Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Bài 5 - Tiết 1: Sông núi Nước Nam

Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Bài 5 - Tiết 1: Sông núi Nước Nam

MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU: giúp HS nắm được :

- Cảm nhận được tinh thần độc lập, khí phách hào hùng, khát vọng lớn lao của dân tộc.

- Bước đầu hiểu được thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

DẠY VÀ HỌC:

- Bài cũ: Đại từ là gì, có mấy loại, cho vd mỗi loại? Ghi nhớ:

1. Đại từ: dùng để:+ trỏ người, sự vật, sự việc, h.động, t.chất hoặc để hỏi.

 + có thể làm CN, VN, phụ ngữ của danh từ, động từ, tính từ,

2. Đại từ để trỏ: Người, sự vật (xưng hô). Số lượng (bấy, bấy nhiêu). Hoạt động, tính chất, sự việc. (thế ,vậy)

3. Đại từ để hỏi dùng để:Hỏi về người, sự vật (ai, gì, nào ). Hỏi về số lượng (bao nhiêu, mấy ). Hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc (sao, thế nào )

4. Xem phần chuẩn bị bài: Luyện tập tạo lập văn bản, (tr 59).

- Bài mới: NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

1. Nhìn một cách tổng quát, nền văn học dân tộc gồm hai thành phần lớn:Văn học dân gian, còn gọi là VH truyền miệng, ra đời từ rất sớm, từ thời tiền sử – (thời Cổ đại) khi dân tộc ta chưa có chữ viết. Văn học viết ở nước ta ra đời từ khoảng thế kỉ thứ X – (thời Trung đại) , Văn học viết gồm hai thành phần: chữ Hán & chữ nôm, thời Hiện đại, Văn học viết dùng chữ Quốc ngữ.

2. Sau đây là ví dụ về các tác giả tiêu biểu cho từng thời kì của văn học viết ở nước ta:

Thời kì thứ nhất: (từ thế kỉ X-> hết thế kỉ XIX) : (Trung đại) -> Lí Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn

Thời kì thứ hai: ( từ đầu thế kỉ XX -> CM/8 1945) :(Cận đại) -> Phan Bội Châu, Tản Đà

Thời kì thứ ba : (từ sau CM/8/ 1945 -> nay – dừng ở 1975 ) (Hiện đại): -> Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Xuân Diệu, Huy

Cận, Chế Lan Viên

3. Hôm nay chúng ta sẽ học một bài thơ ra đời ở thời kì Trung đại,trong giai đoạn lịch sử dân tộc đã thoát khỏi ách đô hộ ngàn năn của phong kiến phương Bắc, đang trên đường vừa bảo vệ, vừa củng cố, xây dựng một quốc gia tự chủ rất mực hào hùng, đặc biệt là trong trường hợp có ngoại xâm. Bài thơ có chủ đề mang tinh thần chung đó của thời đại, được viết bằng chữ Hán (lúc đó, ta chưa có chữ viết riêng, các nhà văn của ta lúc đó cũng không câu nệ mà dùng chính ngay chữ Hán để biểu đạt ý chí và tinh thần tự cường của dân tộc). Là người Việt Nam có ít nhiều học vấn, không thể không biết. Đó là bài “Sông núi nước Nam” hay “Nam quốc sơn hà”.

 

doc 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1005Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Bài 5 - Tiết 1: Sông núi Nước Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 7 - TUẦN 5 - BÀI 5 -TIẾT 1:
SÔNG NÚI NƯỚC NAM (1 tiết)
(NAM QUỐC SƠN HÀ)
MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU: giúp HS nắm được :
Cảm nhận được tinh thần độc lập, khí phách hào hùng, khát vọng lớn lao của dân tộc.
Bước đầu hiểu được thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
DẠY VÀ HỌC:
Bài cũ: Đại từ là gì, có mấy loại, cho vd mỗi loại? Ghi nhớ: 
Đại từ: dùng để:+ trỏ người, sự vật, sự việc, h.động, t.chất  hoặc để hỏi. 
 + có thể làm CN, VN, phụ ngữ của danh từ, động từ, tính từ, 
2. Đại từ để trỏ: Người, sự vật (xưng hô). Số lượng (bấy, bấy nhiêu). Hoạt động, tính chất, sự việc. (thế ,vậy)
3. Đại từ để hỏi dùng để:Hỏi về người, sự vật (ai, gì, nào ). Hỏi về số lượng (bao nhiêu, mấy). Hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc (sao, thế nào )
4. Xem phần chuẩn bị bài: Luyện tập tạo lập văn bản, (tr 59).
Bài mới: NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý
Nhìn một cách tổng quát, nền văn học dân tộc gồm hai thành phần lớn:Văn học dân gian, còn gọi là VH truyền miệng, ra đời từ rất sớm, từ thời tiền sử – (thời Cổ đại) khi dân tộc ta chưa có chữ viết. Văn học viết ở nước ta ra đời từ khoảng thế kỉ thứ X – (thời Trung đại) , Văn học viết gồm hai thành phần: chữ Hán & chữ nôm, thời Hiện đại, Văn học viết dùng chữ Quốc ngữ. 
2. Sau đây là ví dụ về các tác giả tiêu biểu cho từng thời kì của văn học viết ở nước ta:
Thời kì thứ nhất: (từ thế kỉ X-> hết thế kỉ XIX) : (Trung đại) -> Lí Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn  
Thời kì thứ hai: ( từ đầu thế kỉ XX -> CM/8 1945) :(Cận đại) -> Phan Bội Châu, Tản Đà 
Thời kì thứ ba : (từ sau CM/8/ 1945 -> nay – dừng ở 1975 ) (Hiện đại): -> Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Xuân Diệu, Huy 
Cận, Chế Lan Viên 
3. Hôm nay chúng ta sẽ học một bài thơ ra đời ở thời kì Trung đại,trong giai đoạn lịch sử dân tộc đã thoát khỏi ách đô hộ ngàn năn của phong kiến phương Bắc, đang trên đường vừa bảo vệ, vừa củng cố, xây dựng một quốc gia tự chủ rất mực hào hùng, đặc biệt là trong trường hợp có ngoại xâm. Bài thơ có chủ đề mang tinh thần chung đó của thời đại, được viết bằng chữ Hán (lúc đó, ta chưa có chữ viết riêng, các nhà văn của ta lúc đó cũng không câu nệ mà dùng chính ngay chữ Hán để biểu đạt ý chí và tinh thần tự cường của dân tộc). Là người Việt Nam có ít nhiều học vấn, không thể không biết. Đó là bài “Sông núi nước Nam” hay “Nam quốc sơn hà”.
CÂU HỎI VÀ DIỄN GIẢNG
THB: GV chép bài thơ lên bảng, phần tìm hiểu bài. (SGK tr 62, 63).
HĐ1: Đọc bài thơ dõng dạc, trang nghiêm, đọc phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ.
HĐ2: Dựa vào chú thích, em hãy giới thiệu thể thơ Đường luật thời trung đại và tác giả?
Giới thiệu: ở nước ta, trong thời kì Trung đại, có một nền thơ ca rất phong phú thơ được viết bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm và có nhiều thể thơ như: thất ngôn tứ tuyệt (4 câu, mỗi câu bảy chữ), ngũ ngôn tứ tuyệt (4 câu, mỗi câu 5 chữ), thất ngôn bát cú (8 câu, mỗi câu 7 chữ); lục bát (1 câu 6 chữ tiếp theo một câu 8 chữ, song thất lục bát (2 câu 7 chữ kèm theo 2 câu 6, 8, gọi tắt là 7,7,6,8).
Từ “tuyệt”(hay, cắt đứt ,chấm dứt) trong thất ngôn tứ tuyệt có nghĩa là cắt đứt. Bài thơ tám câu, 7 chữ : thất ngôn bát cú được cắt thành bài thơ chỉ có 4 câu, mỗi câu bảy chữ: thất ngôn tứ tuyệt.
GHI BẢNG
THB:
“Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khang thủ bại hư.”
Theo em, bài thơ “Sông núi nước Nam” hay “Nam quốc sơn hà”thuộc thể thơ nào ?
Đây là thơ Đường luật (là thể thơ đặt ra từ đời nhà Đường 618 – 907 , phải theo niêm luật nhất định), thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.
Vì sao em biết đây là thể thơ thất ngôn tứ tuyệt?
Vì bài thơ có 4 câu và mỗi câu có 7 chữ.
Cách hợp vần: nhìn vào bài thơ Hán Việt, theo em vần gieo ở chữ nào của câu, các câu nào vần với nhau?
Theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, các câu 1,2,4 hoặc chỉ các câu 2,4 thì vần với nhau ở chữ cuối. Bài “Nam quốc sơn hà” nầy có câu 1,2,4 cùng vần với nhau ở chữ cuối: cư, thư, hư.
HĐ3: Bài thơ “Sông núi nước Nam” hay “Nam quốc sơn hà” nói về vấn đề gì?
Bài thơ được coi là một bản Tuyên ngôn Độc Lập đầu tiên của nước ta.
Thế nào là một bản tuyên ngôn Độc Lập ?
Tuyên ngôn Độc Lập là lới tuyên bố về chủ quyền của đất nước và khẳng định không một thế lực nào được xâm phạm.
Gọi một HS đọc lại bài thơ. 
“Sông núi nước Nam” là một bài thơ thiên về sự biểu ý (nghị luận). Vậy sự biểy ý đó được thể hiện với bố cục như htế nào?
Bố cục chia làm hai ý: 
+ Ýù một, hai câu đầu: Nước Nam là của người Nam ở. Điều đó được sách trời định sẵn rõ ràng (thiên thư, sách trời, là các vì sao trên trời thường có vị trí hay quỹ đạo cố định trong không gian, ở phương nào thì có những ngôi sao nào mọc, đã được định sẵn như thế rồi).
+ Ýù hai, hai câu sau: Kẻ thù không được xâm phạm, nếu cứ cố xâm phạm thì thế nào cũng sẽ chuốc lấy thất bại thảm hại.
Em hãy nhận xét về bố cục và sự biểu ý,tinh thần chung của bài thơ?
Bố cục mạch lạc, rõ ràng, bài thơ chia làm hai ý rõ rệt.
Cách biểu ý (nghị luận) của bài thơ đã trực tiếp nêu rõ ý tưởng bảo vệ nền độc lập của nước nhà, kiên quyết chống giặc ngoại xâm.
Bài thơ “Sông núi nước Nam” ngoài biểu ý, có biểu cảm không? Nếu có biểu cảm thì thuộc trường hợp nào trong hai trạng thái sau: lộ rõ hay ẩn kín, giải thích?
Bài thơ có biểu cảm. Ở đây, cảm xúc và thái độ mãnh liệt và sắt đá đãõ tồn tại bằng cách ẩn kín vào bên trong ý tưởng. Người đọc biết nghiền ngẫm, suy cảm sẽ thấy thái độ trữ tình đó. Do đó, có thể nói: cảm xúc trữ tình đã được nén kín trong ý tưởng.
Như vậy, nội dung bản tuyên ngôn độc lập trong bài thơ “Sông núi nước Nam”là gì?
Nội dung bản tuyên ngôn độc lập trong bài thơ thể hiện bản lĩnh, khí phách của dân tộc ta, nêu cao chân lí lớn lao, thiêng liêng nhất, vĩnh hằng nhất: nước VN là của người VN, không ai được xâm phạm, xâm phạm sẽ thất bại.
HS đọc lại ghi nhớ tr 65: Bằng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, giọng thơ dõng dạc, đanh thép, Sông núi nước Nam là bản Tuyên ngôn Độc Lập đầu tiên khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược.
HĐ4: củng cố & dặn dò:
Đọc lại bài thơ phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ.
Học bài thơ phiên âm và bài dịch thơ, Soạn: “Phò giá về kinh”.
Thất ngôn tứ tuyệt, Đường luật.
Vần: chữ cuối câu 1,2,4.
Ghi nhớ: (tr 65)
Luyện tập:
”Nam đế cư” không nói là “Nam nhân cư”?
Đọc kĩ chú thích tr 62.
“Đế”, trên “Vương” một bậc, xưng Hoàng đế là có ý ngang hàng với Trung quốc, đại diện cho nhân dân khẳng định đất phương Nam đã có chủ nhân hẳn hòi.
TƯ LIỆU BỔ SUNG:

Tài liệu đính kèm:

  • docb05-t1-NQSONHA.doc