Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Bài 9 - Tiết 1: Xa ngắm thác Núi Lư

Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Bài 9 - Tiết 1: Xa ngắm thác Núi Lư

MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU: giúp HS nắm được :

- Vận dụng kiến thức đã học về văn miêu tả văn biểu của đề phân tích được vẻ đẹp của thác Lư Sơn qua đóphần nào thấy được một số nét trong tâm hồn và tính cách của nhà thơ Lý Bạch.

- Bước đầu có ý thức và biết sử dụng phần dịch nghĩa (kể cả phần dịch nghĩa từng chữ) trong việc phân tích tác phẩm và phần nào trong việc tích luỹ vốn từ Hoa – Việt.

DẠY VÀ HỌC:

· Bài cũ: Đọc thuộc lòng bài thơ : “ Bạn đến chơi nhà” và giới thiệu về tác giả Nguyễn Khuyến , cho biết phần ghi nhớ - nội dung chính của nhà thơ “ bạn đến chơi nhà”. Hãy đọc một bài ca dao tục ngữ đề cao tình bạn mà em biết.

· Bài mới:

Lịch sử thơ Đường năm 582, nhà Tuỳ thống nhất Trung Quốc, kết thúc cục diện cát cứ, phân tranh kéo dài hơn 270 năm từ thời Đông Tấn. Nhưng sau đó Tuỳ Đưỡng Đế đã bóc lột nhân dân, bắt nhân dân xây thành, đào sông , đục núi mở đường, xây cung điện, sửa Vạn Lý Trường Thành và mở các cuộc chiến tranh xâm lược. Hơn 30 vạn người tham chiến chỉ còn 2700 trở vê. Do vậy nhiều cuộc khởi nghĩa đã nổ ra chống lại nhà Tuỳ. Năm 617 lý Uyên lên ngôi lấy hiệu là Đại Đường. Rút từ thất bại của nhà Tuỳ, nhà Đường tìm cách hoà hoãn với nông dân, giảm nhẹ thuế má , binh dịch, chia ruộng cho nông dân, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp. Từ đó tạo điều kiện cho thủ công nghiệp, thương nghiệp, giao thông vận tải phát triển. Từ thời Đại Đường Thái Tông đến giữa đời Đường Huyền Tông tức Đường Minh Hoàng, kinh tế phát triển rực rỡ (trị 100 năm thịnh vượng còn phần lớn thời đại nhà Đường rơi vào cảnh chiến tranh loạn lạc), cùng với chính trị, kinh tế và xã hội, văn hoá giáo dục ở đời Đường cũng phát triển.

Giáo dục phát triển là nhờ con đường thi cử, chủ trương “Dĩ thi thủ sĩ” (lấy thơ để chon người tài), đã kích thích các nhà thơ tham gia các kì thi, quan trọng nhất là thi tiến sĩ. Thơ Đường là đỉnh cao của thơ ca cổ điển Trung Quốc, là “ thời hoàng kim” của thơ ca cổ điển phương Đông mà ở giai đoạn cực thịnh thì Lý bạch và Đổ Phủ là hai ngôi sao sáng nhất. Đỗ Phủ tiêu biểu cho phái thơ hiện thực, Lý Bạch tiêu biểu cho phái thơ lãng mạn. Vì thế chương trình Ngữ văn 7 năm nay có giới thiệu cho chúng ta các tác phẩm của 2 tác giả nổi tiếng này ở thời đại Thịnh Đường (713 - 766)

A. Thơ Đường chia làm 4 thời kì

B. Sơ Đường (618 - 713)

C. Thịnh Đường (713 - 766)

D. Trung Đường (766 - 836)

E. Văn Đường (835 - 907)

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 672Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Bài 9 - Tiết 1: Xa ngắm thác Núi Lư", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 7 - TUẦN 8,9 - BÀI 9 -TIẾT 1:
 XA NGẮM THÁC NÚI LƯ 
(VỌNG LƯ SƠN BỘC BỐ) (LÝ BẠCH) (1 tiết) 
MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU: giúp HS nắm được :
Vận dụng kiến thức đã học về văn miêu tả văn biểu của đề phân tích được vẻ đẹp của thác Lư Sơn qua đóphần nào thấy được một số nét trong tâm hồn và tính cách của nhà thơ Lý Bạch.
Bước đầu có ý thức và biết sử dụng phần dịch nghĩa (kể cả phần dịch nghĩa từng chữ) trong việc phân tích tác phẩm và phần nào trong việc tích luỹ vốn từ Hoa – Việt.
DẠY VÀ HỌC:
Bài cũ: Đọc thuộc lòng bài thơ : “ Bạn đến chơi nhà” và giới thiệu về tác giả Nguyễn Khuyến , cho biết phần ghi nhớ - nội dung chính của nhà thơ “ bạn đến chơi nhà”. Hãy đọc một bài ca dao tục ngữ đề cao tình bạn mà em biết.
Bài mới: 
Lịch sử thơ Đường năm 582, nhà Tuỳ thống nhất Trung Quốc, kết thúc cục diện cát cứ, phân tranh kéo dài hơn 270 năm từ thời Đông Tấn. Nhưng sau đó Tuỳ Đưỡng Đế đã bóc lột nhân dân, bắt nhân dân xây thành, đào sông , đục núi mở đường, xây cung điện, sửa Vạn Lý Trường Thành và mở các cuộc chiến tranh xâm lược. Hơn 30 vạn người tham chiến chỉ còn 2700 trở vê. Do vậy nhiều cuộc khởi nghĩa đã nổ ra chống lại nhà Tuỳ. Năm 617 lý Uyên lên ngôi lấy hiệu là Đại Đường. Rút từ thất bại của nhà Tuỳ, nhà Đường tìm cách hoà hoãn với nông dân, giảm nhẹ thuế má , binh dịch, chia ruộng cho nông dân, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp. Từ đó tạo điều kiện cho thủ công nghiệp, thương nghiệp, giao thông vận tải phát triển. Từ thời Đại Đường Thái Tông đến giữa đời Đường Huyền Tông tức Đường Minh Hoàng, kinh tế phát triển rực rỡ (trị 100 năm thịnh vượng còn phần lớn thời đại nhà Đường rơi vào cảnh chiến tranh loạn lạc), cùng với chính trị, kinh tế và xã hội, văn hoá giáo dục ở đời Đường cũng phát triển.
Giáo dục phát triển là nhờ con đường thi cử, chủ trương “Dĩ thi thủ sĩ” (lấy thơ để chon người tài), đã kích thích các nhà thơ tham gia các kì thi, quan trọng nhất là thi tiến sĩ. Thơ Đường là đỉnh cao của thơ ca cổ điển Trung Quốc, là “ thời hoàng kim” của thơ ca cổ điển phương Đông mà ở giai đoạn cực thịnh thì Lý bạch và Đổ Phủ là hai ngôi sao sáng nhất. Đỗ Phủ tiêu biểu cho phái thơ hiện thực, Lý Bạch tiêu biểu cho phái thơ lãng mạn. Vì thế chương trình Ngữ văn 7 năm nay có giới thiệu cho chúng ta các tác phẩm của 2 tác giả nổi tiếng này ở thời đại Thịnh Đường (713 - 766)
Thơ Đường chia làm 4 thời kì
Sơ Đường (618 - 713)
Thịnh Đường (713 - 766)
Trung Đường (766 - 836)
Văn Đường (835 - 907)
Và bài đầu tiên là “Vọng Sơn lư Sơn Bộc bố ” của Lý Bạch được Tương Như dịch với tựa đề : “Xa ngắm thác nước Lư”.
CÂU HỎI VÀ DIỄN GIẢNG
THB: HĐ1: ĐỌC VĂN BẢN: GV đọc mẫu rồi hướng dẫn h/s đọc (giọng nhẹ nhàng và diễn cảm) bản phiên âm và thơ dịch. Cũng cố kiến thức về thể thất ngôn tứ tuyệt:
Số câu, số chữ, cách gieo vần?
Mỗi bài có 4 câu, mỗi câu có 7 chữ, gieo vần ở chữ cuối câu 1,2,4.
GV nói thêm : câu thứ nhất có thể không gieo vần. Nếu là thơ viết theo luật Đường thì chỉ gieo vần bằng. Lưu ý học sinh ngắt giọng sau chữ thứ 4 ỡ mỗi câu.
- HĐ2: HS ĐỌC PHẦN ĐỊNH NGHĨA, CHÚ THÍCH. Qua phần định nghĩa, em hiểu như thế nào về năm nhãn tự trọng điểm ở bản phiên âm : Vọng, Sinh, Quải, Nghi, Lạc? (gạch màu đỏ ở bản phiên âm); đọc chú thích (2) /111: “Đứng xa trông dòng thác giống như một dòng sông treo trước mặt.”
GHI BẢNG
THVB:
- TG, TP (tr111)
HĐ 3: GIỚI THIỆU TÁC GIẢ TÁC PHẨM
Em biết gì về Lý Bạch và thơ của ông ? (chú thích tr 111)
HS khác đọc lại 4 câu đề nhấn mạnh về tác giả và phong cách trong thơ ông: “Lý Bạch” được mệnh danh là “tiên thơ” tình yêu và tình bạn ( tr 111)
Em hiểu “ thác ” là gì? 
-> Theo từ ngữ Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên thì “nước chảy qua một vách đá nằm ngang” tạo nên thác. Song trên thực tế có hai loại thác.:
+ Thác như một bộ phận của một dòng sông ( do đó có thể cho thuyền bè qua lại lên xuống được) à Thác này trong “ vượt thác ”/ SGK lớp 6
+ Thác chỉ là nơi nước từ trên núi dội thẳng xuồng với lưu lượng lớn với tốc độ cao , thường tạo nên những kỳ quan kỳ thú, khó hoặc không thể đi ngược dòng chảy được à loại thác đó có trong loại thơ này.
Giáo viên lưu ý thêm: vì chữ “Lư” và “ Lô” đọc gần với nhau nên đã có một vài tài liệu nhằm lẫm với dãy núi Lư và ngọn núi Hương Lô: Lư Sơn có nhiều thắng cảnh trong đó thác nước Hương Lô. Cảm xúc trước phong cảnh thiên nhiên trang nghiêm , hùng vĩ, lý Bạch đã sáng tác nên tác phẩm này. Đây là bài thứ hai trong số hai bài thơ “ Xa ngắm thác núi Lư” , lý Bạch sáng tác vào những năm cuối đời khi chuẩn bị ở ẩn tại núi Lư.
- HĐ 4: TÌM HỊỂU VĂN BẢN: 
- HS đọc lại giải thích nghĩa chữ “ vọng” ở đề bài và chữ “ Dao” ở câu 2. Từ đó em hãy xác định điểm nhìn của tác giả đối với toàn cảnh. ?
Đúng là cảnh vật được nhìn từ xa. 
Điểm nhìn đó có lợi như thế nào trong việc phát hiện những đặc điểm của thác nước?
Điểm nhìn đó không cho phép khắc hoạ cảnh vật một cách chi tiết, tỉ mỉ, lại có lợi thế phát hiện nét đẹp của toàn cảnh. Để làm nổi bậc được sát thái hùng vĩ của thác nước Lư Sơn , cách chọn điểm nhìn đó là tối ưu. 
Câu 1 tả cái gì? Và tả như thế nào?
- Câu mở đầu miêu tả làn khói tía ( từ yên) đang toả đang toả lên từ ngọn núi Hương Lô.
- Làn khói tía được “sinh ” ra từ sự “giao duyên” giữa mặt trời và ngọn núi “ Nhật chiếu Hương lô” à Nhờ sự giao duyên ấy mà không gian ở đây trở nên thi vị và hữu tình (Tía : màu tím đỏ như mận chín)
- Giáo viên nói thêm: hình ảnh đầu tiên đập vào mắt bắt buộc Lý Bạch miêu tả khung cảnh và thế đứntg uy nghi của núi Lư. Không tả núi Lư cao, mà người đọc thấy được cái bề thế, độ cao của núi.
- Vách núi rộng lớn như bức tường đến khổng lồ dựng đứng trước mặt, ánh nắng mặt trời ban ngày phản chiếu/ nhật chiếu đến đỉnh núi Lư (Hương Lô). Đá núi nhiều màu bắt nhiệt nhanh, giảm nhiệt chậm, khi ánh nắng mặt trời có nhiệt độ cao chiếu xuống núi tự nhiên, thiêu đốt đá núi, làm cho đá núi nóng rực và bốc ra những làng khói tía (sinh yên tử)
à Cách miêu tả của tác giả độc đáo, vượt qua cách miêu tả của thiên nhiên ( tả đỉnh cao mây trắng bao phủ). Ơû đây Lý Bạch đã tập trung những chi tiết nổi bật, gây ấn tượng nhất.
Mặt khác, trước Lý Bạch 300 năm , trong “Lư Sơn Kí” (ghi chép về Lư Sơn) nhà sư Tuệ Viễn (334 - 417) đã từng tả “ khí bao trùm trên đỉnh Hương Lô là một lò hương khói”. Vậy cái mới là Lý Bạch đã đem tới cho vẻ đẹp của Hương Lô là ở điểm nào? (h/s thảo luận)
- Lý Bạch miêu tả làn hơi nước bốc lên như sương khói ấy dưới những tia nắng của mặt trời, và làng hơi nước phản quan tia nắng mặt trời, đã chuyển thành một màu tím vừa rực rỡ, vừa kì ảo.Sự thật hơi khói đã có từ trước , nói đúng hơn là nó tồn tại một cách thường xuyên, song dưới ngòi bút của Lý Bạch, với động từ “sinh”, ánh trăng mặt trời xuất hiện một chủ thể làm cho mọi vật sinh sôi, nảy nở, trở nên sống động. GV so sánh:
à Bản dịch nghĩa: nói lên một cái mới mà Lý Bạch đem tới cho vẻ đẹp của Hương Lô những quan hệ ý nghĩa giữa hai vế trong câu thứ nhất là quan hệ nhân quả, chủ thể xuyên suốt là mặt trời (vị ngữ có động từ “sinh”).
Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên
-> Cảnh nền của bức tranh: dưới ánh mặt trời, ngọn núi như chiếc bình hương khổng lồ đang nghi ngút toả những làn khói tía vào vũ trụ.
Dao khoan bộc bố quải tiền xuyên
-> Như dải lụa trắng treo lên giữa vách núi và dòng thác-> Vẻ đẹp tráng lệ.
à Bản dịch thơ: Lại chuyển vế sau thành cụm chủ vị “ khói tía bay” mối quan hệ nhân quả nói trên bị xoá bỏ, không khí huyền ảo đã bị xua !.. (so sánh như vậy không nhằm chê người dịch thơ, Tương Như chính là Nam Trân, một nhà Hán học, nhà thơ có tiếng mà để thấy rõ nghĩa lý của thành ngữ “ dịch tất phản”, thông cảm với sự lao động vất vả của các dịch giả văn học, đặc biệt là với những người dịch thơ.
- Đọc câu1: Sau khi miêu tả cái nền của bức tranh thì câu thứ 2,3,4 Lý Bạch đã miêu tả cảnh gì ? -> Lý Bạch đã miêu tả cảnh chính nêu lên vẻ đẹp khác nhau của ngọn thác.
- Đọc câu 2: Ở câu 2, vẻ đẹp của thác được miêu tả như thế nào?
-> Câu 2 đã điểm rõ ý chủ đề, đã vẽ ra được ấn tượng ban đầu của nhà thơ, thác nước vốn tuôn trào đổ xuống núi đã biến thành một dải lụa trắng rủ xuống yên ắng và bất động được treo lên giữa khoảng vách núi và dòng sông.
- Phân tích sự thành công của tác giả trong việc dùng từ “quải” (câu 2) từ đó chỉ ra phần hạn chế của bên dịch thơ? (thảo luận).
-> Chữ “quải” (treo) đã biến cái động thành cái tĩnh biển hiện một cách hết sức cảm nhận nhìn ra từ dòng thác đỉnh núi khói tía mịt mù, chân núi dòng sông tuôn chảy, khoảng giữa là thác nước treo như dải lụa quả là bức danh hoạ tráng lệ. Ở bản dịch thêm vì lượt bớt chữ (treo) nên ấn tượng do dòng thác gợi ra trở nên mờ nhạt và ảo giác về dải ngân hà ở câu cuối trở nên thiếu cơ sở (vì dải lụa gợi nên ngân hà hợp lý hơn so với dòng thác).
- Nếu như ở câu 2 từ “quải” biến động thành tĩnh thì ở câu 3 cảnh vật đã chuyển biến từ tĩnh sang động như thế nào, các em hãy đọc tiếp câu 3.
- Đọc câu 3: Hai động từ “phi, lưu” (bay, chảy) và tính từ “trực há”(thẳng xuống) có ý nghĩa gì trong việc miêu tả cảnh động của dòng thác?
-> Hai động từ “phi, lưu” ở đầu câu 3 miêu tả tốc độ mạnh mẽ ghê gớm của dòng thác.
Hai tính từ “trực, há” gọn, dứt khoát, miêu tả tư thế thiên nhiên của thác núi Lư. Đến đây bức tranh của ngọn thác núi lư đã được biểu hiện với những đường nét rõ ràng nhất những từ như: “phi, bay, trực, thẵng” có sức biểu hiện thật sự mạnh mẽ, mang lại một ấn tượng mạnh của tốc độ và sức lực của dòng chảy đang đổ xuống từ độ cao 3000 thước.
-> Như vậy sự hùng vĩ tầm vũ trụ của ngọn thác mới chỉ được gợi và gợi tả ở 1,2 và đến câu 3 nó được thể hiện một cách cụ thể chẳng những hùng vĩ mà còn mang trong mình một sức mạnh vô biên, sức mạnh không gì ngăn cản đượcMặt khác qua câu 3, ta không chỉ thấy hình ảnh dòng thác mà còn hình dung được đặc điểm của dãy núi lư sơn và đỉnh núi Hương Lô.
- Hai từ “phi, lưu” và “trực, há” giúp em hình dung được thế núi và sường núi ở đây ra sao?
-> Hai từ trên trực tiếp tả dòng thác đồng thời cho người đọc hình dung được thế núi cao và sườn núi dốc đứng. Núi thấp và sườn thoai thỏai thì không thể “phi, lưu” và “trực há” được
- Ngoài vẻ đẹp tráng lệ, kỳ vĩ thì thác nước này còn có vẻ đẹp nào khác?
HS đọc câu 4: Em hiểu thế nào về dải ngân hà?
-> Đó là một dải màu sáng nhạt với những vì tinh tú nhấp nháy vắt ngang bầu trời những đêm mùa hạ, đó là một dòng sông trong tưởng tượng. (lưu ý chính tả; dải lụa, non sông liển một dải =/= nắng dãi mưa dầm, dễ dãi =/= dãy bàn, dãy núi, dãy số)
- Ơû câu 3 cảnh thác nước được miêu tả bằng cách nói như thế nào?
-> So sánh và phóng đại: dòng thác như dải ngân hà trượt khỏi mây.
- Phân tích sự thành công của tác giả trong việc dùng từ “nghi” (ngỡ là), “lạc” (rời xuống) và hình ảnh Ngân Hà?
-> Nghi; ngờ, ngỡ là; biết là sự thật không phải là như mà cứ tin là sự thật vì vẻ đẹp huyền ảo của thác nước. Chữ “lạc” (rơi) dùng rất đúng vì dòng Ngân Hà vốn nằm theo chiều ngang vắt qua bầu trời, còn dòng thác lại đổ theo chiều đứng thẳng khác gì bị rơi từ trên xuống. Từ “lạc” được sử dụng rất tài tình khéo léo khiến thác núi Lư từ trạng thái “treo” (quải), bay chạy (phi, lưu). Cuối kỳ Lý Bạch có cảm giác nó như một dải Ngân Hà từ bầu trời “rơi tuột” xuống trầøn gian.
Phi lưu trực há tam thiên xích.
-> Tốc độ mạnh mẽ, ghê gớm của dòng thác – vẻ đẹp hùng vĩ.
Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên
-> Dải Ngân Hà rơi - Vẻ đẹp huyền ảo
- Em hãy giải thích vì sao lối nói phóng đại ở câu trên vẫn tạo nên một hình ảnh chân thật?
-> Vì sự xuất hiện hình ảnh Ngân Hà ở cuối bài đã được chuẩn bị ở hai câu đầu bởi ngọn núi Hương Lô có mây mù bao phủ, nên ở xa trong thác nước đã được hình dung như một vật treo lơ lửng, quả giống là từ chân mây tuôn xuống. Khiến cho ta dễ liên tưởng tới dải Ngân Hà.
-> Mặt khác, trong thần thoại, truyền thiết Trung Hoa, Ngân Hà cũng đã được quan niệm như là một dòng sông thật sự.
=> Bình: Nhà thơ đã mang cái tưởng tượng để so sánh với cái cụ thể làm cho cái cụ thể trựu tượng hơn. Nhờ đó mà hình ảnh thơ (ngọn thác) trở nên huyền ảo và mang một vẻ đẹp diệu kỳ. Trước vẻ đẹp ấy, người đọc bị chông chênh giữa hai chiều nhận thức: thực – ảo, tiên giới – trần gian. Điều đó cũng khẳng định thêm cái cảm nhận về sự giao duyên, gặp gỡ giữa trời và đất mà chúng ta đã nói ở đoạn trên.
 Câu cuối cùng này, xưa nay vẫn được coi là danh cú (câu thơ, câu văn hay nổi tiếng) chính vì đã kết hợp được một cách tài tình cái ảo, và cái chân, cái hình và cái thần, đã tả được cảm giác kỳ diệu do hình ảnh thác nước gợi nên trong tâm khảm nhà thơ và để lại dư vị đậm đà trong lòng người đọc bao thế hệ.
TỔNG KẾT: Qua đặc điểm cảnh vật được miêu tả, ta có thể thấy những nét gì trong tâm hồn và tính cách nhà thơ? Gợi ý:
+ Đối tượng miêu tả của nhà thơ là gì? -> (một danh thắng của đất nước quê hương)
+ Khuynh hướng , thái độ của nhà thơ như thế nào đối với danh thắng đó? -> (một thái độ trân trọng, ca ngợi).
+ Nhà thơ đã làm nổi bật những đặc điểm gì cuả thác nước và điều đó nói lên những gì trong tâm hồn tính cách nhà thơ? 
->Tính chất mỹ lệ, hùng vĩ, kỳ diệu. Điều đó vừa nói lên tình yêu quê hương, tình yêu thiên nhiên đằm thắm vừa thể hiện tính cách hào phóng mạnh mẽ của nhà thơ.
-> Bài thơ không có từ ngữ nào nói đến con người, nhưng người đọc đả hình dung ra con người, thấy con người nhỏ bé bị bao trùm, thu hút trước khung cảnh thiên nhiên rộng lớn, ngỡ ngàng trước cảnh thiên nhiên hùng vĩ, bị bất ngờ trước sức mạnh tự nhiên của tích cách mạnh mẽ mới có được bút pháp miêu tả, tượng tượng phong phú, khác thường như thế.
=> Với những hình ảnh tráng lệ, huyền ảo như đã phân tích ở trên, bài thơ đã miêu tả thác núi Lư như thế nào, qua đó, bài thơ còn biểu hiện điều gì về nhà thơ Lí bạch (Ghi nhớ/ 112).
CỦNG CỐ: Qua cảnh vật được miêu tả là thác nước chảy từ đỉnh núi Hương Lô, ta có thể thấy những nét gì trong tâm hồn và tính cách nhà thơ. Đọc thêm tr 112 (Phong kiều dạ bạc).
DẶN DÒ: Học phiên âm và dịch thơ bài “Vọng lư sơn bộc bố” và tiểu sử của tác gỉa Lý Bạch. Soạn; ‘Tĩnh dạ tứ’ .
Tổng kết:
(GN / 112)
TƯ LIỆU BỔ SUNG:
Văn hóa đời Đường là đỉnh cao của văn hóa TQ, cũng là đỉnh cao của văn hóa nhân loại thế kỉ VII -> X. Với 50.000 bài thơ của 2.300 thi sĩ ,thơ Đường đã đem lại vinh quang cho đất nước TQ và có ảnh hưởng sâu rộng đến thơ ca đời sau (trong đó có VN). thơ Đường gồm hai loại chính là ngũ ngôn và thất ngôn. Mỗi loại gồm 3 thể: cổ phong, tuyệt cú và luật thi.
Cổ phong: (còn gọi là cổ thể) là lối thơ tự do hơn cả, miễn có vần, không cần niêm, luật, đối. Số câu không nhất dịnh, nhiều khi có vài trăm câu, ít cũng sáu bảy câu. Số chữ cũng không gò bó.
Luật thi: (còn gọi là cận thể), mỗi bài 8 câu (5 chữ hoặc 7 chư, 5 vần, tiếng bằng, tiếng trắc ở mỗi câu phải đúng thanh luật (bốn liên thơ, mỗi liên 2 câu0 phải kết dính với nhau (gọi là niêm). Các câu 3-4, và 5-6 phải đối nhau (đối ý, đối thanh).
Tứ tuyệt: (còn gọi là tuyệt cú) mỗi bài chỉ có 4 câu, mỗi câu 7 hoặc 5 chữ, cũng theo lật bằng trắc, nhưng không cần đăng đối chặt chẽ.
Đó là ba thể của hai loại chính. Ngòai hai loại chính ấy ra, còn có “nhạc phủ thi” là thơ làm để phổ nhạc, và “bài luật” là luật thi kéo dài. Trong đó, luật thi là tiêu biểu của thơ Đường ./.
------------HẾT----------

Tài liệu đính kèm:

  • docb09-t1,2-THACNUILU.doc