Giáo án môn học lớp 3 - Tuần 12

Giáo án môn học lớp 3 - Tuần 12

TUẦN 12

Ngày soạn:17 /11/ 2005

Ngày dạy: Thứ Hai 21 / 11/ 2005

Tiết 1 TẬP ĐỌC- KỂ CHUYỆN

NẮNG PHƯƠNG NAM

I/ Mục đích, yêu cầu:

- Đọc dúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ:trò chuyện,lòng vòng,lạnh buốt,làn mưa,cuồn cuộn

. -Đọc đúng các câu hỏi, câu kể. Bước đầu diễn tả được giọng của các nhân vật khi đọc bài; phân biệt được lời dẫn chuyện và lời nhân vật.

Dựa vào các gợi ý trong SGK, kể lại được từng đoạn câu chuyện.

- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài: sắp nhỏ, lòng vòng. Đọc thầm khá nhanh và nắm được cốt truyện.

Cảm nhận được tình cảm đẹp đẽ, thân thiết gắn bó giữa thiếu nhi hai miền Nam – Bắc qua sáng kiến của các bạn nhỏ miền Nam: gửi tặng cành mai vàng cho bạn nhỏ ở miền Bắc.

Bước đầu biết diễn tả đúng lời từng nhân vật; phân biệt lời dẫn chuyện với lời nhân vật.Rèn kĩ năng nghe.

- Giáo dục HS tình yêu quê hương, đất nước.

II/ Đồ dùng dạy- học:

- Tranh minh hoạ bài tập đọc (SGK)

- Bảng phụ ghi các ý tóm tắt từng đoạn .

III/ Các hoạt động dạy- học chủ yếu:

1 .Ổn định:hát

2 .Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng đọc bài Chõ bánh khúc của dì tôi và trả lời câu hỏi:

Vì sao tác giả không sao quên được mùi vị của chiếc bánh khúc quê hương?

Nêu nội dung chính.

Nhận xét cho điểm HS.

 

doc 34 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 710Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học lớp 3 - Tuần 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 12
Ngày soạn:17 /11/ 2005
Ngày dạy: Thứ Hai 21 / 11/ 2005
Tiết 1 	TẬP ĐỌC- KỂ CHUYỆN
NẮNG PHƯƠNG NAM
I/ Mục đích, yêu cầu:
- Đọc dúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ:trò chuyện,lòng vòng,lạnh buốt,làn mưa,cuồn cuộn
. -Đọc đúng các câu hỏi, câu kể. Bước đầu diễn tả được giọng của các nhân vật khi đọc bài; phân biệt được lời dẫn chuyện và lời nhân vật.
Dựa vào các gợi ý trong SGK, kể lại được từng đoạn câu chuyện.
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài: sắp nhỏ, lòng vòng. Đọc thầm khá nhanh và nắm được cốt truyện.
Cảm nhận được tình cảm đẹp đẽ, thân thiết gắn bó giữa thiếu nhi hai miền Nam – Bắc qua sáng kiến của các bạn nhỏ miền Nam: gửi tặng cành mai vàng cho bạn nhỏ ở miền Bắc.
Bước đầu biết diễn tả đúng lời từng nhân vật; phân biệt lời dẫn chuyện với lời nhân vật.Rèn kĩ năng nghe.
- Giáo dục HS tình yêu quê hương, đất nước.
II/ Đồ dùng dạy- học:
Tranh minh hoạ bài tập đọc (SGK)
Bảng phụ ghi các ý tóm tắt từng đoạn .
III/ Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
1 .Ổn định:hát
2 .Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng đọc bài Chõ bánh khúc của dì tôi và trả lời câu hỏi:
Vì sao tác giả không sao quên được mùi vị của chiếc bánh khúc quê hương?
Nêu nội dung chính.
Nhận xét cho điểm HS.
3 Dạy- học bài mới: Giới thiệu bài 
Giáo viên
Học sinh
Hoạt động1 :Luyện đọc
Đọc mẫu:
- GV đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng thong thả, nhẹ nhàng, tình cảm. 
b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
* Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn.
* Hướng dẫn đọc từng khổ thơ và giải nghĩa từ khó;
- Hướng dẫn HS đọc từng đoạn trước lớp.
- Giải nghĩa các từ khó.
* Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm. 
* Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
* Cho cả lớp đọc đồng thanh lại bài một lượt.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp.
- Yêu cầu HS đọc lại đoạn 1
- Uyên và các bạn đang đi đâu? Vào dịp nào?
- Uyên và các bạn cùng vào chợ hoa để làm gì? chúng ta cùng tìm hiểu tiếp đoạn 2 của bài.
- Uyên và các bạn ra chợ hoa ngày tết để làm gì?
- Vân là ai? Ởû đâu?
- Ba bạn nhỏ trong Nam tìm quà để gửi cho bạn mình ở ngoài Bắc, điều đó cho thấy các bạn rất quí mến nhau.
- Vậy các bạn đã quyết định gửi gì cho Vân?
- Vì sao các bạn lại chọn gửi cho Vân một cành mai?
- Hoa mai là một loài hoa tiêu biểu cho miền Nam vào ngày tết. Hoa mai có màu vàng rực rỡ, tươi sáng như ánh nắng phương Nam mỗi độ xuân về. Các bạn Uyên, Phương, Huệ gửi cho Vân một cành mai với mong ước cành mai sẽ chở ánh nắng phương Nam ra sưởi ấm cái giá lạnh của miền Bắc. Cành mai chở nắng sẽ giúp Vân thêm nhớ, thêm yêu các bạn miền Nam của mình và tình bạn của các bạn càng thêm thắm thiết.
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm bàn để tìm tên khác cho câu chuyện trong các tên gọi: Câu chuyện cuối năm, Tình bạn, Cành mai Tết.
Nội dung chính: Câu chuyện cho ta thấy tình đoàn kết của thiếu nhi hai miền Nam- Bắc.
- Theo dõi GV đọc mẫu.
*Mỗi HS đọc một câu, tiếp nối nhau từ đầu đến hết bài. Đọc 2 vòng.
- Đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn của GV;
- Mỗi HS đọc một đoạn trong bài. Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, dấu phẩy và thể hiện tình cảm khi đọc các lời thoại.
- Nè,/ sắp nhỏ kia,/ đi đâu vậy?//
- Tụi mình đi lòng vòng/ tìm chút gì để kịp gửi ra Hà Nội cho Vân.//
- Những dòng suối hoa/ trôi dưới bầu trời xám đục/ và làn mưa bụi trắng xoá.//
- Một cành mai?- // Tất cả sửng sốt,/ rồi cùng kêu lên-/ Đúng!/ Một cành mai chở nắng phương Nam.//
- HS đọc chú giải.
- Mỗi nhóm 3 HS, lần lượt từng HS đọc mỗi đoạn trong nhóm.
- 3 nhóm thi đọc tiếp nối.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi SGK
- HS đọc thầm tìm hiểu câu hỏi 1
- 1 HS đọc trước lớp, cả lớp đọc thầm.
-Uyên và các bạn đi chợ hoa ngày 28 tết.
- 1 HS đọc đoạn 2, cả lớp đọc thầm.
- Để chọn quà gửi cho Vân
- Vân là bạn của Phương, Uyên, Huê ở tận ngoài Bắc.
- Các bạn quyết định gửi cho Vân một cành mai.
- Hs phát biểu tự do: Vì theo các bạn, cành mai chở được nắng phương Nam ra ngoài Bắc, ngoài ấy đang có mùa đông lạnh giá và thiếu nắng ấm./ Vì mai là loài hoa đặc trưng cho Tết của miền Nam, giống như hoa đào tương trưng cho Tết ở miền Bắc.
- HS thảo luận theo nhóm bàn, sau đó phát biểu ý kiến, giải thích rõ lí do vì sao em chọn tên gọi đó.
+ Câu chuyện cuối năm vì sảy ra vào cuối năm.
+ Tình bạn vì câu chuyện ca ngợi tình bạn gắn bó, thân thiết giữa các bạn thiếu nhi miền Nam với các bạn thiếu nhi miền Bắc.
+ Chọn Cành mai Tết vì các bạn Phương, Uyên, Huê quyết định gửi ra cho Vân một cành mai, đặc trưng của cái tết phương Nam. 
Tiết 2
Giáo viên
Học sinh
Hoạt động 3: Luyện đọc lại bài
- GV hoặc HS khá đọc mẫu một đoạn trong bài. 
- Chia nhóm yêu cầu HS luyện đọc phân vai trong nhóm.
- Gọi 2 nhóm lên đọc phân vai trước lớp .
- Nhận xét và cho điểm HS. 
Hoạt động 4: Kể chuyện
Xác định yêu cầu.
- Gọi 2 HS đọc yêu cầu của phần kể chuyện, trang 95 SGK.
Kể mẫu
- GV chọn 3 HS khá cho các em tiếp nối nhau kể lại từng đoạn của câu chuyện trước lớp.
- Nếu các em ngập ngừng GV gợi ý cho các em.
Kể theo nhóm
Kể trước lớp
Tuyên dương HS kể tốt.
4. Củng cố dặn dò:
- Điều gì làm em xúc động nhất trong câu chuyện trên?
- Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Theo dõi bài đọc mẫu.
- Chia thành 4 nhóm, luyện đọc phân vai theo nhóm.
- 2 nhóm (mỗi nhóm 4 em) thi đọc phân vai trước lớp .
- HS thi đọc diễn cảm cả bài.
2 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- Theo dõi và nhận xét phần kể mẫu của bạn.
- Mỗi nhóm 3 HS. Lần lượt từng em kể từng đoạn trong nhóm, các bạn trong nhóm nghe và chỉnh sửa lỗi cho nhau.
- 2 đến 3 nhóm HS kể trước lớp, cả lớp theo dõi, nhận xét và bình chọn nhóm kể hay nhất.
1HS kể lại cả câu chuyện trước lớp.
- HS phát biểu tự do: Xúc động vì tình bạn thân thiết giữa 3 bạn nhỏ miền Nam với một bạn nhỏ miền Bắc./ . . .
Tiết 3: 	
Tiết 4 TOÁN 
LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
Biết thực hành nhân số có 3 chữ số với sốcó một chữ số.
Aùp dụng nhân số có 3 chữ số với số có 1 chữ số để giải các bài toán có liên quan.
Củng cố bài toán về gấp một số lên nhiều lần, giảm một số đi nhiều lần.
Củng cố về tìm số bị chia chưa biết trong phép chia. 
II/ Đồ dùng dạy học:
- Phấn màu , bảng phụ.
II/ Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
1.Ổn định
2.Kiểm tra bài cũ: 
3/ Dạy – học bài mới: Giới thiệu bài.
Giáo viên
Học sinh
Hoạt động 1:Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1:
- Kẻ bảng nội dung bài tập 1 lên bảng.
- Hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Muốn tính tích chúng ta làm thế nào?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Chữa bài và cho điểm HS.
- Có thể hỏi thêm HS về cách thực hiện các phép nhân trong bài.
Bài 2:
- Yêu cầu HS cả lớp làm bài.
- Hỏi: Vì sao khi tìm x trong phần a) con lại tính 212 x 3?
- Vì x là số bị chia trong phép chia x : 3 = 212, nên muốn tìm x ta lấy thương nhân với số chia.
- Hỏi tương tự với phần b).
- Nhận xét, chữa bài cho điểm HS.
Bài 3:
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Chữa bài cho điểm HS.
Bài 4:
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
 - Bài toán hỏi gì?
- Muốn biết sau khi lấy ra 185l dầu từ 3 thùng thì còn lại bao nhiêu lít dầu, ta phải biết điều gì trước?
- Yêu cầu HS tự làm tiếp bài.
- Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 5:
- Yêu cầu HS cả lớp đọc bài mẫu và cho biết cách làm bài toán.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Chữa bài cho điểm HS.
 4.Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu HS về nhà luyện tập thêm về giải bài toán có liên quan đến nhân số có 3 chữ số với số có 1 chữ số
- Nhận xét tiết học.
- Bài tập yêu cầu chúng ta tính tích.
- Muốn tính tích chúng ta thực hiện phép nhân giữa các thừa số với nhau.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- a) x : 3 = 212 b) x : 5 = 141
 x = 212 x 3 x = 141 x 5
 x = 636 x = 705
- Mỗi hộp có 120 gói mì. Hỏi 4 hộp như thế có bao nhiêu gói mì?
 Bài giải
 Cả 4 hộp có số gói mì là:
 120 x 4 = 480 ( gói mì) 
 Đáp số: 480 gói mì
- Bài toán yêu cầu tính số dầu còn lại sau khi lấy ra 185l dầu.
- Ta phải biết lúc đầu có bao nhiêu lít dầu.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
 Bài giải
 Số lít dầu có trong 3 thùng dầu là:
 125 x 3 = 375 ( l)
 Số lít dầu còn lại là:
 375 – 185 = 190 (l)
 Đáp số: 190 l dầu
- Trong bài toán này chúng ta phải thực hiện gấp 1 số lên 3 lần , giảm 1 số đi 3 lần.
- Làm bài , sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
Tiết 5 THỂ DỤC
ÔN CÁC ĐỘNG TÁC ĐÃ HỌC CỦA BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG
I/ Mục tiêu:
-Oân 6 động tác vươn thở, tay , chân, lườn, bụng và toàn thân của bài thể dục phát triển chung
- Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác, biết chơi trò chơi “ Kết bạn” biết cách chơi, tham gia chơi một cách tương đối chủ động.
- Co ùý thức tự giác, tích cực và kỉ luật trong giờ học.
II/ Địa điểm, phưng tiện 
Trên sân trường hợp vệ sinh. Còi, kẻ đường đi, vẽ các vạch cho trò chơi “ Kết bạn”
III/ Nội dung và phương pháp lên lớp:
Phần 
Nội dung
Thời lượng
Phương pháp cách tổ chức.
Mở đầu
Cơ bản
Kết thúc
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- Giậm chân tại chỗ, vỗ tay theo nhịp và hát.
- Chạy chậm theo hàng dọc xung quanh sân.
- Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp.
- Trò chơi “Chẵn , lẻ”
* Oân động tác vươn thở, tay,chân, lườn của bài thể dục phát triển chung.
Tập luyện theo đội hình 4 hàng ngang .
- Chia tổ ôn luyện 6 động tác đã học
+ GV đến từng tổ quan sát, nhắc nhở , kết hợp sửa các động tác sai cho HS
* GV c ... õng là dạy và học nhưng mỗi môn học lại được tổ chức thành nhiều hoạt động phong phú khác nhau. Chính điều đó đã làm nên sự thú vị của mỗi một giờ học. 
Bước 2: Hoạt động cả lớp
+ Hỏi: Trong các môn học ở trường, em thích nhất môn học nào? Vì sao?
+ Hỏi: Vậy em có thích đi học không? Vì sao?
+ Hỏi: Em cần phải có thái độ và phải làm gì để học tập tốt?
+ GV nhận xét:
+ GV kết luận: 
Học là hoạt động chính của các em ở trường, bởi vậy các em phải học tập tốt, có như thế các em mới tiến bộ và được thầy yêu , bạn mến.
+ HS trả lời : Để học ạ.
+ HS kể tên môn học theo dãy bàn. HS nói sau không được kể tên môn học trùng với HS nói trước.
+ HS dưới lớp nhận xét bổ sung.
+ Tiến hành thảo luận nhóm theo sự phân công của GV.
* Nhóm 1: môn Toán + Hát nhạc
* Nhóm 2: môn TN& XH + Thể dục
* Nhóm 4: môn Đoạ đức + Xã hội
 + Các nhóm ghi kết quả và trình bày trước lớp
Chẳng hạn: Nhóm 1.
* Trong giờ học môn Toán, cô gioá giảng bài còn chúng em học bài, làm bài
* Trong giờ học môn hát nhạc, cô giáo dạy chúng em hát, chúng em hát, gõ nhịp phách theo cô.
+ Các nhóm khác theo dõi, nhận xét,bổ sung.
+ HS lắng nghe, ghi nhớ
+ Các nhóm tiến hành thảo luận nhóm, quan sát bức ảnh tương ứng của mình và ghi lại ra giấy.
Chẳng hạn:
* Nhóm 1 – ảnh 1 : Đây là giờ TNXH và các bạn HS đang quan sát cây hoa hồng.
* Nhóm 2 – ảnh 2: Đây là giờ kể chuyện. Các bạn đang hăng hái phát biểu , trả lời câu hỏi của cô giáo.
* Nhóm 3 – ảnh 3: Đây là giờ đoạ đức. Các bạn đang say sưa thảo luận nhóm, ghi ý kiến của mình ra giấy.
* Nhóm 4 – ảnh 4: Đây là giờ thủ công. Các bạn đang dán để trưng bày các sản phẩm của mình lên bảng cho cô giáo và các bạn dưới lớp xem.
* Nhóm 5 – ảnh 5 : Đây là giờ toán. Các bạn đang làm bài tập toán mà cô giáo giao cho.
* Nhóm 6 – ảnh 6: Đây là giờ thể dục. Các bạn đang tập thể dục trong sân trường.
+ Các nhóm có thể nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
+ 5-6 HS trả lời.
Chẳng hạn:
* Em thích nhất là môn toán. Vì môn toán có nhiều bài toán hay, giúp em phát triển trí thông minh.
* Em thích nhất môn văn. Vì môn văn giúp em viết được nhiều bài văn hay, đưa em đến nhiều nơi trên thế giới.
* Em thích nhất là môn TNXH. Vì môn này giúp em có những kiến thức về thế giới xung quanh để em có thể hiểu biết hơn về thế giới đầy thú vị.
* Em thích nhất là môn vẽ. Vì môn vẽ giúp em toạ ra nhiều bức tranh đẹp, nhiều màu sắc.
+ HS trả lời( 3-4 HS).
* Em rất thích đi học ở trường có môn học em thích, có các bạn bè, thầy cô.
* Em rất thích đi học vì đi học được tham gia rất nhiều hoạt động trong các giờ học.
*Em thích đi học vì ở trường em được các thầy, cô dạy cho nhiều điều hay. . .
HS trả lời:
* Em phải nghiêm túc trong giờ học tập, chăm chỉ học và làm bài.
* Em phải ngoan ngoãn, nghe lời dạy bảo của các thầy , các cô.
* Em phải làm đầy đủ các bài tập, hăng hái giơ tay phát biểu xây dựng bài
+ HS lắng nghe , ghi nhớ
Hoạt động 3: Trò chơi “ Đoán tên môn học”
- GV phổ biến luật chơi:
+ Yêu cầu có 5 cặp đôi ( 10 HS) . Khi tham gia trò chơi , 2 HS đứng quay lưng vào nhau. 1 HS quay lưng lên bảng, 1 HS quay lưng xuống lớp.
+ GV sẽ đưa ra 1 miếng ghép có tên môn học bất kì, HS quay mặt xuống cuối lớp.
+ GV sẽ đưa ra các gợi ý có liên quan đến các môn học đó để HS kia có thể đoán ra được tên môn học mà không được có từ nhắc đến tên môn học đó.
VD : GV đưa ra miếng ghép Toán
 HS 1( quay mặt lên bảng): Đây là môn học có gắn đến các con số và các phép tính.
 HS ( quay mặt xuống lớp) phải đoán ra: môn toán
+ Mỗi cặp chỉ được giải thích 1 lần. Nếu cặp nào đoán đúng, sẽ được thưởng. Cặp nào đoán sai phải về chỗ, nhường chỗ cho các cặp khác lên chơi.
- GV tổ chức chơi mẫu cho HS.
- GV tổ chức cho HS chơi. ( tuỳ vào số lượng , thời gian tiết học mà GV cho lượng các cặp tham gia chơi)
- GV nhận xét HS chơi.
Tiết 3:
TẬP LÀM VĂN.
NÓI – VIẾT VỀ CẢNH ĐẸP ĐẤT NƯỚC
I/ Mục đích, yêu cầu:
* Dựa vào ảnh , hoặc tranh về một cảnh đẹp đất nước, nói được nhũng điều đã biết về cảnh đẹp đó.
* Viết những điều đã nói thành một đoạn văn ngắn. Chú ý viết thành câu, dùng từ đúng.
* Giáo dục HS tình yêu quê hương đất nước.
II/ Đồ dùng- học:
Chuẩn bị tranh ảnh về một số cảnh đẹp đất nước hoặc các cảnh đẹp của địa phương, gần gũi với HS.
III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
1/ Kiểm tra bài cũ:
Gọi 2 HS lên bảng
Kể lại tryện vui Tôi có đọc đâu, một HS nói về quê hương hoặc nơi em ở.
Gv nhận xét cho điểm HS.
2/ Dạy – học bài mới: Giới thiệu bài
Giáo viên
Học sinh
Hoạt động 1: Hướng dẫn kể
- Kiểm tra các bức tranh, ảnh của HS.
- Nhắc HS không chuẩn bị được ảnh có thể nói về ảnh chụp bãi biển Phan Thiết ( trang 102 SGK).
- Treo bảng phụ có viết các gợi ý và yêu cầu cả lớp quan sát bức ảnh chụp bãi biển Phan Thiết.
- Gọi 1 HS khá nói mẫu về bãi biển Phan Thiết theo các câu hỏi gợi ý.
- Yêu cầu HS quan sát tranh ảnh của mình và giới thiệu với bạn bên cạnh những điều em biết về cảnh đẹp đó.
- GV nhận xét, sửa lỗi chưa thành câu, cách dùng từ và gợi ý cho HS phát hiện thêm những vẻ đẹp mà bức tranh , ảnh thể hiện.
- Tuyên dương những HS nói tốt.
Hoạt động 2: Viết đoạn văn
- Gọi HS đọc yêu cầu 2 trong SGK.
- Yêu cầu HS tự làm bài , chú ý nhắc HS phải viết thành câu.
- Gọi một số HS đọc bài làm của mình trước lớp. 
- Nhận xét, sửa lỗi cho từng HS.
- Cho điểm những HS có bài viết khá.
3/ Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà viết lại đoạn văn về một cảnh đẹp cho hoàn chỉnh.
- Trình bày tranh ảnh đã chuẩn bị.
- Quan sát hình.
- HS có thể nói: Đây là bãi biển Phan Thiết, một cảnh đẹp nổi tiếng ở nước ta,. Đến Phan Thiết , bạn sẽ gặp một không gian xanh rộng lớn, mênh mông. Biển xanh, trời xanh, núi xanh, rừng dừa xanh. Nổi lên giữa điệp trùng xanh ấy là bãi biểnvới giải cát vàng nhạt, tròn như giọt nước. Thật là một cảnh đẹp hiếm thấy.
- Làm việc theo cặp, sau đó một số HS lên trước lớp, cho cả lớp quan sát tranh ảnh của mình và giới thiệu với cả lớp về cảnh đẹp đó. HS cả lớp theo dõi và bổ sung những vẻ đẹp mà mình cảm nhận được qua tranh, ảnh của bạn.
- 2 HS đọc trước lớp.
- Làm bài vào vở theo yêu cầu.
- Khoảng 3 HS đọc, cả lớp theo dõi và nhận xét bài viết của bạn.
Tiết TOÁN
LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu:
Giúp HS củng cố về phép chia trong bảng chia 8. Tìm 1/8 của một số 
Aùp dụng để giải bài toán có lời văn bằng một phép tính chia
II/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1/ Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 HS lên bảng làm bài tập:
Đặt tính và tính: 
 56 : 5 79 : 7 32 : 4
- Nhận xét và cho điểm HS.
2/ Dạy- học bài mới: giới thiệu bài.
Giáo viên
Hoạt động 1
Bài 1.
- Yêu cầu HS tự làm bài. Phần a)
Hỏi: Khi đã biết 6 x 8 = 48, có thể ghi ngay kết quả của 48 : 8 được không, vì sao?
- Yêu cầu HS giải thích tương tự với các trường hợp còn lại.
- Yêu cầu HS đọc từng cặp phép tính trong bài.
- Cho HS tự làm tiếp phần b)
Bài 2.
- Xác định yêu cầu của bài, sau đó yêu cầu HS làm bài.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
Bài 3.
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Người đó có bao nhiêu con thỏ?
- Sau khi bán đi 10 con thỏ thì còn lại bao nhiêu con thỏ?
- Người đó đã làm gì với số thỏ còn lại.
- Hãy tính xem mỗi chuồng có bao nhiêu con thỏ?
Yêu cầu HS trình bày bài giải.
Bài 4.
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Hình a) có tất cả bao nhiêu ô vuông?
- Muốn tìm một phần tám số ô vuông có trong hình a) ta phải làm thế nào?
- Hướng dẫn HS tô màu vào 2 ô vuông trong hình a) .
- Tiến hành tương tự với phần b).
3/ Củng cố dặn dò:
- Yêu cầu HS về nhà luyện tập thêm về phép chia trong bảng chia 8
- Nhận xét tiết học.
Học sinh
- 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- Khi đã biết 8 x 6 = 48 có thể ghi ngay 48 : 8 = 6 vì nếu lấy tích chia cho thừa số này thì sẽ được thừa số kia.
- HS tự làm bài, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổûi chéo vở để kiểm tra bài của nhau
- 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở .
- HS đọc đề bài.
- Có 42 con thỏ.
- Còn lại 42 – 10 = 32 con thỏ.
- Nhốt đều vào 8 chuồng.
- Mỗi chuồng có 32 : 8 = 4 con thỏ.
 Bài giải
Số con thỏ còn lại sau khi bán10 con thỏ là
 42 – 10 = 32 (con thỏ)
Số con thỏ có trong mỗi chuồng là:
 32 : 8 = 4 ( con thỏ)
 Đáp số : 4 con thỏ 
- Tìm 1 số ô vuông có trong mỗi hình sau: 
 8
- Hình a) có tất cả 16 ô vuông.
- Một phần tám số ô vuông trong hình a) là: 16 : 8 = 2 (ô vuông)
Tiết 5 HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
I/ Đánh giá tình hình tuần 12: 
-Yêu cầu tổ trưởng đánh giá, nhận xét tình hình hoạt động của tổ mình. HS cả lớp nhận xét bổ sung.
-Lớp trưởng nhận xét, đánh giá chung cả lớp.
-GV đánh giá chung :
 - Đi học chuyên cần , đúng giờ .
 - Đa số các em ngoan, có ý thức tự giác học tập.
 - Một số em đã đóng góp các khoản tiền.
II/ Phương hướng tuần tới:
- Yêu cầu HS tự tham gia ý kiến để xây dựng phương hướng tuần tới. Sau đó GV bổ sung cho hoàn chỉnh:
+ Tiếp tục đẩy mạnh thi đua “Hai tốt” chào mừng ngày thành lập quân đội nhân dân Việt nam 22- 12
+ Tiếp tục phong trào thi đua giữ vở sạch viết chữ đẹp.
+ Tích cực giúp đỡ các bạn trong lớp cùng tiến bộ, xây dựng mối đoàn kết nhất trí về mọi mặt.
+ Khẩn trương thu nộp các khoản tiền về trường.
III/ Tổ chức cho HS vui chơi văn nghệ
- GV cho HS chọn đề tài và bài hát phù hợp với các em. Sau đó tổ chức cho các em múa hát vui chơi giải trí trong lớp.
- Luyện đọc truyện, chuẩn bị thi đọc truyện 22- 12
- Nhận xét chung tiết học. Dặn HS về nhà tích cực học tập và rèn lu yện thân thể.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN12.doc