Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Bài 4 - Tiết 1: Ca dao dân ca và thơ lục bát những câu hát than thân

Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Bài 4 - Tiết 1: Ca dao dân ca và thơ lục bát những câu hát than thân

MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU: giúp HS :

- Hiểu khái niệm cd, dân ca. Nắm được nội dung ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của ca dao, dân ca qua những bài ca thuộc chủ đề tình cảm gia đình và chủ đề tình yêu quê hương đất nước, con người.

- Thuôc những bài ca dao trong văn bản và biết thêm một số bài ca thuộc hệ của chúng.

DẠY VÀ HỌC:

§ Bài cũ: Đọc thuộc lòng một trong những bài ca dao thuộc chủ đề “tình yêu quê hương, đất nước, con người”.Đằng sau những lời hỏi đáp, lời mời, lời nhắn gởi và bức tranh phong cảnh, đó là tình cảm gì? Hãy phân tích một câu để làm sáng tỏ.

§ Bài mới: Trong kho tàng Văn học dân gian Việt Nam, ca dao – dân ca là một bộ phận rất quan trọng. Nó chính là tấm gương phản ánh tâm hồn của nhân dân, là sự gắn bó chặt chẽ giữa thơ và nhạc dân gian. Nó không phải là tiếng hát yêu thương, tình nghĩa trong các quan hệ gia đình, là những bài ca ngợi về tình yêu quê hương đất nước, con người và bên cạnh đó nó còn là những tiếng hát than thở cho những mảnh đời cơ cực, đắng cay cũng như tố cáo xã hội phong kiến bằng những hình ảnh, ngôn ngữ sinh động, đa dạng mà các em sẽ được tìm hiểu qua tiết học hôm nay.

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 983Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Bài 4 - Tiết 1: Ca dao dân ca và thơ lục bát những câu hát than thân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 7 - TUẦN 4 - BÀI 4 -TIẾT 1:
CA DAO DÂN CA VÀ THƠ LỤC BÁT
NHỮNG CÂU HÁT THAN THÂN (1 tiết)
MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU: giúp HS :
Hiểu khái niệm cd, dân ca. Nắm được nội dung ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của ca dao, dân ca qua những bài ca thuộc chủ đề tình cảm gia đình và chủ đề tình yêu quê hương đất nước, con người.
Thuôc những bài ca dao trong văn bản và biết thêm một số bài ca thuộc hệ của chúng.
DẠY VÀ HỌC:
Bài cũ: Đọc thuộc lòng một trong những bài ca dao thuộc chủ đề “tình yêu quê hương, đất nước, con người”.Đằng sau những lời hỏi đáp, lời mời, lời nhắn gởi và bức tranh phong cảnh, đó là tình cảm gì? Hãy phân tích một câu để làm sáng tỏ.
Bài mới: Trong kho tàng Văn học dân gian Việt Nam, ca dao – dân ca là một bộ phận rất quan trọng. Nó chính là tấm gương phản ánh tâm hồn của nhân dân, là sự gắn bó chặt chẽ giữa thơ và nhạc dân gian. Nó không phải là tiếng hát yêu thương, tình nghĩa trong các quan hệ gia đình, là những bài ca ngợi về tình yêu quê hương đất nước, con người và bên cạnh đó nó còn là những tiếng hát than thở cho những mảnh đời cơ cực, đắng cay cũng như tố cáo xã hội phong kiến bằng những hình ảnh, ngôn ngữ sinh động, đa dạng mà các em sẽ được tìm hiểu qua tiết học hôm nay.
CÂU HỎI VÀ DIỄN GIẢNG
THB: Hoạt động 1: 
Giáo viên đọc mẫu; 2, 3 học sinh đọc theo yêu cầu: thể thơ lục bát mang âm điệu tâm tình, ngọt ngào, thể hiện sự đồng cảm sâu sắc. 
Tìm hiểu ý nghĩa một số từ khó trong phần chú thích ở sách giáo khoa trang 48.
Hoạt động 2: tìm hiểu văn bản : HS đọc lại bài ca dao 1
Bài ca dao là lời nói của ai, nói về điều gì? 
-> Lời của người lao động kể về một cuộc đời số phần của cò.
Trong bài ca dao này tác giả có mấy lần nhắc đến hình ảnh con cò? -> 2 lần
Những hình ảnh, từ ngữ miêu tả đó gợi cho em liên tưởng đến điều gì?
Thân cò: Gợi hình ảnh, số phận lẻ loi, cô độc, đầy ngang trái. Gầy cò con: Gợi hình dáng bé nhỏ, gầy guộc, yếu đuối. Bài ca dao gợi nhiều hơn tả: Hình dáng, số phận cò thật tội nghiệp, đáng thương
Thân phận của cò được diễn đạt như thế nào trong bài ca dao này? 
Lần đận một mình, lên thác xuống ghềnh.
Nhân xét của em về cách sử dụng những hình ảnh trong bài ca dao này? 
Hình ảnh đối lập.
Nó đối lập nhau như thế nói lên điều gì? -> Diễn tả cuộc đời thân phận của nó.
Hình ảnh con cò có phải chỉ xuất hiện trong bài ca dao này không? Chúng ta còn bắt gặp hình ảnh con cò ở những bài ca dao nào mà em biết nữa?
Ta còn bắt gặp hình ảnh con cò ở những bài ca dao sau: .Con cò mà đi ăn đêm/ Cái cò đi đón cơn mưa/ Cái cò lặn lội bờ sông. Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non. Nàng về nuôi cái cùng con. Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng
Theo em, hình tượng con cò trong các bài ca dao trên thường biểu trưng cho thân phận của ai trong xã hội? 
Con cò đa phần là hình tượng biểu trưng cho người phụ nữ VN có số phận nhỏ nhoi, một nắng hai sương vất vả lo toan cho gia đình, con cái và đôi khi phải nuôi cả chồng đang dùi mài kinh sử để lai kinh ứng thí (thi nhiều lần mới đỗ, ba năm mới có một kì thi đình)
GHI BẢNG
TIM HIỂU VĂN BẢN: 
Bài 1: 
Non nước- một mình
Thân cò- Lận đận
Lên thác- xuống gềnh
Bể đầy - ao cạn
à Hình ảnh đối lập 
à Cuộc đời lận đận, vất vả của người nông dân
Bài 2: 
Thương thay nhả tơ
Lũ kiến . Tìm mồi
Hạc  bay mỏi cánh
Cuốc  kêu ra máu
à ẩn dụ: nỗi khổ nhiều bề của người lao động bị áp bức, bốc lột, chịu nhiều oan trái
Tác giả dân gian còn mượn hình ảnh con cò để diễn tả cuộc đời, thân phận mình cũng như những người cùng cảnh ngộ.Cuộc đời của họ thật cơ cực, lầm than, vất vả, gặp nhiều ngang trái. Dù đã cố công ,gắn sức làm lụng, quanh năm suốt tháng “bán mặt cho đất, bán lưng trời” nhưng nghèo vẫn hòan nghèo , cuộc đời của họ vẫn tối tăm, không lối thoát.
Vì sao người nông dân xưa thường mượn hình ảnh con cò để diễn tả cuộc đời , thân phận của mình? -> H/s thảo luận
- GV: cò gần gũi gắn bó , gợi cảm hứng cho người nông dân. Cò bay qua những cánh đồng lúa bát ngát , tỉa lông, nhổ cánh để ngắm nhìn người nông dân, hơn nữa cò còn có những điểm giống cuộc đời,phẩm chất của người nông dân hiền lành, trong sạch, cần cù, lặn lội kiếm sống. Cò chính là biểu tượng xúc động, chân thực nhất của người nông dân xã hội cũ.Có thể nói con cò là biểu tượng chân thực và cảm động của người nông dân trong xã hội PK . Bài ca chính là lời than trách của người nông dân cho số phận long đong , vất vả hẩm hiêu của mình . Tuy nhiên , ý nghĩa của bài ca dao không chỉ dừng lại ở đây mà ý nghĩa của nó được nâng cao hơn.
GV gọi HS đọc hai câu cuối của bài ca dao (Ai làm  cò con).
Em hiều gì về từ “ai” ? Em có nhận xét gì về cách diễn đạt ở phần này?
Ai: đại từ phiếm chỉ, nghĩa khái quát. Ở đây ám chỉ giai cấp thống trị PK với những con người đại diện cụ thể đã góp phần tạo ra những ngang trái vui dập cuộc đời người nông dân.
Ngoài ý nghĩa than thân ra, bài ca dao còn có ý nghĩa nào khác?
Câu hỏi tu từ không chỉ góp phần khẳng định điều đó mà còn thể hiện ý nghĩa phản kháng ngoài tiếng than vãn . Nhưng ý nghĩa này không hiện lên trực tiếp bỡi vì cuộc đời cơ cực, lầm than của họ chính là lời tố cáo rõ ràng, đanh thép nhất. Những người nông dân hiền lành, cần cù đó lẽ ra phải được nâng đỡ, che chở vậy mà ngược lại họ lại bị đứng trước những cảnh ngộ thật đắng cay, bị vùi dập phủ phàng.
Tuy nhiên, nỗi khổ đau lớn nhất của các tầng lớp nhân dân lao động nói chung và của người nông dân nói riêng không phải là do công việc nặng nhọc, vât vả, bỡi lẽ họ ý thức rất rõ cuộc đời của họ:
“Có khó mới có miếng ăn. Không dưng ai dễ đem phần đến cho”
Nỗi khổ đau đó chính là sự rủi ro, nỗi bất hạnh luôn đeo đuổi: “Khổ như tui đây mới ra thậm khổ”. Dù họ đã cố hết sức nhưng cuộc đời của họ vẫn tối tăm, khốn cùng: 
“Cây khô uống nước cũng khô. Phận nghèo đi đến nơi mô củng nghèo”
à Cùng nội dung than thân, người nghệ sĩ dân gian còn mượn hình ảnh nào khác, chúng ta hãy đọc bài ca dao hai để thấy được sự liên tưởng phong phú, sâu sắc của hai ngươi lao động.
HS đọc bài ca dao : Bài ca dao bắt đầu từ “thương thay” em hiểu thế nào là thương thay?
Vừa thương vừa đồng cảm, thương cho người nhưng cũng thương cho chính mình vì mình cũng ở trong cảnh ngộ như vậy.
Bài ca dao bày tỏ niềm thương cảm đến những đối tượng nào?
Thương tằm thả tơ, lũ kiến tìm mồi, hạc bay mỏi cánh, cuốc kêu ra máu
Những h/ảnh kiến, tằm, hạc, cuốc với những cánh ngộ cụ thể gợi cho em liên tưởng đến ai? -> Tới những người lao động với những nỗi khổ khác nhau
Đây cũng là cách nói phỗ biến trong ca dao, ta gọi đó là cách nói gì ?
Cách nói ẩn dụ.
- Qua h/ảnh 1, người lao động bày tỏ nỗi thương tâm ntn? Vì sao lại nói như vậy?
Thương cho thân phận bòn rút sức lực của người nông dân.
Hình ảnh 2 thì sao? -> Thương cho nỗi khổ chung của những thân phận nhỏ nhoi, suốt đời xuôi ngược mà vẫn nghèo khó. 
Thế còn hình ảnh 3? -> Thương cho cuộc đời phiêu bạt, lận đận và những cố gắn vô vọng của ngươi lao động trong xã hội cũ.
Bài 3: 
Thân em như trái bần trôi,
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.
Có thành ngữ so sánh 
Người phụ nữ Nam bộ thở than cho kiếp nghèo ‘bèo dạt mây trôi’ của mình, như trái bần trôi nổi dập dềnh trên sông nước , phó mặc cho số phận chìm nổi.
II. TỔNG KẾT ghi nhớ SGK/54
III. LUYỆN TẬP
Cuối cùng là qua hình ảnh con cuốc, người lao động đã bày tỏa sự thương tâm ntn?
Thương cho thân phận thấp cổ bé họng, nỗi khổ đau oan trái không được lẽ công bằng nào soi tỏa của người lao động. Tóm lại, những hình ảnh ẩn dụ biểu hiện cho nỗi khổ nhiều bề của nhiều phận người trong xã hội cũ. Mỗi con vật là sự phân thân cho cả thân và phận của người lao động, của người nông dân ở những cảnh ngộ khác nhau.
Em nào hãy cho nhận xét về âm điệu của bài ca dao cùng ý nghĩa của sự lặp lại từ “ thương thay”?
Âm điệu tâm tình, thủ thỉ, vừa độc thoại (nói với mình), vừa đối thoại (nói với những người cùng cánh ngộ, cũng như nói với những kẻ đã gây ra cho mình nhiều nỗi khổ).
Có 4 lần lặp lại từ “thương thay”, mỗi lần diển tả một nỗi thương cảm. Sự lặp lại đó nhằm tô đậm nỗi thương cảm xót xa cho nỗi cay đắng nhiều bề của người lao động, vừa có ý nghĩa kết nối và mở ra những nỗi thuơng thương khác nhau. à lặp kết cấu là một trong những đặc trưng của ca dao
Tại sao người lao động khi nhìn sự vật, cảnh ngộ xung quanh thuờng hay liên tưởng đến cuộc đời của mình?-> HS thảo luận
GV: Người lao động ngày xưa rất gần gũi với thiên nhiên, giao tiếp vối thiên nhiên niều hơn hơn xã hội nên họ có cái nhìn tinh tế, thường mượn thiên nhiên để thể hiện tâm trạng, hình ảnh những con vật để diễn tả thân phận cuộc đời mình.
Hình ảnh những con vật bé nhỏ, đáng thương như cò, kiến, hạc, cuốc rất gần gũi với cuộc đời khổ cực, vất vả, bất hạnh của họ.
Tóm lại, nội dung của toàn bài ca dao hai nói lên điều gì? 
Nỗi khổ của người lao động trong XHPK ngày xưa.
GV dặn dò HS tìm hiểu bài ca dao 3 theo các nội dung sau:
Bài ca dao là lời của ai, nói lên đìêu gì?
 Sưu tầm các bài ca dao mở đầu bằng từ “ thân em”, qua đó, em hiểu gì về thân phận của người phụ nữ trong xã hội thời xưa?
Hoạt động 3:: Tổng kết.
Hai bài ca dao 1 và 2 có điểm chung gì về nội dung và nghệ thuật?
ND: nói về thân phận cuộc đời của người nông dân, phản kháng tố cáo xã hội PK 
NT: Sử dụng thể thơ lục bát, yếu tố trùng lặp và sử dụng hình ảnh ẩn dụ.
Em hiểu ntn là những câu hát than thân?
Than thở, tâm sự, bộc bạch của người nông dân.
Những bài ca dao thuộc chủ đề “ than thân ” muốn nói lên điều gì?
GV cho HS đọc ghi nhớ /54 SGK.

Tài liệu đính kèm:

  • docb04-t1-cdththan.doc