Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Bài 4 - Tiết 02: Ca dao dân ca và thơ lục bát những câu hát châm biếm

Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Bài 4 - Tiết 02: Ca dao dân ca và thơ lục bát những câu hát châm biếm

MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU: giúp HS :

- Hiểu khái niệm cd, dân ca. Nắm được nội dung ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của ca dao, dân ca qua những bài ca thuộc chủ đề tình cảm gia đình và chủ đề tình yêu quê hương đất nước, con người.

- Thuôc những bài ca dao trong văn bản và biết thêm một số bài ca dao châm biếm khác.

DẠY VÀ HỌC:

- Bài cũ: Đọc 3 câu (3 bài) ca dao than thân và phần ghi nhớ trang 49.

- Bài mới: Nội dung cảm xúc của ca dao, dân ca rất đa dạng, ngoài những câu hát yêu thương, tình nghĩa, những câu hát than thân, ca dao dân ca còn có rất nhiều câu hát châm biếm. Cùng với chuyện cười, vè, những câu hát châm biếm còn thệ hiện khá tập trung những đặc sắt nghệ thuật trào lộng dân gian Việt Nam, nhằm phơi bày các hiện tượng đáng cười trong xã hội, các em hãy cùng nhau tìm hiểu qua văn bản: “ những câu hát châm biếm” (GV ghi tựa bài giảng lên bảng)

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 737Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Bài 4 - Tiết 02: Ca dao dân ca và thơ lục bát những câu hát châm biếm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 7 - TUẦN 4 - BÀI 4 -TIẾT 2:
CA DAO DÂN CA VÀ THƠ LỤC BÁT
 NHỮNG CÂU HÁT CHÂM BIẾM (1 tiết) (BẢN THAM KHẢO)
MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU: giúp HS :
Hiểu khái niệm cd, dân ca. Nắm được nội dung ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của ca dao, dân ca qua những bài ca thuộc chủ đề tình cảm gia đình và chủ đề tình yêu quê hương đất nước, con người.
Thuôc những bài ca dao trong văn bản và biết thêm một số bài ca dao châm biếm khác.
DẠY VÀ HỌC:
Bài cũ: Đọc 3 câu (3 bài) ca dao than thân và phần ghi nhớ trang 49.
Bài mới: Nội dung cảm xúc của ca dao, dân ca rất đa dạng, ngoài những câu hát yêu thương, tình nghĩa, những câu hát than thân, ca dao dân ca còn có rất nhiều câu hát châm biếm. Cùng với chuyện cười, vè, những câu hát châm biếm còn thệ hiện khá tập trung những đặc sắt nghệ thuật trào lộng dân gian Việt Nam, nhằm phơi bày các hiện tượng đáng cười trong xã hội, các em hãy cùng nhau tìm hiểu qua văn bản: “ những câu hát châm biếm” (GV ghi tựa bài giảng lên bảng)
CÂU HỎI VÀ DIỄN GIẢNG
THB:
Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc. 
+ Đọc to, rõ, thể hiện sự châm biếm. Bài 1 âm điệu hơi nhanh để gây sự chú ý. 
+ Bài 2: âm điệu chậm rãi, tạo sự hồi hộp. à GV đọc mẫu sau đó gọi HS đọc lại
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài văn: HS đọc lại bài ca dao 1:
Đọc 2 câu thơ đầu của bài ca dao, em thấy có hình ảnh nào đã từng được nhắc đến trong những câu hát than thân? -> Hình ảnh cái cò
Trong những câu hát than thân, người nông dân mượn hình ảnh “ thân cò” để diễn tả hình ảnh gì ? -> Diễn tả cuộc đời, thân phận của mình
Còn trong bài này thì sao? 
Ơû bài ca dao này, hình ảnh cái cò được nhắc đến không phải để diễn tả thân phận mà chỉ là một hình thức họa vần vừa để bắt vần , vừa để chuẩn bị cho việc giới thiệu nhân vật hiện tượng này có trong ca dao .
VD: Quả cau nho nhỏ , cái vỏ vân vân  / Trên trời có đám mây xanh  vàng
- HS giải thích một số từ khó : Cô yếm đào: trang phục đẹp của người phụ nữ. Trong VHDG tượng trưng cho cái đẹp, nói về vẻ đẹp của người phụ nữ
Châm Biếm: cười mìa mai, chế giễu nhằm phê phán một cái gì đó
Canh: khoảng thời gian bằng 1/5 của đêm (đơn vị đo thời gian của ngày xưa)
Trống canh: trống đánh để báo hiệu một canh
Qua cách xưng hô trong bài ca dao, em thấy đó là lời của ai, nói với ai? Nói vì ai và nói đẻ làm gì? -> Cháu nói với cô yếm đào về chú để cầu hôn cho một ông chú.
Bức chân dung của người chú được xây dựng gián tiếp qua lời của người cháu ntn? Trong lời giới thiệu ấy có từ nào được lặp lại nhều lần? -> Từ ‘hay’
Người cháu đã giới thiệu người chú hay những gì?
Liệt kê ra rất nhiều cái hay của chú tôi, đó là: hay tửu, hay tăm, hay nước chè đặc, hay nằm ngủ trưa .
Từ hay thường khi giới thiệu để mai mối là giỏi tốt cái gì ?
Làm giỏi, học giỏi, bản tính tốt.
Vậy từ hay mà mà người cháu đã giới thiệu chú mình “hay  trưa” theo em có phải là giỏi, tốt hay là lời khen không ? Nếu không thì hay trong bài này có ý nghĩa gì ?
GHI BẢNG
THB:
PTVB:
1) Cái cò lặn lội bờ ao
Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng
à lặp từ, liệt kê nói ngược
à châm biếm hạng người nghiện nghập, lười lao động
2) Số cô chẳng giàu thì nghèo
Nói nước đôi, phóng đại.
Châm biếm, phê phán những hiện tượng mê tín dị đoan
3) Con cò chết rũ trên cây (Con cò mở lịch xem ngày làm ma
Cà cuống uống rượu la đà. Chim ri ríu tít bò ra lấy phần. Chào mào thì đánh trống quân. Chim chích cởi trần, vác mõ đi rao).
Chữ “hay” rất mỉa mai. Hay là giỏi , thích , nghiện, nhưng giỏi thích nghiện rượu chờ và ngũ thì hết nói. Từ hay được lặp lại 4 lần và sau mỗi từ hay là tật xấu của chú tôi được liệt kê ra. Giới thiệu để cầu hôn, mà toànlà g/thiệu những tật xấu, đây chính là hình thức nói ngược trong ca dao. Cách nói ngược ấy đã thễ hiện rõ ý nói giễu cợt, mỉa mai sự chế giễu, biếm họa về chân dung “ chú tôi” à bước chân dung người chú lại tiếp tục được g/thiệu tiếp theo ở hai câu cuối.
- HS đọc hai câu cuối
Trong cuộc sống thì người ta thường ước muốn những điều tốt đẹp, kiểu như “lạy trời mua xuống  cơm” nhưng người chú ở trong bài này ước gì ? Vì sao người chú lại ước như vậy?
Ơû hai câu cuối, chúng ta lại thấy 1 nét nữa về “chú tôi” cũng có biết bao điều ước. Ngày ước đêm, đêm ước ngày. Ngày ước mưa để khỏi đi làm; Đêm ước thừa trống canh để đêm dài được ngũ nhiều hơn. Chính ngày thì, đêm thì làm âm điệu ca dao kéo dài, nhấn mạnh ý mỉa mai, tô đậm chân dung chú tôi . Người ta ước cái tốt, cái đêp còn chú tôi ước cái ngũ, ước chơi.Rõ ràng người chú này không chỉ có nhiều tật xấu thể hiện qua hành động mà còn có nhiều cái xấu ngay cả trong suy nghĩ , tư tưởng.
Qua lời g/thiệu của người cháu, em có nhận xét gì về bức chân dung của người chú?
Đó la người vừa nghiện ngập vừa lười lao động, chỉ thích hưởng thụ.
Vậy ý nghĩa châm biếm của bai thơ này ntn? (HS thảo luận)
GV: thông thường để giới thiệu việc nhân duyên cho ai, người ta phải nói tốt, nói thuận cho người đó, nhưng ở đây thì ngược lại “chú tôi ” được giới thiệu là một người lắm tật vùa rượu chè, vùa lười biếng. Vì vậy hỏi cô yếm đào “lấy chú tôi chăng”Chính là tạo ra sự đối lập giữa đẹp và xấu. Yếm đào thường tượng trưng cho cô gái đẹp. Chàng trai xứng đáng lấy “cô yếm đào” phải là người có nhiều nét tốt, giỏi giang chứ không phài là một người như “chú tôi” vớ nhiều tật xấu như vậy. Không chỉ vậy, câu “hỏi cô yếm đào” là một cái cớ để chế giễu nhân vật “chú tôi” hay nói đúng hơn người lao động mươn nhân vật “chú tôi” để châm biếm những người nghiện ngập, lười lao động trong xã hội, hạng người này thời nào nơi nào cũng có và cần phê phán.
HS đọc lại bài ca dao 2:
Hãy cho thầy biết cảm nhận ban đâ72 của em về nội dung bài thơ này?
Đây là lời thầy bói nói với người xem bói. Bài ca dao đã khách quan ghi âm lại lời thầy bói , không đưa ra lời bình luận , đánh giá nào vậy mà tác dụng châm biếm , gây cười lại rất sâu sắc.
Vậy cho thầy biết đối tượng đi xem bói ở đây là ai? -> Người phụ nữ
Tại sao tác giả dân gian lại chọn người đi xem bói là phụ nữ?
Vì đấy là đối tượng thường quan tâm đến số phận, nhất là trong XHPK , hơn nữa trong thực tế thì người phụ nữ rất cả tin.
Lời thầy phán bao gồm những nội dung gì?
Phán tòan những chuyện hệ trọng về số phận cuộc đời mà người đi xem bói rất quan tâm, đó là : giàu – nghèo, cha – mẹ, chồng – con 
Phán tòan là những chuyện quan trong như vậy mà cách nói của thầy ntn?
Từ “số cô” được lặp lại nhiều lần trong lời phán không chỉ tạo sự hồi hộp, chăm chú lắng nghe của người đi xem bói mà còn là làm cho lời thày phán rõ ràng,cụ thể, khẳng định chắc như đinh đóng cột. Những lời khẳng định ấy toàn là những lời nói dực “mẹ đàn bà, cha đàn ông”, nói nước đôi “chẳng giàu thì nghèo – chẳng trai thì gaí” thầy phán thật cụ thể, khẳng định , nhưng toàn là những lời có phán cũng như không , bỡi vì đó là những điều hiển nhiên mà chẳng cần đoán thì ai cũng biết. Bài ca đã phóng đại cách nói nước đôi, lật tẩy chân dung, tài cán, bản chất của thầy bói, đúng là :thầy bói nói dựa (thật nực cười )
Bài ca dao phê phán hiện tượng nào trong xã hội?
Bài ca dao châm biếm những người hành nghề mê tín dị đoan, lợi dụng lòng tin c ủa người khác lừa bịp để kiếm lới , đồng thời phê phán những người mê tín dị đoan. Yù nghĩa phê phán này càng sâu sắt hơn nhờ tài hoa của các nghệ sĩ dân gian với nghệ thuật dùng “gậy ông đập lưng ông” đã tạo được cái cười có tác dụng châm biếm mạnh mẽ
à Bài ca dao phê phán, châm biếm thủ tục ma chay trong xã hội cũ
4) Cậu cai nón dấu lông gà
à Nghệ thuật phóng đại: thái độ mỉa mai, pha chút thương hại của người dân đối với cậu cai
II/ TỔNG 
 KẾT:	
ghi nhớ (sgk/53)
Hiện tượng mê tín dị đoan ngày nay còn tồn taị hay không? Hãy nêu dẫn chứng?
Còn. Dẫn chứng: xem ngày để xây nhà, cưới vợ, lấy chồng
Các em đã được sưu tầm trước những bài ca dao chống mê tín dị đoan ở nhà. Thầy cho các nhóm hội ý với nhau trong 3 phút, sau đó chọn một bài đọc trước lớp và trình bày ngắn gọn nội dung baì ca dao ấy ? HS thảo luận
GV : Hòn đất mà biết nói năng / Thì thầy địa lý hàm răng không còn / Tử vi xem bói cho người / Số thầy thì để cho ruồi nó bu
HS đọc bài 3: Mỗi con vật trong bài tượng trưng cho ai, hạn người nào trong xã hội lao động?
+ Con cò tượng trưng cho người nông dân vắn số. + Cà cuống tượng trưng cho kẻ tai to mặt lớn.
+ Chào mào, chim ra làm ta liên tưởng đến cai lệ, lính lệ. + Chim chích gợi đến những anh mõ.
Cảnh tượng không phù hợp với cảnh đám ma. Cuộc đánh chén vui vẽ diễn ra trong cảnh mất mát tan tóc. Nội dung phê phán trở nên kín đáo
HS đọc bài 4: chân dung cậu cai miêu tả như thế nào?
- Nón dấu lông gà, ngón tay đeo nhẫn, áo ngắn quần dài
à nghệ thuật châm biếm, phóng đại bức họa thể hiện thái độ mỉa mai, khinh ghét
HOẠT ĐỘNG 3: TỔNG KẾT
Qua bài học hôm nay, em nào hãy cho thầy biết, đối tượng mà 2 bài ca dao muốn nói đến ở đây là ai? Nội dung hai bài ở đây giống nhau ở điểm nào?
Những người nghiện ngập, lười biếng, thầy bói
Giống nhau ở điểm châm biếmnhững thói hư tật xấu trong xã hội
Tác gỉa dân gian đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào để ga6y ra tiếng cười cho người đọc, người nghe? -> Aån dụ, nói ngược, nói nước đôi
Tại sao bài ca dao chỉ đề cập đến nhân vật “chú tôi” mà không phải là nhân vật khác? -> HS thảo luận.
Củng cố: GV cho HS đọc lại toàn bộ những bài ca dao vừa học một cách diễn cảm phù hợp với chủ đề
Dặn dò: Học thuộc lòng 4 câu ca dao châm biếm /51 SGK và phần ghi nhớ SGK/53.
Hoàn tất 2 bài tập/53 SGK
Xem trước bài “đại từ” và bài “luyện tập tạo lập văn bản”
HOẠT ĐỘNG 4: LUYỆN TẬP.
1/ 53 SGK
Nhận xét về sự giống nhau của bốn bài ca dao trong văn bản, em đồng ý với ý kiến C/, đó là cả 4 bài đều có nội dung và nghệ thuật châm biếm
2/ 53 SGK
Những câu hát châm biếm nói trên có điểm giống truyện cười dân gian là diều tạo cho người đọc một trận cười vui thoải mái hoặc diểu cợt những thói hư tật xấu trong xã hội.
	TƯ LIỆU VĂN HỌC
1. Cái cò lặn lội bờ ao 
 ND: Bài nầy vẽ chân dung một “ông chú” để rêu rao cầu hôn cho ông ta: hay tửu hay tăm (rựơu), hay nước chè đặc (chè), hay nằm ngủ trưa (lười biếng). Ngày, ước ngày mưa, đêm ước đêm dài để ngủ cho béo mắt. Đó là chân dung biếm họa anh lười làm biếng lại hay rượu chè, một mẫu người tuy hơi hiếm trong nhân dân ta nhưng thời nào, nơi nào cũng có.
 NT: câu đầu theo thể hứng, vừa để bắt vần, vừa để giới thiệu nhân vật, giọng điệu đùa cợt rất phù hợp với nhân vật sẽ được rêu rao cầu hôn. Ba nết hay và hai điều ước của ông “chú tôi’ có lẽ đủ khiến mọi cô yếm đào đều sợ hết vía.
Số cô chẳng giàu thỉ nghèo
ND: bài nầy mượn lời của chính người thầy bói để “lật tẩy” tất cả những người làm nghề mê tín nầy.
NT: mỗi lần cười (ba lần) lại nhận ra một điều dối trá, bịp bợm của lời đoán số, thể hiện tập trung ở lời nói nước đôi.
4. Cậu cai nón dấu lông gà 
ND: Chỉ hai nét bên ngoài “nón dấu lông gà, ngón tay đeo nhẫn” và một chi tiết đơn giản: “áo ngắn đi mượn, quần dài đi thuê”mỗi khi có chuyến quan sai, ba năm một lần, vậy mà vẽ ra được bức chân dung biếm họa về một cậu cai vừa lố bịch vừa buồn cười./.
NT: gợi tả bằng những nét đặc sắc.
(Bài ca dao tả cậu cai , người coi đám lính gác và phục dịch ở phủ huyện ngày xưa. Người dân ở cacù làng xã có việc phải đến phủ huyện đều phải qua nhân vật này và họ thường bị nhũng nhiễu, gây phiền hà, bị bóc lột.
Hình ảnh cậu cai được miêu tả với những nét đặc biệt: nón dấu lông gà tiêu biểu cho chức việc “người nhà quan”. Kế đó, để nhận diện là cậu cai cần ngón tay đeo nhẫn, chiếc nhẫn nói lên tính làm dáng, trai lơ của cậu cai ngày xưa, như lời ca dao: 
 Cậu cai buông áo em ra
 Để em đi chợ kẻo mà chợ trưa.
Hơn nữa, vốn là cậu cai làm kiểng, nên trong ba năm chỉ được một lần quan sai đi công vụ, khiến cậu phải đi mượn áo thuê quần vì không có sẵn! Do đó, có thể cậu cai sẽ khai thác lợi lộc trong chuyến đi công sai của mình một cách tận tình.)
MỘT SỐ BÀI ĐỌC THÊM (SGK)
Chập chập thôi lại cheng cheng 
ND: Bài ca dao nói về thầy cúng hoặc thầy pháp. Mở đầu, thầy gõ nhạc khí bằng đồng để mọi người chú ý. Sau đó, thầy yêu cầu các khoản lễ vật: con gà trống thiến cho thầy, đĩa xôi đầy cho thánh. Yêu cầu trên làm rõ bộ mặt thật của bọn người mượn danh thánh thần để lừa người, kiếm ăn.
NT: Dùng từ tượng thanh, gây chú ý để châm biếm.
Con mèo mầy trèo cây cau 
 ND: Đây là một bài ca dao ngụ ngôn. Chuột và mèo là hai con vật vốn không thể sống chung với nhau. Như vậy không hề có chuyện mèo tử tế hỏi thăm chuột, chỉ có chuyện mèo rình rập lừa bắt chuột. Ngược lại, cũng không có chuyện chuột mang ơn kẻ thù truyền kiếp của mình bằng cách giỗ cha con mèo. Nội dung bài ca dao có ý ẩn dụ: khuyên những kẻ bị áp bức nên cảnh giác đối với bọn thống trị, đừng để bị lừa bởi vẻ bề ngoài của chúng.
 NT: ngôn ngữ chọn lọc, hàm ý sâu xa: “giỗ cha con mèo” là lời nguyền rủa độc địa, “hỏi thăm chú chuột “ thể hiện sự giả dối của mèo, “chuột đi chợ đường xa” hiểu theo ý nghĩa nào cũng đạt.

Tài liệu đính kèm:

  • docb04-t2-cdchbiem.doc