Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Mạch lạc trong văn bản

Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Mạch lạc trong văn bản

MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU: giúp HS :

- Có những hiểu biết bước đầu về mạch lạc trong văn bản và sự cần thiết phải làm cho văn bản có sự mạch lạc, không đứt đoạn hoặc quẩn quanh.

- Chú ý đến sự mạch lạc trong các bài tập làm văn.

DẠY VÀ HỌC:

- Bài cũ: ghi nhớ về “Bố cục trong văn bản” ? (Nội dung thống nhất, các đoạn rạch ròi.Trình tự xếp đặt giúp người viết đạt được mục đích giao tiếp.Bố cục văn bản thường có 3 phần: MB, TB, KB.

- Bài mới: Ở lớp 6 các em được cô giới thiệu về 6 kiểu văn bản với những phương pháp biểu đạt tương ứng (tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, hành chính-công vụ). Ta thấy dù là kiểu văn bản nào nó cũng đòi hỏi phải có một bố cục chặt chẽ, rành mạch, hợp lý. Ngoài bố cục ra, văn bản cũng cần phải mạch lạc để người đọc, người nghe thấy dễ hiểu và hứng thú. Tiết học ngày hôm nay chúng ta sẽ hướng dẫn cho các em tìm hiểu mạch lạc trong văn bản.

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 854Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Mạch lạc trong văn bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 7 - TUẦN 2 - BÀI 2 -TIẾT 4:
MẠCH LẠC TRONG VĂN BẢN (1 tiết)
MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU: giúp HS :
Có những hiểu biết bước đầu về mạch lạc trong văn bản và sự cần thiết phải làm cho văn bản có sự mạch lạc, không đứt đoạn hoặc quẩn quanh. 
Chú ý đến sự mạch lạc trong các bài tập làm văn.
DẠY VÀ HỌC:
Bài cũ: ghi nhớ về “Bố cục trong văn bản” ? (Nội dung thống nhất, các đoạn rạch ròi.Trình tự xếp đặt giúp người viết đạt được mục đích giao tiếp.Bố cục văn bản thường có 3 phần: MB, TB, KB.
Bài mới: Ở lớp 6 các em được cô giới thiệu về 6 kiểu văn bản với những phương pháp biểu đạt tương ứng (tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, hành chính-công vụ). Ta thấy dù là kiểu văn bản nào nó cũng đòi hỏi phải có một bố cục chặt chẽ, rành mạch, hợp lý. Ngoài bố cục ra, văn bản cũng cần phải mạch lạc để người đọc, người nghe thấy dễ hiểu và hứng thú. Tiết học ngày hôm nay chúng ta sẽ hướng dẫn cho các em tìm hiểu mạch lạc trong văn bản.
CÂU HỎI VÀ DIỄN GIẢNG
THB: mạch lạc trong văn bản và các điều kiện
- Học sinh đọc phần tìm hiểu bài (tr 31) 1. MẠCH LẠC TRONG VĂN BẢN LÀ GÌ?
Mạch lạc trong văn bản có những tính chất gì trong số các tính chất được kể ?
Thông suốt, liên tục, không đứt đoạn không làm mất đi sự liên kết chặt chẽ giữa các phần, các đoạn trong văn bản. (như các dòng máu lưu chuyển trong thân thể, chảy thông suốt là có sự mạch lạc, nếu tắt nghẽn là có tai biến, VD tai biến mạch máu não -> liệt nửa người hoặc chết đột ngột)
Có người cho rằng : trong văn bản, mạch lạc là sự tiếp nối các câu, các ý theo một trình tự hợp lí. Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao?
Không, vì còn phải thêm vào một tiêu chí nữa; phải cùng nói về một đề tài, một chủ đề xuyên suốt. Như bài bố cục trong văn bản, đoạn văn 1, tr 29: có mở đầu, có chuyển ý, có kết thúc nhưng người đọc không hiểu gì cả.
VD: bài Cổng trường mở ra, đề tài là “Suy nghĩ của người mẹ trước năm học mới của con. Chủ đề là “Nền giáo dục hiện tại và tương lai của dân tộc, của đất nước”-> đề tài nằm trong một chủ đề xuyên suốt nên có sự mạch lạc hoàn chỉnh.
CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ VĂN BẢN CÓ TÍNH MẠCH LẠC: ( HS đọc tiếp phần 2, tr 31: )
Văn bản CCTCNCBBxoay quanh những sự việc chính nào? những con búp bê đóng vai trò gì trong truyện? Hai anh em Thành và Thủy có vai trò gì?
Văn bản CCTCNCBB là câu chuyện về những cuộc chia tay,( chia tay búp bê, chia tay lớp học, chia tay anh em).
Tác giả mượn cuộc chia tay của những con búp bê để nói về cuộc chia tay của hai anh em ruột trong một nhà khi hạnh phúc gia đình tan vỡ.Tác giả không đặt tên truyện là “Cuộc chia tay của hai anh em” mà lại là “Cuộc chia tay của những con búp bê”. Đặt tên truyện như vậy tác giả muốn mượn chuyện đồ vật để nói về chuyện con người để hàm chứa ý nghĩa sâu sắc như trong phần ghi nhớ: Hãy chấm dứt những cuộc chia tay đau đớn như cuộc chia tay của hai anh em Thành – Thủy trong truyện để bảo vệ và gìn giữ những tình cảm tự nhiên, trong sáng của gia đình, để làm tròn trách nhiệm của bố mẹ đối với con cái
Hai anh em Thành và Thủy đều là nhân vật chính vì mọi sự việc của câu chuyện đều có sự tham gia của cả hai.
GHI BẢNG
THB:
Mạch lạc:
Có tính chất thông suốt, liên tục, không đứt đoạn .
Các điều kiện để văn bản có tính mạch lạc:
Có từ ngữ làm phương tiện liên kết các câu văn, đoạn văn.
Các từ ngữ: chia tay, chia đồ chơi.. có phải là chủ đề (vấn đề chủ yếu) liên kết các sự việc trên thành một thể thống nhất không? Đó có thể xem là mạch lạc của văn bản không?
Không, đó chỉ là các từ ngữ làm phương tiện liên kết các câu văn, đoạn văn lại với nhau thôi. Cần phải có thêm một điều nữa, là văn bản phải cùng nói về một đề tài, một chủ đề xuyên suốt thì văn bản ấy mới có tính mạch lạc.
Trong văn bản CCTCNCBB, có đoạn kể hiện tại, có đoạn kể quá khứ các đoạn ấy nối với nhau theo mối liên hệ nào? Những mối liên hệ ấy có tự nhiên không?
Tất cả, nhưng nhiều nhất là liên hệ theo trình tự thời gian.
Những mối liên hệ ấy tự nhiên và hợp lí. Trong văn bản, cái mạch văn (sự chia tay) được thể hiện dần dần. Nó đã được người tạo lập văn bản dẫn dắt theo một con đường sao không bị quẩn quanh hay đứt đoạn. Ví dụ: Như ở trong truyện “ Cuộc chia tay của những con búp bê” ngay từ đầu ta không thể biết ngay được là hai anh em Thành, Thủy (và những con búp bê của hai anh em) rốt cuộc có phải chia tay với nhau hay không. Cuộc chia tay (của hai anh em) và không chia tay (của hai con búp bê) luôn có những diễn biến mới mẻ qua các phần, các đoạn.
Từ thực tế của truyện “ Cuộc chia tay của những con búp bê” em nhận thấy mạch lạc cần thiết như thế nào cho văn bản?
SGK/32
HĐ 3 : Củng cố: Như thế nào là một bố cục rành mạch, hợp lý? 
Em hãy cho ví dụ để minh họa về tính mạch lạc trong văn bản?
Dặn dò:Học thuộc lòng phần ghi nhớ SGK/34. Soạn bài và sưu tầm các bài ca dao nói về “tình cảm gia đình” SGK/36,37,38,39
Văn bản phải cùng nói về một đề tài, một chủ đề xuyên suốt.
Các (phần, đoạn, câu) tiếp nối theo trình tự rõ ràng, hợp lí, gợi hứng thú cho người đọc. 
II/ GHI NHỚ : 
 (SGK/32)
III/ LUYỆN TẬP:
1. (a): Tìm hiểu sự mạch lạc của văn bản “Mẹ tôi” (Edmondo De Amicis): 
- MB: giới thiệu của nhân vật “tôi”, nói rõ lí do vì sao mà bố viết thư cho con trai đọc.
- TB: nội dung bức thư được cậu bé nhớ lại:
- KB: Bố yêu cầu nghiêm khắc rằng từ nay không lặp lại lỗi; phải xin lỗi mẹ.
- Chủ đề xuyên suốt văn bản ấy là “Lòng mẹ”. 
- Tất cả các đoạn các phần đều liên kết trôi chảy, gợi nhiều suy nghĩ cho người đọc.
1. (b1): Mạch lạc trong văn bản ““Lão nông và các con”:
Bố cục :
MB: 4 câu đầu: gthiệu hoàn cảnh, nhân vật, sự việc
TB: “Rằng ruộng đất bời bời bội thu”:Lời lão nông dặn lại các con & việc các người con thực hiện lời dặn của cha mình:
KB: 4 câu còn lại: Bài học rút ra từ câu chuyện trên:
Tất cả đã đáp ứng được yêu cầu của một bài văn tự sự.
1. (b2): Mạch lạc trong văn bản “ Giữa ngày mùa” của nhà văn Tô Hoài: * Ý tứ chủ đạo xuyên suốt toàn đoạn văn là:
“Sắc vàng trù phú, đầm ấm của đồng quê vào mùa đông, giữa ngày mùa”.
- Câu đầu: Giới thiệu bao quát về sắc vàng trong thời gian và trong không gian
Sau đó: Tác giả sẽ nêu lên những biểu hiện của sắc vàng trong thời gian và không gian đó.
Hai câu cuối: Là nhận xét, cảm xúc về màu vàng đó.
Nhận xét sau tiết dạy:
Hướng dẫn bài tập về nhà:
1.(a): 
Tìm hiểu sự mạch lạc của văn bản “Mẹ tôi” (Edmondo De Amicis): 
- MB: giới thiệu của nhân vật “tôi”, nói rõ lí do vì sao mà bố viết thư cho con trai đọc.
- TB: nội dung bức thư được cậu bé nhớ lại:
+ Bố nhắc sự việc hỗn láo của En-ri-cô với mẹ.
+ Bố nhắc lại quá khứ mẹ lo mất con; đánh giá sự hi sinh vô giá của mẹ.
+ Bố giả định ngày mất của mẹ và sự hối hận của con đã muộn màng.
- KB: Bố yêu cầu nghiêm khắc rằng từ nay không lặp lại lỗi; phải xin lỗi mẹ.
- Chủ đề xuyên suốt văn bản ấy là “Lòng mẹ”. 
- Tất cả các đoạn các phần đều liên kết trôi chảy, gợi nhiều suy nghĩ cho người đọc.
1. (b1): Mạch lạc trong văn bản ““Lão nông và các con”:
Bố cục :
MB: 4 câu đầu: gthiệu hoàn cảnh, nhân vật, sự việc
TB: “Rằng ruộng đất bời bời bội thu”:Lời lão nông dặn lại các con & việc các người con thực hiện lời dặn của cha mình:
KB: 4 câu còn lại: Bài học rút ra từ câu chuyện trên:
Bài thơ “Lão nông và các con” của nhà văn La Phông-ten ngoài việc cho ta bài học “Lao động là vàng”, còn gợi cho ta nhiều bài học về lòng quyết tâm , sự bền bỉ, tính kiên trì và lòng yêu quý ruộng đất. Tất cả đã đáp ứng được yêu cầu của một bài văn tự sự.
1. (b2): Mạch lạc trong văn bản “ Giữa ngày mùa” của nhà văn Tô Hoài:
* Ý tứ chủ đạo xuyên suốt toàn đoạn văn là:
	“Sắc vàng trù phú, đầm ấm của đồng quê vào mùa đông, giữa ngày mùa”.
Ý tứ ấy được dẫn dắt theo một “ dòng chảy” hợp lý, phù hợp với nhận thức của người đọc.
Câu đầu: Giới thiệu bao quát về sắc vàng trong thời gian (mùa đồng, giữa ngày mùa) và trong không gian (làng quê)
Sau đó: Tác giả sẽ nêu lên những biểu hiện của sắc vàng trong thời gian và không gian đó.
Hai câu cuối: Là nhận xét, cảm xúc về màu vàng đó.
Một trình tự với ba phần nhất quán và rõ ràng như thế đã làm cho mạch văn thông suốt và bố cục của đoạn văn trở nên mạch lạc.
4. Tìm hiểu sự mạch lạc của văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” (Khánh Hoài): 
Ý chủ đạo của truyện là cuộc chia tay của hai anh em và hai con búp bê. Nếu kể chi tiết nguyên nhân dẫn đến cuộc chia tay của hai người lớn có thể làm cho ý tứ chủ đạo bị phân tán, không giữ được sự thống nhất, và do đó, làm mất đi sự mạch lạc của câu chuyện. Vả lại nếu đưa chuyện “người lớn” vào đây e rằng nếu xử lí không khéo dễ gây sự phê phán phản tác dụng.
-------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docb02-t4-mlactrvb(SL).doc