Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Bài 15 - Tiết 2: Chơi chữ

Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Bài 15 - Tiết 2: Chơi chữ

MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU: giúp HS nắm được kiến thức :

- Thế nào là chơi chữ và các cách chơi chữ thường dùng.

- Bước đầu cảm nhận cái hay, lí thú do hiệu quả nghệ thuật của biện pháp này đem lại.

- On kiến thức phần Văn ở bài Một thứ quà của lúa non; Cốm.

- Luyện kĩ năng phân tích, cảm nhận và tập vận dụng chơi chữ đơn giản trong nói và viết.

DẠY VÀ HỌC:

- Bài cũ: Ghi nhớ về Cốm và giới thiêu tác giả Thạch Lam? Xuất xứ tác phẩm? Tuỳ bút là gì? (Tr 163)

- Bài mới: Thỉnh thoảng trên báo chí hoặc trong cuộc sống đời thưòng, chúng ta gặp một số câu văn hài hước như: “ Đi tu Phật bắt ăn chay, thịt có ăn được, thịt cầy thì không” . Hay; “ Còn trời, còn nước, còn non, / Còn cô bán rượu anh còn say sưa” . Ta thấy câu văn hay hay nhưng nhiều khi không hiểu hết ý nghĩa của những câu ca dao nầy. Do đó, công việc của chúng ta hôm nay là nghiên cứu xem chơi chữ là gì, các dạng chơi chữ nào thường gặp? Từ đó, chúng ta có thể tập vận dụng chơi chữ đơn giản trong nói và viết.

NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

 Chơi chữ không chỉ là công việc của văn chương, trong đời sống hằng ngày người ta cũng rất hay chơi chữ. Không chỉ người lớn mà HS còn nhỏ tuổi cũng thích chơi chữ. Chơi chữ là một biện pháp tu từ lợi dụng các đặc điểm về âm, về nghĩa của từ ngữ, tạo ra những liên tưỏng bất ngờ, thưòng dùng để châm biếm, đả kích hoặc để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước làm câu văn hấp dẫn và thú vị,.

 Lối chơi chữ rất đa dạng, SGK đã nêu ra 5 lối chơi chữ:

+ Dùng từ đồng âm.

+ Dùng lối nói trại (gần âm)

+ Dùng cách điệp âm.

+ Dùng lối nói lái

+ Dùng từ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa. Có khi kết hợp lối chơi chữ đồng âm với lối chơi chữ đồng nghĩa, câu đối . VD: “Au là trẻ, trẻ ăn ấu. Kê là gà, gà ăn kê” .

 

doc 5 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1502Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Bài 15 - Tiết 2: Chơi chữ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 7 - TUẦN 15 - TIẾT 2:
 CHƠI CHỮ(LỘNG NGỮ) (1 tiết)
MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU: giúp HS nắm được kiến thức :
Thế nào là chơi chữ và các cách chơi chữ thường dùng.
Bước đầu cảm nhận cái hay, lí thú do hiệu quả nghệ thuật của biện pháp này đem lại.
Oân kiến thức phần Văn ở bài Một thứ quà của lúa non; Cốm. 
Luyện kĩ năng phân tích, cảm nhận và tập vận dụng chơi chữ đơn giản trong nói và viết.
DẠY VÀ HỌC:
Bài cũ: Ghi nhớ về Cốm và giới thiêu tác giả Thạch Lam? Xuất xứ tác phẩm? Tuỳ bút là gì? (Tr 163)
Bài mới: Thỉnh thoảng trên báo chí hoặc trong cuộc sống đời thưòng, chúng ta gặp một số câu văn hài hước như: “ Đi tu Phật bắt ăn chay, thịt có ăn đượïc, thịt cầy thì không” . Hay; “ Còn trời, còn nước, còn non, / Còn cô bán rượu anh còn say sưa” . Ta thấy câu văn hay hay nhưng nhiều khi không hiểu hết ý nghĩa của những câu ca dao nầy. Do đó, công việc của chúng ta hôm nay là nghiên cứu xem chơi chữ là gì, các dạng chơi chữ nào thường gặp? Từ đó, chúng ta có thể ø tập vận dụng chơi chữ đơn giản trong nói và viết.
NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý
Chơi chữ không chỉ là công việc của văn chương, trong đời sống hằng ngày người ta cũng rất hay chơi chữ. Không chỉ người lớn mà HS còn nhỏ tuổi cũng thích chơi chữ. Chơi chữ là một biện pháp tu từ lợi dụng các đặc điểm về âm, vềõ nghĩa của từ ngữ, tạo ra những liên tưỏng bất ngờ, thưòng dùng để châm biếm, đả kích hoặc để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước  làm câu văn hấp dẫn và thú vị,.
Lối chơi chữ rất đa dạng, SGK đã nêu ra 5 lối chơi chữ: 
+ Dùng từ đồng âm.
+ Dùng lối nói trại (gần âm)
+ Dùng cách điệp âm.
+ Dùng lối nói lái 
+ Dùng từ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa. Có khi kết hợp lối chơi chữ đồng âm với lối chơi chữ đồng nghĩa, câu đối . VD: “Aáu là trẻ, trẻ ăn ấu. Kê là gà, gà ăn kê” .
Ngoài ra còn có lối chơi chữ bằng cách:
 Dùng các từ cùng trường nghĩa (các từ cùng nhóm, nói về một đề tài) như: 
Chàng cóc ơi! Chàng cóc ơi! 
Thiếp bén duyên chàng có thế thôi 
Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé
Ngàn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi (Hồ Xuân Hương) 
(Trường nghĩa về ếch nhái : cóc, nòng nọc, nhái bén, chẫu chàng, chẫu chuộc (còn gọi: chẳng chuộc, loài ếch nhái có ích vì tiêu diệt công trùng phá hoại mùa màng , lưng màu xám nhạt hay nâu, đôi khi đỏ nhạt)
Lối chơi chữ bằng cách tách và ghép các yếu tố trong câu theo các quan hệ ngữ pháp khác nhau. 
VD 1:	 “Thế sự đua nhau nói dại khôn 
 Biết ai là dại, biết ai khôn 
 	Khôn nghề cờ bạc, là khôn dại 
 	Dại chốn văn chương ấy dại khôn ” (nguyễn Bỉnh Khiêm). 
VD 2: “ Có tôn có tổ, có tổ có tôn, tôn tổ tổ tôn, tôn tổ cũ
 Còn nước còn non, còn non còn nước, nước non non nước, nước non nhà” (Tản Đà) 
Có rất nhiều cách chơi chữ (ứng với 99 phương tiện và biện pháp tu từ) . Đối với HS lớp 7, không nhất thiết phải học tất cả các lối chơi chữ mà chỉ học về các lối chơi chữ thường dùng như sử dụng từ ngữ đồng âm, trái nghĩa, nói lái 
Cần phân biệt tác dụng tích cực và tác dụng tiêu cực của chơi chữ. Chơi chữ phải phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, tránh chơi chữ với dụng ý xấu, đùa giỡn một cách vô ý thức, thiếu văn hoá.
CÂU HỎI VÀ DIỄN GIẢNG
THB:
HĐ 1: (HS đọc phần THB, tr 163) Thế nào là chơi chữ ? ( và câu hỏi 1, 2, 3; tr 164)
 “Bà già đi chợ Cầu Đông,
Bói xem một quẻ lấy chồng lợi (1) chăng?
Thầy bói xem quẻ nói rằng;
Lợi (2) thì có lợi (3) nhưng răng không còn.”
(?) 1. Em có nhận xét gì về nghĩa của các từ lợi trong bài ca dao nầy?
(?) 2. Việc sử dụng từ lợi ở câu cuối của bài ca dao là dựa vào hiện tượng gì của từ ngữ?
(?) 3. Việc sử dụng từ lợi như trên có tác dụng gì?
+ lợi (1) : (ý của bà già là lấy chồng có lợi hại gì không ? -> lợi: (danh từ) lợi lộc. Cái có ích mà con người thu được khi nó nhiều hơn những gì mà con người phải bỏ ra -> nguồn lợi, hám lợi. Hợp tác hai bên cùng có lợi; lãi -> Buôn gian bán lận, thu lợi nhiều. Mối lợi lớn. lợi: (tính từ) có lợi, mang lại cho con người nhiều hơn phải bỏ ra -> Làm thế rất lợi, lợi lắm. Xếp lại ghế ngồi cho lợi chỗ. Cắt như thế lợi vải. Lợi thì giờ. 
Từ “ chăng” là phụ từ, nên từ lợi (1) là tính từ. 
(chăng: Phụ từ. 1). Từ biểu thị ý phủ định, như chẳng, không -> nghe lỏm câu đưọc câu chăng. 2). (thường dùng cuối câu) từ biểu thị ý muốn hỏi, tỏ ra còn nửa tin nửa ngờ -> Chậm rồi chăng? Việc ấy nên chăng. Thuyền ơi có nhớ bến chăng?)
 + Lợi (2) và (3) ; (ý của ông thầy bói : Chỉ có cái lợi răng,chứ cớ lợi cái gì ! Bà già Yamaha! (già mà ham) -> Lợi: (danh từ) Phần thịt bao giữ chung quanh chân răng. -> Cười hở lợi. (Con gái ngày xưa “Hoa cười ngọc thốt đoan trang” - cười như hoa mới nở chúm chím, còn ngày nay, có người không giữ ý tứ, cười ha hả như hoa nở toét loét, phô cả lợi ra ngoài)
Việc sử dụng từ lợi ở câu cuối của bài ca dao là dựa vào hiện tượng đồng âm (lợi / hại: (tính từ); và lợi (danh từ, chỉ cái lợi, chân răng).
Việc sử dụng từ lợi như trên có tác dụng tạo sắc thái dí dỏm, hài hước,  làm câu văn hấp dẫn, thú vị.
(?) Từ sự phân tích việc sử dụng các từ lợi trong bài ca dao trên là một cách chơi chữ, em nào có thể nhận xét chơi chữ là gì? ( -> GN 1 / 164)
HĐ 2: (HS đọc phần THB, tr 164) Các lối chơi chữ. 
(?) Ngoài lối chơi chữ dùng từ đồng âm ở mục I, còn những lối chơi chữ khác. Em hãy chỉ rõ lối chơi chữ trong các ví dụ 1-> 4 / 164.
BT 1: - (?) “ranh tướng” gần âm với từ gì? Từ “nồng nặc” đi với từ “tiếng tăm” tạo ra điều gì?
Dùng lối nói trại, (gần âm): “ranh tướng” gần âm với “danh tướng”, có ý giễu cợt Na –Va. Từ “nồng nặc” đi với từ “tiếng tăm” tạo sự tương phản về ý nghĩa nhằm châm biếm, đả kích tên tướng Pháp xâm lược VN.
 2. BT 2: - (?) Lối chơi chữ ở BT2 đã điệp lại phần nào của từ?
Dùng cách điệp âm: điệp phụ âm đầu “m”. 
3. BT 3: có dạng chơi chữ là gì? -> Dùng lối nói lái. (cá đối = cối đá; mèo cái = mái kèo)
4. BT 4: (?) “Sầu riêng”trong bài thơ có mấy nghĩa? Từ nhiều nghĩa này trái nghĩa với từ nào? -> (“Sầu riêng”trong bài thơ có hai nghĩa: nghĩa tính từ là tâm lí tiêu cực của cá nhân; nghĩa danh từ là một loại quả có gai to ở Nam Bộ. “Vui chung”là tâm lí tích cực tập thể (tính từ) -> “Sầu riêng” (tính từ ) trái nghĩa với “vui chung” (tính từ) . => Chơi chữ bằng cách dùng từ nhiều nghĩa và trái nghĩa.
GHI BẢNG
Tìm hiểu bài:
1. Thế nào là chơi chữ ?
“Bà già đi chợ Cầu Đông,
Bói xem một quẻ lấy chồng lợi (1) chăng?
Thầy bói xem quẻ nói rằng:
Lợi (2) thì có lợi (3) nhưng răng không còn.”
-> Lợi (1) : tính từ, chỉ sự lợi / hại.
 Lợi (2) và (3): danh từ, chỉ cái lợi, chân răng.
-> Chơi chữ: đồng âm.
=> Chơi chữ: lợi dụng đặc sắc về âm, nghĩa tạo sắc thái dí dỏm làm câu văn hấp dẫn.
(?) Theo em, chơi chữ thường được sử dụng ở đâu? Đặc biệt là trong các trường hợp nào?
Chơi chữ thường được sử dụng trong cuộc sống thường ngày, trong văn thơ, đặc biệt là trong thơ văn trào phúng, câu đối, câu đố. 
(?) Từ hai câu hỏi trên, em nào có thể nhận xét; Các lối chơi chữ thường gặp là gì, chơi chữ thường dùng ở đâu,đặc biệt là trong các trường hợp nào? 
GN 2 / 165.
HĐ 3: luyện tập.(HS đọc phần luyện tập 1 -> 4 / 165, 166) & gợi ý trả lời:
1. – (?) Tác giả đã dùng từ ngữ nào để chơi chữ?
 -> Lê Qúy Đôn đã dùng các từ cùng trường nghĩa (các từ cùng nhóm, nói về một đề tài, ở đây là đề tài “Rắn” trong “rắn đầu biếng học”- tựa đề bài thơ)
( Ngoài việc trong bài mỗi câu có một từ rắn hoặc một loài rắn ra, ‘rắn đầu’ đồng nghĩa với ‘cứng đầu’, từ ‘rắn – trong rắn đầu’ còn đồng âm với các loại ‘rắn rít’ khác theo thứ tự bài thơ: liu điu, rắn, hổ lửa, mai gầm, (rắn) ráo, (rắn) lằn, (rắn) trâu, lỗ – các loại rắn cực độc ở VN, Trâu, Lỗ (viết hoa, đồng âm) còn chỉ tên nước, quê hương của Mạnh Tử và Khổng tử, còn hàm ý chỉ bản thân của Lê Quý Đôn, cũng nguồn gốc con nhà danh giá (từ rày xin chăm học, không lười biếng nữa).
2. - (?) Những từ nào gần nghĩa với nhau trong hai câu sau?
Trời mưa đất thịt trơn như mỡ, dò đến hàng nem chả muốn ăn (-> Gần nghĩa với ‘thịt là mỡ, nem, chả )
Bà đồ Nứa, đi võng đòn tre, đến khóm trúc, thở dài hi hóp. (-> gần nghĩa với ‘nứa’là tre, trúc) 
4. – (?) Trong bài thơ, Bác đã dùng lối chơi chữ như thế nào?
-> Dùng đồng âm: cam = một loại trái cây ; cam = ngọt, sung sướng ( Khổ tận cam lai-> Thành ngữ: Nghĩa đen: hết đắng, đến ngọt. Nghĩa bóng: hết đắng cay khổ sở (thì sẽ đến hồi) sung sướng)
3. Sưu tầm một số cách chơi chữ trong sách báo. (Về nhà làm)
CỦNG CỐ: Chơi chữ là gì? Các lối chơi chữ thường gặp? 
Cho VD về từng cách chơi chữ và phân tích ý nghĩa: đồng âm, nói trại, điệp âm, nói lái, dùng từ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa? (Có thể nhắc lại những VD đã nêu)
Chơi chữ thường được sử dụng ở đâu? Đặc biệt là trong các trường hợp nào?
DẶN DÒ: Học 2 ghi nhớ về chơi chữ và các ví dụ tương ứng. Đọc và chuẩn bị trước bài “làm thơ lục bát – (2 tiết).
2. Các lối chơi chữ thường gặp : 
 (Câu hỏi: SGK / 164)
1. Dùng lối nói trại, (gần âm).
2. Dùng cách điệp âm.
3. Dùng lối nói lái.
4. Dùng từ trái nghĩa, gần nghĩa.
=> Chơi chữ : sử dụng trong cuộc sống thường ngày, thơ văn trào phúng, câu đối, câu đố
Tổng kết:
-> GN 1, 2 / 164.
Luyện tập: 
1,2,4; ở lớp. 
3. ở nhà/
 trang 164
BÀI TẬP VÀ TƯ LIỆU THAM KHẢO MỞ RỘNG VỀ CHƠI CHỮ:
BÀI TẬP CỦNG CỐ: (GV chỉ vào phần 2 Tìm hiểu bài trên bảng đặt câu hỏi, HS trả lời tự do)
(?) Tìm VD chơi chữ có dùng một trong các phép chơi chữ sau:
1. Dùng lối nói trại, (gần âm).
-> + Có tài mà cậy chi tài / Chữ tài liền với chữ tai một vần. (Nguyễn Du). 
 + Tên tướng Mĩ xâm lược Wesmoreland được nói trại là (-> “Vét mồ lên”). 
 + Marcartheur được nói trại là(-> “Mặt ác tệ”). 
 +“Hakin” nóí trại là  (-> “Hắc ín”).
=> Dùng cách phiên âm, nói trại, không cần sát với tiếng nước ngoài, cốt sao có được một cái nghĩa hài hước để châm biếm.
2. Dùng cách điệp âm.
-> + (Mênh mông muôn màu một màu mưa / Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ) / Mộng mị mỏi mòn mai một một / Mĩ miều may mắn mây mà mờ (Tú Mỡ).
 + Cô cẩm cầm cái chén chọi chú chuột chù chạy chin chít (=> ý hài hước)
3. Dùng lối nói lái.
 Con cá đối nằm trên (cối đá). Con mèo đuôi cụt nằm mút  (-> đuôi kèo). Con chó vàng lông nằm trên (-> vồng lang) Thủ tục đầu tiên là  (-> tiền đâu). Điều bí mật tôi sắp  (-> bật mí ) đây rất hấp dẫn. Nhắc mồi câu thả xuống (Cầu Môi).
4. Dùng từ trái nghĩa, gần nghĩa.
Sầu riêng ai khéo đặt tên
Ai sầu không biết, riêng em không sầu 
Mĩ phun thuốc độc năm nào
Sầu riêng rụng lá tưởng đâu chết rồi 
 Hiên ngang cây đứng giữa trời
 Một cành lá rụng vạn chồi mọc lên 
Làng gần cho chí xóm xa
Mến yêu trăm vạn mái nhà thân quen (Chế Lan Viên).
CA DAO:
Làm người phải biết đắn đo
Phải cân nặng nhẹ, phải dò nông sâu
Vầng trăng ai xẻ làm đôi
Đường trần ai vẽ ngược xuôi hỡi chàng? 
Đang cơn nước đục lờ đờ
Cắm sào đợi nước bao giờ cho trong? 
Con sông bên lở bên bồi
Bên lở thì đục, bên bồi thì trong
Con sông kia nước chảy đôi dòng
Biết rằng bên đục, bên trong, bên nào?
BÀI TẬP MỞ RỘNG:
+ (?) Tìm VD chơi chữ có dùng các từ cùng một trường nghĩa ?
Cóc chết để nhái mồ côi, 
 Chẫu ngồi chẫu khóc; chàng ơi là chàng.
Cùng trường nghĩa về các con vật: cóc, nhái, chẫu chàng, chẫu chuộc.
Bài Điếu của nguyện khuyến viết cho một ngưòi vợ khóc chồng là thợ nhuộm:
 “Thiếp từ khi lá thắm se duyên, khi vận tía lúc cơn đen, điều dại điều khôn đều nhờ bố đỏ.
 Chàng ở dưới suối vàng nghĩ lại, vợ má hồng, con răng trắng, tím gan tím ruột với trời xanh.”
Cùng trường nghĩa về màu sắc. (từ khó: lá thắm (tính từ): có màu sắc đậm và tươi -> Má hồng môi thắm. Chỉ thắm. Hoa tươi thắm. Cánh đồng thắm một màu xanh)
Bao giờ thong thả lên chơi nguyệt,
Nhớ hái cho xin nắm lá đa. (Hồ Xuân Hương)
Cùng trường nghĩa liên tưởng; nguyệt, lá đa -> cây đa, chú cuội. ( lá đa chú cuội còn có nghĩa là không thật, nói dối như Cuội)
+ (?) Hãy nhận xét các ví dụ sau đã dùng dạng chơi chữ nào và phân tích ý nghĩa của nó:
Trăng bao nhiêu tuổi trăng già?
Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non? (ca dao)
Tiếng già nhưng núi vẫn là non. 
(Nguyễn khuyến)
“ Còn trời, còn nước, còn non, 
Còn cô bán rượu anh còn say sưa” (ca dao)
Đi tu Phật bắt ăn chay,
Thịt chó ăn đưọc, thịt cầy thì không 
GỢI Ý:
Từ ‘non’ là từ nhiều nghĩa;
+ Với nghĩa sự vật (danh từ) đồng nghĩa với núi.
+ Với nghĩa tính chất (tính từ) trái nghĩa với già.
=> Câu ca dao có dùng biện pháp chơi chữ bằng cách khai thác từ nhiều nghĩa, đồng nghĩa (non cũng là núi) và từ đồng âm (non = núi; non =/= già)
Tương tự như câu 1.
Từ “say sưa” là từ nhiều nghĩa:
Say sưa: yêu thích cái đẹp, cảnh thiên nhiên (trời, non, nước).
Say sưa: say mê sắc đẹp, vẻ duyên dáng, nhanh nhẹn của cô hàng rượu.
=> Chơi chữ bằng từ nhiều nghĩa và lối nói nước đôi, lấp lửng
Thịt cầy = thịt chó . => Chơi chữ bằng cách sử dụng từ đồng nghĩa, ýù châm biếm những kẻ ngụy biện, thường lấy lí do nầy lí do kia để “phá giới”, làm những điều càn rỡ không đúng đạo lí.
Em hãy nhìn lướt vào phần đọc thêm tr 166, đứng lên không nhìn sách, gải thích lại câu nói của Trạng Quỳnh: Đại phong là gì?
Đại phong = gió lớn -> đổ chùa -> tượng lo -> lọ tương.
Em biết gì về những giai thoại Trạng Quỳnh có liên quan đến chơi chữ: “Túc tử “, “Tứ sơn điên đảo sơn / Lưỡng vương tranh nhất quốc / Tứ khẩu tung hoành giang”.
Kể chuyện: “Quần thần đại điểm”.
+ (?) Tìm VD chơi chữ các dạng khác mà em biết?
Dạng chiết tự, tìm từ nguyên theo lối dân gian.
 VD: ( Báo Lao Động Chủ Nhật 16/9/1990):
 LÁCH = L (lờ) = ÁCH. Khi có người lờ, không ách lại, thì đó là dịp để kẻ cơ hội luồn lách.
LỰC CẢN: -> Đã thiếu năng lực lại khoái “ngồi” lâu, là cản đường tiến của người khác.
TÍN DỤNG: -> nhiều nơi, chữ tín bị lợi dụng nên “đổ nợ” tùm lum.
Dạng dùng từ Hán Việt và thuần Việt trong các câu đối: 
VD: Câu đối: “Da trắng vỗ bì bạch”
-> Da trắng: từ thuần Việt, đồng nghĩa với “bì bạch”, từ Hán Việt (bì: da, bạch: trắng), “bì bạch” còn là từ tượng thanh. Đây là vế đối chơi chữ rất lắt léo; lợi dụng sự trùng hợp ngẫu nhiên của ngữ nghĩa và âm thanh của từ, rất khó đối chỉnh.
-> Tạm đối là: “Rừng sâu mưa lâm thâm “
 Hay : “Trời xanh màu thiên thanh”.
 “Nhà vàng ngồi đàng hoàng “
 TRẮC NGHIỆM CHƠI CHỮ:
Tác giả đã sử dụng lối chơi chữ nào trong câu:
“Cô Xuân đi chợ hạ, mua cá thu về, chợ hãy còn đông”
a. Dùng từ đồng âm
b. Dùng cặp từ trái nghĩa
c. Dùng các từ cùng trường nghĩa (x)
d. Dùng lối nói lái
Hãy gạch chân các từ dùng theo lối chơi chữ trong bài thơ sau:
Chàng Cóc ơi! Chàng Cóc ơi! 
Thiếp bén duyên chàng có thế thôi 
Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé
Ngàn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi 
(Hồ Xuân Hương) .

Tài liệu đính kèm:

  • docb15-t2-CHOICHU.doc