Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Bài 10 - Tiết 1: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh

Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Bài 10 - Tiết 1: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh

MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU: giúp HS nắm được :

- Tình cảm quê hương sâu nặng của nhà thơ. Một số đặc điểm nghệ thuật của bài thơ; hình ảnh gần gũi, tự nhiên, bình dị; thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật, phép đối và nhịp thơ 3/2. Một biểu hiện khác của phong cách thơ Lí Bạch: trầm tư sâu lắng.

- Tích hợp với phần tiếng Việt ở khái niệm từ trái nghĩa, với phần TLV ở Luyện nói về văn biểu cảm, đánh giá.

- Luyện kĩ năng đọc và phân tích thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật, bước đầu so sánh phiên âm chữ Hán với bản dịch thơ.

DẠY VÀ HỌC:

Bài cũ: đọc bài thơ “Xa ngắm thác núi lư- Vọng Lư sơn bộc bố, trình bày hiểu biết của em về Lí Bạch, ghi nhớ về bài thơ?

Bài mới: Vọng nguyệt hoài hương (trông trăng nhớ quê) là một đề tài phổ biến trong thơ cổ phương Đông (TQ, Nhật Bản, VN). Ngay cả đối với các nhà thơ đời Đường cũng có rất nhiều bài cảm động, man mác. Chẳng hạn vầng trăng trong thơ Đỗ Phủ:”Lộ tòng kim dạ bạch. / Nguyệt thị cố hương minh” - “Sương từ đêm nay trắng xóa, / Trăng là ánh sáng quê nhà”. Còn Bạch Cư Dị thì: “ Cộng khan minh nguyêt ưng thùy lệ / Nhất phiến hương tâm ngũ xứ đồng” - “Xem trăng sáng có lẽ cùng rơi lệ / Một mảnh tình quê, năm anh em ở năm nơi đều giống nhau ”

Vầng trăng là một biểu tượng quen thuộc đã thành truyền thống. Trăng tròn tượng trưng cho sự đoàn tụ. Xa quê, trăng càng sáng, càng tròn, càng gợi nhớ quê. Bản thân hình ảnh vầng trăng một mình trên bầu trời cao thẳm trong đêm khuya thanh tĩnh đã đủ gợi lên nỗi sầu xa xứ. Trăng mùa thu, khi không khí đã bắt đầu trở lạnh, lại càng có sức gợi nỗi nhớ quê nhà. Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh là một bài thơ chọn đề tài ấy nhưng vẫn mang lại cho người đọc cả nghìn năm nay biết bao rung động và đồng cảm sâu xa. Một bài thơ có khuôn khổ nhỏ nhất, ma lực lớn nhất, ngôn từ đơn giản, tinh khiết nhất, được truyền tụng rộng rãi nhất cũng chính là bài Tĩnh dạ tứ chúng ta nghiên cứu hôm nay.

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 833Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Bài 10 - Tiết 1: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 7 - TUẦN 10 - BÀI 10 -TIẾT 1:
 CẢM NGHĨ TRONG ĐÊM THANH TĨNH (1 tiết) 
(TĨNH DẠ TỨ) (LÝ BẠCH)
MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU: giúp HS nắm được :
Tình cảm quê hương sâu nặng của nhà thơ. Một số đặc điểm nghệ thuật của bài thơ; hình ảnh gần gũi, tự nhiên, bình dị; thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật, phép đối và nhịp thơ 3/2. Một biểu hiện khác của phong cách thơ Lí Bạch: trầm tư sâu lắng.
Tích hợp với phần tiếng Việt ở khái niệm từ trái nghĩa, với phần TLV ở Luyện nói về văn biểu cảm, đánh giá.
Luyện kĩ năng đọc và phân tích thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật, bước đầu so sánh phiên âm chữ Hán với bản dịch thơ.
DẠY VÀ HỌC:
Bài cũ: đọc bài thơ “Xa ngắm thác núi lư’- Vọng Lư sơn bộc bố, trình bày hiểu biết của em về Lí Bạch, ghi nhớ về bài thơ?
Bài mới: Vọng nguyệt hoài hương (trông trăng nhớ quê) là một đề tài phổ biến trong thơ cổ phương Đông (TQ, Nhật Bản, VN). Ngay cả đối với các nhà thơ đời Đường cũng có rất nhiều bài cảm động, man mác. Chẳng hạn vầng trăng trong thơ Đỗ Phủ:”Lộ tòng kim dạ bạch. / Nguyệt thị cố hương minh” - “Sương từ đêm nay trắng xóa, / Trăng là ánh sáng quê nhà”. Còn Bạch Cư Dị thì: “ Cộng khan minh nguyêt ưng thùy lệ / Nhất phiến hương tâm ngũ xứ đồng” - “Xem trăng sáng có lẽ cùng rơi lệ / Một mảnh tình quê, năm anh em ở năm nơi đều giống nhau”
Vầng trăng là một biểu tượng quen thuộc đã thành truyền thống. Trăng tròn tượng trưng cho sự đoàn tụ. Xa quê, trăng càng sáng, càng tròn, càng gợi nhớ quê. Bản thân hình ảnh vầng trăng một mình trên bầu trời cao thẳm trong đêm khuya thanh tĩnh đã đủ gợi lên nỗi sầu xa xứ. Trăng mùa thu, khi không khí đã bắt đầu trở lạnh, lại càng có sức gợi nỗi nhớ quê nhà. Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh là một bài thơ chọn đề tài ấy nhưng vẫn mang lại cho người đọc cả nghìn năm nay biết bao rung động và đồng cảm sâu xa. Một bài thơ có khuôn khổ nhỏ nhất, ma lực lớn nhất, ngôn từ đơn giản, tinh khiết nhất, được truyền tụng rộng rãi nhất cũng chính là bài ‘Tĩnh dạ tứ‘ chúng ta nghiên cứu hôm nay.
CÂU HỎI VÀ DIỄN GIẢNG
THB: HĐ1: HƯỚNG DẪN ĐỌC, PHÂN TÍCH THỂ LOẠI VÀ TỪ KHÓ.
Giọng đọc chậm, buồn, tình cảm, nhịp 2/3. Đọc cả bản phiên âm chữ Hán và bản dịch thơ.
Giải thích từ khó – SGK. ? Lưu ý: 
TĨNH: yên tĩnh, bình tĩnh. DẠ: ban đêm -> dạ hội, dạ lí hương (hoa chỉ thơm ban đêm)
TỨ có nghĩa là ý tứ, cảm nghĩ -> cảm nghĩ của tác giả trong đêm. 
Không nên lầm với chữ TƯ là tư riêng, buồn bã, trầm ngâm -> tương tư, tâm tư, trầm tư
QUANG: chiếu ở trạng thái tự nhiên của trăng, lan tỏa, bao trùm
RỌI: luồng ánh sáng có chủ đích, như ánh trăng tìm đến nhà thơ. -> Khi dùng rọi, không diễn tả hết sự chan hòa, tràn đầy của ánh trăng, ý vị trữ tình trở nên mờ nhạt.
Thể lọai, vần, nhịp? -> Thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật. Cả bài chí có 4 câu, 20 tiếng, hết sức cô đọng, hàm súc nhưng đã chuyên chở và gợi mở được ý tứ thơ rất sâu sắc. Về vần thơ, chỉ có tiếng cuối câu 2 vần với tiếng cuối câu 4 (vần chân, thanh bằng: ‘ương’). Nhịp thơ phổ biến là 2/3.
HĐ2: TÌM HIỂU CHI TIẾT BÀI THƠ.
HS đọc phiên âm 2 CÂU ĐẦU và dịch thơ? -> “Sàng tiền minh nguyệt quang / Nghi thị địa thựong sương” (Đầu giường ánh trăng rọi, / Ngỡ mặt đất phủ sương).
Hai câu đầu có phải chỉ tả cảnh không? Vì sao em biết điều đó? 
Nếu thay từ sàng (giường) bằng một số từ khác, chẳng hạn: án, trác (bàn), đình (sân); thay từ nghi (ngỡ là, tưởng là)  thì ý tứ câu thơ có thay đổi không? Thay đổi như thế nào?
GHI BẢNG
THB:
TĨNH DẠ TỨ
“Sàng tiền minh nguyệt quang 
Nghi thị địa thượng sương” 
-> Đầu giường ánh trăng rọi,
 Ngỡ mặt đất phủ sương.
Hai câu đầu không phải chỉ thuần tả cảnh, cũng như hai câu sau đâu phải chỉ có tả tình. Nhưng tất nhiên, 2 câu đầu vẫn tả cảnh là chính. Từ ‘sàng’ (giường) khiến người đọc hình dung nhà thơ đang nằm trên giường. Nằm mà không ngủ được thì mới nhìn thấy ánh trăng xuyên qua cửa. Nếu thay bằng các từ khác như án, trác (bàn), đình (sân) thì ý thơ sẽ khác hẵn.
Trong một đêm trăng tha hương, Lí Bạch trằn trọc không ngủ được. Trong tâm trạng ấy (có thể chợp ngủ rồi lại tỉnh và không sao ngủ tiếp được nữa!), từ ‘nghi’ (ngỡ là, tưởng là) và từ ‘sương’ đã xuất hiện một cách hợp lí. Vì trăng sáng quá chuyển thành màu trắng giống như sương là một điều có thật: “Dạ nguyệt tự thu sương” – (Trăng đêm giống như sương thu) (Tiêu Cương). 
Tuy nhiên, ở Tiêu Cương đó là đối chiếu, liên tưởng. Còn với Lí Bạch, thì đó lại là khoảnh khắc suy nghĩ của con người. Như vậy, ngay trong hai câu thơ đầu, ta đã thấy họat động nhiều mặt của chủ thể trữ tình. Bản dịch thơ thêm vào hai chữ rọi và phủ làm cho người đọc có cảm giác là 2 câu thơ chỉ tả cảnh, ý vị trữ tình của chủ thể có phần mờ nhạt đi. Nội một từ ‘nghi’ cũng đã tạo nên cảm giác ấy.
Tóm tắt ý 2 câu đầu - bảng phụ : Cảnh đêm thanh tĩnh, ánh trăng vằng vặc, chan hòa, lung linh huyền ảo. Một tâm hồn đa cảm trong nỗi buồn cô đơn của khách ly hương.
HS đọc phiên âm 2 CÂU CUỐI và dịch thơ? -> “Cử đầu vọng minh nguyệt, / Đê đầu tư cố hương” – ( Ngẩng đầu nhìn trăng sáng, / Cúi đầu nhớ cố hương.)
Ở hai câu thơ tiếp theo có hai hành động nào đáng chú ý?
Vì sao lại cử đầu và vọng (trông xa)?
Phép đối đã được sử dụng như thế nào? Tác dụng của nó ra sao? (thảo luận)
Cụm từ nào biểu hiện nỗi lòng của tác giả?
Trong hai câu thơ này, chỉ có 3 từ tư cố hương là trực tiếp tả tình, còn lại là tả hành động của chủ thể trữ tình: cử, vọng, đê. Nhưng mỗi hành động cũng đều thấm đẫm tâm trạng.
Câu thơ thứ 3 rất giống một câu dân ca Nam Triều: “Ngưỡng đầu khán minh nguyệt” ( Ngẩng đầu nhìn trăng sáng). Nhưng từ ‘vọng’ trong bài của Lí Bạch (Cử đầu vọng minh nguyệt) cho thấy rõ thêm 2 nét nghĩa: Nhìn từ xa và ngóng trông. Còn từ “khán” trong Thu ca chỉ mang nghĩa: nhìn, trông.
Tài năng của Lí Bạch là ở chỗ, ông đã sử dụng rất tài tình câu thơ của cổ nhân trong một hoàn cảnh cảm xúc riêng của mình. Ơû vị trí câu thơ thứ ba – câu thơ đóng vai trò bản lề để người viết hạ câu kết thật sâu, thật hay. Hành động ngẫng đầu xuất hiện như một động tác tất yếu để kiểm nghiệm điều mà câu thơ thứ 2 đặt ra: sương hay trăng?
Aùnh mắt Lí Bạch chuyển từ trong ra ngoài, từ mặt đất lên bầu trời. Từ chỗ chỉ thấy ánh trăng đến chỗ thấy được cả vầng trăng xa. Và khi thấy vầng trăng cũng đơn côi lạnh lẽo như mình – lập tức nhà thơ lại cúi đầu, không phải để nhìn sương, nhìn ánh trăng một lần nữa, mà để nhớ về quê hương, ngĩ về quê xa. Ngẫng dầu, cúi dầu, chỉ trong khoảnh khắc đã đánh động mối tình quê. Ta đủ thấy tình cảm đó thừong trực, sâu nặng biết bao!
Mạch thơ, tứ thơ của bài là: Nhớ quê -> không ngủ-> thao thức nhìn trăng-> lại càng nhớ quê. Phép đối đã được sử dụng khá triệt để trong bài: cử đầu – đê đầu, vọng minh nguyệt – tư cố hương. Ngoài ra, vọng minh nguyệt – tư cố hương là cách diễn đạt cụ thể hơn thành ngữ “vọng nguyệt hoài hương” dùng đã sáo mòn. Sáng tạo của nhà thơ là đã đưa thêm vào hai cụm từ đối nhau: cử đầu – đê đầu để hình dung ra cái cách vọng minh nguyệt và tư cố hương ấy.
 + Cúi đầu lần thứ nhất là hướng ra ngọai cảnh.
 + Cúi đầu lần thứ nhất là hướng vào lòng mình, trĩu nặng tâm tư
(Cảnh đêm thanh tĩnh, ánh trăng vằng vặc, chan hòa, lung linh huyền ảo. Một tâm hồn đa cảm trong nỗi buồn cô đơn của khách ly hương).
“Cử đầu vọng minh nguyệt,
Đê đầu tư cố hương” 
-> Ngẩng đầu nhìn trăng sáng, 
 Cúi đầu nhớ cố hương.
(Phóng tầm mắt nhìn lên cao, ra xa (ngoại cảnh), hòa nhập vào cảnh đêm nay. Thu mình vào suy nghĩ (nội tâm) thóat khỏi thực tại, nhớ quê cũ: ngẫng đầu, cúi đầu, chỉ trong khoảnh khắc đã đánh động mối tình quê)â.
Thống kê các động từ trong bài thơ và tìm hiểu vai trò liên kết ý thơ của nó? Tìm các chủ ngữ cho các động từ ấy? Chúng bị lược bỏ để làm gì?
Các động từ: nghi – cử – vọng – đê - tư.
Các chủ ngữ đều bị tĩnh lược nhưng vẫn có thể khẳng định đựơc là ở đây chỉ có một chủ ngữ duy nhất. Đó là chủ thể trữ tình. Đó cũng là điều tạo nên sự thống nhất, liền mạch của câu thơ, bài thơ. Mặt khác, rút gọn chủ ngữ hay chủ ngữ ẩn, câu vô nhân xưng đã trở thành một biện pháp quen thuộc trong thơ cổ phương Đông. Biện pháp nghệ thuật này làm cho tính khái quát của ý thơ, của cảm xúc tăng gấp bội. Đó không chỉ là tâm trạng của Lí Bạch mà cũng là tâm trạng của nhiều ngừơi cùng thời, thậm chí ở nhiều thời đại khác nhau, cũng vẫn tìm thấy sự cộng hửong, đồng cảm với nhà thơ. Đó chính là tính điển hình của cảm xúc trong thơ trữ tình.
Tóm tắt ý 2 câu cuối – bảng phụ: Phóng tầm mắt nhìn lên cao, ra xa (ngoại cảnh), hòa nhập vào cảnh đêm nay. Thu mình vào suy nghĩ (nội tâm) thóat khỏi thực tại, nhớ quê cũ: ngẫng đầu, cúi đầu, chỉ trong khoảnh khắc đã đánh động mối tình quê.
CỦNG CỐ: tác giả, thể thơ, phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ, ghi nhớ.
DẶN DÒ: HỌC phiên âm, dịch thơ, ghi nhớ.SOẠN: Hồi hương ngẫu thư
Tổng kết:
-> GN / 124
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI TẬP KHÓ: 
Thử dịch lại bài thơ theo cổ thể và lục bát?
Cổ phong: (còn gọi là cổ thể) là lối thơ tự do hơn cả, miễn có vần, không cần niêm, luật, đối. Số câu không nhất định, nhiều khi có vài trăm câu, ít cũng sáu bảy câu. Số chữ cũng không gò bó.
Trước giường trăng sáng soi,
 Ngỡ sương trời đầy đất.
 Trông lên trăng tỏ mặt
 Cúi đầu nhớ quê hương
Lục bát: 
Đầu giường trăng chiếu sáng đầy,
 Ngỡ là mặt đất phủ dầy sương đêm.
 Ngẫng trông mặt nguyệt êm đềm,
 Cuối đầu quê cũ bên thềm xót xa.

Tài liệu đính kèm:

  • docb10-t1-Tinhdatu.doc