Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Bài 11 - Tiết 4: Yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm

Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Bài 11 - Tiết 4: Yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm

MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU: giúp HS nắm được :

- Vai trò của các yếu tố tự sự , miêu tả trong VBC, đánh giá và có ý thức vận dụng chúng một cách hiệu quả.

- Tích hợp với phần Văn,TV ở bài “ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”, Rằm tháng giêng và cảnh khuya,Từ đồng âm.

DẠY VÀ HỌC:

- Bài cũ: đọc lại cả bài thơ: “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá “, giới thiệu tác giả, ghi nhớ

- Bài mới: hôm nay chúng ta se tìm hiểu vai trò của các yếu tố tự sự , miêu tả trong VBC, đánh giá và có ý thức vận dụng chúng một cách hiệu quả. Tích hợp với phần Văn,TV ở bài “ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”, Rằm tháng giêng và cảnh khuya,Từ đồng âm

NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

- Yếu tố tự sự có vai trò rất lớn , nhất là khi kể các hàng động cao cả, nghĩa khí, vị tha hoặc các hành vi thiếu đạo đức. Yếu tố tự sự trong truyện và trong văn biểu cảm không giống nhau. Trong truyện, yếu tố tự sự làm cho tình tiết gay cấn, hấp dẫn, gây chờ đợi; còn trong VBC, cái quan trọng là ý nghĩa sâu xa của sự việc buộc ta nhớ lâu và suy nhĩ, cảm xúc về nó. Yếu tố mtả có tác dụng khơi gợi sức cảm thụ và tưởng tựơng . Miêu tả chân thật có sức biểu cảm lớn

- Miêu tả trong văn biểu cảm khác với văn miêu tả ở chỗ nào?

 Trong miêu tả, đối tượng miêu tả là con người, phong cách đồ vật. Trong văn miêu tả con người cũng bộc lộ tư tưởng, cảm xúc, nhưng đó không phải là nội dung chủ yếu của phương thức biểu đạt ấy.

 Ngược lại trong văn biểu cảm, người ta cũng miêu tả đồ vật, cảnh vật, con người song đó không phải là đối tượng chủ yếu, chủ yếu là bộc lộ tư tưởng tình cảm. Chính vì vậy trong văn biểu cảm người ta không miêu tả một đồ vật,cảnh vật con người chưa đạt đến mức độ cụ thể, hoàn chỉnh. Người ta chỉ chọn những chi tiết, thuộc tính, sự việc, cảnh vật nào có khả năng gợi cảm để biểu hiện cảm xúc. (Bài 6, tiết 4)

 

doc 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 884Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Bài 11 - Tiết 4: Yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 7 - TUẦN 11 - BÀI 11 -TIẾT 4:
 YẾU TỐ TỰ SỰ, MIÊU TẢ 
TRONG VĂN BIỂU CẢM (1 tiết)
MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU: giúp HS nắm được :
Vai trò của các yếu tố tự sự , miêu tả trong VBC, đánh giá và có ý thức vận dụng chúng một cách hiệu quả.
Tích hợp với phần Văn,TV ở bài “ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”, Rằm tháng giêng và cảnh khuya,Từ đồng âm.
DẠY VÀ HỌC:
Bài cũ: đọc lại cả bài thơ: “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá “, giới thiệu tác giả, ghi nhớ
Bài mới: hôm nay chúng ta se tìm hiểu vai trò của các yếu tố tự sự , miêu tả trong VBC, đánh giá và có ý thức vận dụng chúng một cách hiệu quả. Tích hợp với phần Văn,TV ở bài “ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”, Rằm tháng giêng và cảnh khuya,Từ đồng âm
NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý
Yếu tố tự sự có vai trò rất lớn , nhất là khi kể các hàng động cao cả, nghĩa khí, vị tha hoặc các hành vi thiếu đạo đức. Yếu tố tự sự trong truyện và trong văn biểu cảm không giống nhau. Trong truyện, yếu tố tự sự làm cho tình tiết gay cấn, hấp dẫn, gây chờ đợi; còn trong VBC, cái quan trọng là ý nghĩa sâu xa của sự việc buộc ta nhớ lâu và suy nhĩ, cảm xúc về nó. Yếu tố mtả có tác dụng khơi gợi sức cảm thụ và tưởng tựơng . Miêu tả chân thật có sức biểu cảm lớn
Miêu tả trong văn biểu cảm khác với văn miêu tả ở chỗ nào?
Trong miêu tả, đối tượng miêu tả là con người, phong cách đồ vật. Trong văn miêu tả con người cũng bộc lộ tư tưởng, cảm xúc, nhưng đó không phải là nội dung chủ yếu của phương thức biểu đạt ấy.
Ngược lại trong văn biểu cảm, người ta cũng miêu tả đồ vật, cảnh vật, con người song đó không phải là đối tượng chủ yếu, chủ yếu là bộc lộ tư tưởng tình cảm. Chính vì vậy trong văn biểu cảm người ta không miêu tả một đồ vật,cảnh vật con người chưa đạt đến mức độ cụ thể, hoàn chỉnh. Người ta chỉ chọn những chi tiết, thuộc tính, sự việc, cảnh vật nào có khả năng gợi cảm để biểu hiện cảm xúc. (Bài 6, tiết 4)
CÂU HỎI VÀ DIỄN GIẢNG
THB:
HĐ1: Xác định các phương thức biểu đạt trong bài thơ: “ Mao ốc vị thu phong sở phá ca.
Nếu ch ta chia bài thơ thành bốn phần ( mỗi phần một khổ thơ) thì ph thức biểu đạt chủ yếu của mỗi phần là gì?
Phần 1: mtả có kết hợp tự sự.
 Phần 2: tự sự có kết hợp với biểu cảm
 Phần 3: mtả kết hợp với biểu cảm
 Phần 4: biểu cảm trực tiếp.
Bài thơ là một chỉnh thể. Việc phân chia ranh giới giữa các phương thức chỉ có tính tương đối
HĐ2: Phân tích ý nghĩa của những yếu tố tự sự, miêu tả:
Dựa vào kết quả mục THVB ở phần Văn, em hãy nêu ý nghĩa của các yếu tố tự sự, miêu tả trong bài thơ?
Phần 1: mtả câu đầu, tự sự 4 câu tiếp theo, với ý nghĩa dựng lại một bức tranh toàn cảnh về cảnh vật và sự việc để làm nền cho tâm trạng.
Phần 2: tự sự 4 câu đầu, có ý nghĩa kể chuyện và giải thích cho tâm trạng bất lực, lòng ấm ức.
GHI BẢNG
THB:
Các phương thức biểu đạt trong bài thơ: “ Mao ốc vị thu phong sở phá ca.
Phần 1: mtả có kết hợp tự sự. dựng lại một bức tranh toàn cảnh về cảnh vật và sự việc để làm nền cho tâm trạng.
Phần 3: mtả 6 câu đầu, có ý nghĩa đặc tả một tâm trạng điển hình ít ngủ
Phần 4: biểu cảm trực tiếp: Mơ ước ngôi nhà muôn nghìn gian cho dân đen, dù bản thân cam chịu chết cóng.
Các yếu tố tự sự mtả có vai trò là phương tiện để tác giả bộc lộ cảm xúc, khát vọng lớn lao, cao quý.
HĐ3: Xác định các yếu tố tự sự, miêu tả trong đoạn văn về ‘bố tôi, SGK tr 137.
Chỉ ra các yếu tố miêu tả, tự sự trong đoạn văn.
Nêu vai trò của tình cảm đối với tự sự, miêu tả (HS thảo luận)
a) Các yếu tố tự sự: Bố tất bật đi từ khi sương còn đẫm đầu cây ngọn cỏ. Khi bố về cũng là lúc cây cỏ đẫm sương đêm
b) yếu tố miêu tả: những ngón chân, gan bàn chân, mu bàn chân
Tình cảm là chất keo gắn các yếu tố tự sự, miêu tả thành một mạch văn có tính liên kết.
Muốn phát biểu suy nghĩ, cảm xúc đối với đời sống xung quanh, ta dùng phương thức gì? Mục đích? ( -> GN / 138).
HĐ4: HD luyện tập.
BT 1/ 138: Kể lại bằng văn xuôi nội dung bài “ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” của Đỗ Phủ ở ngôi thứ 3, theo trình tự sau:
Tả cảnh gió mùa thu ra sao, gây ra tai họa gì?
Diễn biến của sự việc nhà tranh của Đỗ Phủ bị tốc mái?
Hành động của những đức trẻ và tâm trạng ấm ức của tác giả?
Tả cảnh mưa dột của ngôi nhà và cảnh sống cực khổ , lạnh lẽo của nhà thơ?
Nhà thơ có kể, tả thật đầy đủ các tình tiết, sự việc, hình ảnh hay không? Vì sao?
BT 2/ 138: HS đọc và gạch đưới các ý chính.
CỦNG CỐ: chia đọan và ý nghĩa các phần trong bài thơ “nhà tranh” và ghi nhớ
DẶN DÒ: tuần sau sọan bài Cảnh Khuya, rằm tháng giêng.
 Phần 2: tự sự có kết hợp với biểu cảm, kể chuyện và giải thích cho tâm trạng bất lực, lòng ấm ức.
 Phần 3: mtả kết hợp với biểu cảm, đặc tả một tâm trạng điển hình ít ngủ
 Phần 4: biểu cảm trực tiếp. : Mơ ước ngôi nhà muôn nghìn gian cho dân đen, dù bản thân cam chịu chết cóng.
=> Các yếu tố tự sự mtả có vai trò là phương tiện để tác giả bộc lộ cảm xúc, khát vọng lớn lao, cao quý.
TK: GN / 138
LT: 1/ 138
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI TẬP KHÓ: 
TƯ LIỆU BỔ SUNG:
Kể lại bằng văn xuôi nội dung bài “ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” của Đỗ Phủ ở ngôi thứ 3.
	Trong một trận giông bão của một ngày tháng tám, căn nhà của Đỗ Phủ ở bị gió cuối tung mái; tranh bay tứ tán khắp nơi; mảnh treo tót trên ngọn cây cao, mảnh lộn vòng vòng trong không trung rồi rơi xuống mương. Nhưng bực mình nhất là nhân cơ hội ấy bọn trẻ ranh hè nhau cướp giật mặc cho Đỗ Phủ khô miệng gào thét. Gió rồi cũng dịu bớt nhưng mây đen ùn ùn kéo đến loáng cái trời đã tối đen như mực và mưa ào ào đổ xuống, không dứt. Cứ như vậy suốt đêm. Ở trong nhà mà tôi cứ ngỡ như ở ngoài trời. Dột chỗ nào cũng dột. Đứng không được, ngồi không được, nằm cũng không xong. Ngao ngán quá! Rồi cái ướt, cái lạnh thấm vào da vào thịt. Tấm mền cũ đâu đủ sức để chống chọi qua đêm. Đau lòng nhất là nhìn cảnh con thơ khóc lóc, quậy phá. Khốn khổ đã lên đến tận cùng nhưng biết làm sao kia chứ? Nếu được ước một điều, Đỗ Phủ sẽ ước có một ngồi nhà ngàn gian vững như thạch bàn để những người có cuộc sống khốn cùng như bản thân nhà thơ hân hoan vui sống ở đó.

Tài liệu đính kèm:

  • docb11-t4-YtTS-MT-VBC.doc