Giáo án môn học lớp 3 - Tuần 25

Giáo án môn học lớp 3 - Tuần 25

Tuần 25

Thứ hai ngày 6 tháng 3 năm 2006

Ngày soạn:4/3/2006

Môn: Tập đọc – Kể chuyện

Tiết: Bài: HỘI VẬT

I/ Mục đích ,yêu cầu: A/ Tập đọc:

1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:

+ Chú ý các từ ngữ: Nổi lên, nước chảy,náo nức, chen lấn, sới vật, Quắm Đen, lăn xả, khôn lường, loay hoay, (MB); vật, nước chảy, Quắm đen, thoắt biến, khôn lường, chán ngắt, giục giã, nhễ nhại, (MN).

2. Rèn kỹ năng đọc hiểu:

- Hiểu các từ ngữ trong bài: tứ xứ, sới vật, khôn lường, keo vật, khố.

- Hiểu nội dung câu chuyện: Cuộc thi tài hấp dẫn giữa 2 đô vật ( một già, một trẻ, cá tính khác nhau) đã kết thúc bằng chiến thắng xứng đáng của các đô vật già, trầm tĩnh, giàu kinh nghiệm trước chàng đô vật trẻ còn xốc nổi.

 B/ Kể chuyện:

1. Rèn kỹ năng nói: Dựa vào trí nhớ và các gợi ý, hs kể được từng đoạn câu chuyện Hội vật – lời kể tự nhiên, kết hợp cử chỉ điệu bộ; bước đầu biết chuyển giọng linh hoạt phù hợp với diễn biến của câu chuyện .

2. Rèn kỹ năng nghe

-giáo dục yêu quê hương.

II/ Đồ dùng dạy học

+ Tranh minh họa trong SGK

+ Bảng lớp viết 5 gợi ý kể 5 đoạn của câu chuyện.

 

doc 32 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 773Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học lớp 3 - Tuần 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25
Thứ hai ngày 6 tháng 3 năm 2006 
Ngày soạn:4/3/2006
Môn: Tập đọc – Kể chuyện
Tiết: Bài: HỘI VẬT
I/ Mục đích ,yêu cầu: A/ Tập đọc:
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng: 
+ Chú ý các từ ngữ: Nổi lên, nước chảy,náo nức, chen lấn, sới vật, Quắm Đen, lăn xả, khôn lường, loay hoay,(MB); vật, nước chảy, Quắm đen, thoắt biến, khôn lường, chán ngắt, giục giã, nhễ nhại,(MN).
2. Rèn kỹ năng đọc hiểu:
- Hiểu các từ ngữ trong bài: tứ xứ, sới vật, khôn lường, keo vật, khố.
- Hiểu nội dung câu chuyện: Cuộc thi tài hấp dẫn giữa 2 đô vật ( một già, một trẻ, cá tính khác nhau) đã kết thúc bằng chiến thắng xứng đáng của các đô vật già, trầm tĩnh, giàu kinh nghiệm trước chàng đô vật trẻ còn xốc nổi.
	 B/ Kể chuyện:
1. Rèn kỹ năng nói: Dựa vào trí nhớ và các gợi ý, hs kể được từng đoạn câu chuyện Hội vật – lời kể tự nhiên, kết hợp cử chỉ điệu bộ; bước đầu biết chuyển giọng linh hoạt phù hợp với diễn biến của câu chuyện .
2. Rèn kỹ năng nghe
-giáo dục yêu quê hương.
II/ Đồ dùng dạy học
+ Tranh minh họa trong SGK
+ Bảng lớp viết 5 gợi ý kể 5 đoạn của câu chuyện.
III/ Các hoạt động dạy học: 
 Tập đọc:
1.Ổn định:hát 
 2Bài cũ: Cho 2 hs nối tiếp nhau đọc bài “Tiếng đàn” (Mỗi em đọc 1 đoạn)
Hỏi: Thủy làm những gì để chuẩn bị vào phòng thi?
- Tìm những chi tiết miêu tả khung cảnh thanh bình ngoài gian phòng như hòa với tiếng đàn? 
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới: Giới thiệu bài: Giới thiệu chủ điểm và chuyện đọc đầu tuần.
- Cho hs quan sát tranh minh họa chủ điểm lễ hội.
* Luyện đọc: - Giáo viên đọc mẫu bài: 2 câu đầu đoạn , đọc nhanh, dồn dập, phù hợp với động tác nhanh thoắt biến, thoắt hóa của quắm Đen. Ba câu tiếp theo: Đọc chậm hơn, nhấn giongj những từ tả cảnh vật có vẻ lớ ngớ, chậm chạp của ông Cản Ngũ, sự chán ngán của người xem. Đoạn 3,4: Giọng sôi nổi, hồi hộp. Đoạn 5: Giọng nhẹ nhàng thoải mái.
* Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
- Cho hs đọc câu
- Giáo viên sửa sai phát âm
- Cho hs đọc từng đoạn trước lớp
+ Giáo viên nhắc hs nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm câu. Đọc đoạn 3, 4 sôi nổi, hồi hộp thể hiện không khí tưng bừng, náo nức đầy hào hứng của một hội vật.
* Cho hs luyện đọc từng đoạn trong nhóm
- Cho cả lớp đọc đồng thanh
* Hướng dẫn tìm hiểu bài:
Đoạn1: Cho 1 em đọc to, lớp đọc thầm
Hỏi: Tìm những chi tiết miêu tả cảnh tượng sôi động của hội vật?
Đoạn 2: Cách đánh của ông Quắm Đen và ông Cản Ngũ có gì khác nhau?
Đoạn 3: Việc ông Cản Ngũ bước hụt đã làm thay đổi keo vật như thế nào?
Đoạn 4 và 5: Ông Cản Ngũ đã bất ngờ chiến thắng như thế nào?
-
 Theo em vì sao ông Cản Ngũ thắng? 
+ Cho 1 hs đọc lại bài, rút nội dung bài. Chuẩn bị sang tiết kể chuyện
- Đọc nối tiếp từng câu.
- Nối tiếp nhau đọc 5 đoạn trong bài
- 2 hs đọc từ: Ngay nhịp trống đầu/ QuắnĐen đã lăn xả vào ông Cản Ngũ/......buộc sợi rơm ngang bụng vậy//.
- 5 hs đọc 5 đoạn trong nhóm
- Cả lớp đọc đồng thanh
- 1 em đọc to lớp đọc thầm để trả lời câu hỏi
- Tiếng trống dồn dập, người xem đông như nước chảy, ai cũng náo nức muốn xem mặt, xem tài ông Cản Ngũ chen lẫn nhau quây kín quanh sới vật, trèo lên những cây cao để xem.
- Quắm Đen: Lăn xả vào, đánh dồn dập, ráo riết. Ông Cản Ngũ: Chậm chạp, lớ ngớ, chủ yếu là chống đỡ.
- Ông Cản Ngũ bước hụt, Quắm Đen nhanh như cắt luồn qua 2 cánh tay ông,ôm một bên chân ông, bốc lên. Tình huống keo vật không còn chán ngắt như trước nữa. Người xem phấn chấn reo ồ lên tin chắc ông Cản Ngũ nhất định sẽ ngã và thua cuộc.
- Quắm Đen gò lưng vẫn không sao bê nổi chân ông Cản Ngũ. Ông nghiêng mình nhìn Quắm Đen. Lúc sau ông mới thò tay nắm khố anh ta, nhắc bổng anh lên, nhẹ như giơ con ếch có buộc sợi rơm ngang bụng.
- Quắm Đen khỏe, hăng hái, sôi nổi nhưng thiếu kinh nghiệm. Trái lại ông Cản Ngũ rất điềm đạm , giàu kinh nghiệm. Ông đã lừa miếng Quắm đen, để cho Quắm đen cúi xuống ôm chân ông, hòng bốc ngã ông. Nhưng đó là thế vật rất mạnh của ông 
-Ông Cản Ngũ thắng nhờ mưu trí
 Kể chuyện:
- Giáo viên đọc diễn cảm bài
- Cho học sinh đọc nối tiếp
- Cho 5 học sinh đọc yêu cầu kể chuyện và 5 gợi ý.
+ Nhắc học sinh chú ý: Để kể lại hấp dẫn truyền được không khí sôi nổi của cuộc thi tài đến người nghe, cần tưởng tượng như đang thấy trước mắt quang cảnh hội vật.
4. Củng cố – Dặn dò: Biểu dương hs kể chuyện hấp dẫn về nhà luyện kể chuyện cho người thân nghe
- Lắng nghe.
- 5 em đọc nối tiếp 5 đoạn
- Từng cặp học sinh tập kể 1 đoạn của câu chuyện.
- 5 học sinh nối tiếp nhau kể 5 đoạn của câu chuyện theo gợi ý
- Giáo viên và cả lớp nhận xét bình chọn bạn kể hấp dẫn nhất, sôi nổi, hào hứng nhất.
Môn: Đạo đức
Tiết: 24 Bài : TÔN TRỌNG ĐÁM TANG (Tiết 2 )
I- Mục tiêu : HS hiểu :
- Đám tang là lễ chôn cất người đã chết ,là 1 sự kiện đau buồn, đối với người thân của họ.
- Tôn trọng đám tang là không làm gì xúc phạm đến tang lễ chôn cất người đã khuất.
2- HS biết ứng xử đúng khi gặp đám tang .
3.HS có thái độ tôn trọng đám tang, cảm thông với nỗi đau khổ của những gia đình có người vừa mất.
II- Tài liệu và phương tiện: Vở bài tập đạo đức, phiếu học tập ,thẻ.
III- Các hoạt động dạy - học :
1- Bài cũ : 2 em lên bảng 
+ Vì sao cần phải tôn trọng đám tang ?
+ Em cần ứng xử như thế nào khi gặp đám tang ?
2- Bài mới : Giới thiệu bài
* Hoạt động 1 : Bày tỏ ý kiến
- Lần lượt từng ý kiến, hs bày tỏ ý kiến tán thành hay không tán thành hay còn lưỡng lự.
*Các ý kiến:
a/ Chỉ cần tôn trọng đám tang mà mình quen biết
b/ Tôn trọng đám tang là tôn trọng người đã khuất, tôn trọng gia đình họ và những người cùng đi đưa tang.
c/ Tôn trọng đám tang là biểu hiện của nếp sống văn hóa.
- Nêu kết luận: - Tán thành với các ý kiến: b,c .
Không tán thành với ý kiến: a
* Hoạt động 2: Xử lý tình huống
- Giáo viên phát phiếu giao việc cho mỗi nhóm
- Tình huống a: Em nhìn thấy bạn em đeo băng tay, đi đằng sau xe tang.
- Tình huống b: Bên nhà hàng xóm có đám tang.
- Tình huống c: Gia đình của bạn học cùng lớp em có tang 
- Tình huống d: Em nhìn thấy mấy bạn nhỏ đang chạy theo xem một đám tang, cười nói, chỉ trỏ.
3- Củng cố – Dặn dò: 
- Tổ chức cho hs chơi trò chơi: “nên và không nên”.
- Giáo viên chia lớp thành nhóm, phát cho mỗi nhóm một tờ giấy và hát.
- Luật chơi: Trong thời gian 5 phút nhóm nào ghi được nhiều việc, nhóm đó sẽ thắng. Giáo viên khen những nhóm thắng.
- Giáo viên kết luận chung: Càn phải tôn trọng đám tang, không nên làm gì xúc phạm đến tang lễ. Đó là một biểu hiện của một nếp sống văn hóa.
- Nhận xét tiết học.
- Học sinh suy nghĩ và bày tỏ ý kiến bằng cách giơ thẻ.
- Sau mỗi ý kiến, hs thảo luận về lý do tán thành, không tán thành hoặc lưỡng lự.
- 4 nhóm mỗi nhóm thảo luận 1 tình huống. Đại diện các nhóm lên trình bày.Cả lớp trao đổi nhận xét.
- Tình huống a: Em không nên gọi bạn hoặc chỉ trỏ , cười đùa. Nếu bạn nhìn tháy em , em khẽ gật đầu chia buồn cùng bạn.
- Tình huống b: Em không nên cười đùa, vặn to ti vi, chạy sang xem,chỉ trỏ.
- Tình huống c: Em nên hỏi thăm và chia buồn cùng bạn .
- Tình huống d: Em nên khuyên nhăn các bạn 
Môn : TOÁN
THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ ( Tiếp theo )
I- Mục tiêu :
 - Giúp hs tiếp tục củng cố biểu tượng về thời gian ( thời điểm, khoảng thời gian ).
- Củng cố cách xem đồng hồ chính xác.
- Giáo dục hs sắp xếp thời gian để học bài.
II- Đồ dùng dạy học : Đồng hồ điện tử, mô hình đồng hồ.
III- Các hoạt động dạy học 
1/ Bài cũ : Đọc cho hs vặn đồng hồ:
8 giờ kém 15 phút
10 giờ 10 phút
Nhận xét – cho điểm
2/ Bài mới : Cho hs mở vở bài tập 
Bài 1 : Cho hs đọc yêu cầu đề
- Cho hs tự làm bài vào vở.
- 1 số em nêu miệng 
Bài 2 : Cho hs đọc đề và tự nói theo mẫu.
- Gọi 1 số em lên vặn đồng hồ theo số.
Bài 3 : Cho hs nêu miệng theo đồng hồ trong vở.
Bài 4 : Cho hs tự vẽ thêm kim còn thiếu vào đồng hồ B
Nhận xét – chữa bài
3/ Củng cố – Dặn dò : 
- Nhận xét tiết học 
- Về nhà tập xem các loại đồng hồ.
2 em lên bảng vặn
Mở vở bài tập
Bài 1 : Cho hs đọc yêu cầu của bài
a) An tập thể dục lúc 6 giờ 5 phút.
b) An ăn sáng lúc 7giờ 15 phút.
c)  tan học lúc 11 giờ.
d)  tưới cây  5 giờ 17 phút.
e) Lúc 8 giờ 25 phút tối An tập đàn.
g) lúc 10 giờ kém 5 phút đêm An đang ngủ.
Bài 2 : 1 hs đọc đề bài
HS tự nối theo mẫu
‹’Žˆ
HS lên vặn kim đồng hồ theo số đã cho sẵn.
Bài 3 : HS nêu miệng theo đồng hồ ở vở.
Chương trình “ Vườn cổ tích” Kéo dái trong 30 phút.
Bài 4 : HS thực hành vẽ kim đồng hồ
Nghe nhận xét 
Môn: Thể dục
Tiết: 49 Bài: ÔN NHẢY DÂY. Trò chơi “Ném trúng đích”.
I/ Mục tiêu: 
- Ôn nhảy dây kiểu chụm 2 chân . Yêu cầu thực hiện động tác ở mức tương đối đúng.
- Chơi trò chơi: “Ném trúng đích”, yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi ở mức tương đối chủ động.
II/ Địa điểm phương tiện: + Địa điểm: Sân trường sạch sẽ, bảo đảm an toàn.
+ Phương tiện: Còi, dụng cụ, 2 em một dây, sân cho trò chơi bóng.
III/ Nội dung và phương pháp lên lớp:
 Nội dung
Định lượng
 Biện pháp tổ chức
1/ Phần mở đầu: 
- Giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu tiết học.
- Chạy chậm theo 1 hàng dọc xung quanh sân.
- Tập bài thể dục phát triển chung
* Trò chơi :“Chim bay, cò bay”
2/ Phần cơ bản:
- Ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân
- Chia theo tổ luyện tập theo các khu vực quy định từng đôi thi nhau nhảy, người nhảy người đếm.
GV theo dõi các tổ.
* Các tổ nhảy thi đua với nhau, Hs đồng loạt nhảy, tính trong 1 lượt tổ nào có người nhảy được lâu nhất thì tổ đó thắng
- Chơi trò chơi “Ném trúng đích”
+ Giáo viên nêu tên trò chơi, giải thích các ... phát âm từ khó
- Cho hs luyện đọc đoạn 2 và đoạn 5
* Hoạt động 2 : Kể chuyện 
- Cho hs kể theo nhóm
- Cho đại diện nhóm kể theo câu hỏi gợi ý.
- Cho 3 hs giỏi kể hết toàn bộ câu chuyện .
* Hoạt động 3 : Củng cố- dặn dò:
Nêu nội dung câu chuyện .
Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. 
- Cả lớp đọc nối tiếp từng câu.
- Nối tiếp đoạn từng đoạn 
- Phát âm : Quắm Đen, dứ trên, thoắt biến, thoắt hóa, khôn lường, chậm chạp,nhễ nhại, khỏe
- 4 em luyện đọc đoạn 2 và đoạn 5.
+ Kể chuyện 
- 5em nối tiếp nhau kể trong nhóm
- Đại diện nhóm kể theo câu hỏi gợi ý.
- 3 em kể lại toàn bộ câu chuyện 
 Môn : TOÁN
Tiết : 48 Bài : LUYỆN TẬP
I- Mục tiêu : giúp hs rèn luyện kĩ năng giải “ bài toán liên quan đến rút về đơn vị” 
- Tính chu vi hình chữ nhật.
II- Đồ dùng dạy học : Bảng phụ, bảng con
III- Các hoạt động dạy – học
1/ Bài cũ : Gọi 1 em lên bảng làm bài tập 
Theo tóm tắt : 8 bao : 32 kg
 6 bao : ? kg
Gọi 1 hs nêu các bước giải của bài toánliên quan rút về đơn vị.
Cho cả lớp nhận xét 
2/ Bài mới : Cho hs mở vở bài tập 
Bài 1 : Gọi hs đọc đề
- Bài toàn hỏi gì ? cho biêùt gì ? 
- Cho hs tự giải
Bài 2 : Gọi hs đọc đề
Cho 1 em lên bảng giải, cả lớp làm vào vở
Nhận xét – đánh giá
Bài 3 : Cho hs nhìn tóm tắt đặt đề toán và giải bài toán.
Nhận xét – đánh giá
3/ Củng cố- dặn dò :
- Nêu cách tính giá trị biểu thức.
- nhận xét tiết học, về nhà xem lại bài.
1 em lên bảng giải
 Giải 
Số ki- lô- gam gạo đựng trong mỗi bao là :
 32 : 8 = 4 ( kg )
Số ki- lô- gam gạo đựng trong 6 bao là :
 4 x 6 = 24 ( kg )
 Đáp số : 24 kg
Mở vở bài tập
Bài 1 : đọc đề và tự giải
Mỗi lò có số viên gàch là: 
 9345 : 3 = 3115 ( viên)
 Đáp số : 3115 viên 
Bài 2 : 1 em đọc đề, 1 em giải
 Mỗi thùng có số gói mì là: 
 1020 : 5 = 204 ( gói )
 8 thùng có số gói mì là : 
 204 x 8 = 1632 ( gói )
 Đáp số : 1632 gói
 Bài 3 : Giải
 Số viên gạch mỗi xe là :
 5640 : 3 1860 ( viên )
 Số viên gạch 2 xe là :
 1860 x 2 = 3720 ( viên )
 Đáp số : 3720 viên
Nghe nhận xét
 Môn : TỰ HỌC : ĐẠO ĐỨC
Tiết : 23 Bài : TÔN TRỌNG THƯ TỪ TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC
I- Mục tiêu : Giúp hs hiểu nội dung bài 
- Rèn hs tính tự học 
- Gáo dục hs tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
II- Đồ dùng dạy học : 1 bức thư dán, vở bài tập đạo đức.
III- Các hoạt động dạy học
1/ Bài cũ : Gọi 2 hs trả lời câu hỏi
- Thế nào là tôn trọng thư từ, tài sản của người khác ?
- Vì sao cần phải tôn trọng thư từ, tài sản của người khác ?
2/ Bài mới : 
Bước 1 : Cho hs thảo luận nhóm nhưỡng nội dung sau: 
- Điền từ : bí mật, pháp luật, của riêng, sai trái vào chỗ trống sao cho thích hợp vào vở bài tập
- Cho đại diện nhóm lên báo cáo.
- Cho hs nhận xét 
Bước 2 : Cho hs đóng vai 
Nhận thư giùm nhà bên cạnh khi họ vắng nhà.
- sử dụng trước đồ dùng của bạn, hỏi mượn sau.
- Xem trộm nhật kí của bạn. 
- Cho cả lớp nhận xét.
3/ Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Về nhà thực hành tốt bài học 
2 em trả lời
4 nhóm thảo luận 
- Làm vào vở bài tập.
- Cho hs nêu miệng báo cáo của nhóm.
Nhận xét 
- HS đóng vai
- 1 người đưa thư – 1 bạn nhỏ
- 1 người hàng xóm đi làm về sau.
- 1 bạn lấy thước của bạn dùng, hỏi mượn sau.
- 1 bạn xem trộm nhật kí của bạn 
- Nhận xét các nhóm đóng vai
 Môn : TẬP LÀM VĂN
Tiết : Bài : NGHE KỂ : NGƯỜI BÁN QUẠT MAY MẮN
I- Mục tiêu : Rèn kĩ năng nói : Nghe kể câu chuyện Người bán quạt may mắn, nhớ nội dung câu chuyện, kể lại đúng, tự nhiên.
I- Đồ dùng dạy học : - Tranh minh họa truyện trong SGK.
III- Các hoạt động dạy - học 
1/ Bài cũ : Gọi 2 hs kể lại câu chuyện Người bán quạt may mắn
2/ Bài mới : * Giới thiệu bài : 
* Hướng dẫn hs nghe- kể chuyện
- Gọi 1 hs đọc yêu cầu của bài tập
- Cho hs quan sát tranh minh họa
- Nêu câu hỏi : 
+ Bà lão bán quạt gặp ai và phàn nàn điều gì ? 
+ Ông Vương Hi Chi viết chữ vào những chiếc quạt để làm gì ?
+ Vì sao mọi người đua nhau đến mua quạt ? 
- Kể lần 2, lần 3
* Thực hành kể chuyện, tìm hiểu câu chuyện
- Chia nhóm tập kể – Theo dõi, giúp đỡ
- Nhận xét cách kể của mỗi hs
- Nêu câu hỏi : Qua câu chuyện này, em biết gì về Vương Hi Chi?
+ Em biết thêm nghệ thuật gì qua câu chuyện này ? 
- Cho cả lớp bình chọn những bạn kể chuyện hay nhất, hiểu câu chuyện nhất.
3/ Củng cố- Dặn dò : 
- Về nhà tiếp tục luyện kể câu chuyện ; kể cho người thân nghe.
- Nhận xét tiết học
2-3 em đọc bài
Nghe giới thiệu
- Đọc yêu cầu của bài tập
- Quan sát tranh minh họa
Trả lời câu hỏi
+ Bà lão bán quạt đến nghỉ dưới gốc cây, gặp ông Vương Hi Chi, phàn nàn quạt bán ế nên chiều nay cả nhà bà không có cơm ăn
+  viết chữ, đề thơ vào tất cả những chiếc quạt vì tin rằng bằng cách ấy sẽ giúp được bà lão. Chữ ông đẹp nổi tiếng, nhận ra chữ ông mọi người sẽ mua quạt.
+ Vì mọi người nhận ra nét chữ, lời thơ củaVương Hi Chi trên quạt. Họ mua quạt như mua 1 tác phẩm nghệ thuật quý giá
- Kể theo nhóm đôi ngang
+ Vương Hi Chi là 1 người có tài và nhân hậu, biết cách giúp đỡ người nghèo khổ.
+ Người viết chữ đẹp cũng là nghệ sĩ
- Bình chọn bạn kể hay nhất, hiểu chuyện nhất
Nghe nhận xét
 Môn: Hát nhạc
Tiết:23 Bài: Học hát: BÀI CHỊ ONG NÂU VÀ EM BÉ.
I/ Mục tiêu:
- Hát đúng giai điệu và lời ca, hát đồng đều, rõ lời.
- Rèn hs hát thuộc bài hát.
- Giáo dục cho các em tinh thần chăm học, chăm làm.
II/ Chuẩn bị: 
GV hát chuẩn xác bài hát “ Chi ong nâu và em bé”
- Băng nhạc, máy nghe.
III/ Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: Cho 2 em nối tiếp hát bài “ Chị ong nâu và em bé” 
2. Bài mới: 
- Giáo viên hát mẫu (hoặc cho hs nghe băng)
- Dạy học sinh hát từng câu cho đến hết.
- Giáo viên sửa những chỗ hs hát sai
- Tập cho hs hát theo hình thức phối hợp đơn ca và tốp ca.
- Hát kết hợp gõ đệm.
- Hs vừa hát, vừa gõ đệm theo tiết tấu lời ca.
- Hs vừa hát vừa gõ đệm theo nhịp 2.
- Cho từng tốp 5 em lên bảng hát.
- Cho hs hát đơn ca.
- Cho hs nhận xét 
3. Củng cố – Dặn dò: 
+ Cho hs nghe băng nhạc 1 lần.
+ Về nhà luyện hát theo nhịp 2/4
+ Học sinh lắng nghe.
+ Hát từng câu.
- Lớp hát kế hợp vỗ tay theo tiết tấu.
 Chị ong nâu nâu nâu
 x x x x x x
- Từng tổ hát
- Hát theo dãy bàn gõ đệm theo nhịp 2
Chị ong nâu nâu nâu nâu  
 x x
+ Tốp 5 em lên hát.
+ Đơn ca
+ Nghe nhận xét 
 Môn : LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết: Bài : NHÂN HÓA. ÔN CÁCH ĐẶT CÂU VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI VÌ SAO? 
I- Mục tiêu : 
1. Tiếp tục rèn luyện về phép nhân hóa
2. Ôn luyện về câu hỏi vì sao ?
II- Đồ dùng dạy học : 
- Vở bài tập
III- Các hoạt động dạy học 
1/ Bài cũ : Gọi 2 hs làm bài tập 
2/ Bài mới : Cho hs luyện lại các bài tập lúc sáng làm chưa xong.
Bài 1 : Cho hs đọc yêu cầu của bài tập 
- Cho cả lớp đọc thầm đoạn thơ.
- Cho hs làm bài độc lập rồi trao đổi nhóm.
2 em lên làm bài tập 
Mở SGK và làm bài tập 
Bài 1 : Đọc yêu cầu của bài, làm bài cá nhân sau đó thảo luận nhóm.
Tên các sự vật, con vật 
Các sự vật con vật được gọi
Các sự vật, con vật được tả
Cách gọi và tả sự vật, con vật
Lúa 
Chi
Phất phơ bím tóc
Làm cho các sự vật, con vật trở nên sinh động gần gũi đáng yêu hơn
Tre 
Cậu
Bá vai nhau thì thầm đứng học 
Đàn cò
Aùo trắng khiêng nắng qua sông
Gió 
Cô
Chăn mây trên đồng
Mặt trời
Bác 
Đạp xe qua ngọn núi
Cho hs đọc bài làm của mình
- Cho cả lớp nhận xét, GV chốt lời giải đúng.
Bài tập 2 : Cho 1 em đọc yêu cầu của bài, cho cả lớp làm vào giấy nháp.
- Cho cả lớp nhận xét
Bài 3 : Cho hs đọc yêu cầu của bài 
- Cho hs đọc lại bài Hội vật và trả lời các câu hỏi : 
a) Ví sao người tứ xứ đổ về xem hội vật rất đông ? 
b) Vì sao lúc đầu keo vật xem chừng chán ngắt ?
c) Vì sao ông Cản Ngũ mất đà chúi xuống?
d) vì sao Quắm Đem thua ông Cản ngũ?
3/ Củng cố- dặn dò : 
- Nhận xét tiết học 
- Đọc bài làm của mình
- Nhận xét 
Bài tập 2 : 1 em đọc yêu cầu của bài
- Cả lớp làm vào giấy nháp
- 1 em lên bảng làm
Bài 3 : 1 em đọc yêu cầu của đề bài
- 2 em đọc bài Hôïi vật và trả lời câu hỏi
a)  Vì ai cũng muốn được xem mặt, xem tài ông Cản Ngũ.
b)  Vì Quắm Đen thì lăn xảvào đánh rất hăng, còn ông Cản Ngũ thì lớ ngớ, chậm chạp, chỉ chống đỡ.
c)  Vì ông muốn đánh lừa Quắm Đen.
d) Quắm Đen thua ông Cản Ngũ vì anh mắc mưu ông.
Nghe nhận xét
 Môn : CHÍNH TẢ ( Nghe – viết )
 Tiết : Bài : HỘI VẬT ( đoạn 2 )
I- Mục tiêu : 
- Rèn kĩ năng viết chính tả- viết đúng- đẹp- sạch sẽ.
- Làm đúng các bài tập phân biệt ưt/ ưc theo nghĩa đã cho.
II- Đồ dùng dạy học : Bảng phụ viết nội dung bài tập 2b
III- Các hoạt động dạy – học 
1/ Bài cũ : Đọc cho hs viết các từ sau : Quắm Đen, Cản Ngũ, loay hoay
- Cho hs nhận xét 
2/ Bài mới : Giới thiệu bài
- Đọc mẫu bài viết
- Đọc từng câu cho hs phát hiện chữ khó viết và viết vào bảng con.
- Cho hs nhận xét 
- Đọc lại bài viết 
- Đọc cho hs viết bài vào vở
- Đọc cho hs dò bài
- Chấm – chữa bài ,nhận xét 
* Hướng dẫn hs làm bài tập 
Bài 2b : Cho hs đọc yêu cầu của bài
Cho hs lên bảng thi tiếp sức
- Mỗi đội 10 em 
- Đội nào tìm được nhiều từ có vần ưt, ưc thì đội đó thắng.
Cho hs nhận xét
3/ Củng cố – dặn dò : 
- Nhắc hs viết mỗi lỗi sai 1 dòng
- Chuẩn bị bài Tiếng đàn
1 em viết bảng lớp 
Cả lớp viết bảng con
- Nhận xét
Nghe giới thiệu 
Lắng nghe
- Phát hiện chữ khó : Quắm Đen, Cản Ngũ, thoắt biến, thoắt hóa, chán ngắt, lớ ngỡ.
- Nhận xét
- Viết bài vào vở
- Dò lại bài
- Nộp vở cho Gv chấm
Bài tập 2b : 1 em đọc yêu cầu của bài
- Thi tiếp sức, mỗi đội 10 người
Lời giải : Trực nhật, trực ban, lực sĩ, 
Vứt rác, mứt tết,
Nhận xét
 Môn: Mĩ thuật
 Vẽ 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 25.doc