Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Liên kết văn bản

Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Liên kết văn bản

MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU:

- Muốn đạt được mđ giao tiếp thì văn bản phải có tính liên kết. Sự liên kết ấy cần được thể hiện trên cả hai mặt: hình thức ngôn ngữ và nội dung ý nghĩa.

- Vận dụng những kiến thức đã học để bước đầu xây dựng được những văn bản có tính liên kết.

DẠY VÀ HỌC:

§ Bài cũ: Lớp 6: Văn bản là gì? Văn bản có những tính chất, có những loại nào?

 Văn bản là chuỗi lời nói miệng hay viết có chủ đề thống nhất, có liên kết mạch lạc, vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp

 Có 6 kiểu Văn bản thường gặp với các phương thức biểu đạt tương ứng: tự sự (trình bày dbiến sự việc) , mtả (tái hiện trạng thái, sự vật, con người), biểu cảm (bày tỏ tình cảm, cảm xúc), nghị luận (nêu ý kiến, đánh giá, bàn luận), thuyết minh (gthiệu đặc điểm, tính chất, phương pháp), hành chính - công vụ (trình bày ý muốn, q định nào đó, thể hiện quyền hạn, trách nhiệm giữa người và người). Mỗi kiểu văn bản có mđích giao tiếp riêng.

§ Bài mới: hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu kỹ hơn về “LIÊN KẾT TRONG VĂN BẢN”

 

doc 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 808Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Liên kết văn bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 7 - TUẦN 1 
BÀI 1, TIẾT 4: LIÊN KẾT VĂN BẢN (1 tiết)
MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU:
Muốn đạt được mđ giao tiếp thì văn bản phải có tính liên kết. Sự liên kết ấy cần được thể hiện trên cả hai mặt: hình thức ngôn ngữ và nội dung ý nghĩa.
Vận dụng những kiến thức đã học để bước đầu xây dựng được những văn bản có tính liên kết.
DẠY VÀ HỌC:
Bài cũ: Lớp 6: Văn bản là gì? Văn bản có những tính chất, có những loại nào? 
Văn bản là chuỗi lời nói miệng hay viết có chủ đề thống nhất, có liên kết mạch lạc, vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp
Có 6 kiểu Văn bản thường gặp với các phương thức biểu đạt tương ứng: tự sự (trình bày dbiến sự việc) ï, mtả (tái hiện trạng thái, sự vật, con người)û, biểu cảm (bày tỏ tình cảm, cảm xúc), nghị luận (nêu ý kiến, đánh giá, bàn luận), thuyết minh (gthiệu đặc điểm, tính chất, phương pháp), hành chính - công vụ (trình bày ý muốn, q định nào đó, thể hiện quyền hạn, trách nhiệm giữa người và người). Mỗi kiểu văn bản có mđích giao tiếp riêng.
Bài mới: hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu kỹ hơn về “LIÊN KẾT TRONG VĂN BẢN”
CÂU HỎI VÀ DIỄN GIẢNG
THB:
Đọc phần I.1.a,b,c, trang 17:
c) Muốn đoạn văn có thể hiểu được thì nó phải có tính chất gì?
Giữa các câu còn chưa có sự liên kết. Muốn cho đoạn văn có thể hiểu được, phải có sự liên kết trong văn bản: Trước mặt cô giáo, con đã thiếu lễ độ với mẹ. Việc như thế không bao giờ con được tái phạm nữa. Bố nhớ cách đây mấy năm  người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tánh mạng để cứu sống con! Bố rất yêu con, En-ri-cô ạ, con là niềm hi vọng tha thiết nhất của đời bố, nhưng thà rằng bố không có con, còn hơn là thấy con bội bạc với mẹ. Thôi, trong một thời gian con đừng hôn bố: bố sẽ không thể vui lòng đáp lại cái hôn của con được.
Phải làm cho nộâi dung của các câu , các đoạn thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau
Đọc phần II.2. a,b,c, trang 18:
b) -> Thêm từ ngữ liên kết vào : Một ngày kia  Còn bây giờ giấc ngủ đến với con dễ dàng 
c) -> Để văn bản có tính liên kết: Phải biết kết nối các câu, các đoạn trong văn bản bằng những phương tiện ngôn (từ, câu ) thích hợp.
LUYỆN TẬP: 1,2: ở lớp. 3,4,5 ở nhà
GHI BẢNG
THB:
liên kết làm văn bản có nghĩa, dễ hiểu.
Để VB có tính LK: ND câu, đoạn phải thống nhất, nối câu bằng các phương tiện LK: từ, ngữ, câu
GHI NHỚ:
(Tr 18)
- VD: Một ngày kia  Còn bây giờ
 GỢI Ý GIẢI BÀI TẬP:
Sắp xếp câu văn (theo thứ tự: 1,4,2,5,3)
Các câu văn dưới đây đã có sự liên kết chưa? Vì sao?
Về hình thức: Câu 1 & 2 giới thiệu hoàn cảnh, câu 3 & 4 có từ ngữ liên kết: Sáng nay  Còn chiều nay
Về nội dung: 4 câu không nói về một chủ đề thống nhất nào, do đó không có liên kết văn bản.
Vậy những câu trên chưa có tính liên kết văn bản thật sự, vì sự liên kết trong văn bản phải hội đủ hai yếu tố nội dung chủ đề và hình thức liên kết.
Điền từ ngữ thích hợp:tùy HS, miễn hợp lí, hoặc theo thứ tự:bà, bà, cháu, bà, bà, cháu, thế là.
“Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con ” (Đoạn kết). 
Nếu tách hai câu trên ra khỏi cả đoạn văn, thì câu đầu nói về mẹ. Câu kế nói về con là không thống nhất, không có sự liên kết văn bản.nhưng ở đây, sự liên kết giữa hai câu trên vẫn là chặt chẽ vì:
Về từ ngữ liên kết có : đêm nay  ngày mai
Về nội dung thống nhất trong đoạn văn: đêm nay mẹ không ngủ được, thao thức nghĩ những việc làm, những câu ngày mai sẽ nói với con ở những câu kế tiếp trong đoạn văn.
Liên tưởng sự liên kết trong văn bản với truyện “Cây tre trăm đốt”?
Nếu không có sự liên kết trong văn bản thì cũng giống như anh Khoai trong truyện Cây tre trăm đốt không có được câu thần chú “khắc nhập”, dù đã có đủ 100 đốt tre thì cũng không thành cây tre trăm đốt được.
CỦNG CỐ: từng ý trong phần ghi nhớ, vd.
DẶN DÒ: HỌC ghi nhớ và ví dụ. SOẠN: “Bài 2, tiết 1: Cuộc chia tay của những con búp bê” 
TƯ LIỆU: CÁC PHÉP LIÊN KẾT CÂU (LỚP 8 CŨ)
PHÉP NỐI, LẶP, THẾ, LIÊN TƯỞNG, NGHỊCH ĐỐI
1. PHÉP NỐI: lk câu = từ, ngữ có nội dung chỉ quan hệ:quan hệ từ, từ ngữ chuyển tiếp, phụ từ.VD: 
Chuột Cống bị vuốt Mèo cào rách một miếng da mũi chảy máu. Nhưng đã quen nhiều trận, Chuột Cống không hề nao núng, quay lại, cứ lùi lũi xông lên. (QHT).
Ngày chủ nhật hôm ấy Giáp rất bận. Giáp vừa cuốc được mảnh vườn, vừa làm xong các bài tập, lại còn giặt cả quần áo nữa. Ngoài ra, Giáp còn đến thăm người bạn ốm ở xóm trên. (vừa vừa, lại còn: phụ từ; ngoà9 ra: từ ngữ chuyển tiếp).
PHÉP LẶP: dùng lại một yếu tố ngôn ngữ để tạo ra tính lk giữa các câu chứa yếu tố đó. Có 3 cách lặp cụ thể là: lặp từ vựng, lặp cấu trúc cú pháp, lặp ngữ âm. VD:
Bến nghé / của tiền / tan bọt nước.
Đồng Nai / tranh ngói / nhuốm màu mây (lặp cấu trúc cú pháp trong câu đối, luật thơ )
Sông kia rày đã nên đồng,
Chỗ làm nhà cửa chỗ trồng ngô khoai
Vẳng nghe tiếng ếch bên tai
Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò.
(Sông lấp – Trần Tế Xương) (lặp ngữ âm)
Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một  (lặp từ vựng).
PHÉP THẾ: dùng từ ngữ khác nhau nhưng cùng chỉ về một vật, một việc để thay thế cho nhau: các đại từ, từ ngữ gần nghĩa, đồng nghĩa, từ ngữ khác nhau cùng chỉ về một vật, việc. VD:
“Mùa xuân cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng.” (-> Các từ ngữ khác nhau cùng chỉ về cây gạo, riêng tất cà là đại từ)
PHÉP LIÊN TƯỞNG:
Những quan hệ liên tưởng thường gặp là: vật – vật, vật – đặc trưng của vật, vật – công dụng, chức năng của vật, vật – hoàn cảnh (nguyên nhân – sự việc), sự việc – sự việc. VD: 
-“Cơn mưa kéo từ bờ bên kia sang. Những tia chớp làm quang cả bầu trời, mây hiện lên lộng lẫy như một bức tranh sơn mài. Gió quất mưa ầm ĩ trên mặt sông .” (liên tưởng vật – vật)
PHÉP NGHỊCH ĐỐI: dùng từ ngữ trái nghĩa, khẳng định – phủ định, mtả ước lệ có ý trái ngược nhau. VD: Mưa- nắng, béo – gầy, tự do – nô lệ
Dân tộc VN nay bị đặït trước hai con đường: một là khoanh tay cúi đầu trở lại nô lệ; hai là đấu tranh đến cùng để dành lấy tự do và độc lập.
Đàn ông nông nỗi giếng khơi
Đàn bà sâu sắc như cơi dựng trầu
Chúng muốn đốt ta thành tro bụi,
Ta hóa vàng, nhân phẩm lương tâm (Tố Hữu)
Nay tuy châu chấu đấu voi
Nhưng mai voi sẽ bị lòi ruột ra. (HCM)
------------HẾT-----------

Tài liệu đính kèm:

  • docb01-t4-lienketvban.doc