Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Bài 11 - Tiết 3: Từ đồng âm

Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Bài 11 - Tiết 3: Từ đồng âm

MỤC ĐÍCH , YU CẦU: gip HS nắm được :

- Bản chất v khi niệm từ đồng m v phn biệt được từ dồng m với từ gần m.

- Tích hợp với phần Văn qua bi Mao ốc vị thu phong sở ph ca, với phần TLV qua bi Cc yếu tố tự sự, miu tả trong văn bản biểu cảm, đnh gi.

- Cĩ thi độ cẩn trọng trnh gy nhầm lẫn hoặc khĩ hiểu do hiện tượng đồng m. Biết dng từ đồng m trong khi nĩi, viết.

DẠY V HỌC:

- Bi cũ: giới thiệu Đỗ Phủ, ghi nhớ về bi thơ Mao ốc vị thu phong sở ph ca.

- Bi mới: trong thực tế sử dụng ngơn ngữ, cĩ trường vỏ m thanh giống nhau hoặc gần giống nhau nhưng nghĩa khc nhau, như “ Ruồi đậu mm xơi đậu, kiến bị đĩa thịt bị. Đĩ l cc từ đồng m tri nghĩa. Đĩ cũng l nội dung bi học hơm nay.

 

doc 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 804Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Bài 11 - Tiết 3: Từ đồng âm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 7 - TUẦN 11 - BÀI 11 -TIẾT 3:
 TỪ ĐỒNG ÂM (1 tiết) 
MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU: giúp HS nắm được :
Bản chất và khái niệm từ đồng âm và phân biệt được từ dồng âm với từ gần âm.
Tích hợp với phần Văn qua bài Mao ốc vị thu phong sở phá ca, với phần TLV qua bài Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm, đánh giá.
Có thái độ cẩn trọng tránh gây nhầm lẫn hoặc khó hiểu do hiện tượng đồng âm. Biết dùng từ đồng âm trong khi nói, viết.
DẠY VÀ HỌC:
Bài cũ: giới thiệu Đỗ Phủ, ghi nhớ về bài thơ Mao ốc vị thu phong sở phá ca.
Bài mới: trong thực tế sử dụng ngôn ngữ, có trường vỏ âm thanh giống nhau hoặc gần giống nhau nhưng nghĩa khác nhau, như “ Ruồi đậu mâm xôi đậu, kiến bò đĩa thịt bò. Đó là các từ đồng âm trái nghĩa. Đó cũng là nội dung bài học hôm nay.
CÂU HỎI VÀ DIỄN GIẢNG
THB:
HĐ1: từ đồng âm là gì?
A) Cô kia cắt cỏ bên sông, / có muốn ăn nhãn thì lồng sang đây.
B) Mua hết số chim đang bị nhốt, tôi đã tháo củi sổ lồng cho chúng được tự do.
Thử tìm các từ thay thế cho từ lồng trong câu a và b? Giải thích nghĩa từng từ?
A) Lồng (sang đây) = tế, phóc, vọt, phi, nhảy Chạy cất cao vó lên với một sức hăng rất khó kìm giữ, do quá hỏang sợ -> Ngựa chạy lồng lên. Bộc lộ hành vi phản ứng quá mạnh không kềm chề đựơc, do bị tác động, kích thích cao độ -> Lồng lên vì mất của. Tức lồng lên.
B) (Sổ ) lồng = (sổ ) chuồng, rọ, ngục tùĐồ đan thưa để nhốt chim, gà bằng tre, nức, gỗ, sắt
Từ ‘lồng’ ở hai câu trên là từ đồng âm, vậy từ đồng âm là gì, nghĩa của chúng có liên quan với nhau không ? -> (GN 1 / 135)
HĐ2: Sử dụng từ đồng âm: (HS đọc câu hỏi 1,2,3 / 135)
Nhờ đâu mà em phân biệt đựoc hai từ đồng âm trên?
Dựa vào ngữ cảnh, tức các câu văn cụ thể.
“Đem cá về kho” có thể hiểu theo những nghĩa nào? Em hãy thêm vào một vài từ để câu trở thành đơn nghĩa?
kho (nấu) , động từ ; lưu vào trong kho (kho chứa hàng), danh từ.
Phải đặt từ đồng âm trong những ngữ cảnh cụ thể như câu văn, đọan văn, tình huống giao tiếp: Đem cá về mà kho . . Đem cá về lưu kho.
Trong giao tiếp, cần chú ý đến điều gì để người đọc không hiểu sai ? -> GN 2/ 136.
HĐ3: Phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa.
 Tôi trở về quê Bác làng Sen (1)
 Oâi hoa sen (2) đẹp của bùn đen
Nhận xét sự khác nhau của hai từ sen trong ví dụ trên?
Sen (1) : danh từ riêng, chỉ sự vật.
sen (2) : danh từ chung, chỉ phẩm chất.
=> Ngữ cảnh trên có hiện tượng từ đồng âm và từ nhiều nghĩa.
GHI BẢNG
THB:
 Từ đồng âm là gì?
A) Cô kia cắt cỏ bên sông, / có muốn ăn nhãn thì lồng sang đây.
B) Mua hết số chim đang bị nhốt, tôi đã tháo củi sổ lồng cho chúng được tự do.
Từ đồng âm: giống âm thanh, nghĩa khác, không liên quan gì với nhau.
- Sử dụng từ đồng âm:
- “Đem cá về kho”
kho (nấu) , động từ ;
 lưu vào trong kho (kho chứa hàng), danh từ.
Cần tránh nghĩa nước đôi do đồng âm gây ra
HĐ 4: Phân biệt từ đồng âm với từ gần âm
HS liệt kê những từ gần âm thường gặp?
Thiết tha – thướt tha; bàng quang (nơi chứa nước tiểu, bọng đái) – bàng quan (đứng ngòai cuộc mà nhì, VD: bàng quan với thời cuộc)
Các cặp từ trên không phải là đồng âm, nhưng khi nói, phát âm không chuẩn ta dễ nhầm tưởng là đồng âm
Củng cố : HS đọc lại 2 ghi nhớ, cho vd giải thích từng lọai.
Dặn dò: đọc trước bài tập làm văn; yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm.
TK:
-> GN / 136.
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI TẬP KHÓ: 
TƯ LIỆU BỔ SUNG:
Xác định các cặp từ đồng âm trong ngữ cảnh sau:
a.Tôi tôi vôi, bác bác trứng.
b. Ruồi đậu mâm xôi đậu, 
c.Kiến bò đĩa thịt bò.
d. Con ngựa đá con ngựa đá
Xác định từ lọai của các từ sau đây:
”đông” , 
Mùa đông đã về thật rồi! (dt)
Nấu thịt đông, nên cho nhiều mộc nhỉ. (dt)
Cúp điện, nước không đông đựơc trong tủ lạnh. (động từ)
Chợ đông nghìn nghịt những người là người. (tính từ)
“chè ”ø, 
a. Những nương chè đã phủ xanh đồi trọc.
b. Chè đậu đen là món tôi thích bây giờ.
c. Cho tôi xin một cốc nước chè xanh, bác ạ.
cả 3 từ chè đều là danh từ
‘bóng”.
a. Dưới ánh mặt trời, đến hai chiếc lá trên một cành cũng khác nhau, việc gì phải làm cái bóng của người khác ( Tô Đông Pha) (dt)
b. Bóng đi hết đường biên trái (dt)
* Giải nghĩa các từ “đồng” sau đây:(Đồng âm)
a. Cải lão hòan đồng (hà thủ ô)
b. Đồng sàng dị mộng.
c.Tượng đồng bia đá
d. Cua đồng sinh sản rất mau.
e. Anh Kim Đồng làm liên lạc
f. Cánh đồng làng em thật trũng.
a. trẻ con, b. cùng, c. kim lọai, d. tên một lòai cua, e. tên người, f. một phần của đồng bằng.
Tham khảo nghĩa của từ ‘Đồng’: (Đồng âm)
+ đồng1: kim lọai màu đỏ -> Tượng đồng bia đá
+ đồng2: tiền tệ -> đồng đô la.
+ đồng3: đồng cân (nói tắt) -> của đồng công nén.
+ đồng4:-> đồng lúa, đồng muối
+ đồng5: lên đồng -> ông đồng, bàcốt. )
+ đồng6: cùng -> đồng lòng đồng sức. Đồng sàng dị mộng.
**Xem xét từ “ châu” trong các câu, ngữ sau, cho biết trường hợp nào là đồng âm, không đồng âm mà là từ nhiều nghĩa ( Tư liệu cho HS giỏi tham khảo)
a.Nhả ngọc phun châu
b.Gạo châu củi quế
c. Bạc vàng châu báu
d. Châu chấu đá xe. 
e. Châu Ââu mùa này tuyết đang rơi.
a, b, c: Không đồng âm vì đều là từ “châu”, chỉ một lọai ngọc quý hiếm.
d,e, : đồng âm ( ở 2 mục từ khác nhau; d. tên một loại côn trùng. e. tên một châu lục nằm trọn vẹn ở Bắc bán cầu )

Tài liệu đính kèm:

  • docb11-t3-Tudongam.doc