MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU: giúp HS:
- Hiểu được sắc thái ý nghĩa của từ Hán Việt
- Có ý thức sử dụng từ Hán Việt đúng nghĩa, đúng sắc thái, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
DẠY VÀ HỌC:
§ Bài cũ: Giới thiệu về tác gỉa Nguyễn Trãi và “Côn Sơn ca”. Đọc thuộc lòng “Côn sơn ca” và cho biết nội dung nghệ thuật của bài thơ. So sánh hai câu thơ của Nguyễn Trãi với hai câu thơ của Hồ Chí Minh trên hai phương diện: Tâm hồn của tác giả và cách đón nhận tiếng suối.
§ Bài mới: Qua tiết học về từ Hán Việt tiết trước, các em đã được cung cấp kiến thức về yếu tố Hán Việt , 2 loại từ Hán Việt với trật tự của các yếu tố trong từ ghép hán việt. Tuy nhiên chỉ biết bấy nhiêu vẫn chưa đủ, các em còn cần biết từ Hán Việt mang sắc thái ý nghĩa gì và sử dụng nó như thế nào cho phù hợp. Tiết học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được vấn đề tnêu rên.
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 7 - TUẦN 6 - BÀI 6 -TIẾT 2: TỪ HÁN VIỆT(Tiếp theo) (1 tiết) MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU: giúp HS: Hiểu được sắc thái ý nghĩa của từ Hán Việt Có ý thức sử dụng từ Hán Việt đúng nghĩa, đúng sắc thái, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. DẠY VÀ HỌC: Bài cũ: Giới thiệu về tác gỉa Nguyễn Trãi và “Côn Sơn ca”. Đọc thuộc lòng “Côn sơn ca” và cho biết nội dung nghệ thuật của bài thơ. So sánh hai câu thơ của Nguyễn Trãi với hai câu thơ của Hồ Chí Minh trên hai phương diện: Tâm hồn của tác giả và cách đón nhận tiếng suối. Bài mới: Qua tiết học về từ Hán Việt tiết trước, các em đã được cung cấp kiến thức về yếu tố Hán Việt , 2 loại từ Hán Việt với trật tự của các yếu tố trong từ ghép hán việt. Tuy nhiên chỉ biết bấy nhiêu vẫn chưa đủ, các em còn cần biết từ Hán Việt mang sắc thái ý nghĩa gì và sử dụng nó như thế nào cho phù hợp. Tiết học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được vấn đề tnêu rên. CÂU HỎI VÀ DIỄN GIẢNG THB: . Sử dụng từ Hán Việt HĐ 1: Sử dụng từ Hán Việt tạo sắc thái biểu cảm: trang trọng, tao nhã, cổ xưa. Quan sát các từ Hán Việt sau đây: + Phụ nữ Việt Nam trung hậu đảm đang. + Cụ là nhà cách mạng lão thành. Sau khi cụ từ trần, nhân dân địa phương đã mai táng cụ trên một ngọn đồi (chết, chôn) . (Lão thành: già và từng trải, giàu kinh nghiệm. Bậc lão thành, nhà văn lão thành). + Bác sĩ đang khám tử thi. (xác chết) b) kinh đô, yết kiến, trẫm, bệ hạ, thần/ tr 82 a/ Tại sao các câu văn phần a dùng từ Hán Việt: phụ nữ, từ trần, mai táng, tử thi mà không dùng từ : Đàn bà, chết, chôn, xác chết ? Vì các từ Hán Việt và thuần Việt khác nhau về sắc thái ý nghĩa. Do sự khác nhau về sắc thái ý nghĩa như vậy mà trong nhiều trường hợp không thể thay 1 từ Hán Việt bằng từ thuần Việt. Em có nhận xét gì về sắc thái biểu cảm của các từ Hán Việt trên cả a và b? Sử dụng từ Hán việt trên mang sắc thái trang trọng, tao nhã, cổ xưa phù hợp với ngôn từ ngày xưa. -> Ghi nhớ / 82. HĐ 2: HS đọc phần 2 trang 82; Không nên lạm dụng từ Hán Việt. So sánh các cặp câu sau đây: 1/ Ngoài sân, nhi đồng đang vui đùa. / Ngoài sân trẻ em đang vui đùa 2/ Kỳ thi này con đạt loại giỏi. Con đề nghị mẹ thưởng cho con một phần thưởng xứng đáng nhé. / Kỳ thi này con đạt loại giỏi mẹ thưởng cho con một phần thưởng xứng đáng nhé. Theo em mỗi cặp câu trên câu nào phù hợp thực tế giao tiếp hơn? Vì sao? Câu sau hay hơn vì nó phù hợp với ngữ cảnh, do đó không nên lạm dụng từ Hán Việt khi không cần thiết. -> GN/ 83. Chỉ dùng khi đúng đối tượng, khi cần ít lời mà sức mạnh lời nói tăng cao: Kể chuyện: ‘Tố phú quý hành hồ phú quý. Tố bần tiện hành hồ bần tiện” Kể chuyện vui về người sính dùng từ Hán Việt; “Lân gia hữu thực thần thần. Thần nhi thần tấn, lân gia đã thần tam mộc điểu điểu. CỦNG CỐ: Dùng từ Hán Việt có những sắc thái biểu cảm nào? VD? Khi nào không nên dùng? DẶN DÒ: học 2 Ghi nhớ. SOẠN; Sau phút chia ly; Bánh trôi nước. GHI BẢNG THB: Sử dụng từ Hán Việt: - Phụ nữ Việt Nam anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang (đàn bà). - Sau khi cụ từ trần, nhân dân địa phương đã mai táng cụ trên một ngọn đồi. - Bác sĩ đang khám tử thi. (xác chết) Trẫm muốn biết ai dạy ngươi? - Dạ tâu bệ hạ, người đó là cha tôi Từ Hán Việt tạo sắc thái trang trọng, tao nhã, cổ xưa. Bài học: GN /82, 83 Luyện tập: - 1,2: ở lớp. - 3,4; ở nhà. TƯ LIỆU (SỬ DỤNG TỪ HÁN VIỆT) Sử dụng từ ngữ Hán Việt để làm gì ? VD? Để tạo sắc thái trang trọng trong giao tiếp: Tham dự buổi chiêu đãi hôm nay có các ngài đại sứ và các phu nhân. (vợ) Để tạo sắc thái tao nhã, tránh gây cảm giác thô tục, ghê sợ: Ông ấy bị ho lao thời kì thứ ba nên thỉnh thoảng cứ bị thổ huyết (nôn ra máu). Để tạo sắc thái cổ, phù hợp với ngôn từ ngày xưa: Trẫm muốn biết ai dạy ngươi? - Dạ tâu bệ hạ, người đó là cha tôi. Phân biệt nghĩa và cách dùng các cặp từ ngữ Hán Việt và không phải Hán Việt? VD? Khán giả: (khán: xem, giả: người) không phải là người xem nói chung mà chỉ là người xem biểu diễn. Chị diễn viên hát rất hay, khán giả vỗ tay tán thưởng. Lạc hậu: (lạc: rơi, hậu: sau) có nghĩa là không theo kịp đà tiến bộ chung của xã hội. Không dùng “lạc hậu” để chỉ các vận động viên bị “rớt lại sau” trong các cuộc đua xe đạp, chạy thi VD: Tin ấy lạc hậu rồi. Anh ấy đã bị “rớt lại phía sau” trong cuộc đua nầy. Tối tân: (tối: nhất, tân: mới) chỉ tính chất hiện đại nhất của vũ khí hoặc thiết bị. VD: Máy phát sóng siêu âm làm bỏng da kẻ địch trong chiến trận là một vũ khí tối tân của Mỹ. Giáo viên – thầy giáo: Giáo viên: chỉ người dạy học kể cả nam lẫn nữ, thường dạy ở bậc phổ thông. Thầy giáo: chỉ người dạy học, phái nam, thường dạy học ở bậc phổ thông và cả ở bậc đại học nữa. Độc giả – người đọc: Độc giả: là người đọc sách báo, là đối tượng phục vụ của nhà xuất bản, cơ quan báo chí, của các tác giả. -> Tôi là độc giả thường xuyên của báo Tuổi Trẻ TP. HCM. Người đọc: có nghĩa rộng hơn. VD: A đọc một thông báo của nhà trường cho B nghe thì A là người đọc, nhưng không gọi là độc giả. Thính giả – người nghe: Thính giả: là người nghe biểu diễn ca nghạc, diễn thuyết -> Chương trình “Làn sóng xanh” phát trên đài FM, 99 MH đã thu hút nhiều thính giả trong thời gian qua. Người nghe: có nghĩa rộng hơn. VD: Bà kể chuyện cho cháu nghe. Cháu là người nghe chứ không phải là thính giả. Công viên – vườn hoa: Công viên: cũng là vườn hoa nhưng là vườn hoa công cộng, làm nơi nghỉ ngơi, giải trí cho mọi người. Vườn hoa có nghĩa rộng hơn công viên. Vườn hoa bao gồm cả những vườn trồng hoa. Làng hoa Ngọc Hà có nhiều vườn hoa, Hà Nội có nhiều vườn hoa nhưng đó không phải là công viên. Phân biệt nghĩa các cặp từ ngữ Hán Việt có chung một yếu tố cấu tạo: Xử trí: giải quyết, đối phó với tình huống không bình thường. VD: Con thú dữ xổng chuồng đuổi theo Tuấn. Tuấn hoảng sợ chưa biết xử trí thế nào thì bác bảo vệ đã kịp thời đến cứu Tuấn. Xử lí: dùng biện pháp, thường là biện pháp kĩ thuật để giải quyết một công việc nhằm một mục đích nhất định. VD: Bạn nên xử lí hạt giống này bằng thuốc trừ sâu trước khi đem gieo. Ngoan cường: kiên quyết và bền bỉ chiến đấu đến cùng, không sợ khó khăn nguy hiểm. (chỉ thái độ tốt) Tinh thần chiến đấu của Bộ đội ta rất ngoan cường. Ngoan cố: ngang bướng giữ đến cùng, không chịu từ bỏ ý nghĩ, hành động sai trái của mình mặc dù bị phản đối, bị tấùn công mạnh mẽ. (chỉ thái độ xấu) VD: Kẻ địch rất ngoan cố, không chịu đầu hàng TƯ LIỆU : “PHÚ NHUẬN ĐẤT , ĐỨC NHUẬN THÂN” -> Tên làng xưa đặt rất khiêm tốn nhưng cũng rất sang trọng. Thời xưa, ông cha ta quan niệm rằng nơi nào cũng có người giàu, người nghèo. Người giàu thuộc tầng lớp kinh doanh điền chủ thì lo xây dựng cơ ngơi, nhà cửa phải khang trang. Nhưng ‘giàu’ – miền đất giàu có, mới chỉ là một vế của sự khai phá trên vùng đất mới. Người ở đất mới cần đến vế thứ nhì: ‘Đức Nhuận thân’; có đức mới giữ được tư cách con người. nhất là đối với con người ham mê vẫy vùng, rất ‘cá thể’. Đất mới cần được hình thành sánh vai cùng cả nước chứ không sống độc lập và riêng lẻ. Đức là yếu tố quan trọng để gián tiếp gìn giữ, phát triển sự giàu có về vật chất. Có đức thì mới sang trọng, tức là có văn hóa. Cũng như ngày nay, ta phải triển khai mặt tích cực của văn hóa truyền thống thì mới làm kinh tế lâu dài được. Lắm khi ‘Đức Nhuận thân’ lại là yếu tố sống còn không thể thiếu được trong việc đề bạt con người giữ trọng trách trong xã hôi hiện nay.
Tài liệu đính kèm: