Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Bài 14 - Tiết 3: Điệp ngữ

Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Bài 14 - Tiết 3: Điệp ngữ

MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU: giúp HS:

- Hiểu được thế nào là điệp ngữ và giá trị biểu cảm của điệp ngữ.

- Tích hợp với phần văn ở Tiếng gà trưa, với TLV ở bài thái độ, tình cảm trong văn biểu cảm đánh giá.

- Kĩ năng: có ý thức vận dụng điệp ngữ trong nói, viết.

- Có kĩ năng phân tích giá trị biểu cảm của điệp ngữ trong các văn cảnh, ngữ cảnh cụ thể.

DẠY VÀ HỌC:

- Bài cũ: giới thiệu XQ (trang 150) , GN bài TGT, đọc bài thơ Tiếng gà trưa (trang 148).

- Bài mới: Em hãy nêu một câu ca dao có dùng phép lặp như một biện pháp tu từ? (VD: Người ta đi cấy lấy công. Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề. Trông trời, trông đất, trông mây. Trông mưa trông gió, trông ngày, trông đêm. Trông cho chân cứng đá mềm. Trời trong bể lặng mới yên tấm lòng) -> 9 từ trông đưọc lặp lại để nói lên nỗi lo lắng nhiều bề của ngưòi nông dân khi trồng lúa. Lặp 9 lần mà vẫn không bị cho là lỗi lặp từ. Như vậy, đề bài “Điệp ngữ “ hôm nay chúng ta học, sẽ bàn đến vấn đề này.

 

doc 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 953Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Bài 14 - Tiết 3: Điệp ngữ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 7 - TUẦN 14 - TIẾT 3:
 ĐIỆP NGỮ (1 tiết) 
MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU: giúp HS:
Hiểu được thế nào là điệp ngữ và giá trị biểu cảm của điệp ngữ.
Tích hợp với phần văn ở Tiếng gà trưa, với TLV ở bài thái độ, tình cảm trong văn biểu cảm đánh giá.
Kĩ năng: có ý thức vận dụng điệp ngữ trong nói, viết.
Có kĩ năng phân tích giá trị biểu cảm của điệp ngữ trong các văn cảnh, ngữ cảnh cụ thể.
DẠY VÀ HỌC:
Bài cũ: giới thiệu XQ (trang 150) , GN bài TGT, đọc bài thơ Tiếng gà trưa (trang 148).
Bài mới: Em hãy nêu một câu ca dao có dùng phép lặp như một biện pháp tu từ? (VD: Người ta đi cấy lấy công. Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề. Trông trời, trông đất, trông mây. Trông mưa trông gió, trông ngày, trông đêm. Trông cho chân cứng đá mềm. Trời trong bể lặng mới yên tấm lòng) -> 9 từ trông đưọc lặp lại để nói lên nỗi lo lắng nhiều bề của ngưòi nông dân khi trồng lúa. Lặp 9 lần mà vẫn không bị cho là lỗi lặp từ. Như vậy, đề bài “Điệp ngữ “ hôm nay chúng ta học, sẽ bàn đến vấn đề này. 
THB: HĐ 1: Hình thành khái niệm điệp ngữ:
Ở lớp 6, các em đã làm bài tập phân biệt phép lặp như một biện pháp tu từ và lỗi lặp do vốn từ nghèo nàn. Bây giờ em hãy dẫn ra 2 ví dụ để so sánh? 
+ VD về phép lặp : Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ / Nhớ ai, ai nhớ, bây giờ nhớ ai/ (ca dao).
+ VD về lỗi lặp : Con bò đang gặm cỏ. Con bò chợt ngẩng đầu lên. Con bò rống ò ò.
(?) Cảm xúc của em khi đọc 2 ví dụ trên? Giải thích?
Câu ca dao hay nhờ điệp ngữ “nhớ ai” đem lại. 3 câu văn xuôi giống “văn con cóc”, rườm rà do lặp ngữ con bò đến 3 lần. 
Như vậy, điệp ngữ là một phương tiện để biểu cảm. Nó có thể là một từ, một ngữ, một câu, thậm chí một đoạn.
HĐ 2: Điệp ngữ và tác dụng của nó. (HS đọc mục I, câu 1, 2, tr 152)
Các từ được lặp lại là: nghe, này, vì.
Các ngữ, câu lặp lại là : Tiếng gà trưa.
Tác dụng: làm nổi bật ý, gợi cảm xúc mạnh.
(?) Vậy, nếu ta nói các từ ngữ lặp lại trên là điệp ngữ thì điệp ngữ là gì? (GN 1/ 152)
BT nhanh: a) Xác định điệp ngữ trong câu ca dao sau: 
“Ai làm cho bể kia đầy, / cho ao kia cạn cho gầy cò con” 
-> Điệp từ “cho” , nhấn mạnh kết quả, không để ý đến nguyên nhân. (Đây là điệp từ nối tiếp) . b) Xác định điệp ngữ trong khổ thơ sau: 
Ơû đâu nghèo đói gọi xung phong
Lon nước, mo cơm lội khắp đồng,
Ơû đâu tiền tuyến kêu anh đến
Tay súng tay cờ lại tiến công! (Tố Hữu)
Điệp ngữ: ở đâu; nhấn mạnh bất cứ nơi nào khó khăn, thanh niên xung phong đều có mặt. (Đây là điệp cách quãng).
HĐ 3: Các dạng điệp ngữ. (HS đọc mục II, câu a, b, tr 152)
Điệp ngữ là một từ, nối tiếp và cách quãng: Nghe xao động nắng trưa / Nghe bàn chân đỡ mỏi / Nghe gọi về tuổi thơ. Vì lòng yêu tổ quốc / Vì xóm làng thân thuộc / Bà ơi cũng vì bà / Vì tiếng gà cục tác / Ổ trứng hồng tuổi thơ.
Mục II, câu a, b, tr 152. Câu a: Điệp ngữ là một ngữ, nối tiếp. Câu b: điệp từ và ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng) và sóng đôi (cuối câu trên, đầu câu dưới)
THB:
1. Điệp ngữ và tác dụng của nó. 
- Các từ được lặp lại là: “nghe, này, vì.”
- Các ngữ, câu lặp lại là : “Tiếng gà trưa.”
- Tác dụng: làm nổi bật ý, gợi cảm xúc mạnh.
-> Điệp ngữ: lặp từ ngữ, làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh.
2. Các dạng điệp ngữ.
- Điệp ngữ là một từ, cách quãng:
Nghe xao động nắng trưa / Nghe bàn chân đỡ mỏi / Nghe gọi về tuổi thơ.
Điệp ngữ là một cụm từ (còn gọi là điệp ngữ) :
Sáo kêu vi vút trên không / Sáo kêu dìu dặt bên lòng Hồng quân / Sáo kêu réo rắc xa gần / Sáo kêu giục giã bước chân quân Hồng (Tố Hữu)
Điệp ngữ là một câu (còn gọi là điệp câu) :
Hồ chí Minh muôn năm!
Hồ chí Minh muôn năm!
Hồ chí Minh muôn năm!
Phút giây thiêng Anh gọi bác ba lần. (Tố Hữu)
Điệp đoạn (còn gọi là điệp khúc) : đoạn thơ sau đưọc nhắc lại nguyên vẹn 2 lần ở đầu và cuối bài thơ: (Lượm – Tố Hữu)
Chú bé loắt choắt / Cái xắc xinh xinh xinh / Cái chân thoăn thoắt / cái đầu nghênh nghênh / ca lô đội lệch / Mồm huýt sáo vang / Như con chim chích / Nhảy trên đưởng vàng
=> Từ những VD trên, theo em điệp ngữ có những dạng như thế nào (-> GN 2 / 152)
CỦNG CỐ: GN 1 & 2 / 152
DẶN DÒ: SOẠN: Luyện nói phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học: PBCN về một trong hai bài thơ của Bác: Cảnh khuya. Rằm tháng giêng (theo hướng dẫn trong sách, trang 154, 155). (Tất cả HS trong lớp đều phải làm, có chấm điểm)
- Mục II, câu a, b, tr 152. 
Câu a: Điệp ngữ là một ngữ, nối tiếp. 
Anh đã tìm em, rất lâu, rất lâu
Cô gái ở Thạch Kim, Thạch Nhọn
Câu b: điệp từ và ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng) và sóng đôi (cuối câu trên, đầu câu dưới)
-> Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy 
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu 
 Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?
=> Điệp ngữ có nhiều dạng: cách quãng, nối tiếp, chuyển tiếp (vòng).
II. TK: GN 2 / 152.
III. Luyện tập:
- 1,2,3; ở lớp. 
- 4. về nhà (Cuối trang 153).
- Sưu tầm thêm các dạng văn liệu có điệp ngữ hay.
TƯ LIỆU VỀ CÁC DẠNG ĐIỆP NGỮ:
- Ta hiểu. Miền Nam thương nhớ Bác
Nóng lòng mong đợi Bác vào thăm
Ta hiểu. Đêm nằm nghe gió gác
Bác thường trăn trở, nhớ miền Nam! (Tố Hữu)
- Chúng muốn đốt ta thành tro bụi
Ta hoá vàng nhân phẩm lương tâm
Chúng muốn ta bán mình ô nhục
Ta làm sen thơm ngát giữa đầm. (Tố Hữu)
- Người ta thì ước nhiều chồng
Riêng tôi thì ước một ông thật bền
Thật bền như tượng đồng đen
Trăm năm quyết với tình em một lòng. (Ca dao)
- Bao nhiêu là liệt sĩ
Bao nhiêu là anh hùng
Bao nhiêu là tuổi trẻ
Bao nhiêu là chiến công (Phạm Đức)
- Con kiến mà leo cành đa,
Leo phải cành cụt, leo ra leo vào.
Con kiến mà leo cành đào,
Leo phải cành cụt, leo vào leo ra. (Ca dao)
- Xem, chép tuyển lại các bài ở lớp 6 có điệp ngữ; VD: Cây tre VN, Lòng yêu nước, Lao xao 

Tài liệu đính kèm:

  • docb14-t3-Diepngu...........................doc