Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Bài 12 - Tiết 2: Thành ngữ

Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Bài 12 - Tiết 2: Thành ngữ

- Hiểu được đặc điểm về cấu tạo và ý nghĩa của thành ngữ

- Tăng thêm vốn thành ngữ, có ý thức sử dụng thành ngữ trong giao tiếp

DẠY VÀ HỌC:

Bài cũ: Giới thiệu về tác giả Hồ Chí Minh. Đọc thuộc lòng hai bài thơ “cảnh khuya và rằm tháng giêng” & 2 ghi nhớ.

Bài mới: Trong lời ăn tiếng nói hàng ngày nhiều lúc ta sử dụng thành ngữ một cách tự nhiên, không để ý đến (như là:há miệng mắc quai, đựơc voi đòi tiên, đứng núi này trông núi nọ ) nhưng nó tạo nên một hiệu quả giao tiếp tốt. Đó là vì thành ngữ đã được sử dụng rất quen thuộc trong lời ăn tiếng nói hằng ngày. Nó tạo nên sự sinh động, gây ấn tượng mạnh nơi người nghe, người đọc. Vậy thành ngữ là gì ? để hiểu rõ về thành ngữ với những đặc điểm của nó chúng ta sẽ tìm hiểu trong tiết học hôm nay.

NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý VỀ THÀNH NGỮ

1. Thành ngữ là cụm từ cố định, nhưng tính cố định chỉ là tương đối. Ta có thể thêm bớt một vài yếu tố trong thành ngữ miễn sao cấu tạo cơ bản và ý nghĩa của thành ngữ vẫn không đổi. VD: Đứng núi này trông núi khác -> Đứng núi nọ trông núi kia. Nước đổ đầu vịt -> Nước đổ lá môn. sống để bụng chết mang theo -> sống để dạ chết mang theo, Sống để dạ chết chôn theo.

2. Giá trị của thành ngữ là ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng cao. VD: há miệng mắc quai; nhắm mắt xuôi tay; tay bế tay bồng

3. Trong vốn thành ngữ tiếng Việt, có một số lượng không nhỏ các thành ngữ Hán Việt – đựơc cấu tạo theo quy tắc ngữ pháp của tiếng Hán. HS lớp 7 cũng cần biết một số thành ngữ Hán Việt thông dụng như: bách chiến bách thắng, bán tín bán nghi, khẩu phật tâm xà, thâm căn cố đế (thâm: sâu, căn; rễ, cố: vững chắc, đế: cuống hoa – có nghĩa hàm ẩn làgốc rễ ăn sâu bền chắc, khó thay đổi, cải tạo) -> Phải tìm hiểu nghĩa của các yếu tố Hán Việt và quan trọng nhất là phải hiểu cho đựoc nghĩa hàm ẩn của nó.

4. Có một số thanh ngữ, kể cả thành ngữ Hán Việt đựơc hình thành trên những câu chuyện dân gian, lịch sử, truyền thuyết, ngụ ngôn rất thú vị. VD: thành ngữ :Con Rồng cháu Tiên, ếch ngồi đáy giếng, thầy bói xem voi, tái ông thất mã, kinh cung chi điểu, tang bồng hồ thỉ Phải biết rõ những câu chuyện đó thì mới hiểu rõ nghĩa hàm ẩn của thành ngữ.

5. Thành ngữ có thể hiểu theo nghĩa đen của từng yếu tố cấu tạo nên nó (VD: nghèo rớt mùng tơi, tham sống sợ chết ) hoặc hiểu theo nghĩa bóng thông qua các p

hép chuyển nghĩa, các phép tu từ như : ẩn dụ, hóan dụ, nhân hóa, so sánh, nói quá (VD : mẹ tròn con vuông,

doc 5 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1161Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Bài 12 - Tiết 2: Thành ngữ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 7 - TUẦN 12 - BÀI 12 -TIẾT 2:
 THÀNH NGỮ (1 tiết)
MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU: giúp HS nắm được :
Hiểu được đặc điểm về cấu tạo và ý nghĩa của thành ngữ
Tăng thêm vốn thành ngữ, có ý thức sử dụng thành ngữ trong giao tiếp
DẠY VÀ HỌC:
Bài cũ: Giới thiệu về tác giả Hồ Chí Minh. Đọc thuộc lòng hai bài thơ “cảnh khuya và rằm tháng giêng” & 2 ghi nhớ.
Bài mới: Trong lời ăn tiếng nói hàng ngày nhiều lúc ta sử dụng thành ngữ một cách tự nhiên, không để ý đến (như là:há miệng mắc quai, đựơc voi đòi tiên, đứng núi này trông núi nọ) nhưng nó tạo nên một hiệu quả giao tiếp tốt. Đó là vì thành ngữ đã được sử dụng rất quen thuộc trong lời ăn tiếng nói hằng ngày. Nó tạo nên sự sinh động, gây ấn tượng mạnh nơi người nghe, người đọc. Vậy thành ngữ là gì ? để hiểu rõ về thành ngữ với những đặc điểm của nó chúng ta sẽ tìm hiểu trong tiết học hôm nay. 
NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý VỀ THÀNH NGỮ
Thành ngữ là cụm từ cố định, nhưng tính cố định chỉ là tương đối. Ta có thể thêm bớt một vài yếu tố trong thành ngữ miễn sao cấu tạo cơ bản và ý nghĩa của thành ngữ vẫn không đổi. VD: Đứng núi này trông núi khác -> Đứng núi nọ trông núi kia. Nước đổ đầu vịt -> Nước đổ lá môn. sống để bụng chết mang theo -> sống để dạ chết mang theo, Sống để dạ chết chôn theo.
Giá trị của thành ngữ là ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng cao. VD: há miệng mắc quai; nhắm mắt xuôi tay; tay bế tay bồng
Trong vốn thành ngữ tiếng Việt, có một số lượng không nhỏ các thành ngữ Hán Việt – đựơc cấu tạo theo quy tắc ngữ pháp của tiếng Hán. HS lớp 7 cũng cần biết một số thành ngữ Hán Việt thông dụng như: bách chiến bách thắng, bán tín bán nghi, khẩu phật tâm xà, thâm căn cố đế (thâm: sâu, căn; rễ, cố: vững chắc, đế: cuống hoa – có nghĩa hàm ẩn làgốc rễ ăn sâu bền chắc, khó thay đổi, cải tạo) -> Phải tìm hiểu nghĩa của các yếu tố Hán Việt và quan trọng nhất là phải hiểu cho đựoc nghĩa hàm ẩn của nó.
Có một số thanh ngữ, kể cả thành ngữ Hán Việt đựơc hình thành trên những câu chuyện dân gian, lịch sử, truyền thuyết, ngụ ngôn rất thú vị. VD: thành ngữ :Con Rồng cháu Tiên, ếch ngồi đáy giếng, thầy bói xem voi, tái ông thất mã, kinh cung chi điểu, tang bồng hồ thỉ Phải biết rõ những câu chuyện đó thì mới hiểu rõ nghĩa hàm ẩn của thành ngữ.
Thành ngữ có thể hiểu theo nghĩa đen của từng yếu tố cấu tạo nên nó (VD: nghèo rớt mùng tơi, tham sống sợ chết ) hoặc hiểu theo nghĩa bóng thông qua các p
hép chuyển nghĩa, các phép tu từ như : ẩn dụ, hóan dụ, nhân hóa, so sánh, nói quá(VD : mẹ tròn con vuông, vung tay quá trán đi guốc trong bụng)
CÂU HỎI VÀ DIỄN GIẢNG
THB:
HĐ1: hình thành khái niệm thành ngữ: 
HS đọc câu hỏi I: Thế nào là thành ngữ (1,2 trang 143).
Không thay được vì ý nghĩa sẽ trở nên lỏng lẻo, nhạt nhẽo.
Không hóan đổi đựoc vì đây là trật tự cố định
Đặc điểm cấu tạo của cụm từ trên là: chặt chẽ về thứ tự các từ và nội dụng ý nghĩ
 + lên thác xuống ghềnh (-> trôi nổi, lênh đênh, phiêu bạt).
 + Nhanh như chớp (-> hành động mau lẹ, nhanh, chính xác)
BT nhanh: tìm thành ngữ đồng nghĩa với : nước đổ lá khoai và lòng lang dạ thú?
nước đổ đầu vịt, nước đổ lá môn, như đấm bị bông, như nói với đầu gối, công dã tràng, nước lã ra sông. / lòng chim dạ cá, lòng lang dạ sói
GHI BẢNG
THB:
1. Thế nào là thành ngữ?
- “Nước non lận đận một mình,
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay” 
(-> trôi nổi, lênh đênh, phiêu bạt).
=> Thành ngữ là cụm từ cố định, nhưng tính cố định chỉ là tương đối. Ta có thể thêm bớt một vài yếu tố trong thành ngữ miễn sao cấu tạo cơ bản và ý nghĩa của thành ngữ vẫn không đổi. Thành ngữ biểu thị một ý nghĩa hòan chỉnh. Cũng có nhiều cách diễn đạt cùng một ý với các thành ngữ tương đương.
Từ những VD trên em hiểu thành ngữ là gì ? 
ý 1, GN 1 / 144: thành ngữ là lọai cụm từ cố định, biểu thị một ý nghĩa hòan chỉnh.
HĐ2: Tìm hiểu ý nghĩa của thành ngữ:
So sánh ý nghĩa hai nhóm thành ngữ sau:
a) tham sống sợ chết, cơm nó áo ấm, nhà cao cửa rộng. (-> nghĩa đen: bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen các yếu tố tạo nên nó)
b) lá lành đùm lá rách, mẹ tròn con vuông, chó ngáp phải ruồi. (-> nghĩa bóng, thông qua các phép chuyển nghĩa như đồng nghĩa, trái nghĩa, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa, nói quá
lá lành đùm lá rách = đùm bọc, che chở (ẩn dụ chỉ tình đồng lọai)
mẹ tròn con vuông = trọn vẹn, tốt đẹp, suông sẻ (ẩn dụ chỉ mẹ con đều khỏe mạnh)
chó ngáp phải ruồi = may mắn (một cách tình cờ, ngẫu nhiên, không phải do tài năng, trí tuệ hoặc nỗ lực của bản thân), vớ bở, vớ bẫm 
Từ sự so sánh trên, em có nhận xét gì về nghĩa của thành ngữ ?
ý 2, GN 1 / 144: Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thừong thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh, 
HĐ3: Sử dụng thành ngữ: HS đọc câu hỏi II: (1,2 trang 144); Vai trò ngữ pháp & cái hay của việc dùng thành ngữ trong hai câu: 
Thân em vừa trắng lại vừa tròn, / Bảy nổi ba chìm với nước non . (-> vị ngữ)
Phòng khi tối lửa tắt đèn có đứa nào đến bắt nạt em thì em chạy sang. (-> phụ ngữ cho danh từ khi)
Cái hay là ý nghĩa cô đọng, hàm súc, gợi liên tửơng cho ngừơi đọc, ngừoi nghe.
- Từ VD trên, theo em, thành ngữ có thể giữ chức vụ gì trong câu? ( -> Ý 1, GN 2 / 144)
Thành ngữ có thể làm CN, VN trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ
BT nhanh: nhận xét về nhóm từ: tráo trở, bội bạc, phản trắc và nhóm thành ngữ: ăn cháo đá bát, khỏi vòng cong đuôi, qua cầu rút ván?
Các nhóm từ ‘tráo trở, bội bạc, phản trắc’ đồng nghĩa với nhau.
Các thành ngữ: ăn cháo đá bát, khỏi vòng cong đuôi, qua cầu rút ván cũng đồng nghĩa với nhau
Nhóm từ và nhóm thành ngữ đồng nghĩa với nhau có thể thay thế cho nhau trong câu sau: Nó là kẻ  (có thể lắp ghép lần lượt các nhóm từ và nhóm thành ngữ trên vào chổ trống).
- Ngòai việc thành ngữ có thể thể làm CN, VN trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ, thành ngữ còn có những đặc điểm gì ? ? ( -> Ý 2, GN 2 / 144)
Thành ngữ thường ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tựợng và tính biểu cảm cao.
BT nhanh:tìm các thành ngữ đồng nghĩa với: tham sống sợ chết; lá lành đùm lá rách?
cầu an bảo mạng, tham sinh úy tử.
Chị ngã em nâng, sẩy cha còn chú, sẩy mẹ bú dì.
Củng cố: Thành ngữ là gì, nghĩa của thành ngữ? Thành ngữ có thể giữ chức vụ gì trong câu, đặc điểm của thành ngữ? Thành ngữ và tục ngữ khác nhau như thế nào? 
(-> Thành ngữ: phản ánh một hiện tượng trong đời sống. Tục ngữ: có ý khuyên răn và đúc kết kinh nghiệm trong cuộc sống)
Dặn dò: Học thuộc lòng phần ghi nhớ SGK/144Làm bài tập 4/ 145 ở nhà
Nó hành động nhanh như chớp
 (-> hành động mau lẹ, nhanh, chính xác)
=> Thành ngữ là lọai cụm từ cố định, biểu thị một ý nghĩa hòan chỉnh.
2. Ý nghĩa của thành ngữ?
a) tham sống sợ chết, cơm nó áo ấm, nhà cao cửa rộng. 
(-> Nghĩa đen)
b) lá lành đùm lá rách, mẹ tròn con vuông, chó ngáp phải ruồi.
 (-> Nghĩa bóng)
=> Nghĩa thành ngữ đựoc hiểu trực tiếp từ nghĩa đen hoặc qua số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh,
3. Sử dụng thành ngữ:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn, Bảy nổi ba chìm với nước non .
 (-> Vị ngữ)
phòng khi tối lửa tắt đèn có đứa nào đến bắt nạt em thì em chạy sang. 
 (-> Phụ ngữ cho 
 danh từ khi)
=> Thành ngữ (có thể làm):+ CN, VN, phụ ngữ CDT, CĐT. 
 + ngắn gọn, hàm súc, hình tượng, biểu cảm. 
Tổng kết: 
GN 1,2 / 144.
III. BTVN: 4/ 145.
TƯ LIỆU VÀ BÀI TẬP BỔ SUNG: Tìm thêm các thành ngữ và giải nghĩa ?
Nước đổ lá khoai: trôi tuột đi hết, không ghi nhận gì cả.
 Lòng lan dạ thú: độc ác,tàn bạo.
- Nhắm mắt xuôi tay: nghĩa là chết
- Đè đầu cưỡi cổ: ý chí sức mạnh bị uy hiếp kẻ khác yếu hơn
- Lên voi xuống chó: Thời vận thay đổi trên con đường danh vọng bấp bênh, lúc vinh hiển, lúc thất thế
- Lên thác xuống gềnh: gian nan , vất vả, cực khổ. 
Nhóm 1 thành ngữ có thể trực tiếp suy ra từ nghĩa đen?
Tham sống sợ chết (uy tử tham sinh): hèn nhát
Bùn lầy nước đọng: lầy lội, ẩm thấp, bẩn thỉu
Mẹ góa con côi: sự đơn chiếc
Năm châu bốn bể: rộng lớn 
Nhóm 2: thành ngữ có nghĩa hàm ẩn
lá lành đùm lá rách (AD): giúp đỡ nhau khi hoạn nạn.
lòng lang dạ thú (HD): Độc ác, tàn bạo
Đi guốc trong bụng (NQ): hiểu rành rõ ý định tâm can người khác
Đen như cột nhà cháy (SS)
Thành ngữ Hán Việt thường có 4 tiếng, được cấu tạo bằng các từ hán việt theo quy tắc kết hợp của từ Hán Việt. Muốn hiểu nghĩa của các từ Hán Việt và nghĩa của các từ tạo nên thành ngữ Hán Việt đó, nhưng quan trọng nhất cũng vẫn là phải hiểu được ý nghĩa hàm ẩn của nó.
Ví dụ: Khẩu phật tâm xà (khẩu:miệng, phật: bụt, ý nói hiền từ; tâm: lòng; xà: rắn, có nghĩa hàm ẩn là: miệng thì nói từ bi thương 
người mà lòng thì nham hiểm độc địa)
thâm căn cố đế (thâm: sâu, căn; rễ, cố: vững chắc, đế: cuống hoa – có nghĩa hàm ẩn làgốc rễ ăn sâu bền chắc, khó thay đổi, cải tạo)
Gạch dưới và giải thích nghĩa của các thành ngữ
- Sơn hào hải vị: những món ăn ngon, lạ và sang trọng ví như những món ăn quý hiếm lấy ở rừng núi và biển
- Nem công chả phượng: những món ăn rất ngon quý và hiếm
- Tứ cố vô thân: nhìn lại bốn bên chẳng ai là thân thuộc cả (= cô độc)
- Da mồi tóc sương: hình ảnh da bị đốn sẫm như mai con đồi mồi, tóc bạc như sương (= già)
Đặt câu với 3 thành ngữ:
Con rồng cháu tiên:
Với truyền thống tương thân tương ái, chúng ta cần phải giúp đỡ đồng bào bị thiên tai lũ lụt bởi vì người Việt Nam ta đều chung nòi giống Con rồng cháu tiên .
Chúng ta vẫn tự hào mình thuộc nòi giống “con rồng cháu tiên”
Eách ngồi đáy giếng:
Thì ra bấy lâu nay mình như “ếch ngồi đáy giếng” chả đi đến đâu chả hiểu gì
Cách nghĩ của anh thật là thiển cận, đó là cách nghĩ “ếch ngồi đáy giếng”
Anh nghĩ như thế chả khác nào “ếch ngồi đáy giếng”
Thầy bói xem voi:
Khi đánh giá một vấn đề anh cần phải có cách nhìn khái quát toàn diện chứ đừng như kiểu “thầy bói xem voi”
Nãy giờ nội dung bàn bạc của nhóm mình giống như “Thầy bói xem voi” tôi nghĩa không đúng đâu.
Điền thêm yếu tố để thành ngữ được trọn vẹn
Học ăn, học nói, học gói, học mở
Lời ăn tếng nói
Một nắng hai sương
Ngày lành tháng tốt
No cơm ấm áo
Bách chiến bách thắng
Sinh cơ lập nghiệp
Đái tội lập công / Đoái công chuộc tội
Tìm và ghiải nghĩa 10 thành ngữ:
xôi hỏng bỏng không: (bỏng: bánh làm bằng gạo rang với mật): sự mất mát lớn không thu được gì, cái này không đạt được, cái kia cũng không có
Đứng núi này trông núi nọ: không yên lòng, bằng lòng ở vị trí hiện tại mà luôn hướng về nơi khác cho rằng nơi ấy hay hơn, tốt hơn.
Aên không ngồi rồi: nói về cảnh khổ không có việc gì để làm.
Aên xổi ở thì: (ăn xổi: là ăn ngay khi vừa mới gần xong; ở thì ở có lúc, ở tạm trong một thời gian ngắn). Nói về lối sống tạm bợ chỉ tính chuyện trước mắt không tính chuyện lâu dài.
Vung tay quá trán: chi dùng phung phí quá mức
Nồi da nấu thịt: Những người trong cùng một nhà, một nước xác hại lẫn nhau.
Được voi đòi tiên: Tham lam quá mức, được cái này lại muốn đòi cái khác quý hơn
Nhất bên trọng nhất bên khinh: Đối xử thiên vị , không công bằng
Đi guốc trong bụng: Biết rõ tâm tư ý nghĩa người ta muốn giấu kín
Há miệng mắc quai: không dám nói ra điều sai trái của người khác vì chính mình cũng có can dự vào việc sai trái đó.
Aên ốc nói mò: Nói mò, nói hú họa, nói không có chứng cứ.
Nổi trận lôi đình (lôi đình : sấm sét) nổi cơn giận dữ
TƯ LIỆU VỀ CÁC LOẠI THÀNH NGỮ THÔNG DỤNG
XẾP THEO Ý NGHĨA & CÁC PHÉP TU TỪ
THÀNH NGỮ CÓ HÌNH ẢNH ẨN DỤ:
HÌNH ẢNH CON CHUỘT:
Chuột sa chĩnh gạo, chuột chạy cùng sào, ướt như chuột lột, như chuột phải khói, cháy nhà mới ra mặt chuột, mặt chuột tai dơi, lủi như chuột ngày, hôi như chuột chù, mặt như chuột kẹp, đầu voi đuôi chuột, đuôi chuột ngóay lọ mỡ, ném chuột sợ vỡ lọ quý
HÌNH ẢNH CON VOI
Lên voi xuống chó, theo voi hít bã mía, đầu voi đuôi chuột, thầy bói xem voi, đựoc voi đòi tiên, voi giày ngựa xéo, rước voi giày mồ, voi đú chuột chù nhảy cẫng
- Tậu voi chung với Đức ông,
Vừa phải đánh cồng vừa phải hót phân! (ca dao)
HÌNH ẢNH CON MÈO
Mèo mù vớ cá rán, mèo mả gà đồng, mỡ để miệng mèo, chó treo mèo đậy, mèo già hóa cáo, cơm treo mèo nhịn đói, có ăn nhạt mới thương đến mèo, giấu như mèo giấu cứt, mèo khen mèo dài đuôi, mèo nhỏ bắt chuột con, mèo nào chẳng ăn vụng mỡ, chưa biết mèo nào cắn mỉu nào, mèo già khóc chuột, mèo lành ai nỡ cắt tai
HÌNH ẢNH CON CHÓ
Chó già gà non, chơi với chó chó liếm mặt, chó cùng đứt dậu, chó cậy gần nhà, nhấm nhẳng như chó cắn ma, tóp tép như chó đớp ruồi, chó già giữ xương, đánh chó phải nhìn mặt chủ, chó liền da gà liền xương, chó chê cứt nát, chó ăn đá gà ăn sỏi, chó chê mèo lắm lông (thờn bơn méo miệng chê trai lệch mồm), chó có váy lĩnh, chó nhảy bàn độc, chó dữ mất láng giềng, chó cắn áo rách, chó chết hết chuyện, 
HÌNH ẢNH CON GÀ
Gà đẻ gà cục tác, gà què ăn quẩn cối xay, quẹt mỏ như gà, gà nhà lại bới bếp nhà, nhìn gà hóa cuốc, con gà tức nhau tiếng gáy, gà trống nuôi con, gà què bị chó đuổi, gà ngày gió chó ngày mưa, gà ngủ cáo không ngủ, con gà chết vì tiếng gáy, gà giò ngứa cựa, gà phải cáo, gà con nhúng nước, một tiền gà ba tiền thóc, đầu gà hơn đuôi trâu, cơm gà cá gỏi, thóc đâu mà đãi gà rừng (anh em vô ngãi thì đừng anh em), 
HÌNH ẢNH CÁI ÁO
Aùo chiếc quần manh, nón mê áo rách, áo bào gặp hội, áo gấm đi đêm, áo quần tha thướt, khăn là áo lượt, cơm nặng áo dày, cơm rau áo vải, áo mũ xênh xang, cơm cha áo mẹ công thầy, áo gai giày cỏ, áo gấm về làng, khăn đóng áo chùn, bóc áo tháo cày, giá áo túi cơm, áo ai kín bụng người nấy, kăn đơn áo kép, 
CÁC THÀNH NGỮ DÙNG CÁC PHÉP TU TỪ KHÁC:
SO SÁNH:
Lờ đờ như chuột phải khói, đủng đỉnh như chĩnh trôi sông, ăn như hùm đổ đó, ăn như hủi ăn thịt mỡ, làm như ả chơi trăng, ăn như rồng cuốn – nói như rồng leo – làm như mèo mửa, lừ đừ như ông từ vào đền, oai oái như hai gái lấy một chồng, lúng túng như (gà mắc tóc, thợ vụng mất kim, chó ăn vụng bột), cắn nhau như chó với mèo, đời buồn như chó gặm xương khô, dai như chó nhai giẻ rách, dai như đỉa, 
ẨN DỤ:
Quýt làm cam chịu, mạt cưa mướp đắng, mèo mả gà đồng, con ong cái kiến, bướm lả ong lơi, ong qua buớm lại, gửi trứng cho ác, cốc mò cò xơi, hoa tàn nhị rữa, bèo dạt mây trôi, cơm treo mèo nhịn, ếch ngồi đáy giếng, nuôi ong tay áo, nuôi cáo trong nhà, chân ngòai rừng tay trong nhà, không có lửa sao có khói,
HOÁN DỤ:
Hàm chó vó ngựa, đầu trâu mặt ngựa, mặt chuột tai dơi, mồm năm miệng mười, một nắng hai sương, năm thì mười họa, ba chìm bảy nổi chín lên đênh, tay xách nách mang, vào luồn ra cúi, bóc ngắn cắn dài, khua môi múa mép, mặt xanh nanh vàng, tay bồng tay bế, thắt đáy lưng ong
NGHỊCH ĐỐI:
Miệng hùm gan sứa, khẩu phật tâm xà, xanh vỏ đỏ lòng, con dại cái mang, hàng thịt ngúyt hàng cá, được ăn cả ngã về không, trống đánh xuôi kèn thổi ngược, treo đầu dê bán thịt chó, lời nói đọi máu, ăn bữa sáng lo bữa tối, đứng núi này trông núi nọ, ông nói gà bà nói vịt, cá lớn nuốt cá bé, miệng ăn núi lở, miệng quan trôn trẻ, chó tha đi mèo tha lại
NÓI QUÁ;
Ruột để ngòai da, rán sành ra mỡ, ba máu sáu cơn, vắt cổ chày ra nước, một tấc lên trời, bán giời không văn tự, đi guốc trong bụng, trời đánh thánh vật, ăn sống nuốt tươi, mặt sứa gan lim, lượm đá quăng trời, bắc cầu giải yếm, sông hẹp một gang, mồm loa mép giải, 
ĐỒNG NGHĨA, GẦN NGHĨA:
VỚI NGHĨA MAY MẮN;
Buồn ngủ gặp chiếu manh, chết đuối vớ đựoc cọc, quý nhân đãi kẻ khù khờ, ngu si hửong thái bình, ngậm miệng ăn tiền, 
VỚI NGHĨA TRÁO TRỞ, BỘI BẠC:
Aên cháo đá bát, qua cầu rút ván, khỏi vòng cong duôi, đuợc đăng quên đó, được chim bẻ ná đựơc cá quên đơm, được voi đòi tiên, được đằng chân lân đằng đầu, đựoc con diếc tiếc con rô, có mới nới cũ, tham vàng bỏ ngãi, vô ơn bạc nghĩa,
VỚI NGHĨA PHÍ CÔNG VÔ ÍCH, VÔ NGHĨA:
Nước đổ lá khoai, nước đổ lá môn, nước đổ đầu vịt, nước sông công lính, thầy bói dọn cưới, đội đá vá trời, lượm đá quăng trời, châu chấu đá xe, khen phò mã tốt áo, đánh bùn sang ao, công dã tràng, dã tràng xe cát, dĩ lãi trắc hải (lấy vỏ quả bầu để đong nước biển)
VỚI NGHĨA BA HOA KHÓAC LÁC, LÃNG PHÍ VÔ LỐI:
Một tấc đến trời, trăm voi không đựoc bát nước xáo, ném tiền qua cửa sổ, vén tay áo xô đốt nhà táng giấy, chỉ sơn mãi ma (chỉ vào núi rao bán đá mài), 
VỚI NGHĨA ĐỘC ÁC, BẤT NHÂN, THÂM HIỂM, ĐẠO ĐỨC GIẢ:
Lòng lang dạ thú / sói, lòng chim dạ cá, phi nhân vô đạo, khẩu phật tâm xà, ném đá giấu tay, ngậm máu phun người, gắp lửa bỏ tay ngừoi, đòn xóc hai đầu, giả nhân giả nghĩa, ăn không nói có, xui nguyên giục bị, khố son bòn khố nâu, cạn tàu ráo máng, táng tận lương tâm, mặt dơi tai chuột, mặt người dạ thú
Những ngừoi hí hí mắt lương,
Trai thì trộm cướp, gái buôn chồng người (ca dao)
VỚI NGHĨA YÊU THƯƠNG ĐÙM BỌC, GIÚP ĐỠ, CHE CHỞ:
Bán anh em xa mua láng giềng gần, máu chảy ruột mềm, tay đứt ruột xót, môi hở răng lạnh, dĩ tâm vi bản (lấy chữ tâm làm gốc mà đối xử với nhau),
THÀNH NGỮ ĐƯỢC DÙNG TRONG THƠ, VĂN:
Trừ những kẻ lòng lang dạ thú, còn ai nghĩ đến mà chẳng động lòng thương xót cho đồng bào huyết mạch (Phạm Duy Tốn)
Đố ai lượm đá quăng trời,
Đan gầu tát biển ghẹo người trong trăng (ca dao)
Cơm cha áo mẹ công thầy
Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao (ca dao)
Bề ngòai thơn thớt nói cười,
Mà trong nham hiểm giết người không dao (ca dao)
Lúng túng như chó ăn vụng bột 
(Mõm chó ướt nên chọc vào bột thì trắng xóa -> tội lỗi đã sờ sờ còn giả vờ lúng tứng một cách trâng tráo, trơ trẻn. Có bằng chứng hiển nhiên mà còn giả bộ lúng túng thì quả là thật ngoan cố !)
Nguyễn Du – Truyện kiều:
Người nách thước kẻ tay dao,
Dầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi
Tình cờ chẳng hẹn mà nên
Mạt cưa mướp đắng đôi bên một phường 
Biết bao bướm lả ong lơi
Cuộc say đầy tháng, trận cười thâu đêm
Ra tuồng mèo mả gà đồng,
Ra tuồng lúng túng chẳng xong bề nào.

Tài liệu đính kèm:

  • docb12-t2-Thanhngu.doc