MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU: giúp HS :
- On tập về cách làm bài văn tự sự và miêu tả, cách dùng từ, đăt câu và về liên kết, bố cục, mạch lạc trong văn bản.
- Vận dụng những kiến thức đó vào việc TLV cụ thể và hoàn chỉnh
DẠY VÀ HỌC:
§ Bài cũ: Em còn nhớ ở lớp 6, ghi nhớ về văn tự sự là gì?
tự sự, (kể chuyện) là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, cuối cùng đẫn đến một kết thúc thể hiện một ý nhĩa nào đó. Tự sự giúp người kể giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen chê.
- Chủ đề và dàn bài văn tự sự?
Chủ đề là vắn đề chủ yếu mà người viết muốn đặt ra trong văn bản.
Dàn bài văn tự sự 3 phần: MB gthiệu chung về nh vật, sự việc. TB: kể diễn biế sự việc. KB: kể kết cuộc sự việc.
- Thế nào là văn miêu tả và dàn bài văn miêu tả?
Văn miêu tả là loại văn nhằm giúp người đọc hình dung ra được những đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc, con người, phong cảnh làm cho những cái đó như hiện lên trước mắt người đọc. Khi miêu tả, năng lực quan sát của người viết thường bộc lộ rõ nhất.
Dàn bài văn miêu tả 3 phần: MB gthiệu chung cảnh được miêu tả. TB: tập trung tả cảnh vật chi tiết theo một thứ tự nhất định. KB: thường phát biểu cảm tưởng về cảnh sắc đó.
- Bài văn hoặc đoạn văn tả người thường có ba phần như thế nào?
MB: gthiệu người được tả. TB: đi sâu miêu tả (ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói, ). KB:thường nêu lên nhận xét hoặc cảm nghĩ của người viết về nhân vật được tả.
Dù tả cảnh hay tả người thì cũng phải lựa chọn được các chi tiết và hình ảnh đặc sắc, tiêu biểu cho cảnh và người ấy, sau đó trình bày theo một thứ tự nhất định. Muốn tả sinh động cần phải biết liên tưởng, tưởng tượng và ví von so sánh.
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 7 - TUẦN 3 - BÀI 3 -TIẾT 4: VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1 VĂN TỰ SỰ VÀ MIÊU TA Û(làm ở nhà) MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU: giúp HS : Oân tập về cách làm bài văn tự sự và miêu tả, cách dùng từ, đăït câu và về liên kết, bố cục, mạch lạc trong văn bản. Vận dụng những kiến thức đó vào việc TLV cụ thể và hoàn chỉnh DẠY VÀ HỌC: Bài cũ: Em còn nhớ ở lớp 6, ghi nhớ về văn tự sự là gì? tự sự, (kể chuyện) là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, cuối cùng đẫn đến một kết thúc thể hiện một ý nhĩa nào đó. Tự sự giúp người kể giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen chê. Chủ đề và dàn bài văn tự sự? Chủ đề là vắn đề chủ yếu mà người viết muốn đặt ra trong văn bản. Dàn bài văn tự sự 3 phần: MB gthiệu chung về nh vật, sự việc. TB: kể diễn biế sự việc. KB: kể kết cuộc sự việc. Thế nào là văn miêu tả và dàn bài văn miêu tả? Văn miêu tả là loại văn nhằm giúp người đọc hình dung ra được những đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc, con người, phong cảnh làm cho những cái đó như hiện lên trước mắt người đọc. Khi miêu tả, năng lực quan sát của người viết thường bộc lộ rõ nhất. Dàn bài văn miêu tả 3 phần: MB gthiệu chung cảnh được miêu tả. TB: tập trung tả cảnh vật chi tiết theo một thứ tự nhất định. KB: thường phát biểu cảm tưởng về cảnh sắc đó. Bài văn hoặc đoạn văn tả người thường có ba phần như thế nào? MB: gthiệu người được tả. TB: đi sâu miêu tả (ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói, ). KB:thường nêu lên nhận xét hoặc cảm nghĩ của người viết về nhân vật được tả. Dù tả cảnh hay tả người thì cũng phải lựa chọn được các chi tiết và hình ảnh đặc sắc, tiêu biểu cho cảnh và người ấy, sau đó trình bày theo một thứ tự nhất định. Muốn tả sinh động cần phải biết liên tưởng, tưởng tượng và ví von so sánh. Bài mới: Em vừa được ôn lại những điểm chính yếu về văn tự sự và miêu tả, như vậy 4 đề trong SGK tr 44, 45 đề nào là văn tự sự, đề nào là văn miêu tả? Đề 1,2: tự sư ï; đề 3,4: miêu tả. Em hãy chọn 1 đề trong 4 đề trên, làm ra giấy đôi, kì sau nộp bài để gv chấm. Lưu ý là phải tự mình làm bài, không được chép văn mẫu của người khác. (phần sửa lỗi nếu muốn chừa, chỉ cần chừa 2 ô là tối đa, không chừa tốt hơn vì đã có lề đỏ). Thứ tự cách ghi như sau: Họ tên: . Ngày .. ,tháng .., năm .. Lớp: Số thứ tự: Đề bài:.. Điểm: Lời phê: Sửa lỗi: (2 ô) Bài làm: GIÁO ÁN NGỮ VĂN 7 - TUẦN 3 - BÀI 3 -TIẾT 4: QUÁ TRÌNH TẠO LẬP VĂN BẢN (1 tiết) MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU: giúp HS : Nắm được các bước của quá trình tạo lập một văn bản, để có thể tập làm văn một cách có phương pháp và hiệu quả hơn. Củng cố lại những kiến thức và kĩ năng đã được học về liên kết, bố cục và mạch lạc trong văn bản. DẠY VÀ HỌC: Bài cũ: Phân loại từ láy? Mỗi loại từ láy cho VD để minh họa. Từ láy chia làm 2 loại: láy toàn bộ và láy bộ phận Từ láy toàn bộ:các tiếng hoàn toàn giống nhau về âm thanh, hoặc tiếng đứng trước biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối để tạo ra một sự hài hòa về âm thanh. VD: thẳm thẳm -> Thăm thẳm, bật bật -> bần bật, đỏ đỏ -> đo đỏ, đẹp đẹp -> đèm đẹp, Từ láy bộ phận: giống phụ âm đầu hoặc vần. VD: mếu máo, liêu xiêu. Cho biết sắc thái ý nghĩa của hai loại từ láy? Nghĩa của những từ láy : được tạo thành nhờ đặc điểm âm thanh của tiếng và sự hòa phối âm thanh giữa các tiếng. Trong trường hợp từ láy có tiếng có nghĩa làm gốc, nghĩa của từ láy có thể có những sắc thái riêng so với tiếng gốc như sắc thái biểu cảm, sắc thái giảm nhẹ hoặc nhấn mạnh. VD: + ha hả, oa oa, tích tắc, gâu gâu : mô phỏng âm thanh. + lí nhí, li ti, ti hí: dựa vào đặc tính âm thanh của vần. + nhấp nhô, phập phồng, bập bềnh: từ láy bộ phận có tiếng gốc đứng sau, tiếng trước lập lại phụ âm đầu của tiếng gốc và mang vần âp theo công thức: “x + âp + xy” (x; phụ âm đầu, âp: phần vần, y: phần vần khác). (Nghĩa của các từ láy thuộc nhón này có đặc điểm chung là biểu thị một trạng thái vận động: khi nhô lên, khi hạ xuống, khi phồng khi xẹp, khi nổi khi chìm, ) Bài mới: Các tiết trước, chúng ta đã nghiên cứu về liên kết, bố cục và mạch lạc trong văn bản. Hãy suy nghĩ xem, các em học những kiến thức và kĩ năng ấy để làm gì? Chỉ để hiểu biết thêm về văn bản thôi hay còn vì một lí do nào khác nữa? Để giúp các em hiểu rõ và nắm vững hơn về những vấn đề mà ta đã học, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu một công việc hoàn toàn không xa lạ, các em vẫn thường làm khi viết bài TLV, đó là “Quá trình tạo lập văn bản”. CÂU HỎI VÀ DIỄN GIẢNG HĐ1: Các bước tạo lập văn bản: HS đọc câu hỏi phần I.1->3, tr 45. 1) Khi nào thì người ta có nhu cầu tạo lập (làm ra, viết, nói) văn bản? Lấy việc viết thư cho một người nào đó làm ví dụ, hãy cho biết điều gì thôi thúc người ta phải viết thư? Người ta có nhu cầu tạo lập (làm ra, viết, nói) văn bản với nhiều mục đích khác nhau, như trao đổi thông tin hoặc muốn gửi gấm điều gì cho hậu thế. .Người ta viết thư để thăm hỏi, biết tin tức, kể chuyện, bày tỏ tình cảmhọ cần viết ra những điều ấy (bằng thư từ hoặc gởi qua đường email trên internet) , lúc ấy họ có nhu cầu tạo ra một văn bản viết. Như vậy, người ta cần có mục đích cụ thể khi tạo lập văn bản. 2) Theo em, để định hướng chính xác điều cần viết: người ta cần biết những điều gì? Cần phải biết: viết cho ai, để làm gì, về cái gì và viết như thế nào. GHI BẢNG THB: Các bước tạo lập văn bản “Cổng trường mở ra”: Định hướng chính xác: Viết về cái gì, để làm gì? Để làm rõ hơn 2 vấn đề giữa, em hãy cho biết văn bản “Cổng trường mở ra” của nhà văn Lí Lan, bài “Cuộc chia tay của những con búp bê’ của Khánh Hoài viết về cái gì và viết để làm gì? Văn bản “Cổng trường mở ra” của tác giả Lí Lan muốn viết lại tâm trạng lo lắng, nôn nao, bồn chồn của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường đầu tiên của đứa con yêu khi nó bước vào lớp một. Đó cũng là tâm trạng chung của các bậc phụ huynh khi có con sắp sửa đi học. Nó thể hiện sự yêu thương, quan tâm, lo lắng của người làm cha mẹ đối với con cái. Trong văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê’,tác giả Khánh Hoài muốn đề cập đến một vấn đề đau lòng, nhức nhối, nóng bỏng của thời đại là tình trạng li hôn giữa các bậc làm cha mẹ dẫn đến sự đổ vở trong gia đình, trong tâm hồn con trẻ, dẫn đến vết thương sâu kín trong lòng mỗi cháu để thức tỉnh mọi người giữ gìn tổ ấm gia đình. Chúng ta tiếp tục làm rõ tiếp hai ý còn lại đối với văn bản “Cổng trường mở ra”: Văn bản này viết cho ai và viết như thế nào (theo định hướng gì) ? Văn bản này viết cho rất nhiều đối tượng, tựu chung là cho những ai quan tâm đến người thân của mình và nền giáo dục của nước nhà. Văn bản này viết theo một nội dung rành mạch, hợp lí, thể hiện đúng định hướng trên (tâm trạng người mẹ): Bố cục của văn bản “Cổng trường mở ra”như htế nào? + MB: Hoàn cảnh nảy sinh tâm trạng. + TB: Diễn biến tâm trạng của mẹ. + KB: Suy nghĩ của mẹ về ngày mai khi “Cổng trường mở ra” HS đọc tiếp câu hỏi số 4, tr 45: Chỉ mới có ý và định hướng, các bước tiếp theo là phải làm gì đểû có được văn bản hoàn chỉnh? (3 ý cuối phần ghi nhớ) Tìm và sắp xếp ý để có bố cục rành mạch, hợp lí, thể hiện đúng định hướng trên. Diễn đạt các ý đã ghi trong bố cục thành những câu, đoạn văn chính xác, trong sáng, có mạch lạc và liên kết chặt chẽ với nhau. Kiểm tra và đọc lại văn bản, sửa lỗi dùng từ, đạt câu, ngữ pháp để hoàn chỉnh. HS đọc tiếp câu hỏi số 5, tr 45:Những tiêu chuẩn cụ thể nào để kiểm tra văn bản? (Các phần nêu trong câu hỏi 4) HĐ2: CỦNG CỐ: để làm nên một văn bản, người tạo lập văn bản cần phải thực hiện các bước nào? (Ghi nhớ tr 46) HĐ3: LUYỆN TẬP: 1,2,3: ở lớp, 4: ở nhà DẶN DÒ: HỌC ghi nhớ, làm bt4, SOẠN: bài 4 tiết 1: “Những câu hát than thân”. Viết về tâm trạng dạt dào cảm xúc của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường của đứa con để thể hiện sự yêu thương, quan tâm, lo lắng của người làm cha mẹ đối với con cái. Viết cho ai và viết như thế nào? Cho rất nhiều đối tượng Viết đúng định hướng về tâm trạng người mẹ. Tìm ý, sắp xếp ý, bố cục: + MB: Hoàn cảnh nảy sinh tâm trạng. + TB: Diễn biến tâm trạng của mẹ. + KB: Suy nghĩ của mẹ về ngày mai khi “Cổng trường mở ra” Diễn đạt câu, đọan, liên kết và sửa lỗi. Ghi nhớ: (SGK, tr 46) Luyện tập: 1,2,3: ở lớp, 4: ở nhà Hướng dẫn bài tập khó:(SGK tr 46, 47) 2. Nhận xét báo cáo kinh nghiệm: a) Thiếu rút ra kinh nghiệm học tập để giúp các bạn khác học tốt hơn. b) Sai đối tượng giao tiếp, trình bày với học sinh chứ không phải cho thầy cô. 3. Cách lập thứ tự dàn bài: Dàn bài theo hệ thống kí hiệu thống nhất: VD: I. 1) a.b.c. / 2) a.b.c. / II. 1) a.b.c. / 2) Em thay mặt En-ri-cô viết thư cho bố 1) Định hướngchính xác: viết về niềm ân hận của Enricô vì đã trót nói lời thiếu lễ độ với người mẹ kính yêu. Em thay enricô viết cho người bố để mong bố và mẹ tha thứ cho mình. 2) Dàn ý: MB: lời nhận lỗi. TB: trình bày điều ân hận của mình (vì trót lỡ lầm) KB: lời xin lỗi, lời hứa hẹn Văn bản: Thứ sáu ngày tháng năm Bố kính yêu! Nhận được thư bố, con vừa hối hận vừa đau khổ. Con biết rằng mình đã vô tình vô lễ với mẹ kính yêu. Không một tội lỗi nào to lớn và nặng nề hơn việc con cái xúc phạm đến bố mẹ. Không một hình phạt nào trừng phạt con cho vừa bố ạ. Con thật là một đứa trẻ ngỗ nghịch. Nhưng con mong rằng với tình yêu thương bao la của bố và mẹ dành cho con, bố mẹ sẽ tha thứ cho con lỗi lầm trên. Từ sự việc này, con đã rút ra cho mình một bài học sâu sắc là con phải thương yêu, kính trọng và hiếu thảo với cha mẹ. Con sẽ gặp mẹ ,thành khẩn xin mẹ tha thứ và nhận lại nơi con những cái hôn nồng thắm, đầy kính yêu, cả bố nữa bố nhé! En-ri-cô của bố. TƯ LIỆU BỔ SUNG: -
Tài liệu đính kèm: