Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Bài 7 - Tiết 2: Bánh trôi nước

Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Bài 7 - Tiết 2: Bánh trôi nước

MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU: giúp HS nắm được :

- Thấy được vẻ đẹp hình hài, bản lĩnh sắc son, thân phận chìm nổi của người phụ nữ trong bài thơ “Bánh trôi nước”.

- Bước đầu hiểu thể thơ song thất lục bát.

DẠY VÀ HỌC:

Bài cũ: Đọc thuộc lòng đoạn trích “Chinh phụ ngâm khúc” và giới thiệu về văn bản này. Cho biết nội dung của đoạn trích “Chinh phụ ngâm khúc” (ghi nhớ SGK/ 93).

Bài mới: Nếu như với bản dịch “Chinh phụ ngâm khúc” Đoàn Thị Điểm từng được xem là phụ nữ có sắc có tài”Xuất khẩu thành chương, bẩm chất thông minh” thì tài năng ấy một lần nữa ta cũng bắt gặp ở Hồ Xuân Hương một người được mệnh danh là “Bà chúa thơ Nôm” là thi hào dân tộc, là nhà thơ của phụ nữ. Trong sự nghiệp thơ ca của mình bài thơ “Bánh trôi nước” được xem là một trong những bài thơ nổi tiếng, tiêu biểu cho tư tưởng nghệ thuật của Hồ Xuân Hương

 

doc 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 646Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Bài 7 - Tiết 2: Bánh trôi nước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 7 - TUẦN 7 - BÀI 7 -TIẾT 2:
 BÁNH TRÔI NƯỚC (1 tiết) 
MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU: giúp HS nắm được :
Thấy được vẻ đẹp hình hài, bản lĩnh sắc son, thân phận chìm nổi của người phụ nữ trong bài thơ “Bánh trôi nước”. 
Bước đầu hiểu thể thơ song thất lục bát.
DẠY VÀ HỌC:
Bài cũ: Đọc thuộc lòng đoạn trích “Chinh phụ ngâm khúc” và giới thiệu về văn bản này. Cho biết nội dung của đoạn trích “Chinh phụ ngâm khúc” (ghi nhớ SGK/ 93).
Bài mới: Nếu như với bản dịch “Chinh phụ ngâm khúc” Đoàn Thị Điểm từng được xem là phụ nữ có sắc có tài”Xuất khẩu thành chương, bẩm chất thông minh” thì tài năng ấy một lần nữa ta cũng bắt gặp ở Hồ Xuân Hương một người được mệnh danh là “Bà chúa thơ Nôm” là thi hào dân tộc, là nhà thơ của phụ nữ. Trong sự nghiệp thơ ca của mình bài thơ “Bánh trôi nước” được xem là một trong những bài thơ nổi tiếng, tiêu biểu cho tư tưởng nghệ thuật của Hồ Xuân Hương
NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý
CÂU HỎI VÀ DIỄN GIẢNG
THB:
HĐ1: Nhận dạng về thể thơ thất ngôn tứ tuyệt (Đường luật) ở bài thơ “Bánh trôi nước”:
Dựa vào kiến thức về thể thơ tứ tuyệt đường luật đã học ở bài “Sông núi nước Nam” nhận dạng thể thơ của bài “Bánh trôi nước” trên các phương diện: Số câu, số chữ trong câu, cách hợp vần ?
Bài thơ có 4 câu (tứ tuyệt) mỗi câu có bảy chữ (thất ngôn) trong đó các câu 1,2,4 vần với nhau ở chữ cuối (tròn – non – son )Bài thơ được làm theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt (4 câu mỗi câu 7 chữ).
HĐ2:: Phân tích bài thơ “Bánh trôi nước”: 
Em hiểu thế nào về bánh trôi nước ? -> Dựa vào chú thích có dấu *
Bài thơ mang tính đa nghĩa. Vậy thế nào là tính đa nghĩa trong thơ? 
Tạm hiểu đơn giản: Đa nghĩa là nhiều nghĩa. Đa nghĩa là một thuộc tính của ngôn ngữ văn chương, thi ca nói chung.
Tính đa nghĩa trong bài thơ “bánh trôi nước” là như thế nào?
Nghĩa thứ nhất thuộc về nội dung miêu tả bánh trôi nước. Nghĩa thứ hai thuộc về nội dung phản ảnh phẩm chất và thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ.
Vậy trong hai nghĩa đó nghĩa nào là chính quyết định giá trị bài thơ?
Nghĩa sau là chính, nghĩa trước chỉ là phương tiện để chuyển tài nghĩa sau. Có nghĩa sau, bài thơ mới có giá trị tư tưởng lớn.
Với nghĩa thứ nhất, bánh trôi nước đã được miêu tả như thế nào? 
Bánh có màu trắng của bột. Bánh được nặng thành viên tròn, nếu nhào bột mà nhiều nước quá thì nát (nhão), ít nước quá thì rắn (cứng) Khi luộc trong nước đun sôi, bánh chín thì nổi lên, bánh chưa chín thì chìm xuống. Tóm lại rất đúng như bánh trôi nước như đã có ngoài đời.
Với nghĩa thứ hai: Hình thể xinh đẹp, phẩm chất cao quý và thân phận chìm nổi của người phụ nữ được phản ánh như thế nào? (HS thảo luận)
Hình thể: Xinh đẹp, trong trắng (qua cụm từ “vừa trắng lại vừa tròn”). 
Phẩm chất : cao quý. Dù gặp cảnh ngộ gì vẫn giữ được sự son sắc, thủy chung, tình nghĩa (nhân phẩm nói chung) (Rắn nát mặc dù.. giữ tấm lòng son).
GHI BẢNG
Tìm hiểu văn bản:
Tác giả – tác phẩm (tr / 94)
Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
II. Phân tích văn bản:
1. Tính đa nghĩa:
+ “Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non ”
Thành ngữ thuần Việt.
Hình thể xinh đẹp, trong trắng nhưng chìm nổi bấp bênh giữa cuộc đời
Thân phận: Chìm nổi bấp bênh giữa cuộc đời (qua thành ngữ “bảy nổi ba chìm”)
HĐ 3: Nêu giá trị chung của bài thơ “Bánh trôi nước”: 
Từ những phân tích trên, em hãy cho biết cách dùng ngôn ngữ của Hồ Xuân Hương trong bài thơ cũng như sự cảm nhận của em về thân phận người phụ nữ Việt Nam ngày xưa? (HS thảo luận)
Bài thơ mang tính đa nghĩa, ở đây có hai nghĩa mà nghĩa nào cũng chính xác. Nhưng tựu trung nghĩa thứ hai mới làm nên giá trị bài thơ.
Với nghĩa thứ hai, Hồ Xuân Hương đã thể hiện một thái độ vừa trân trọng đối với hình thể xinh đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắc thủy chung, vừa cảm thương cho thân phận chìm nổi, bấp bênh, lệ thuộc của người phụ nữ xưa. Bà xứng đáng được tôn vinh là nàh thơ tiêu biểu. Bài thơ “Bánh trôi nước là một ví dụ điển hình”.
Ngôn ngữ bài thơ trong sáng, giản dị và chủ yếu là Thuần Việt, không hoa mĩ cầu kỳ.
CỦNG CỐ:Trình bày tính đa nghĩa trong bài thơ của Hồ Xuân Hương.Sưu tầm thêm những câu ca dao có mối liên quan với cảm xúc trong bài thơ “Bánh trôi nước”
DẶN DÒ:Học thuộc lòng bài thơ “Bánh trôi nước”Học thuộc GN / 95. Xem trước bài “Quan hệ từ”
+ “Rắn nát mặc dùtay kẻ nặn.
Mà em vẫn giữ tấm lòng son”
Từ ngữ thuần Việt.
Phẩm chất cao quý, son sắc, thủy chung, tình nghĩa.
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI TẬP KHÓ
III- LUYỆN TẬP:
- Những câu hát than thân (thuộc ca dao, dân ca) Bắt đầu bằng 2 từ “thân em”
	+ Thân em như trái bần trôi
	 Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu
	+ Thân em như hạt mưa sa
	 Hạt vào đài cát hạt ra ruộng cày	
	+ Thân em như hạt mưa rào,
	 Hạt rơi xuống giếng, hạt vào rừng hoa
	+ Thân em như củ ấu gai,
	 Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen.
+ Thân em như cái chổi đầu hè
 Để ai mưa nắng đi về chùi chân.
+ Thân em như lá đài bi,
Ngày thì dãi gió đêm thì dầm sương
+ Thân em như quả xoài trên cây, 
Gió đông gió tây gió nam gió bắc nó đánh lúc la lúc lắc trên cành .
Qua các câu hát than thân cũng như bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương người đọc chúng ta cảm nhận được một điều rằng: Thân phận người phụ nữ Việt Nam ngày xưa – được ví như thân phận của những sự vật nhỏ nhoi, mong manh, bấp bênh, vô định phụ thuộc vào số phận của cuộc đời mà mỗi khổ đau lớn nhất là họ không có quyền tự quyết định cuộc đời mình. Từ đó gợi lên trong lòng chúng ta sự đồng cảm sâu sắc đối với người phụ nữ. Có thể nói những bài ca dao này được ví như tiếng nói than thân, phản kháng của những Hồ Xuân Hương bình dân.

Tài liệu đính kèm:

  • docb07-t2-BTroinuoc.doc