MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU: giúp HS nắm được :
- Các bước làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học.
- Tích hợp với phần Văn ở các bài thơ trữ tình Cảnh khuya, Rằm tháng giêng, Thành ngữ.
- Kĩ năng: Phân tích văn bản mẫu, lập dàn ý cho một đề bài.
DẠY VÀ HỌC:
- Bài cũ: Hs có thể chọn trảghi nhớ, đọc thơ bài Cảnh khuya & Rằm tháng giêng. Thành ngữ – ghi nhớ & VD thành ngữ hiểu theo nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa điển cố.
- Bài mới: Nói đến tác phẩm văn học là một đề tài rất lớn. Trong đó có tiểu thuyết, truyện dài, truyện ngắn, bút ký, hồi ký, tác phẩm thơ văn trữ tình, chính luận với rất nhiều thể lọai nhỏkhác nhau. Nội dung tiết học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu một tác phẩm văn học nhỏ thôi, một bài văn biểu cảm về hai bài ca dao. Như vậy, chúng ta tạm hiểu tác phẩm văn học dù lớn hay nhỏ thì nó cũng phải hay, và có một ý nghĩa sâu sắc nào đó đáng cho chúng ta học hỏi, trao đổi, phát biểu cảm nghĩ. Như vậy, tựa bài hôm nay sẽ là Cách làm bài văn biểu cảm về một tác phẩm văn học”
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 7 - TUẦN 13 - TIẾT 2: CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC (1 tiết) MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU: giúp HS nắm được : Các bước làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học. Tích hợp với phần Văn ở các bài thơ trữ tình Cảnh khuya, Rằm tháng giêng, Thành ngữ. Kĩ năng: Phân tích văn bản mẫu, lập dàn ý cho một đề bài. DẠY VÀ HỌC: Bài cũ: Hs có thể chọn trảghi nhớ, đọc thơ bài Cảnh khuya & Rằm tháng giêng. Thành ngữ – ghi nhớ & VD thành ngữ hiểu theo nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa điển cố. Bài mới: Nói đến tác phẩm văn học là một đề tài rất lớn. Trong đó có tiểu thuyết, truyện dài, truyện ngắn, bút ký, hồi ký, tác phẩm thơ văn trữ tình, chính luận với rất nhiều thể lọai nhỏkhác nhau. Nội dung tiết học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu một tác phẩm văn học nhỏ thôi, một bài văn biểu cảm về hai bài ca dao. Như vậy, chúng ta tạm hiểu tác phẩm văn học dù lớn hay nhỏ thì nó cũng phải hay, và có một ý nghĩa sâu sắc nào đó đáng cho chúng ta học hỏi, trao đổi, phát biểu cảm nghĩ. Như vậy, tựa bài hôm nay sẽ là ‘Cách làm bài văn biểu cảm về một tác phẩm văn học” CÂU HỎI VÀ DIỄN GIẢNG THB: HĐ1: (HS đọc câu hỏi 2 a,b trang 147, sau đó đọc bài văn, phần 1). Tìm hiểu cách làm bài văn biểu cảm về một tác phẩm văn học. Bài văn viết về bài ca dao nào? Hãy đọc liền mạch bài ca dao đó. Hãy chỉ ra các yếu tố liên tửơng, hồi tửơng, suy ngẫm của ngừơi viết? Từ đó rút ra kết luận: Các yêu cầu làm bài văn biểu cảm? Phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học là gì? Bài cảm nghĩ về tác phẩm văn học có các phần như thế nào ? Nguyên văn các bài ca dao: A) Đêm qua ra đứng bờ ao, / Trông cá cá lặn, trông sao sao mờ/ Buồn trông con nhện giăng tơ / Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai? B) Đêm đêm tưởng dải Ngân Hà / Chuôi sao Tinh Đẩu đã ba năm tròn/ Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn / Tào khê nước chảy hãy còn trơ trơ(Lưu ý: SGK cho rằng đây là một bài, trong khi chờ kiểm tra tài liệu gốc, chúng ta tạm xếp thành hai bài) Các yếu tố tưởng tượng suy gẫm: Có bóng một người đội khăn, mặc áo dàiMột người quenTất cả tâm trí và mắt nhìn của tôi càng như dính vào mạng tơ rung rung trước gió lại chính là con sông có một người không tên nhưng tôi thấy lại quen quen và thân thươngvì nhớ mà buồn Các yêu cầu làm bài văn biểu cảm: đọc kĩ tác phẩm để hình thành cảm xúc từ những chi tiết, hình ảnh gây ấn tượng sâu sắc nhất. Từ cảm xúc ấy, liên tưởng, hồi tưởng và rút ra những suy nghĩ về ý nghĩa của tác phẩm. -> GN / 147. HĐ2: Luyện tập (HS đọc câu hỏi 1,2 trang 148) chọn phát biểu cảm nghĩ về một trong các bài thơ, Vd bài: “Cảnh khuya”. Sau đó lập dàn ý cho bài “Hồi hương ngẫu thư ” Cảm xúc người viết bắt nguồn từ cái gì? (suy nghĩ cho từng câu thơ 1,2,3,4) Từ một sự so sánh mới mẻ (câu 1) Từ những hình ảnh quấn quýt sinh động (câu 2) Từ sự hài hòa giữa cảnh và người (câu 3) Từ tâm hồn cao cả của Bác Hồ (câu 4). GHI BẢNG THB: Nguyên văn các bài ca dao: “Đêm qua ra đứng bờ ao, / Trông cá cá lặn, trông sao sao mờ/ Buồn trông con nhện giăng tơ / Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai? “ “Đêm đêm tưởng dải Ngân Hà / Chuôi sao Tinh Đẩu đã ba năm tròn/ Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn / Tào khê nước chảy hãy còn trơ trơ”... Lập dàn ý cho bài “Hồi hương ngẫu thư ” của hạ Tri Chương: Gợi ý: Giới thiệu ngắn gọn hòan cảnh sáng tác của bài thơ. Cảm xúc chủ đạo của bài thơ: nỗi ngạc nhiên, buồn, cô đơn của nhà thơ già sau bao nhiêu năm xa quê nay mới lại trở về thăm quê nhà. Đồng cảm với tình yêu quê hương trong một hòan cảnh đạc biệt: ngay giữa quê hương mà thành người xa lạ CỦNG CỐ: Các yêu cầu làm bài văn biểu cảm? Phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học là gì? Bài cảm nghĩ về tác phẩm văn học có các phần như thế nào ? DẶN DÒ: SOẠN “Tiếng gà trưa”. Chuẩn bị làm ktr 2 tiết TLV tại lớp với các đề gợi ý như: Cảm nghĩ về một người thân của em (ông nội, ông ngọai, bà, cha, mẹ, anh, chị, em, một người thân khác trong gia đình – họ hàng gần gũi của em; thầy cô giáo cũ của em Giả sử chọn đề “Cảm nghĩ về một người thân khác trong gia đình – họ hàng gần gũi của em”, chúng ta cần phân biệt: Trong văn bản miêu tả / Trong văn bản kể chuyện / Trong văn bản biểu cảm? Các bước cần tuân thủ khi làm bài văn phát biểu cảm nghĩ về đối tượng? Trong văn bản miêu tả: chân dung chi tiết, cụ thể và có thể đầy đủ về đối tựơng. Trong văn bản kể chuyện: chân dung người thân hiện lên dần dần qua sự việc và câu chuyện. Trong văn bản biểu cảm: thông qua việc miêu tả một số chi tiết, có thể kể một vài sự việc nhằm phát biểu cảm nghĩ về đối tượng Cần tuân thủ các bước: tìm hiểu đề bài; tìm ý; lập dàn ý; viết thành bài, chú ý liên kết, mạch lạc.; tự kiểm tra, sửa chữa Các yêu cầu làm bài văn biểu cảm: - Đọc kĩ tác phẩm để hình thành cảm xúc từ những chi tiết, hình ảnh gây ấn tượng sâu sắc nhất. - Từ cảm xúc ấy, liên tưởng, hồi tưởng và rút ra những suy nghĩ về ý nghĩa của tác phẩm. TK: GN / 147. BTVN: Lập dàn ý chi tiết cho bài: “Cảm nghĩ về một người thân của em” (ông nội, ông ngọai, bà, cha, mẹ, anh, chị, em, một người thân khác trong gia đình – họ hàng gần gũi của em; thầy cô giáo cũ của em.)
Tài liệu đính kèm: