Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Bài 11 - Tiết 1, 2: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá (mao ôc vị thu phong sở phá ca – Đỗ Phủ)

Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Bài 11 - Tiết 1, 2: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá (mao ôc vị thu phong sở phá ca – Đỗ Phủ)

MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU: giúp hs cảm nhận được :

- Lòng nhân đạo, vị tha cao cả của Đỗ Phủ, nhà thơ hiện thực vĩ đại; bước đầu thấy được đặc điểm của bút pháp hiện thực, giọng thơ trầm uất của nhà thơ này.

- Tích hợp với tiếng việt ở khái niệm từ đồng âm; luyện kĩ năng đọc, tìm hiểu, phân tích thơ trữ tình, tự sự.

DẠY VÀ HỌC:

- Bài cũ: đọc thuộc một trong hai bài thơ của Lí Bạch (Xa ngắm thác núi Lư và Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh) phiên âm, dịch thơ, ghi nhớ. Em có nhận xét gì về bút pháp thơ Lý Bạch, vì sao người đời gọi ông là thi tiên, trích tiên?

- Bài mới: trong lần đi sứ sang TQ, Nguyễn Du đã ghé thăm mộ nhà thơ TQ vĩ đại: Đỗ Phủ, sống cách ông hơn một nghìn năm. Nguyễn Du xúc động viết: “Văn chương nhìn đời, bậc thầy của nghìn đời. / Bình sinh khâm phục không lúc nào quên! Chỗ gần gũi nhau giữa 2 thiên tài Trung -Việt ấy chính là tấm lòng vị tha nhân ái bao la hứong tới những con ngừoi khốn khổ.

Lí Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị là 3 nhà thơ lớn nhất của Trung Hoa đời Đường. Nếu LB là nhà thơ lãng mạn vĩ đại thì Đỗ Phủ là nhà thơ hiện thực xuất chúng, Thi Sử thi thánh, ông Thánh làm thơ. Cuộc đời long đong khốn khổ của, chết vì nghèo, bệnh, Đỗ Phủ để lại cho đời hơn 1500 bài thơ trầm uất, buồn đau, nuốt tiếng khóc nhưng lại sáng ngời lên tinh thần nhân ái bao la. Bài ca nhà tranh bị gió thu phá là một bài như thế.

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 739Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Bài 11 - Tiết 1, 2: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá (mao ôc vị thu phong sở phá ca – Đỗ Phủ)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 7 - TUẦN 11 - BÀI 11 -TIẾT 1,2:
 BÀI CA NHÀ TRANH BỊ GIÓ THU PHÁ 
(MAO ÔC VỊ THU PHONG SỞ PHÁ CA – ĐỖ PHỦ) (1 tiết)
MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU: giúp hs cảm nhận được :
Lòng nhân đạo, vị tha cao cả của Đỗ Phủ, nhà thơ hiện thực vĩ đại; bước đầu thấy được đặc điểm của bút pháp hiện thực, giọng thơ trầm uất của nhà thơ này.
Tích hợp với tiếng việt ở khái niệm từ đồng âm; luyện kĩ năng đọc, tìm hiểu, phân tích thơ trữ tình, tự sự.
DẠY VÀ HỌC:
Bài cũ: đọc thuộc một trong hai bài thơ của Lí Bạch (Xa ngắm thác núi Lư và Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh) phiên âm, dịch thơ, ghi nhớ. Em có nhận xét gì về bút pháp thơ Lý Bạch, vì sao người đời gọi ông là thi tiên, trích tiên?
Bài mới: trong lần đi sứ sang TQ, Nguyễn Du đã ghé thăm mộ nhà thơ TQ vĩ đại: Đỗ Phủ, sống cách ông hơn một nghìn năm. Nguyễn Du xúc động viết: “Văn chương nhìn đời, bậc thầy của nghìn đời. / Bình sinh khâm phục không lúc nào quên! Chỗ gần gũi nhau giữa 2 thiên tài Trung -Việt ấy chính là tấm lòng vị tha nhân ái bao la hứong tới những con ngừoi khốn khổ.
Lí Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị là 3 nhà thơ lớn nhất của Trung Hoa đời Đường. Nếu LB là nhà thơ lãng mạn vĩ đại thì Đỗ Phủ là nhà thơ hiện thực xuất chúng, Thi Sử thi thánh, ông Thánh làm thơ. Cuộc đời long đong khốn khổ của, chết vì nghèo, bệnh, Đỗ Phủ để lại cho đời hơn 1500 bài thơ trầm uất, buồn đau, nuốt tiếng khóc nhưng lại sáng ngời lên tinh thần nhân ái bao la. Bài ca nhà tranh bị gió thu phá là một bài như thế.
CÂU HỎI VÀ DIỄN GIẢNG
THB:
HĐ1: tìm hiểu tác giả, thể thơ, đọc bản dịch, giải từ khó.
HS đọc chú thích tr 132 để biết ngắn gọn về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Đỗ Phủ.
Bài ca được viết theo thể thơ nào? -> Cổ thể (phân biệt với cận thể (Đường luật), ra đời từ trứoc đời Đường: vần nhịp, câu chữ đều khá tự do, phóng khóang.
Giải thích từ khó / 147.
Tìm hiểu bố cục: Có 2 cách phân chia đọan của bài thơ:
CÁCH 1: 2 phần lớn: Phần I: 18 câu đầu: Nỗi khổ, nghèo, và lời thở than vì mái nhà tranh bị gió thu phá nát, chia làm 3 khổ nhỏ:
Khổ 1: ( 5 câu đầu) kể, tả về gió thu thổi bay mái nhà tranh.
Khổ 2: ( 5 câu tiếp theo) trẻ con cướp tranh, nhà thơ bất lực, ấm ức.
Khổ 3: ( 8 câu tiếp) đêm mưa rét, nhà dột, nằm suốt đêm không ngủ.
Phần II: (5 câu cuối) : Mơ ước của Đỗ Phủ.
CÁCH 2 : 4 đọan; mỗi khổ là một đọan với nội dung như trên
Em đồng ý với cách chia nào? Vì sao? 
- HD đọc: giọng vừa kể, vừa tả, bộc lộ cảm xúc buồn bã, bất lực. Cay đắng của nhà thơ trong 3 khổ đầu. Giọng tươi sáng, phấn chấn hơn ở khổ thơ cuối.
HĐ2: đọc và tìm hiểu chi tiết bài thơ:
 Phần I: 18 câu đầu: Nỗi khổ, nghèo, và lời thở than vì mái nhà tranh bị gió thu phá nát.
Khổ 1: ( 5 câu đầu) kể, tả về gió thu thổi bay mái nhà tranh.
HS đọc chậm khổ thơ đầu và trả lời câu hỏi:
Trong khổ thơ này, nhà thơ kể hay tả, em hình dung cảnh căn nhà của Đỗ Phủ sau trận gió mạnh như thế nào?
Nhà thơ vửa kể, vừa tả. Qua cách kể, ta có thể hình dung trận gió thu thổi rất mạnh, trong phút chốc cuốn bay cả ba lớp mái tranh của ngôi nhà mới dựng của nhà thơ nghèo.
GHI BẢNG
THVB:
TG, TP / 132, 
 133.
Bố cục và nội dung bài thơ:
 Phần I: 18 câu đầu: 
-> Nỗi khổ, nghèo, và lời thở than vì mái nhà tranh bị gió thu phá nát, chia làm 3 khổ nhỏ.
Khổ 1: 5 câu đầu.
-> Kể, tả về gió thu thổi bay mái nhà tranh.
 Cảnh tranh tung bay tung tóe mảnh cao mảnh thấp, mảnh xa mảnh gần rải khắp bờ, treo tót ngọn rừng, quay lộn vào mương  không chỉ chứng tỏ sức gió rất mạnh mà còn cho thấy sự bất ngờ, tiếc của của nhà thơ trước thiên nhiên vô tình. Đã bao năm tháng bôn ba xuôi ngược, chạy lọan, mưu sinh, mãi gần đó, nhờ sự giúp đỡ của bạn bè và ngừoi thân, Đỗ Phủ mới dựng được một ngôi nhà tranh nho nhỏ. Vậy mà giờ đây đàn buông xuôi theo cơn gió.
Khổ 2: ( 5 câu tiếp theo) trẻ con cướp tranh, nhà thơ bất lực, ấm ức. HS đọc lại 1 lần.
Đã khổ vì nhà tranh tốc mái, nhà thơ còn khổ vì nỗi gì nữa?
Ta có nên trách lũ trẻ thôn Nam không?, vì sao?
Trong khổ 2, nhà thơ đã kết hợp các lọai văn bản nào?
Cảm xúc của em khi đọc đến hai câu: “Môi khô, miệng cháy, gào chẳng đựơc, 
 Quay về, chống gậy lòng ấm ức” 
Cảnh trong khổ 2 thật trớ trêu, cười ra nước mắt. Tác giả kể chuyện lũ trẻ xóm Nam nghịch ngợm, thừa gió bẻ măng, xô vào cướp giật, mang các tấm tranh lợp nhà đi mất. Nhà thơ sức yếu, chân chậm, mắt kém, làm sao đuổi đựoc, gào thét đòi mãi đến môi khô, miệng cháy cũng chẳng xong, đành lọc cọc trở về ngôi nhà tan hoang mà lòng đau xót, ấm ức khôn nguôi. Trong lời kể, đã xem nỗi giận dữ, cay đắng, bất lực theo từng bước chân mõi mệt , chán nản của Đỗ Phủ.
Ta có nên trách nhiều hay chăng bọn trẻ con xóm Nam nghèo, nghịch , khi cảnh đói nghèo , trẻ em thất học đang tràn lan, phổ biến khắp đất nước Trung Hoa đầy li loạn, khi ở những nơi khác, Đỗ Phủ từng lên án: “ Ngòai biên máu chảy thành biển đỏ, / Mở cõi nhà vua ý chưa bỏ!” và : “ Cửa son rượu thịt ôi, / ngòai đường xương chết buốt!”
Khổ 3: ( 8 câu tiếp) đêm mưa rét, nhà dột, nằm suốt đêm không ngủ. (HS đọc với giọng bi thương ai oán)
Tác giả trong khổ thơ này đã kết hợp với các kiểu văn bản nào?
Nỗi khổ của nhà thơ ở đây lại tăng thêm mấy phần? Vì sao?
Em hiểu cơn loạn là như thế nào?
Cách kể, tả ở khổ này có gì giống, khác với hai khổ trên? dụng ý nghệ thuật của tác giả có đạt đựơc không?
Hai kiểu văn bản đựoc kết hợp trong khổ thơ này: tả và kể, biểu cảm thấp thoáng ở câu cuối khổ – câu hỏi tu từ: Đêm dài ướt át sao cho trót?.
Nếu ở 2 khổ trên, chỉ mới có gió nổi lên từ chiều, nhà tranh tốc mái, trẻ con cướp tranh chạy, cũng đã khổ, giận, uất lắm rồi, thì đến đêm, mưa thu dầm dề, sùi sụt, dai dẳng kéo dài suốt đêm, kéo thêm cái lạnh càng thêm lạnh. Nhà dột lung tung khác chi ở ngòai trời. Chăn mền cũ bở bục bị mấy đứa con nhỏ quẩy đạp rách, mãi chưa sáng, mưa không tạnh, làm sao nhà thơ có thể ngủ được. Oâng trằn trọc suốt đêm trong mệt, đói, lo lắng, buồn rầu, thương con, thương mình và  cũng chỉ đành cay đắng, ấm ức và bất lực đếm trống canh điểm từng nhịp mà thôi.
Cái khổ về vật chất và tinh thần của Đỗ Phủ cũng là cái khổ chung của nhân dân lao động, của nhà nho, trí thức TQ thời Đường vì chiến tranh, loạn lạc triền miên. Bài thơ nầy là một chứng tích lịch sử ghi lại điều đó một cách chân thực, cụ thể của chính bản thân tác giả nên càng có giá trị hiện thực. Đỗ Phủ đồng cảm với những nỗi khổ đau của dân đen chính vì ông cũng đã nhiều lần, nhiều năm, có thể nói là gần suốt đời nếm trải và sẻ chia trăm nghìn bần bách đó.
Phần II: Năm câu thơ cuối (Mơ ước của Đỗ Phủ.) HS đọc với giọng phấn chấn, riêng hai câu cuối đọc với giọng xúc động và thanh thản.
Năm câu thơ cuối khác với các đọan trên về những mặt nào? Sự khác biệt ấy nói lên điều gì?
Mơ ước của Đỗ Phủ, có người cho rằng thật viễn vông. Em có tán thành?
Lời than của nhà thơ ở hai câu cuối cùng có phải là sự buông xuôi, chán nản không? Trái lại, nó chứng tỏ điều gì?
Khổ 2: 5 câu tiếp theo. 
-> Trẻ con cướp tranh, nhà thơ bất lực, ấm ức.
Khổ 3: 8 câu tiếp.
-> Đêm mưa rét, nhà dột, nằm suốt đêm không ngủ.
Phần II: 5 câu cuối .
-> Mơ ước của Đỗ Phủ: ngôi nhà chung vững chắc cho người nghèo khổ.
-> Lòng nhân ái của Đỗ Phủ thật cảm động, thiết thực và cụ thể.
Tổng kết: 
-> GN / 134
Người đời thường ca ngợi Đỗ Phủ là Thi thánh, vị Thánh làm thơ, hay làm thơ siêu việt, khác thường như thần thánh, hay là ông có tấm lòng của mộc bậc thánh nhân. Yù kiến của em?
Đoạn thơ cuối cùng quả có gây bất ngờ cho người đọc. Vì nếu theo mạch cảm xúc từ đầu đến đó, bài thơ có thể phải kết thúc bằng một tiếng thở dài buông xuôi hoặc óan vọng đất trời, hoặc tiếng khóc ấm ức  Nhưng ở đây lại là một mơ ước thật đẹp và cao cả, vị tha. Nhà mình dột nát sắp đổ đến nơi, biết bao giờ mới dựng lại được. Vậy mà nghĩ tới tương lai, ông không hề nghĩ đến mình và gia đình mình; lại nghĩ đến ngôi nhà chung, to cao, rộng rãi, vững chắc muôn nghìn gian, bất chấp mưa nắng, vững như bàn thạch, dành cho muôn nghìn dân đen vẫn còn đang rét mướt, nghèo túng đến trú ngụ. Thương người là nhân, yêu quý người là ái, lòng nhân ái của Đỗ Phủ thật cảm động, thiết thực và cụ thể.
Đỗ Phủ luôn là con người cao quý như vậy. Trong bài: “ Từ kinh đô qua huyện Phụng tiên, trước cảnh con trai bị chết đói giữa vụ gặt bội thu, Đỗ Phủ rất đau khổ và rất xấu hổ. Nhưng sau đó ông lại nghĩ: Việc tô thuế một đời được rảnh, / Tên đi phu, đi lính cũng không, / Vậy mà chịu cảnh khốn cùng / Dân thường chả trách long đong trăm đường”. Quả là tấm lòng của một bậc thánh nhân.
HĐ3: tổng kết và luyện tập
Bài nầy biểu đạt theo phương thức nào, nội dung nói về điều gì? -> GN / 134.
Đọc và giải phần luyện tập / 134, 135.
CỦNG CỐ: đọc lại cả bài thơ: “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá “, giới thiệu tác giả, ghi nhớ
DẶN DÒ:đọc trước bài từ đồng âm.
III> Luyện tập: 
Kể lại bằng văn xuôi nội dung bài “ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” của Đỗ Phủ ở ngôi thứ 3.
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI TẬP KHÓ: 
TƯ LIỆU BỔ 
SUNG:
Kể lại bằng văn xuôi nội dung bài “ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” của Đỗ Phủ ở ngôi thứ 3.
	Trong một trận giông bão của một ngày tháng tám, căn nhà của Đỗ Phủ ở bị gió cuối tung mái; tranh bay tứ tán khắp nơi; mảnh treo tót trên ngọn cây cao, mảnh lộn vòng vòng trong không trung rồi rơi xuống mương. Nhưng bực mình nhất là nhân cơ hội ấy bọn trẻ ranh hè nhau cướp giật mặc cho Đỗ Phủ khô miệng gào thét. Gió rồi cũng dịu bớt nhưng mây đen ùn ùn kéo đến loáng cái trời đã tối đen như mực và mưa ào ào đổ xuống, không dứt. Cứ như vậy suốt đêm. Ở trong nhà mà tôi cứ ngỡ như ở ngoài trời. Dột chỗ nào cũng dột. Đứng không được, ngồi không được, nằm cũng không xong. Ngao ngán quá! Rồi cái ướt, cái lạnh thấm vào da vào thịt. Tấm mền cũ đâu đủ sức để chống chọi qua đêm. Đau lòng nhất là nhìn cảnh con thơ khóc lóc, quậy phá. Khốn khổ đã lên đến 
tận cùng nhưng biết làm sao kia chứ? Nếu được ước một điều, Đỗ Phủ sẽ ước có một ngồi nhà ngàn gian vững như thạch bàn để những người có cuộc sống khốn cùng như bản thân nhà thơ hân hoan vui sống ở đó.

Tài liệu đính kèm:

  • docb11-t1,2-BCnhtranh.doc