Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Bài 15 - Tiết 3, 4: Làm thơ lục bát

Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Bài 15 - Tiết 3, 4: Làm thơ lục bát

MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU: giúp HS:

- Hiểu được luật thơ lục bát, có cơ hội làm thơ lục bát. Phân biệt thơ lục bát với văn vần 6/8. phân biệt câu lục bát với dòng thơ.

- Thấy được vẻ đẹp của thơ truyền thống VN với những mẫu mực như ca dao và đỉnh cao như Truyện Kiều của Nguyễn Du; từ đó hứng thú tập làm thơ lục bát.

- Tích hợp với phần Văn qua bài Tiếng gà trưa, TV qua bài điệp ngữ.

- Rèn kĩ năng phân tích thi luật thơ lục bát. Bước đầu tập làm thơ lục bát đúng luật và có cảm xúc.

DẠY VÀ HỌC:

- Bài cũ: Chơi chữ là gì? Các lối chơi chữ thường gặp? Cho VD về từng cách chơi chữ và phân tích ý nghĩa: đồng âm, nói trại, điệp âm, nói lái, dùng từ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa? (Có thể nhắc lại những VD đã nêu) Chơi chữ thường được sử dụng ở đâu? Đặc biệt là trong các trường hợp nào?

- Bài mới: thơ lục bát là một thể thơ rất thông dụng trong văn chương và trong đời sống người Việt. Song trong thực tế, có nhiều HS và cả sinh viên đại học nữa, vẫn không nắm đưọc thể thơ này. Điều đó ảnh hửơng tiêu cực đến năng lực cảm thụ cũng như sáng tác thơ lục bát. Nhiều người khi cần làm một câu thơ lục bát thì làm sai hoặc thấy người khác làm sai cũng không nhận ra. Vì vậy hôm nay chúng ta sẽ dành 2 tiết để nắm vững và bước đầu tập làm thơ lục bát, một thể thơ truyền thống rất bình dị và quen thuộc của người VN với những mẫu mực như các câu ca dao xưa và đỉnh cao như Truyện Kiều của Nguyễn Du.

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 824Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Bài 15 - Tiết 3, 4: Làm thơ lục bát", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 7 - TUẦN 15 - TIẾT 3,4:
 LÀM THƠ LỤC BÁT (2 tiết)
MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU: giúp HS:
Hiểu được luật thơ lục bát, có cơ hội làm thơ lục bát. Phân biệt thơ lục bát với văn vần 6/8. phân biệt câu lục bát với dòng thơ.
Thấy được vẻ đẹp của thơ truyền thống VN với những mẫu mực như ca dao và đỉnh cao như Truyện Kiều của Nguyễn Du; từ đó hứng thú tập làm thơ lục bát. 
Tích hợp với phần Văn qua bài Tiếng gà trưa, TV qua bài điệp ngữ.
Rèn kĩ năng phân tích thi luật thơ lục bát. Bước đầu tập làm thơ lục bát đúng luật và có cảm xúc.
DẠY VÀ HỌC:
Bài cũ: Chơi chữ là gì? Các lối chơi chữ thường gặp? Cho VD về từng cách chơi chữ và phân tích ý nghĩa: đồng âm, nói trại, điệp âm, nói lái, dùng từ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa? (Có thể nhắc lại những VD đã nêu) Chơi chữ thường được sử dụng ở đâu? Đặc biệt là trong các trường hợp nào?
Bài mới: thơ lục bát là một thể thơ rất thông dụng trong văn chương và trong đời sống người Việt. Song trong thực tế, có nhiều HS và cả sinh viên đại học nữa, vẫn không nắm đưọc thể thơ này. Điều đó ảnh hửơng tiêu cực đến năng lực cảm thụ cũng như sáng tác thơ lục bát. Nhiều người khi cần làm một câu thơ lục bát thì làm sai hoặc thấy người khác làm sai cũng không nhận ra. Vì vậy hôm nay chúng ta sẽ dành 2 tiết để nắm vững và bước đầu tập làm thơ lục bát, một thể thơ truyền thống rất bình dị và quen thuộc của người VN với những mẫu mực như các câu ca dao xưa và đỉnh cao như Truyện Kiều của Nguyễn Du.
CÂU HỎI VÀ DIỄN GIẢNG
THB:
HĐ1: Phân biệt thơ lục bát với văn vần 6 / 8: HS nhận xét 6 đoạn lục bát sau:Bài nào thật sự là thơ lục bát, bài nào là văn vần lục bát, vì sao?
(GV viết sẵn trên bảng phụ hoặc giấy lôki, treo lên cho HS xem)
Các bạn trong lớp ta ơi,
Thi đua học tập phải thời tiến lên!
Tiến lên liên tục đừng quên, 
Nhì trường, nhất khối, khỏi phiền thầy cô.
Chúc mừng, các bạn hoan hô
Liên hoan sơ kết bên bờ Hồ Tây. 
(Trích báo tường của bạn Nguyễn Bích Vy THCS Nhật Tân, Tây Hồ, HN, năm 2001)
Trông xa như một đàn cò,
Từ trong ngõ xóm lò dò bước ra
Huyền, Thanh, Đức, Chấn, Hoa, Nga
Mấy đứa 7 H bạn ta đó mà!
Trời thì đang rõ mưa to
Thế mà vẫn cứ định mò đi đâu?
(Trích báo tường của bạn Lê Thanh Nhật, THCS Đông ngạc, HN, năm 2002)
Con mèo con chó có lông,
Bụi tre có mắt nồi đồng có quai  (Đồng dao)
tiếc thay hạt gạo trắng ngần
Đã vo nước đục lại vần lửa rơm! (Ca dao)
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ. (Ca dao)
GHI BẢNG
I. THB: (HS chép 6 đoạn / bài thơ vào phần THB)
Phân biệt thơ lục bát với văn vần 6 / 8:
Bài 1,2,3 là văn vần, vè lục bát vì chúng cấu tạo giống như thơ lục bát về số câu, số tiếng, về vần nhưng không có giá trị biểu cảm. 
Bài 4,5,6 là thơ lục bát vì chúng đều có giá trị biểu cảm, gợi cho ngưòi đọc, người nghe những liên tưởng phong phú về tình yêu, hạnh phúc, sự may rủi, nghịch lí trong cuộc đời
Mình về mình có nhớ ta,
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn. (Tố Hữu) 
HƯỚNG DẪN VÀ TRẢ LỜI:
Các em đọc lại trang 71: có 2 câu ca dao và trang 73: câu đầu của GN về văn biểu cảm. -> Đó là hai câu thơ dân gian rất hay. Dựa vào kết quả trên, ta nhận xét từng đoạn thơ hôm nay. (HS tra đổi, tranh luận và phát biểu)
Bài 1 chỉ là văn vần, vè lục bát mà không phải là thơ vì không có giá trị biểu cảm.
Bài 2 cũng chỉ là văn vần vì đọc lên thấy buồn cười, cũng chẳng có cảm xúc gì.
Bài 3 là đoạn bài hát cho trẻ nhỏ - đồng dao, giúp trẻ phát hiện đặc điểm của sự vật, chưa biểu lộ cảm xúc rõ ràng, cũng không có giá trị biểu cảm. (chỉ có ý nghĩa phong cách học sâu xa: mỗi sự vật đều có đăïc điểm riêng, gọi là “gót chân A-sin”, nếu biết cách chế ngự được đặc điểm ấy là có thể làm chủ sự vật)
Bài 4, 5, 6 là thơ lục bát dân gian vì đều có giá trị nghệ thật và giá trị biểu cảm: 
+ Bài 4 có ẩn dụ: hạt gạo trắng ngần là một người con gái tài sắc, nước đục, than rơm là hoàn cảnh tồi tệ, hoặc một anh chồng vũ phu, chẳng ra gì. Câu này có thể hiểu: Đây là lời than thân trách phận nhẩm hiu của cô gái; sự thương cảm của một người thân hoặc của một chàng trai nghèo chân thành yêu thương cô, nhưng vì một lí do nào đó mà không thể nên vợ nên chồng.
+ Bài 5 không chỉ vẽ ra con đường vào xứ Nghệ rất đẹp mà còn thể hiện tình yêu quê hương của người sáng tác.
+ Bài 6 thể hiện tình cảm băn khoăn, không yên dạ của người hỏi, muốn nhắc ngưòi nghe về tình nghĩa từng gắn bó giữa hai người trong mười lăm năm.
Bài 1,2,3 là văn vần, vè lục bát vì chúng cấu tạo giống như thơ lục bát về số câu, số tiếng, về vần nhưng không có giá trị biểu cảm. Bài 4,5,6 là thơ lục bát vì chúng đều có giá trị biểu cảm, gợi cho ngưòi đọc, người nghe những liên tưởng phong phú về tình yêu, hạnh phúc, sự may rủi, nghịch lí trong cuộc đời
HĐ2: Tìm hiểu luật thơ lục bát:(GV hướng dẫn HS mô hình hoá bài ca dao trong mục1 SGK)
Thanh bằng, trắc: Các tiếng có dấu huyền và không dấu là thanh bằng (B). Các tiếng có dấu hỏi, ngã, sắc, nặng gọi thanh trắc (T). 
Vần : kí hiệu là (V), chủ yếu là vần bằng, vần lưng và vần chân ( 1 lưng, 1 chân nối tiếp nhau). Tiếng thứ 6 câu 6 vần với tiếng thứ 6 câu 8. Tiếng thứ 8 câu 8 vần với tiếng thứ 6 câu 6 câu tiếp theo cứ vần như thế cho đến hết bài.
Một cặp lục bát gọi là câu thơ lục bát.
Số tiếng: Một câu thơ lục bát có hai dòng: dòng 6 tiếng và dòng 8 tiếng. Số câu không hạn chế nhưng phải chấm dứt ở dòng 8 tiếng. Bài thơ hay câu thơ lục bát ngắn nhất cũng phải gồm 1 cặp lục bát.
Nhịp: có thể có nhiều kiểu nhịp khác nhau nhưng phổ biến là nhịp chẵn 2/2/2; 4/4 
 + Dòng 6 tiếng: 2/2/2 ; 2/4 ; 4/2 ; 3/3; 1/5.
 + Dòng 8 tiếng: 2/2/2/2 ; 4/4 ; 2/4/2 ; 3/1/2/2 
Luật bằng trắc: Các tiếng lẻ tự do. Các tiếng chẵn phải theo luật (nhất, tam, ngũ: bất luận; nhị, tứ, lục, bát: phải phân minh)
2 4 6 8
b t b
b t b b
Luật hài thanh ( hài hoà thanh điệu) : các tiếng thứ 6 và thứ 8 trong câu 8 đều là thanh bằng nhưng không được cùng dấu. Nghĩa là phải: không dấu – dấu huyền, hoặc: dấu huyền - không dấu.
II. Bài học và ghi nhớ:
Bài học: (HS chép hết HĐ2: Tìm hiểu luật thơ lục bát)
GN / 156
III. LT: 
(Theo hướng dẫn giải BT cuối giáo án)
VD: Câu 8 tiếng: Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương (dấu huyền - không dấu)
TÓM TẮT: 
 2 4 6 8
Anh đi / anh nhớ / quê nhà,
 B T B
Nhớ canh rau muống / nhớ cà dầm tương.
 B T B B
Nhớ ai / dãi nắng / dầm sương,
 B T B
Nhớ ai / tát nước / bên đường / hôm nao.
 B T B B
HS đọc phần GN / 156 (lưu ý: chưa tính đến dạng biến thể và ngoại lệ).
CỦNG CỐ: thanh bằng trắc, vần, nhịp, số tiếng, luật bằng trắc, luật hài thanh
DẶN DÒ: Học ghi nhớ. Đọc trước bài: “Chuẩn mực sử dụng từ”
HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP: (tr 157)
Điền thêm từ:
a) Em ơi đi học trường xa,
Cố học cho giỏi kẻo mà mẹ mong 
(mà vần với xa, vần bằng)
Anh ơi phấn đấu cho bền,
Mỗi năm mỗi lớp mới nên con người.
(bền vần với nên, thêm vào cho đủ câu 8 tiếng)
Bài 3 gieo vần sai; tiếng thứ sáu câu 6 không vần với tiếng sáu câu 8. Tạm sửa là:
a) Vườn em cây qúy đủ loài,
Cam ngon, bưởi ngọt, đào mai khoe màu
(Hoặc cho đúng vần là: 
Cam ngon, bưởi ngọt, thêm khoai củ bừ (bự)
Câu lục bát này chỉ là thơ vè, chẳng có nghệ thuật hoặc biểu cảm gì! Nên bỏ, làm lại cả câu. VD:
Vườn ai thơm ngát hoa nhài,
Ngọc lan thoang thoảng, đào mai liền kề.
b) Thiếu nhi là tuổi học hành
Gieo hạt, chăm bón mới thành cây to. (Hoặc:)
Ít chơi, ham học mới thành ước mơ
3) Trò chơi tập làm thơ lục bát:
Mỗi tổ làm một câu nối tiếp nhau, đọc to, trong khoảng thời gian 2 phút. VD:
Giáp Thân xuân mới sắp về
Thi học kì một cũng kề một bên
4) Đọc tham khảo thơ lục bát tr 157 / 158.
5) Những câu thơ lục bát sau dây có sai luật không? Giải thích?
Tò vò mày nuôi con nhện,
Mai sau nó lớn nó quện nhau đi.
Tò vò ngồi khóc tỉ ti:
Nhện ơi, nhện hỡi, nhện đi đằng nào/ (ca dao)
Mồ hôi mà đổ xuống đồng,
Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương. (ca dao)
Mai cốt cách, tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười. 
(Nguyễn Du)
GỢI Ý TRẢ LỜI:
Không sai luật mà theo luật thơ lục bát biến thể (vần trắc: ện, quện)
Không sai luật mà theo luật thơ lục bát biến thể (đổi vị trí vần lưng) Tiếng thứ 6 câu 6 vần với tiếng thứ 4 câu 8: đồng – trùng. Theo đó, luật bằng trắc cũng biến đổi theo:
 2 4 6 8
Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương.
 T B T B
Nhịp ở câu hơi đặc biệt: 3 / 3; 4 / 4
 Mai cốt cách, / tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ / mười phân vẹn mười
6) Làm tiếp câu bát những câu lục đã cho dưới đây:
Sông Hồng chảy về biển Đông
(Lòng người đất Việt vẫn mong thanh bình)
Hồ Tây vắng bóng sâm cầm
(Bài ca thiếu nốt nhạc trầm dịu êm)
Chợ nào sánh với Đồng Xuân
(Cho em đứng bán anh khuân về nhà)
Mùa xuân em đi trồng cây
(Cho đời xanh thắm, đó đây trong lành )
7) Làm trở lại những câu lục từ những câu bát:
Hồ Gươm xanh thẳm hàng cây ven bờ.
(Nghìn xưa dấu tích là đây)
Gió xuân ấm áp đang về với ta.
(Xuân đem hạnh phúc vẹn bề)
Quê hương – chùm khế ngọt lành đó em!
(Quê hương đất mẹ trong lành)
Tóc thầy bạc trắng tóc em xanh rì.
(Thời gian gió thổi qua rèm)
8) Tập làm thơ lục bát dạng ca dao, bắt đầu bằng thân em. VD:- Thân em khốn khổ thế này,
Suốt đêm trằn trọc, suốt ngày chong chong.
Vì sao ai có biết không?
Muốn về thăm mẹ mà không có đò. (Ca dao)
Thân em mới thật đáng thương
Trượt cả ba đường biết tính sao đây?
----HẾT----

Tài liệu đính kèm:

  • docb15-t3,4-LTHOLUCBAT-b.doc