Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Bài 9 - Tiết 3: Từ đồng nghĩa

Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Bài 9 - Tiết 3: Từ đồng nghĩa

MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU: giúp HS :

- Hiểu được thế nào là từ đồng nghĩa

- Phân biệt giữa từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn

- Luyện tập, nâng cao kỷ năng phân tích từ đồng nghĩa.

- Có ý thức trong việc chọn lựa để sử dụng từ đồng nghĩa chính xác.

DẠY VÀ HỌC:

Bài cũ: Đọc phiên âm và dịch thơ bài “Vọng lư sơn bộc bố”. Giới thiệu về tác giả Lý Bạch. Qua bài thơ, cảnh thác nước ở Lư Sơn được miêu tả như thế nào (GN / 112)?

Bài mới: Khi nói và viết, ta phải hết sức cẩn trọng vì có những từ phát âm giống nhau nhưng nghĩa lại hoàn toàn khác xa nhau. Trái lại, có những từ phát âm khác nhau lại có những nét nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau mà ta sẽ gọi là từ đồng nghĩa, vậy thế nào là từ đồng nghĩa? Chúng được dùng như thế nào cho chính xác? Muốn hiểu rõ được điều này chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu bài “Từ đồng nghĩa”trong tiết học hôm nay.

NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

1. Từ đồng nghĩa = từ cùng nghĩa hoặc gần nghĩa.

2. Từ đồng nghĩa -> Từ đồng nghĩa hoàn toàn / tuyệt đối và Từ đồng nghĩa bộ phận / sắc thái -> Học loại nầy để nắm cho được các sắc thái ý nghĩa khác nhau, nhiều khi rất tinh tế, tế nhị giữa các từ đồng nghĩa.

3. Vì từ có thể có nhiều nghĩa nên một từ có thể tham gia vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau; VD: từ trông có thể tham gia vào các nhóm từ đồng nghĩa sau đây;

a) trông (với nghĩa nhìn để nhận biết) có các từ đồng nghĩa như: nhìn, ngó, nhòm, dòm, liếc

b) trông (với nghĩa coi sóc, giữ gìn cho yên ổn) có các từ đồng nghĩa như: trông coi, chăm sóc, coi sóc,.

c) trông (với nghĩa là mong) có các từ đồng nghĩa như: mong, hi vọng, trông mong

4. Khi tìm hiểu nghĩa các từ đồng nghĩa, trước hết phải tìm những nét nghĩa chung của các từ trong nhóm, sau đó mới tìm những nét nghĩa riêng của mỗi từ. Hiểu được nghĩa riêng mới thực sự nắm đựoc cái đặc sắc của từ đồng nghĩa. VD: phân tích ba từ đồng nghĩa: cho, biếu, tặng. Phần nghĩa chung: trao cái gì đó cho ai được quyền sử dụng riêng , vĩnh viễn mà không đòi hay đổi lại một vật gì. Phần nghĩa riêng mỗi từ;

- cho: người trao vật có ngôi thứ cao hơn hoặc ngang với người nhận (Mẹ cho con tiền ăn sáng, cho bạn quyển vở

- biếu: người trao vật có ngôi thứ thấp hơn hoặc ngang với người nhận và có thái độ kính trọng với người nhận (Con biếu mẹ cái áo len)

- tặng: người trao vật không phân biệt ngôi thứ với người nhận, vật được trao thường mang ý nghĩa tinh thần để khen ngợi, khuyến khích hay tỏ lòng thương mến. (Nhà nước tặng huân chương lao động cho người có công với đất nước)

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 882Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Bài 9 - Tiết 3: Từ đồng nghĩa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 7 - TUẦN 9 - BÀI 9 -TIẾT 3:
 TỪ ĐỒNG NGHĨA (1 tiết) 
MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU: giúp HS :
Hiểu được thế nào là từ đồng nghĩa
Phân biệt giữa từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn
Luyện tập, nâng cao kỷ năng phân tích từ đồng nghĩa.
Có ý thức trong việc chọn lựa để sử dụng từ đồng nghĩa chính xác.
DẠY VÀ HỌC:
Bài cũ: Đọc phiên âm và dịch thơ bài “Vọng lư sơn bộc bố”. Giới thiệu về tác giả Lý Bạch. Qua bài thơ, cảnh thác nước ở Lư Sơn được miêu tả như thế nào (GN / 112)?
Bài mới: Khi nói và viết, ta phải hết sức cẩn trọng vì có những từ phát âm giống nhau nhưng nghĩa lại hoàn toàn khác xa nhau. Trái lại, có những từ phát âm khác nhau lại có những nét nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau mà ta sẽ gọi là từ đồng nghĩa, vậy thế nào là từ đồng nghĩa? Chúng được dùng như thế nào cho chính xác? Muốn hiểu rõ được điều này chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu bài “Từ đồng nghĩa”trong tiết học hôm nay.
NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý
Từ đồng nghĩa = từ cùng nghĩa hoặc gần nghĩa.
Từ đồng nghĩa -> Từ đồng nghĩa hoàn toàn / tuyệt đối và Từ đồng nghĩa bộ phận / sắc thái -> Học loại nầy để nắm cho được các sắc thái ý nghĩa khác nhau, nhiều khi rất tinh tế, tế nhị giữa các từ đồng nghĩa.
Vì từ có thể có nhiều nghĩa nên một từ có thể tham gia vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau; VD: từ ‘trông’ có thể tham gia vào các nhóm từ đồng nghĩa sau đây;
trông (với nghĩa ‘nhìn để nhận biết’) có các từ đồng nghĩa như: nhìn, ngó, nhòm, dòm, liếc
trông (với nghĩa ‘coi sóc, giữ gìn cho yên ổn’) có các từ đồng nghĩa như: trông coi, chăm sóc, coi sóc,...
trông (với nghĩa là ‘mong’) có các từ đồng nghĩa như: mong, hi vọng, trông mong 
Khi tìm hiểu nghĩa các từ đồng nghĩa, trước hết phải tìm những nét nghĩa chung của các từ trong nhóm, sau đó mới tìm những nét nghĩa riêng của mỗi từ. Hiểu được nghĩa riêng mới thực sự nắm đựoc cái đặc sắc của từ đồng nghĩa. VD: phân tích ba từ đồng nghĩa: cho, biếu, tặng. Phần nghĩa chung: trao cái gì đó cho ai được quyền sử dụng riêng , vĩnh viễn mà không đòi hay đổi lại một vật gì. Phần nghĩa riêng mỗi từ;
cho: người trao vật có ngôi thứ cao hơn hoặc ngang với người nhận (Mẹ cho con tiền ăn sáng, cho bạn quyển vở
biếu: người trao vật có ngôi thứ thấp hơn hoặc ngang với người nhận và có thái độ kính trọng với người nhận (Con biếu mẹ cái áo len)
tặng: người trao vật không phân biệt ngôi thứ với người nhận, vật được trao thường mang ý nghĩa tinh thần để khen ngợi, khuyến khích hay tỏ lòng thương mến. (Nhà nước tặng huân chương lao động cho người có công với đất nước)
CÂU HỎI VÀ DIỄN GIẢNG
THB:HĐ 1: THẾ NÀO LÀ TỪ ĐỒNG NGHĨA. Tìm từ đồng nghĩa rọi, trông? (rọi = chiếu, soi; trông = nhìn, ngó, dòm, liếc.) Tìm đồng nghĩa với từ trông? Vì từ trông có nhiều nghĩa nên có thể tham gia vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau: 
- trông (với nghĩa ‘nhìn để nhận biết’) có các từ đồng nghĩa như: nhìn, ngó, nhòm, dòm, liếc- trông (với nghĩa ‘coi sóc, giữ gìn cho yên ổn’) có các từ đồng nghĩa như: trông coi, chăm sóc, coi sóc,...- trông (với nghĩa là ‘mong’) có các từ đồng nghĩa như: mong ước, hi vọng, trông mong 
=> Từ đồng nghĩa: nghĩa giống hoặc gần giống nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiềunhóm từ đồng nghĩa khác nhau.
GHI BẢNG
THB:
Thế nào là từ đồng nghĩa”
+ rọi = chiếu, soi;
+ trông = nhìn, ngó, dòm, liếc
HĐ 2: - CÁC LOẠI TỪ ĐỒNG NGHĨA. Quan sát các dãy từ đồng nghĩa (1) và (2) sau đây:
- Ý nghĩa của quả và trái có giống nhau không?
a-Rủ nhau xuống bể mò cua. / Đem về nấu quả me chua trên rừng
b- Chim xanh ăn trái xoài xanh. / Ăn no tắm mát đậu cành cây đa
à Quả và trái có ý nghĩa giống nhau (Quả:tên gọi dùng ở tỉnh phía Bắc; trái -> phía Nam) 
- Em có thể thay từ trái cho ví dụ (a) và từ quả cho ví dụ (b) được không?
-> Được GV gọi H/S cho ví dụkhác về từ đồng nghĩa có ý nghĩa giống nha,u có thể thay thế được: “bố” = cha = ba = tía = thầy; “bàn ủi” = bàn la; “bao diêm” = hộp quẹt; “lơn” = heo
- Hai từ “bỏ mạng và hy sinh” có nghĩa giốngvà khác nhau ở chỗ nào?
c- Trước sức tấn công như vũ bảo và tinh thần chiến đấu dũng cảm tuyệt vời của quân Tây Sơn, hàng vạn quân Thanh đã bỏ mạng.
d- Công chúa Ha –ba –na đã hy sinh anh dũng, thanh kiếm vẫn cầm tay.
- > Giống nhau: Cả hai từ đều có nghĩa là”chết”. / Khác nhau: Về sắc thái ý nghĩa
* Bỏ mạng: có ngghĩa là chết vô ích
* Hy sinh: là chết vì nghĩa vụ, lý tưởng cao cả -> sắc thái kính trọng.
- Những từ trên có thể thay thế cho nhau được không? 
Không được, mặc dù chúng có nghĩa giống nhau nhưng sắc thái ý nghĩa khác nhau.
GV so sánh thêm:2 từ “bỏ mạng” và “thiệt mạng”: thiệt mạng cũng có nghĩa là chết như chết vì tai nạn. Từ những quan sát trên. Em có thể rút ra kết lận thế nào là từ đồng nghĩa?
=> Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau
-> Ghi nhơ ù2 / 114.
HĐ 3: - SỬ DỤNG TỪ ĐỒNG NGHĨA. Đọc câu hỏi 1,2 tr 115:
quả = trái; (có thể thay thế cho nhau được).
 bỏ mạng và hi sinh (= chết , nhưng khác về sắc thái, Không thể thay thế cho nhau được.
chia ly và chia tay?
-> Có khi 2 hoặc nhiều từ đồng nghĩa có thể thay thế cho nhau nhưng cần cân nhắc kĩ để chọn từ hay nhất. Chia ly và chia tay đều có nghĩa là ‘rời nhau, mỗi người đi mỗi nơi” nhưng đoạn trích Chinh phụ ngâm lấy tiêu đề là ‘Sau phút chia ly’ thì hay hơn là ‘Sau phút chia tay’ vì từ chia ly mang sắc thái cổ xưa , vừa diễn tả được cái cảnh ngộ bi sầu của người chinh phụ VD: giờ phút chia ly, cảnh chia ly -> chia tay lâu dài, thậm chí là vĩnh biệt vì kẻ đi là người ra trận). (chia tay: chào để rời nhau, xa nhau. Chia tay để lên đường, phút chia tay -> chỉ tính chất tạm thời, thường là sẽ gặp lại trong một tương lai gần)
=> Cách dùng từ đổng nghĩa như thế nào cho hợp lí? -> GN 3 / 115
CỦNG CỐ: Thế nào là từ đồng nghĩa? VD về đồng nghĩa hoàn toàn và không hoàn toàn?
DẶN DÒ: Xem trước bài: Các dạng lập ý của văn bản biểu cảm, đánh giá
a. trông (‘coi sóc, giữ gìn cho yên ổn’) = trông coi, chăm sóc, coi sóc,...
b. trông (‘mong’) = mong ước, hi vọng, trông mong 
=> TĐN: nghĩa giống hoặc gần giống nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.
Các loại từ đồng nghĩa:
+ Quả = trái (hoàn toàn)
* Bỏ mạng: -> chết vô ích, sắc thái không kính trọng
* Hy sinh: -> chết vì nghĩa vụ, lý tưởng cao cả , sắc thái kính trọng.
=> TĐN: hoàn toàn hoặc không hoàn toàn.
3. Sử dụng từ đồng 
 nghĩa:
+ quả = trái (hoàn toàn).
+ bỏ mạng = hi sinh (không hoàn toàn).
+ chia ly và chia tay?
- chia ly (sắc thái cổ xưa, xa nhau lâu dài) . - chia tay (sắc thái bình thường, xa nhau tạm thời).
=> TĐN cần cân nhắc để chọn.
Tổng kết: 
-> GN 1,2,3/ 114, 115.
III. BTVN: 8, 9 / 117.
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI TẬP KHÓ: 
LUYỆN TẬP TỪ ĐỒNG NGHĨA:
1) Tìm từ hán việt đồng nghĩa với các từ sau:
Gan dạ: dũng cảm
Nhà thơ: thi sĩ, thi nhân
Mổ xẻ: phẩu thuật
Của cải: tài sản
Nước ngoài: ngoại quốc
Tên lửa : hoả tiễn
Chó biển: hải cẩu
Đòi hỏi: yêu cầu
Lẽ phải: Đạo lý
Loài người: nhân loại
Thay mặt : Đại diện
Tàu biển: hải thuyền
2) Tìm từ gốc Ấn – Âu đồng nghĩa với các từ sau:
Máy thu thanh : ra-đi-ô (radio)
Xe hơi : ôtô.
Sinh tố: vi-ta-min
Dương cầm = pi-a-nô
3) Tìm một số từ địa phương đồng nghĩa với từ chung (phổ thông):
Heo – lợn, vớ – tất, kiếng – gương, tụng-giỏ, chén-bát, mũ – nón, chầm hổm-xổm, bàn ủi- bàn là, dù-ô, thìa – muổng
4) Tìm từ đồng nghĩa thay thế cho các từ in đậm:
Món quà anh gởi tôi đã trao tận tay chị ấy rồi
Bố tôi tiễn khách ra đến cổng rồi mới về
Cậu ấy hơi khó khăn một tí đã than
Anh đừng làm như thế người ta phê bình anh đấy
Cụ ốm nặng đã mất (từ trần) hôm qua rồi.
5) Phân biệt nghĩa của các từ trong các nhóm từ đồng nghĩa sau đây:
ăn, xơi, chén
Nghĩa chung: tự đưa thức ăn, nuôi sống cơ thể
Khác nhau: sắc thái biểu cảm: ăn : bình thường; xơi; lịch sự, xã giao; chén: thân mật, thông tục.
cho, tặng, biếu
Nghĩa chung: trao cái gì đó cho ai được quyền sử dụng riêng , vĩnh viễn mà không đòi hay đổi lại một vật gì. 
Khác nhau: 
Cho: người trao vật có ngôi thứ cao hơn hoặc ngang với người nhận (mẹ cho con tiền ăn sáng, cho bạn quyển vở)
Biếu: người trao vật có ngôi thứ thấp hơn hoặc ngang bằng với người nhận và có thái độ kính trọng đối với người nhận
Tặng : vật được trao mang ý nghĩa tinh thần, kẻ khen ngợi, khuyến khích hay tỏ lòng yêu mến (Bác ấy được nhà nước tặng huân chương lao động)
Yếu đuối, yếu ớt
Yếu đuối: là sự thiếu hẳn sức mạnh về thể chất hoặc tinh thần
Yếu ớt: Là yếu đến mức, sức lực hoặc tác dụng coi như không đáng kể
(yếu ớt không phải nói về trạng thái tinh thần. Người ta nói tình cảm yếu đuối chứ không nói tình cảm yếu ớt).
Xinh, đẹp
Xinh : xinh khác đẹp ở chỗ xinh chỉ “người còn trẻ hoặc hình dáng nhỏ nhắn, ưa nhìn”.
Đẹp: có nghĩa chung hơn, mức độ cao hơn xinh (Cô ấy không thật đẹp nhưng xinh; ngôi nhà xinh)
Tu, nhấp, nốc
Nghĩa chung: uống
Khác nhau: về cách thức hoạt động
+ Tu: uống nhiều liên một mạch bằng cách ngậm trực tiếp vào miệng chai hay vòi ấm mà uống.
+ Nhấp: uống từng chút một bằng cách chỉ hớp ở đầu môi, thường là để cho biết vị.
+ Nốc: uống nhiều và hết ngay một lúc một cách thô tục.
8. Đặt câu với mỗi từ: bình thường, tầm thường; kết quả, hậu quả.
Bác Hồ là một con người bình thường nhưng vĩ đại.
Thấy người khác tiến bộ hơn mình mà khó chịu thì đó là một thái độ tầm thường.
Kết quả học tập tốt bao giờ cũng là phần thưởng xứng đáng cho những học sinh chăm học.
Hậu quả của sự dối trá là chẳng còn ai tin mình nữa

Tài liệu đính kèm:

  • docb09-t3-Tudonghia.doc