Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Bài 10 - Tiết 2, 3: Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê

Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Bài 10 - Tiết 2, 3: Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê

MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU: giúp HS nắm được :

- Thấy được tính độc đáo trong việc thể hiện tình cảm quê hương sâu nặng của nhà thơ.

- Nhận biết phép đối trong câu cùng tác dụng của nó

- Củng cố thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, so sánh với bản dịch thành thơ lục bát.

DẠY VÀ HỌC:

- Bài cũ: Đọc phiên âm, dịch thơ “Tĩnh dạ tứ”, ghi nhớ và giới thiệu vài điều về tác giả Lí Bạch.

- Bài mới: Hạ Tri Chương (659 – 744) không phải là nhà thơ Đường hàng đầu như Lí Bạch, Đỗ Phủ, nhưng ông cũng rất nổi tiếng với bài tứ tuyệt Hồi hương ngẫu thư, tình cờ viết nhân lần về thăm quê năm 744, khi ông đã 86 tuổi và đã xa quê hơn nửa thế kỉ.

Xa quê, nhớ quê, vọng nguyệt hoài hương, buồn sầu xa xứ là những đề tài, chủ đề quen thuộc trong thơ cổ Trung Đại phương Đông. Nhưng mỗi nhà thơ, trong từng hòan cảnh riêng lại có những cách thể hiện độc đáo, không trùng lặp. Ngừơi ta thừơng biểu hiện tình cảm thưong nhớ quê hương qua nỗi sầu xa xứ, còn bài nầy, tình quê lại thể hiện ngay lúc mới đặt chân tới quê nhà. Còn gì vui mừng, xốn xang hơn, khi xa quê đã lâu nay mới đựoc trở về thăm nơi chôn nhau cắt rốn? Thế nhưng khi gặp lại, có những chuyện bất ngờ, buồn muốn rơi nước mắt. Lần về thăm quê (huyện Tiêu Sơn, tỉnh Chiết Giang) đầu tiên cũng là lần cuối cùng sau hơn năm mươi năm xa cách của lão quan Hạ Tri Chương - Quý Chân tiên sinh là trường hợp nao lòng như thế.

 

doc 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 816Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Bài 10 - Tiết 2, 3: Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 7 - TUẦN 10 - BÀI 10 -TIẾT 2,3:
 NGẪU NHIÊN VIẾT NHÂN BUỔI MỚI VỀ QUÊ
(HỒI HƯƠNG NGẪU THƯ - HẠ TRI CHƯƠNG) (2 tiết)
MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU: giúp HS nắm được :
Thấy được tính độc đáo trong việc thể hiện tình cảm quê hương sâu nặng của nhà thơ.
Nhận biết phép đối trong câu cùng tác dụng của nó
Củng cố thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, so sánh với bản dịch thành thơ lục bát.
DẠY VÀ HỌC:
Bài cũ: Đọc phiên âm, dịch thơ “Tĩnh dạ tứ”, ghi nhớ và giới thiệu vài điều về tác giả Lí Bạch. 
Bài mới: Hạ Tri Chương (659 – 744) không phải là nhà thơ Đường hàng đầu như Lí Bạch, Đỗ Phủ, nhưng ông cũng rất nổi tiếng với bài tứ tuyệt Hồi hương ngẫu thư, tình cờ viết nhân lần về thăm quê năm 744, khi ông đã 86 tuổi và đã xa quê hơn nửa thế kỉ.
Xa quê, nhớ quê, vọng nguyệt hoài hương, buồn sầu xa xứ là những đề tài, chủ đề quen thuộc trong thơ cổ Trung Đại phương Đông. Nhưng mỗi nhà thơ, trong từng hòan cảnh riêng lại có những cách thể hiện độc đáo, không trùng lặp. Ngừơi ta thừơng biểu hiện tình cảm thưong nhớ quê hương qua nỗi sầu xa xứ, còn bài nầy, tình quê lại thể hiện ngay lúc mới đặt chân tới quê nhà. Còn gì vui mừng, xốn xang hơn, khi xa quê đã lâu nay mới đựoc trở về thăm nơi chôn nhau cắt rốn? Thế nhưng khi gặp lại, có những chuyện bất ngờ, buồn muốn rơi nước mắt. Lần về thăm quê (huyện Tiêu Sơn, tỉnh Chiết Giang) đầu tiên cũng là lần cuối cùng sau hơn năm mươi năm xa cách của lão quan Hạ Tri Chương - Quý Chân tiên sinh là trường hợp nao lòng như thế. 
CÂU HỎI VÀ DIỄN GIẢNG
THB:
 HĐ1: hướng dẫn đọc và tìm hiểu tựa đề bài thơ.
HS đọc chú thích tr 127; em hãy nói cách hiểu của mình về lần về quê của ông quan - nhà thơ Hạ Tri Chương?
 Em hiểu thế nào về từ ngẫu, tại sao lại ‘ngẫu nhiên viết’? ý nghĩa nhan đề bài thơ có gì đáng chú ý ?
Sau hơn 50 năm làm quan ở Trường An (khinh đô TQ thời nhà Đường), Hạ Tri Chương xin từ quan, cáo lão về quê. Lần về thăm này là lần đầu tiên sau bao năm xa cách, cũng là lần về cuối cùng, về ở hẳn. Có thể do tuổi cao (86 tuổi), củng có thể ông chán cảnh quan trường, bon chen danh lợi ở chốn đô thành náo nhiệt. Đó là hành dộng ứng xử của nhiều bậc chính nhân quân tử.
 Như Khuất Nguyên có hai câu thơ nổi tiếng: “Hồ tử tất thủ khâu, Quyện điểu quy cựu lâm” (Cáo chết tất quay đầu về núi gò, Chim mỏi tất bay về rừng cũ) . 
 Như đào Tiềm, Đào uyên minh thời Tấn; “ Vứt mũ về làng cũ, / Quan cao cũng chẳng màng! Như Trần Nguyên Đán, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn khuyến VN. Đó là cách hành xử rất đáng trân trọng, biểu hiện khí tiết nhà nho thời bình cũng như thời loạn.
Ngẫu nhiên viết vì tác giả vốn không chủ định làm thơ ngay khi mới đặt chân đến quê nhà. Nhưng việc có đứa trẻ gọi ông là khách khiến ông bị sốc. Tình cảm quê hương thường sâu nặng, thường trực trong ông như một sợi dây đàn căng thẳng, chỉ cần chạm khẽ cũng đủ ngân nga. Tình tiết chân thực mà phi lí chính là cú sốc làm ông bật nẩy tứ thơ.
(Lưu ý: thơ Đường luật thường có những đặc điểm như kiệm lời, hàm súc: ít lời mà nhiều ý. “Thiếu tiểu li gia  lão lại hổi” – Rời nhà từ lúc còn trẻ, già mới quay về – khỏang trống rất lớn; từ nhỏ đến già, hơn 50 năm. Đó là cách nói không muốn lấp đầy, để cho người đọc “điền vào chỗ trống” bao thăng trầm bôn ba của cuộc đời).
 HĐ 2: Phân tích câu khai, thừa (1 – 2): HS đọc phiên âm và 2 bản dịch: “Thiếu tiểu li gia lão lại hồi, / hương âm vô cải, mấn mao tồi” ( - Khi đi trẻ, lúc về già, / Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao) (- Trẻ đi, già trở lại nhà, / Giọng quê không đổi sương pha mái đầu).
GHI BẢNG
THB:
- 2 câu khai, thừa
(1 – 2):
“Thiếu tiểu li gia lão lại hồi, 
 Hương âm vô cải, mấn mao tồi” 
-> Khi đi trẻ, lúc về già, / Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao.
-> Trẻ đi, già trở lại nhà, / Giọng quê không đổi sương pha mái đầu.
Tiểu đối.
Câu 1: Tự sự và biểu cảm. Câu 2: miêu tả và biểu cảm
Biện pháp nghệ thuậtnào đựoc sử dụng ở đây? Hiệu quả của nó?
Xa quê đã lâu, con người nhà thơ cái gì thay đổi theo thời gian, cái gì không đổi? Sự đổi và không đổi có ý nhĩa gì?
Đó là phép đối rất phổ biến trong thơ Đường Luật: Đại đối: đối giữa câu trên và câu dưới. Tiểu đối: đối giữa các vế , các phần trong một câu thơ. Ơû 2 câu khai, thừa nầy là tiểu đối, ý và lời đ61i nhau khá chỉnh trong từng câu.
Câu 1 kể khái quát, ngắn gọn quãng đời xa quê, làm quan, làm nổi bật sự thay đổi về vóc người, tuổi tác, đồng thời bước đầu hé lộ tình cảm đối với quê hương của nhà thơ. Đó là sự buồn buồn, bồi hồi trước sự thay đổi khá mau của thời gian và tuổi tác. 
Câu 2 là câu miêu tả. Dùng một hình ảnh nói về sự thay đổi: mái tóc (mấn mao tồi) bạc theo thời gian, một hình ảnh khác với sự không thay đổi; giọng nói quê hương (hương âm vô cải). Đó là những hình ảnh, chi tiết vừa chân thực vừa tựơng trưng để làm nổi bật tình cảm gắn bó với quê hương (HS đánh dấu + vào ô Tự sự và biểu cảm đối với câu 1; miêu tả và biểu cảm đối với câu 2.
 HĐ 3: Phân tích câu chuyển, hợp (3 – 4): HS đọc phiên âm và 2 bản dịch: “Nhi đồng tương kiến, bất tương thức, / Tiếu vấn: Khách tòng hà xứ lai?” ( -Trẻ con nhìn lạ không chào, / Hỏi rằng: khách ở chốn nào lại chơi?) (- Gặp nhau mà chẳng biết nhau, trẻ cười hỏi: “Khách từ đâu đến làng?)
Tình huống bất ngờ nào đã xảy ra khi nhà thơ vừa đặt chân về đến làng? Vì sao?
Tại sao nhà thơ vốn quê ở đó lại bị lũ trẻ xem là khách? (Thảo luận)
Hai câu cuối chuyển sang tâm sự là chủ yếu. Có một tình huống bất ngờ xảy ra khi nhà thơ mới về đến làng; một lũ trẻ con ùa ra, tò mò nhìn ông lão đầu tóc bạc phơ, lụ khụ bước xuống kiệu ngừơi xa lạ. Oâng lão chưa kịp nói gì thì chúng đã nhanh miệng hỏi: “Ông khách từ đâu đến làng?” Với trẻ con, điều đó không có gì lạ vì chúng sinh sau đẻ muộn. Khi nhà thơ ra đi, có lẽ bố mẹ chúng cũng chưa ra đời, làm sao chúng có thể nhận ra ông lão là người đồng hương đang đứng ngơ ngác, ngỡ ngàng trước mặt. Chúng lại là những đứa trẻ tốt và hiếu khách nên vui mừng và chào đón và hỏi han người khách lạ. Đó cũng là lẽ tự nhiên
Nhưng còn với nhà thơ, tâm trạng của ông ra sao trong tình huống đó? Trước hết là ngạc nhiên, sau đó là nỗi buồn tủi, ngậm ngùi, xót xa cùng ập đến. Mình vốn là ngừời ở đây mà khi trở về không có ai nhận ra! Lũ trẻ con đón mình như khách lạ. Khách lạ ngay ở giữa quê hương mình. Dù biết rằng đó cũng là qui luật tự nhiên của thời gian trôi chảy, những người bạn cùng trang lứa với ông chắc đều đã quy tiên cả rồi! ( Nhà thơ năm ấy đã 86 tuổi). 
Thời Đường, Đỗ Phủ viết: “Nhân sinh thất thập cổ lai hi!” ( Người thọ bảy mươi xưa nay hiếm!). Nhưng trong đáy lòng ông, vẫn nhói lên nỗi cô đơn buồn tủi vì lòng thương nhớ quê hương đã hơn nữa thế kỉ , ngờ đâu lại đựoc đền đáp như thế này ư? Cho nên, bọn trẻ càng hớn hở bao nhiêu thì nỗi lòng nhà thơ càng sầu muộn bấy nhiêu. Tình huống đặc biệt ấy đã tạo nên màu sắc và giọng điệu bi hài thấp thóang ẩn hiện sau những lời kể tửơng chừng như khách quan trầm tĩnh của nhà thơ.
HĐ 4: tổng kết và luyện tập: 
Đọc và học thuộc lòng bài thơ, phiên âm và dịch nghĩa, ghi nhớ, tác giả.
Chuẩn bị cho kiểm tra Văn và Tiếng Việt tuần 10, 12 (Văn bản: tuần 1 -> 9)
Sọan:Bài ca nhà tranh bị gió thu phá ( Đỗ Phủ)
 2 câu chuyển, hợp (3 – 4):
 “Nhi đồng tương kiến, bất tương thức, 
 Tiếu vấn: Khách tòng hà xứ lai?” 
Trẻ con nhìn lạ không chào, / Hỏi rằng: khách ở chốn nào lại chơi?
Gặp nhau mà chẳng biết nhau, / Trẻ cười hỏi: “Khách từ đâu đến làng?)
2 câu cuối: tự sự.
 Thời gian qua mau, đổi dời sự vật và con ngừơi. 
Tổng kết:
GN / 128.
TƯ LIỆU BỔ SUNG:
Ởû VN có một câu chuyện ngụ ngôn đại ý là con chó có nghĩa. Một con chó đựoc giao nhiệm vụ chăm sóc bảo vệ bầy cừu nhưng bị người chủ đối xử rất ác độc, thừơng bị bỏ đói và bị đánh đập. Một hôm, có một con chó rừng đến tỉ tê, rủ nó đi vào rừng sống đời tự do, khỏ bị đánh mắng, khỏi phải mang nặng trách nhiệmthế nhưng, một thời gian sau, con chó nhớ nhà và không dám quay trở về vì đã lỡ để cho chó rừng ăn thịt một số con cừu của chủ. Nó cứ nằm ở bìa rừng ngó về ngôi nhà của ngừơi chủ, bỏ ăn và qua đời thú vật còn thế, huống là con ngừơi. Tất nhiên, Khuất Nguyên dùng lối nói ẩn dụ (Cáo chết tất quay đầu về núi gò, Chim mỏi tất bay về rừng cũ) là để làm nổi bật một tình cảm phổ biến mà mọi người đều phải có.

Tài liệu đính kèm:

  • docb10-t2,3-Hhngauthu.doc