Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Bài 3 - Tiết 2: Ca dao dân ca và thơ lục bát những câu hát về tình yêu quê hương đất nước, con người

Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Bài 3 - Tiết 2: Ca dao dân ca và thơ lục bát những câu hát về tình yêu quê hương đất nước, con người

MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU: giúp HS :

- Hiểu khái niệm cd, dân ca. Nắm được nội dung ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của ca dao, dân ca qua những bài ca thuộc chủ đề tình cảm gia đình và chủ đề tình yêu quê hương đất nước, con người.

- Thuôc những bài ca dao trong văn bản và biết thêmmột số bài ca thuộc hệ của chúng.

DẠY VÀ HỌC:

- Bài cũ: Khái niệm về ca dao, dân ca. Đọc bốn bài ca dao đã học và đọc thêm một số bài ca dao khác có cùng chủ đề.Đọc ghi nhớ SGK /36 về tình cảm gia đình và cho biết với nội dung trên những biện pháp ghệ thuật nào đã được sử dụng trong bốn bài ca dao?

- Bài mới: Nhà văn I- li -a Ê -ren - Bua đã từng nói “ lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất: yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm chua chát của trái lê mùa thu hay mùa thảo cỏ nguyên có hơi rượu mạnh ” Quả thật trong mỗi con ngưòi chúng ta , ai cũng có một tình yêu quê hương, đất nước tha thiết , mạnh mẽ. Đằng sau những câu hát đối đáp, những lời mời, lời nhắn gửi ấy là cả một tình yêu chân chất, niềm tự hào sâu sắc, tinh tế đối với quê hương. Hôm nay, trong tiết học này chúng ta cùng tìm hiểu tất cả những tình cảm ấy qua “ những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước , con người”.

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 952Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Bài 3 - Tiết 2: Ca dao dân ca và thơ lục bát những câu hát về tình yêu quê hương đất nước, con người", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 7 - TUẦN 3 - BÀI 3 -TIẾT 2:
CA DAO DÂN CA VÀ THƠ LỤC BÁT
NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG 
ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI (1 tiết)
MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU: giúp HS :
Hiểu khái niệm cd, dân ca. Nắm được nội dung ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của ca dao, dân ca qua những bài ca thuộc chủ đề tình cảm gia đình và chủ đề tình yêu quê hương đất nước, con người.
Thuôc những bài ca dao trong văn bản và biết thêmmột số bài ca thuộc hệ của chúng.
DẠY VÀ HỌC:
- Bài cũ: Khái niệm về ca dao, dân ca. Đọc bốn bài ca dao đã học và đọc thêm một số bài ca dao khác có cùng chủ đề.Đọc ghi nhớ SGK /36 về tình cảm gia đình và cho biết với nội dung trên những biện pháp ghệ thuật nào đã được sử dụng trong bốn bài ca dao?
- Bài mới: Nhà văn I- li -a Ê -ren - Bua đã từng nói “ lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất: yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm chua chát của trái lê mùa thu hay mùa thảo cỏ nguyên có hơi rượu mạnh ” Quả thật trong mỗi con ngưòi chúng ta , ai cũng có một tình yêu quê hương, đất nước tha thiết , mạnh mẽ. Đằng sau những câu hát đối đáp, những lời mời, lời nhắn gửi ấy là cả một tình yêu chân chất, niềm tự hào sâu sắc, tinh tế đối với quê hương. Hôm nay, trong tiết học này chúng ta cùng tìm hiểu tất cả những tình cảm ấy qua “ những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước , con người”.
Tiến trình hoạt động: HĐ1: Đọc văn bản và tìm hiểu chú thích
HĐ2: hướng dẫn học sinh trả lời, thảo luận các câu hỏi.
CÂU HỎI VÀ DIỄN GIẢNG
THB: Câu hát thứ 1:
Khi đọc câu hát thứ nhất, em thấy các tác giả dân gian đã gợi ra các địa danh, phong cảnh nào. Em hiểu gì về các địa phương, phong cảnh ấy? -> SgK / 38,39
Nhận xét về bài 1, em đồng ý với ý kiến nào dưới đây (SGK/ 39,40)
Yù kiến b: bài ca có hai phần: phần đầu là câu hỏi của chàng trai,phần hai là lời đáp của cô gái và ý kiến c: hình thức đối đáp này rất có nhiều trong ca dao - dân ca.
Tại sao em lại đồng ý với ý kiến b, em cóthể chỉ ra các dấu hiệu để “nhận dạng” bài một là bài có hai phần?
Những từ ngữ: Ở đâu, Sông nào.? Núi nào ? Đền nào.? Nêu lên sự thắc mắc của chàng trai. Cách xưng hô: nàng ơi, chàng ơi Một loạt dấu chấm hỏi: thể hiện cho một loạt kiểu câu nghi vấn đòi hỏi nghười nghe ( cô gái ) phải trả lời những thắc mắc, yêu cầu cần được giải đáp của người nói ( chàng trai ). Có những câu không có dấu chấm hỏi đặt ỡ cuối câu nhưng khi đọc lên nó cũng đòi hỏi người nghe ( đối tượng ) phải giải đáp: Ở đâu năm của nàng ơi  Đền nào thiên nhất xứ Thanh 
- Em hãy nêu thêm một số dẫn chứng để minh họa cho ý kiến (c) của mình là đúng?
Anh biết cỏ ngựa đầu cửa ngõ. / Kẻ bắn con nây ngồi giữa cây non. Chàng mà đối được, thiếp trao tròn một quan. -> Con cá đối nằm trên cối đá . Con mèo cụt nằm chỗ mút kèo 
Đến đây thiếp mới hỏi chàng. Cây chi hai gốc nửa vàng nửa xanh? -> Nàng hỏi anh kể rõ ràng: Cầu vòng hai cội nửa vàng nửa xanh. C. Đố anh chi sắc hơn dao? Chi sâu hơn bể, chi cao hơn trời? Em ơi mắt sắc hơn dao / Dạ sâu hơn bể, trán cao hơn trời D. Em hỏi anh trong các thứ dầu, có dầu chi là dầu không thắp? Trong các thứ bắp, có bắp chi là bắp không rang? Trong các thứ than, thanh chi là than không quạt? Trong các thứ bạc, bạc chi không đổi không mua? Trai nam nhi chàng đối được mới rõ hơn thua phen này ?
GHI BẢNG
THVB:
Bài 1: 
Ở đâu năm của nàng ơi?
-> Thành hà Nội năm cửa chàng ơi
Sông nào ?
(Sông Lục Đầu; Sông Thương)
Núi nào ?
(Núi Đức Thánh Tản.)
Đền nào ?
(Đền Sòng)
à Thể thơ lục bát biến thể
à Hát đối đáp ( ca dao đối đáp)
Trong các thứ dầu, có nắng dãi mưa dầu là dầu không thắp. Trong các thứ bắp, có bắp mồm bắp miệng là bắp không rang. / Trong các thứ than, có than hỡi than hời là than không quạt./ Trong các thứ bạc, có bạc tình bạc nghĩa là không đổi mua./ Trai nam nhi đã đối đặng , hỏi thiếp chừ tính sao
Câu hát thứ 2: Trong bài 1, vì sao chàng trai cô gái lại hỏi – đáp về những địa danh với những đặc điểm của từng địa danh như vậy ? ( h/s thảo luận)
Ở chặng hát đố ở các cuộc đối đáp , đây là một hình thức để trai gái thử tài nhau, thử tài về kiến thức địa lí , lịch sử. Câu hỏi và lời đáp hướng về nhiều địa danh ở nhiều thời kỳ của vùng bắc bộ. Những địa danh đó không chỉ có những đặc điểm địa lý, tự nhiên , mà cả những dấu vết lịch sử, văn hóa rất nổi bật.
Người hỏi biết chọn nét tiêu biểu của từng địa danh để hỏi. Ngưới đáp hiểu rất rõ và trả lời đúng ý người hỏi.Hỏi đáp như vậy là để thể hiện , chia sẽ sự hiểu biết cũng như niềm tự hào, tình yêu quê hương đất nước
Em có nhận xét gì về người hỏi và người đáp?
Chàng trai, cô gái cùng chung sự hiểu biết, cùng chung những tình cảm. Đó là cơ sở và là cách để họ bày tỏ tình cảm với nhau à qua lời hỏi và lời đáp, có thể thấy cành trai và cô gái là những lịch lãm, tế nhị.
Câu hát thứ 3: Khi nào người ta nói “rủ nhau”
Người ta dùng nhóm từ này khi: người rủ và người được rủ có quan hệ gần gũi, thân thiết. Họ (người rủ và người được rủ) có chung mối quan tâm và cùng muốn làm một việc gì đó.Ở bài 2 là “rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ ” : người rủ và ngưòi được rủ muốn đến thăm Hồ Gươm, một thắng cảnh thiên nhiên giữa lòng thủ đô Hà Nội đồng thời cũng là một di tích lịch sử văn hóa
Địa danh và cảnh trí trong bài gợi lện điều gì ?
Địa danh và cảnh trí trong bài gợi lên một Hồ Gươm , một Thăng Long đẹp, giàu truyền thống lịch sử văn hóa. Cảnh đa dạng, có hồ, có cầu, có chùa, Đài và tháp. Tất cả hợp thành một không gian thiên tạo và nhân tạo thơ mộng, thiêng liêng. Địa danh gợi lên âm vang lịch sử và văn hóa về câu chuyện truyền thuyết “sự tích hồ gươm ” với cuộc khởi nghĩa chống quân minh lâu dài, gian khổ, vẻ vang của nghĩa quân Tây Sơn ở thế kỉ 15 dưới sự lãnh đạo của người anh hùng áo vải lam Sơn Lê Lợi tức vua Lê Thái Tổ sau này. Chính những địa danh cảnh trí được nhắt đến gợi tình yêu, niềm tự hào về Hồ Gươm, về Thăng Long và đất nước. Và vì vậy, mọi người muốn háo hức “rủ nhau ”đến thăm.
Nêu nhận xét của em về cách tả cảnh của bài 2 ?
Bài ca gợïi nhiều hơn tả, chỉ tả bằng cách nhắc đến kiếm hồ, cầu Thê Húc, chùa Ngọc Sơn, Đài Nghiêng, Tháp bút. Đó là những địa danh cảnh trí tiêu biểu nhất của Hồ Hoàn Kiếm.
Từ những ý tưởng trên, em hãy nêu lên những ngẫm nghĩ của mình về câu hỏi cuối của bài ca dao: “ hỏi ai gây dựng nên non nước này? ” (H/s thảo luận)
Câu hỏi rất tự nhiên, giàu âm điệu nhắn nhủ, tâm tình. Đây cũng là dòng thơ xúc động sâu lắng nhất trực tiếp tác động vào tình cảm người đọc người nghe.
Câu hỏi khẳng định và nhắc nhở công lao xây dựng non nước của ông cha nhiều thế hệ. Cảnh Kiếm Hồ và những cảnh trí khác của Hồ Gươm trong bài được nâng lên tầm non nước, tưọng trung cho non nước. Câu hỏi cũngnhắc nhở các thế hệ con cháu, phải biết tiếp tục giữ gìn và dựng xây non nước, cho xứng với truyền thống lịch sử , văn hóa dân tộc.
Câu hát thứ 4: Nhận xét của em về cảnh trí xứ Huế và cách tả cảnh trong bài 3 như thế nào? -> Bài ca phát họa cảnh đường vào xứ Huế. Cảnh rất đẹp. Có non và có nước. Non thì xanh, nước thì biếc. Màu sắc toàn là màu gợi vẻ đẹp nên thơ, tươi mát , sống động. Non xanh nước biếc lại càng đẹp khi được ví với “ tranh đồ họa ” . Cảnh sơn thủy trên đường vào xứ Huế vừa khoáng đạt bao la, vừa quây quần. Bài ca dù có nhiều chi tiết gợi cảnh nhưng gợi vẫn là nhiều hơn tả.
à Niềm tự hào, đối với tình yêu quê hương đất nước
Bài 2: 
Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn
à Câu hát giàu âm điệu nhắn nhủ, tâm tình; lặp lại, gợi nhiều hơn tả.
à Địa danh và cảnh trí gợi lên tình yêu, niềm tự hào về đất nước, nhắc nhở thế hệ con cháu phải tiếp tục giữ gìn và xây dựng đất nước
Bài 3: 
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biết như tranh họa đồ
à Gợi nhiều hơn tả, nhiều định ngữ, cách so sánh truyền thống, đại từ “ai”.
à Ca ngơi cảnh đẹp của xứ Huế và lời mời, lời nhắn gửi chân tình nhất của tác giả hướng tới mọi người
. Bài 4: 
Đứng bên ni  ngó bên tê  , mênh mông bát ngát
Đứng bên tê  ngó bên ni  , bát ngát mệnh mông.
à Dòng thơ được kéo dài, điệp từ, đảo từ và đối xứng, so sánh
Em hãy phân tích đại từ “ai” và chỉ ra những tình cảm ẩn chứa trong lời mời, lời nhắm gởi: ‘ai vô xứ Huế thì vô. ’?
Đại từ “ai” trong lời mời, lời nhắn gởi “ai vô xứ Huế thì vô .” Rất nhiều nghĩa. Nó có thể là số ít hoặc số nhiều, có thể chỉ người mà tác giả bài ca trực tiếp nhắn gởi hoặc hướng tới ngưòi chưa quen biết. 
Lời mời, lời nhắn gởi đó, một mặt thể hiện tình yêu, lòng tự hào đối với xứ Huế, mặt khác họ muốn chia sẻ với mọi người về cảnh đẹp và tình yêu, lòng tự hào đó. Lời mời đến thăm xứ Huế, phải chăng còn là lời thể hiện ý tình kết bạn rất tinh tế và sâu sắc.
Hai dòng thơ đầu bài 4 có những gì đặc biệt về từ ngữ. Những nét đặc biệt ấy có tác dụng, ý nghĩa gì ( h/s quan sát về số lượng từ, điệp từ, trật tự nhóm từ)
Những dòng thơ này, khác những dòng thơ bình thường, được kéo dài ra, dòng thơ nào cũng kéo đến 12 tiếng để gợi sự dài rộng, to lớn của cánh đồng
Các điệp từ, đảo từ, và đối xứng (đứng bên tê đồng – đứng bên ni đồng); (mênh mông bát ngát – bát ngát mênh mông) nhìn từ phía nào cũng thất cái mênh mông rộng lớn của cánh đồng. Cánh đồng không chỉ rộng lớn ,mà còn rất đẹp, trù phú , đầy sức sống đang lên .
Phân tích hình ảnh cô gái trong hai dòng thơ cuối bài 4?
Cô gái được so sánh “ như chẽn lúa đóng đòng” và “ngọn nắng hồng ban mai” có sự tương đồng ở nét trẻ trung phơi phới và sức sống đsang xuân. Nhưng chính bàn tay con ngưòi nhỏ bé ấy đã làm ra cánh đồng “ mênh mông bát ngát”, ‘Bát ngát mênh mông’ kia. Những dòng thơ dài không che lấp những dòng thơ ngắn. Hai dòng thơ cuối bài có vẻ đẹp riêng trong sự kết hợp với toàn bài.
HĐ 3: Cũng cố: Em hãy nêu lại một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong trong bốn bài ca dao. Có thể cho ví dụ để minh họa ở những bài kháạ. 
Dặn dò: Học thuộc lòng ghi nhớ sách giáo khoa/42. Sưu tầm một số bài ca có cùng chủ đề trên. Chuẩn bị bài “từ láy” SGK/ 44,45,46
à Ngợi ca cánh đồng và vẻ đẹp mảnh mai, nhiều duyên thầm của cô gái. Đó cũng là cách bày tỏ tình cảm với cô gái của chàng trai
II/ Ghi nhớ :
SGK / 40
III/ Luyện tập: 
Nhận xét của em về thể thơ trong bốn bài ca:
Ngoài thể thơ lục bát (bài 2), ở chùm bài thơ này còn có thể thơ lục bát biến thể (bài 1: số tiếng không phải là sáu ở dòng lục, không phải là tám ở dòng bát,; bài 3: kết thúc là dòng lục, chứ không phải là dòng bát như thường thấy), thể thơ tự do (hai dòng đẩu của bài 4)
Tình cảm chung thể hiện trong bốn bài ca:
-> Tình yêu và niềm tự hào về quê hương, đất nước, con người.
TƯ LIỆU VĂN HỌC: 
Bài 1: Ở đâu năm của nàng ơi  Ở đâu sáu tỉnh anh ơi, 
 ND: Bài ca dao là lời đối đáp giữa đôi trai gái trong một cuộc hát đối đáp. Đó là những câu “kiểm tra về địa lí và lịch sử” để thử tài nhau. Họ đố nhau về non sông muôn dặm, từ thành Hà Nội, đến sông Hương, núi Ngự, đến cả Nam Kì lục tỉnh và cả đếùn đời đức Thánh Trần, bà chùa Liễu hạnh Như vậy, ở đây ngoài ý nghĩa thử tài, đấu trí, thi đố tao nhã, còn là một dịp để những người tham gia đối đáp chia sẻ với nhau về một tình cảm chung, đó là niềm tự hào, là tình yêu tự nhiên đối với non sông đất nước mình. 
 NT: Hát đối có vần điệu, đối nhau về câu, y,ù từ và nghĩa.
Bài 4: Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng 
ND: Bài ca dao ghi lại những cảm xúc dào dạt của một người con gái ở tuổi trăng tròn. Cánh đồng quê trải rộng trứơc mặt thật mênh mông, bát ngát. 
NT: Phép đảo ngữ “bát ngát mênh mông” vừa thể hiện cái cảm xúc dạt dào trước không gian bao la, vừa thể hiện cái nhìn trìu mến đối với ruộng đồng, quê hương.
 Hình ảnh cô gái dưới ánh nắng mai, trên cánh đồng quê, được ví như chẽn lúa đòng đòng – là lúa mới trổ bông, hạt còn ngậm sữa – gợi nét thanh tân, hồn nhiên đáng mến của cô thôn nữ. Phép so sánh ở đây làm cho bức tranh cảnh vật và con người trở nên sinh động, gợi cảm. Vẻ đẹp của bài ca dao là đã thể hiện một cách tinh tế cảm xúc tươi trẻ, hồn nhiên mà sâu sắc của cô gái. Trong sự ngỡ ngàng của cô, đượm một chút lo âu mơ hồ, một mong muốn được nương tựa và che chở. Đó là cảm giác chung của mọi cô gái trước ngưỡng cửa cuộc đời.
Bài 4 (Cách phân tích khác) là lời chàng trai. Người ấy thấy cánh đồng mênh mông bát ngát ‘bát ngát mênh mông’ và cô gái với vẻ đẹp mảnh mai, trẻ trung đầy sức sống. Chàng trai đã ngợi ca cánh đồng, ngợi ca vẻ đẹp của cô gái Cũng có cách hiểu khác: bài ca này là lời cô gái, trước cánh đồng rộng lớn mênh mông, cô gái nghĩ về thân phận mình: như “chẽn lúa đòng đòng  ban mai” , đẹp cái đẹp của thiên nhiên tươi tắn, trẻ trung , đầy sức sống .. nhưng rỗi sẽ ra sao? Nỗi lo âu của cô gái thể hiện rõ nhất ở từ “phất phơ” và ở sự đối lập: “ cánh đồng thì rộng lớn mà chẽn lúa thì nhỏ nhoi, vô định” cũng như dải lụa đào phất phơ giữa chợ, không biết được số phận mình sẽ được an bài như thế nào ?
---------------HẾT---------------

Tài liệu đính kèm:

  • docb03-t2-cdQHDN.doc