Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Bài 9 - Tiết 4: Cách lập ý văn biểu cảm

Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Bài 9 - Tiết 4: Cách lập ý văn biểu cảm

MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU: giúp HS nắm được :

- Tìm hiểu những cách lập ý đa dạng của biểu cảm, để có thể mở rộng phạm vi, kĩ năng làm văn biểu cảm

- Tiếp xúc với nhiều dạng văn biểu cảm. Nhận ra cách viết của mỗi đoạn văn.

DẠY VÀ HỌC:

Bài cũ: Thế nào là từ đồng nghĩa? Từ đồng nghĩa có mấy loại? Cho ví dụ?.Sửa bài tập 8,9.

Bài mới: chúng ta đang cùng sống với cảnh vật , sự vật, hiện tựơng, con người của môi trừơng tự nhiên và xã hội. Một tia nắng, một làn gió, một cơn mưa, một bông hoa, một cánh chim cũng có thể khiến ta ngỡ ngàng, thú vị. Một ánh mắt, một nụ cười, một tiếng thở dài nhè nhẹ của bạn, của thầy cô và người thân cũng có thể khiến ta thao thức, buồn vui. Tất cả cảm xúc ấy đều bắt nguồn từ mối quan hệ giữa chúng ta với các cảnh vật, hiện tượng, con người trong cuộc sống hằng ngày.

 Khi ta viết nhật kí, viết để làm sống dậy những cảm xúc, những ấn tượng không thể nào quên trong ngày hoặc một vài ngày trước đó. Vậy viết văn biểu cảm đâu có gì thật xa lạ, khó khăn? Có điều, khi viết lọai văn bản này, (so với khi viết nhật kí) thì vẫn cần phải suy nghĩ, sắp xếp bố cục, trau chuốt lời văn nhiều hơn mà thôi

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 584Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Bài 9 - Tiết 4: Cách lập ý văn biểu cảm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 7 - TUẦN 9 - BÀI 9 -TIẾT 4:
 CÁCH LẬP Ý VĂN BIỂU CẢM (1 tiết) 
MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU: giúp HS nắm được :
Tìm hiểu những cách lập ý đa dạng của biểu cảm, để có thể mở rộng phạm vi, kĩ năng làm văn biểu cảm
Tiếp xúc với nhiều dạng văn biểu cảm. Nhận ra cách viết của mỗi đoạn văn.
DẠY VÀ HỌC:
Bài cũ: Thế nào là từ đồng nghĩa? Từ đồng nghĩa có mấy loại? Cho ví dụ?.Sửa bài tập 8,9.
Bài mới: 	chúng ta đang cùng sống với cảnh vật , sự vật, hiện tựơng, con người của môi trừơng tự nhiên và xã hội. Một tia nắng, một làn gió, một cơn mưa, một bông hoa, một cánh chim cũng có thể khiến ta ngỡ ngàng, thú vị. Một ánh mắt, một nụ cười, một tiếng thở dài nhè nhẹ của bạn, của thầy cô và người thân cũng có thể khiến ta thao thức, buồn vui. Tất cả cảm xúc ấy đều bắt nguồn từ mối quan hệ giữa chúng ta với các cảnh vật, hiện tượng, con người trong cuộc sống hằng ngày.
	Khi ta viết nhật kí, viết để làm sống dậy những cảm xúc, những ấn tượng không thể nào quên trong ngày hoặc một vài ngày trước đó. Vậy viết văn biểu cảm đâu có gì thật xa lạ, khó khăn? Có điều, khi viết lọai văn bản này, (so với khi viết nhật kí) thì vẫn cần phải suy nghĩ, sắp xếp bố cục, trau chuốt lời văn nhiều hơn mà thôi
CÂU HỎI VÀ DIỄN GIẢNG
THB: NHỮNG CÁCH LẬP Ý ĐA DẠNG CỦA BÀI VĂN BIỂU CẢM:
HĐ1; LẬP Ý TRONG QUAN HỆ VỚI SỰ VẬT: C ÂY TRE: ( tr 137)
Là người từng trải và nhạy cảm, tác giả phát hiện ra quy luật gì? Dẫn chứng?
Quy luật ấy, tác giả khẳng định điều gì? Dẫn chứng?
Cảm xúc của tác giả đối với cây tre được bắt nguồn từ sự thật nào?
1) Quy luật của sự phát triển và đào thải (khách quan, nghiệt ngã): rồi đây lớn lên, sẽ quen dần với sắt thép và xi măng, cốt sắtNgày maisắt, thép có thể nhiều hơn tre nứa.
2) Khẳng định sự bất tử của một trong 4 biểu tượng của văn hóa cộng đồng làng xã VN cổ truyền; cây đa, bến nước, sân đình, cây tre: “Nhưng nứa, tre sẽ còn mãi với các em, còn mãi với dân tộc VN  Nhưng, trên đường ta dấn bước, tre xanh vẫn là bóng mát.
3) Đó là: bóng mát, khúc nhạc, cổng chào, đu tre, sáo tre, sáo trúc
=> Tre đã trở thành biểu tựơng cho dân tộc VN: nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm
HĐ2; LẬP Ý TRONG QUAN HỆ VỚI CON VẬT: CON GÀĐẤT (tr 118)
Niềm say mê con gà đất của tác giả bắt nguồn từ suy nghĩ nào?
Từ hình ảnh con gà đất, tác giả phát hiện ra điều gì về đặc điểm của đồ chơi? Đ ặc điểm ấy đã gây ra cho tác giả những suy nghĩ và liên tưởng gì?
Bắt nguồn từ suy nghĩ ‘ đựơc hóa thân thành con gà trống để dõng dạc cất lên điệu nhạc sớm mai. Suy nghĩ ấy thể hiện khát vọng trở thành người nghệ sĩ thổi kèn đồng.
Phát hiện ra tính mong manh của đồ chơi. Đặc điểm ấy khiến tác giả nhớ về những con gà đất lần lượt vỡ dọc theo tuổi thơ và liên tưởng đến linh hồn của những đồ chơi đã chết. => Suy nghĩ sâu sắc nhất của tác giả là:đồ chơi không phải là đồ vật vô tri vô giác bởi chúng có linh hồn và nhờ chúng mà con ng. có khát vọng hướng tới cái đẹp (nghệ sĩ thổi kèn đồng).
HĐ3; LẬP Ý TRONG QUAN HỆ VỚI CON NGƯỜI: CÔ GIÁO. (tr 119)
Tình cảm của người viết đối với cô giáo được bắt nguồn từ kí ức hay hiện tại? Giải thích? - Hình ảnh cô giáo đã được tôn vinh như thế nào trong suy nghĩ và tình cảm của người viết?
Chủ yếu bắt nguồn từ kí ức. Em sẽ nhớ lại hai năm ngồi trong lớp học của cô. Lí do: đó là thời gian mà người viết có quan hệ thường xuyên với cô giáo. Và chính từ quan hệ ấy mà có cảm xúc mạnh mẽ, ấn tượng sâu sắc: chẳng bao giờ em quên cô được.
Tôn vinh: lúc nào cô cũng có lòng tốt và dịu hiền như một người mẹ. 
GHI BẢNG
THB:
Những cách lập ý đadạng của bài văn biểu cảm:
1. L ập ý trong 
quan hệ với sự 
vật: ‘c ây tre’
-> Liên hệ hiện tại với tương lai.
2. Lập ý trong quan hệ với con vật: ‘con gàđất’
-> Hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ về hiện tại.
=> Nghĩ về cô giáo như một ngừơi mẹ chính là vẻ đẹp văn hóa trong quan hệ giữa 
 con người với con người nói chung, cô giáo với học trò nói riêng.
HĐ4; LẬP Ý TRONG QUAN HỆ ĐỐI VỚI CẢNHÏ VẬT, ĐẤT NƯỚC:
 Mõm Lũng Cú tột Bắc: (tr 119, 120)
Tình cảm của tác giả đối với cảnh vật và đất nước được khơi nguồn từ cảm hứng về cái gì? Đối tượng ấy ở trong thiên nhiên hay xã hội? Yù nghĩa của tình cảm đó?
Vì sao ngồi ở Lũng Cú tột Bắc, tác giả lại liên tưởng tới Cà Mau, cực Nam của tổ quốc?
Khơi nguồn từ cảm hứng về mùa thu biên giới; chao ôi, mùa thu biên giới, người và vật hết chỗ trữ tình. Đối tượng mùa thu biên giới thuộc về thiên nhiên. Yù nghĩa: tình yêu đất nước, sự gắn bó máu thịt với mảnh đất tột Bắc của Tổ quốc.
Nghĩ về sự đa dạng, giàu có của đất nứơc. Có những liên tưởng thú vị: cá trong ấy thành ra một thứ chim bay ngược lên cành đước, lòng kênh. Thể hiện khát vọng thống nhất đất nước
 => Nguyễn Tuân là người gắn bó, am hiểu sâu sắc về cảnh vật, đất nước. Do đó, những tình cảm của ông có tác dụng khơi dây trong người đọc niềm tự hào và ý thức trách nhiệm đối với tổ quốc mình. Đây chính là giá trị tư tưởng của văn biểu cảm đánh giá.
HĐ5; LẬP Ý TRONG QUAN HỆ VỚI CON NGƯỜI:ï “U tôi” (tr 120, 121)
Tình cảm của tác giả đối với người mẹ được khởi phát từ những quan sát, miêu tả trực tiếp hay từ trong tâm tưởng? Giải thích?
Tại sao tình cảm của tác giả đối với người mẹ vừa tha thiết vừa thấp thóang nỗi buồn day dứt, ân hận?
Để tô đậm cho tình cảm của mình, tác giả dùng biện pháp miêu tả gì?
Khởi phát từ trong tâm tưởng, suy nghĩ, liên tưởng, tưởng tựơng; nhìn ra bốn bên, chỗ nào cũng thấy bóng dáng u. bởi chính đó là tình mẫu tử thường trực của những con người có hiếu. Hình ảnh ngừoi mẹ luôn luôn theo sát trong tâm tưởng của ngừoi con, cả khi vui cũng như khi buồn.
Tha thiết vì đó chính là tình cảm ruột thịt đặc biệt. Day dứt, ân hận vì trải qua lớp lớp những ngày tháng ngậm ngùi đói khổmang ngấn nước mắt và tiếng thở dài. Người mẹ đã phải chịu đựng để nuôi con. Vậy mà đôi khi người con lại vô tình quên mất điều đó.
Biện pháp đặt câu hỏi tu từ: U tôi già đi từ bao giờ? : U tôi già đi từ lúc nào?Đồng thời đó cũng là biện pháp điệp câu, lặp mô hình câu.
=> Khi đã trưởng thành, con ngừoi chợt hiểu ra một cách sâu sắc, cảm động về những hi sinh thầm lặng của ngừoi mẹ và càng xót xa, ân hận về sự vô tâm của mình. Đây là những phút tự vấn lương tâm chân thành và xúc động của người con. Nó chứng tỏ khả năng tự giáo dục của con ngừoi khi đã đựoc giáo dục tốt trong cuộc sống.
Để khơi nguồn cho mạch cảm xúc nảy sinh, người viết có thể làm những việc gì? 
(GHI NHỚ / 121)
II/ LUYỆN TẬP: Đề : cảm xúc về người thân. 
DÀN Ý CHUNG
I/ Mở bài:Giới thiệu ngưòi thân (người ấy là ai?) và nêu tình cảm ấn tượng của em đối với người ấy như thế nào?
 II/ Thân bài:
1. Miêu tả những nét tiêu biều của người ấy và bộc lộ suy nghĩ của mình.
2. Kể lại, nhắc lại một vài nét về đặc điểm (thói quen), tính tình và phầm chất của người ấy 
 3.Gợi lại những kỉ niệm giữa em và người ấy nêu lên những suy nghĩ và mong muốn của em về mối quan hệ của em và người thân này vv .
III/ Kết bài: ấn tượng và cảm xúc của em vế người thân này
=> Kết luận: Khắc hoạ hình ảnh con người và nêu nhận xét là cách bày tỏ tình cảm của mình đối với con người đó
3. Lập ý trong quan hệ với con người: ‘cô giáo’
-> Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn, mong ước.
4. Lập ý trong quan hệ đối với cảnhï vật, đất nước:
‘Mõm Lũng Cú tột Bắc’: (tr 119, 120)
-> Mùa thu biên giới. 
-> Khát vọng thống nhất đất nước
5. Lập ý trong quan hệ với con người:ï “U tôi” 
-> Quan sát, suy gẫm.
TK: GN / 121.
Bước 1: Tìm hiểu đề
- Căn cứ vào các từ ngữ trong đề, em hãy xác định nội dung tình cảm và suy nghĩ cần diễn đạt? -> Loại văn biểu cảm (dựa vào từ “cảm xúc”). Nêu cảm nghĩ về 1 người thân (“người thân”: có thể là ông, bà , cha , mẹ, anh, chị, em, thầy , cô)
Bước 2: Tìm ý cho bài văn:
( Nêu những câu hỏi thuộc phạm vi đề bài và tự trả lời cụ thể hoá nội dung đề bài yêu cầu phải làm). Người thân nào đã để lại cho em những ấn tượng cảm xúc sâu sắc nhất ? ( giới thiệu). Người ấy có những nét gì đang nhớ, còn lưu lại sâu đậm trong tâm trí em ? (miêu tả , suy nghĩ) Người ấy có những đặc điểm gì về phẩm chất ? ( nhắc đến đặc điêm à minh hoạ bằng cách kể lại vài câu chuyện). Mối quan hệ của em với người ấy b như thế nào ? ( gợi lại những kỉ niệm , suy nghĩ, mong muốn) Cuối cùng, hình ảnh và phẩm chất của người ấy đã đọng lại trong em một ấn tượng gì ? , Cảm xúc gì? (khẳng định lại cảm nghĩ) 
Bước 3: lập dàn bài (xem phần ghi bảng)
Tóm lại, bài văn biểu cảm đánh giá có những dạng lập dàn ý nào?
CỦNG CỐ: GN / 121
DẶN DÒ:Học ghi nhớ SGK/135 Soạn “ Tĩnh dạ tứ ” của Lý Bạch
BTVN:
1/c tr 121.
(hoặc chọn một trong các đề a, b, c, d)
Yêu cầu: lập dàn ý chi tiết MB, TB, KB.
TƯ LIỆU BỔ SUNG:
Đề: lập ý trong quan hệ đ/v con vật nuôi: con mèo.
DÀN Ý
MB:Hoàn cảnh (tình huống) nuôi mèo.
Do nhà quá nhiều chuột.
Do thích mèo đẹp, xinh.
Do tình cờ nhặt được mèo con bị lạc hoặc có người bạn cho một chú mèo con
TB:1. Quá trình nuôi dưỡng và quan sát họat động sống của mèo:
Thái độ cử chỉ của người nuôi và của con mèo.
Mèo tập dượt bắt chuột và kết quả.
Nhận xét; ngoan / hư, không/ thích ăn vụng, bắt chuột giỏi / lười ?
2. . Quá trình hình thành tình cảm của người với mèo.
Ban đầu: thấy thích vì xinh xắn, dễ thương (màu lông, màu mắt, tiếng kêu, hình dáng)
Tiếp theo: thấy quý, yêu vì ngoan ngõan, bắt chuột giỏi (có ich).
Về sau: quấn quýt như ngừơi bạn nhỏ.
KB: cảm nghĩ
Con mèo hình như cũng có một đời sống tình cảm. Nó biết cư xử tốt với người tốt, biết xả thân với người tốt, góp phần diệt chuột, làm sạch môi trường.
Càng yêu quý con mèo, càng ăm giận bọn bất lương chuyên đi bắt trộm mèo để bán cho những quán nhậu làm món đặc sản tiểu hổ, càng thương những chú mèo xinh, ngoan ăn phải bả chuột, chết đau đớn, thảm thương.

Tài liệu đính kèm:

  • docb09-t4-lap.y.VBC.doc