là hợp tác ? hợp tác phải dựa trên cơ sở nào ? Nhận xét về chính sách của Đảng và nhà nước ta ? Trách nhiệm của HS ?
 - Hs trả lời nhận xét
- GV chốt lại SGK
- HS xem và làm lại các bài tập 1, 2 
- HS trả lời nhận xét
- Gv đưa ra đáp án
7- Bài 7 : Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc
- Hs tự ôn lại bài 
- GV ? Thế nào là Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ? Một số Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ? ý nghĩa và trách nhiệm của công dân ?
- Hs trả lời nhận xét
- GV chốt lại SGK
- HS xem và làm lại các bài tập 1, 3, 5
- HS trả lời nhận xét
- Gv đưa ra đáp án
8- Bài 8 : Năng động, sáng tạo
- Hs tự ôn lại bài 
- GV ? Thế nào là năng động, sáng tạo ? Lợi ích của năng động, sáng tạo ? HS rèn luyện tính năng động, sáng tạo ntn ?
- Hs trả lời nhận xét
- GV chốt lại SGK
- HS xem và làm lại các bài tập 1, 2, 3
- HS trả lời nhận xét
- Gv đưa ra đáp án
9 : Bài 9: Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả
- Hs tự ôn lại bài 
- GV ? Thế nào là làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả ? Vì sao phải làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả ? Để làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả mỗi người cần phải làm gì ?
- Hs trả lời nhận xét
- GV chốt lại SGK
- HS xem và làm lại các bài tập 1, 2
- HS trả lời nhận xét
- Gv đưa ra đáp án
10: Lí tưởng sống của thanh niên
- Hs tự ôn lại bài 
- GV ? Lí tưởng là gì ? Người có lí tưởng sống cao đẹp là người ntn ? Lí tưởng caao dẹp của thanh niên ngày nay là gì ?
- Hs trả lời nhận xét
- GV chốt lại SGK
- HS xem và làm lại các bài tập 1, 2
- HS trả lời nhận xét
- Gv đưa ra đáp án
 Củng cố: Nêu tên các bài đã học
 Dặn dò : Hs tiếp tục ôn tập ở nhà, chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra học kì
Ma trận đề kiểm tra học kì i
môn gdcd Lớp 9
Nội dung chủ đề
Các cấp độ tư duy
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
1. Hiểu những ai cần phải có phẩm chất năng động sáng tạo
C 1 TN
(0,5 đ)
2. Hiểu lí tưởng sống cao đẹp của thanh niên hiện nay
C 2 TN
(0,5 đ)
3. Hiểu thế nào là tự chủ để xác định hành vi không tự chủ
C 3 TN
(0,5 đ)
4. Hiểu thế nào là yêu hòa bình
C 4 TN
(0,5 đ)
5. Hiểu thế nào làTình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới 
C 5 TN
(0,5 đ)
6. Hiểu thế nào là Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả
C 6 TN
(0,5 đ)
7. Hiểu thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc; nêu được những việc học sinh có thể làm để kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc
C 7 TN
(1 đ)
C 7 TN
(2 đ)
8. Vận dụng kiến thức đã học để xử lí một tình huống về làm việc có năng suất, chất lượng
C TN
(4 đ)
Điểm
2 đ
4 đ
4 đ
Tổng số điểm
10
Phòng GD&ĐT văn quan đề kiểm tra học kì I môn gdcd lớp 9
 Trường thcs đại an Thời gian làm bài 45 phút
 Họ và tên..................Lớp.
 Điểm Lời nhận xét của giáo viên
I: Trắc nghiệm: (2 điểm) Trả lời đúng mỗi câu được 0,5 điểm
 Khoanh tròn một chữ cái đứng trước câu tả lời đúng.
 Câu 1. Em tán thành quan điểm nào sau đây ?
 A. Học sinh còn nhỏ chưa thể sáng tạo được
 B. Năng động, sáng tạo là phẩm chất riêng của các thiên tài
 C. Chỉ trong nghiên cứu khoa học mới cần đến sáng tạo
 D. Năng động, sáng tạo là phẩm chất cần có của tất cả mọi người
 Câu 2. Câu nào sau đây thể hiện lí tưởng sống cao đẹp của thanh niên ?
 A. Là thanh niên phải biết chơi hết mình, làm hết mình
 B. Là thanh niên là phải biết hưởng thụ
 C. Là thanh niên ngoài lợi ích vì sự tiến bộ của bản thân, phải biết cống hiến cho quê hương đất nước
 D. Là thanh niên phải biết làm giàu và phấn đấu để có địa vị cao sang trong xã hội
 Câu 3. Theo em, biểu hiện nào sau đây không biểu hiện tính tự chủ ?
 A. Bình tĩnh, tự tin trong mọi việc
 B. Không chịu được ý kiến phê bình của người khác
 C. Luôn cố gẵng ôn tồn, nhã nhặn trong giao tiếp
 D. Lễ độ, lịch sự, đúng mực trong mọi hoàn cảnh
 Câu 4. ý kiến nào đưới đây thể hiện lòng yêu hòa bình ?
 A. Chiều theo ý muốn của người khác sẽ tránh được mâu thuẫn
 B. Mâu thuẫn nào cũng có thể thương lượng để giải quyết
 C. Sống khép mình mới tránh được sung đột
 D. Chỉ cần thân thiện với những người có quan hệ mật thiết với mình
 Điền từ còn thiếu vào chỗ trống sao cho đúng với nội dung bài đã học :
 Câu 5. Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là .............................................................................
...........................................................................................................................................................................................................
 Câu 6. Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả là 
II: Tự luận (7 điểm)
 Câu 7: (3 điểm) Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là gì ? Theo em, học sinh có thể làm gì để kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ?
 Câu 8: (4 điểm) Cho tình huống sau:
 Minh thường mang bài tập của các môn khác ra làm trong lúc cô giáo đang giảng bài môn mà bạn ấy cho là không quan trọng.
 Có bạn khen đó là cách làm có năng suất.
 1/ Em có tán thành ý kiến đó không ? Vì sao ?
 2/ Nếu là bạn cùng lớp, em sẽ ứng xử như thế nào ?
Đáp án và biểu điểm
I: Trắc nghiệm (3 điểm)
 Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm
 1. D
 2. C
 3. B
 4. B
 5: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là quan hệ bạn bè thân thiện giữa nước này với nước khác.
 6: Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả là tạo ra được nhiều sản phẩm có giá trị cao về cả nội dung và hình thức trong một thời gian nhất định.
II: Tự luận (7 điểm)
 Câu 7: (3 điểm)
- Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần (những tư tưởng, dức tinh, lối sống, cách ứng xử tốt đẹp) hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sáng thế hệ khác (1 điểm)
- Để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, học sinh cần tự hào, giữ gìn,tích cực học tập truyền thống tốt đẹp của dân tộc, vận dụng truyền thống tốt đẹp của dân tộc vào thực tiễn tuyên, truyền các giá trị truyền thống, lên án và ngăn chặn những hành vi làm tổn hại đến truyền thống dân tộc, (2 điểm) 
 Câu 8: (4 điểm) Học sinh có thể có cách diễn đạt khác nhau nhưng cần nêu được các ý cơ bản sau
- Không tán thành ý kiến đó (0,5 đ)
- Vì : + Việc làm của Minh tưởng như tiết kiệm được thời gian, làm được nhiều việc nhưng thật ra không có chất lượng, hiệu quả (0,5 đ)
 + Minh không nghe giảng sẽ không hiểu bài, dẫn đến học kém đi (0,5 đ)
 + Trong học tập môn nào cũng quan trọng (0,5 đ)
- Nếu là bạn cùng lớp
 + Phân tích cho các bạn hiểu tác hại của việc làm đó và khuyên Minh chấm dứt việc làm ấy và nên chuẩn bi kĩ bài học ở nhà (1 đ)
 + Nếu Minh không sửa chữa khuyết điểm thì sẽ báo với cô giáo để can thiệp, giúp đỡ (1 đ)

Tài liệu đính kèm:

  • docGDCD.doc