MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU:
Giúp HS cảm nhận và thấm thía những tìng cảm thiêng liêng sâu nặng của cha mẹ đ/v con cái.
DẠY VÀ HỌC:
§ Bài cũ: ghi nhớ về bài “Cổng trường mở ra”?
Như những dòng nhật kí tâm tình, nhỏ nhẹ và sâu lắng, bài văn giúp ta hiểu thêm tấm lòng thương yêu, tình cảm sâu nặng của người mẹ đ/v con và vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống mỗi con người.
§ Bài mới: Em hãy nêu một câu ca dao về cha mẹ có chín chữ cù lao mà em biết ?
Công cha như núi ngất trời / nghĩa mẹ như nước ngời ngời biển Đông
Núi cao, biển rộng mênh mông / cù lao chín chữ ghi lòng con ơi.
(Hay định nghĩa vui về gia đình của chương trình SV96: Gia đình có núi Thái Sơn, có biển Thái Bình và có mình trong đó.)
Tiếp tục chủ đề về biết ơn cha mẹ, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp văn bản: “Mẹ tôi”của một nhà văn người Ý, tác giả của quyển sách nổi tiếng khắp thế giới: Tấm lòng cao thượng (bản dịch xưa), và nay là: “Những tấm lòng cao cả”, nhà văn Ét-môn-đô đơ A-mi-xin.
§ Bố cục: bài văn được phân đoạn như thế nào? Tiêu đề của mỗi đoạn nên đăt ra sao?
MB: đoạn đầu: giới thiệu thời gian, tình huống, nhân vật, sự việc.
TB: “Trước mặt cô giáo -> tình thương yêu đó”: những lời bố viết cho con về mẹ khi con đã phạm lỗi thiếu lễ độ với mẹ.
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 7 - TUẦN 1 BÀI 1, TIẾT 2: MẸ TÔI (1 tiết) (Edmondo De Amicis (Éùt-môn-đô đơ A-mi-xin) , Ý. Trích: Những tấm lòng cao cả) MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU: Giúp HS cảm nhận và thấm thía những tìng cảm thiêng liêng sâu nặng của cha mẹ đ/v con cái. DẠY VÀ HỌC: Bài cũ: ghi nhớ về bài “Cổng trường mở ra”? Như những dòng nhật kí tâm tình, nhỏ nhẹ và sâu lắng, bài văn giúp ta hiểu thêm tấm lòng thương yêu, tình cảm sâu nặng của người mẹ đ/v con và vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống mỗi con người. Bài mới: Em hãy nêu một câu ca dao về cha mẹ có ‘chín chữ cù lao’ mà em biết ? Công cha như núi ngất trời / nghĩa mẹ như nước ngời ngời biển Đông Núi cao, biển rộng mênh mông / cù lao chín chữ ghi lòng con ơi. (Hay định nghĩa vui về gia đình của chương trình SV’96: Gia đình có núi Thái Sơn, có biển Thái Bình và có mình trong đó.) Tiếp tục chủ đề về biết ơn cha mẹ, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp văn bản: “Mẹ tôi”của một nhà văn người Ý, tác giả của quyển sách nổi tiếng khắp thế giới: Tấm lòng cao thượng (bản dịch xưa), và nay là: “Những tấm lòng cao cả”, nhà văn Éùt-môn-đô đơ A-mi-xin. Bố cục: bài văn được phân đoạn như thế nào? Tiêu đề của mỗi đoạn nên đăït ra sao? MB: đoạn đầu: giới thiệu thời gian, tình huống, nhân vật, sự việc. TB: “Trước mặt cô giáo -> tình thương yêu đó”: những lời bố viết cho con về mẹ khi con đã phạm lỗi thiếu lễ độ với mẹ. KB: đoạn còn lại: lời nhắn nhủ của bố đối với con về sựï lễ độ đối với mẹ. CÂU HỎI VÀ DIỄN GIẢNG ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: Tóm tắt nội dung văn bản ? En-ri-co đã có những lời nói thiếu lễ độ với mẹ mình. Vì thế, bố En-ri-co đã gởi cho em một bức thư. Bức thư ấy của ông đã gợi tả người mẹ của En-ri-co, một người phụ nữ sẵn sàng hi sinh hết thảy vì hạnh phúc của con mình. Bố của En-ri-co rất giận En-ri-co vì em đã dám xúc phạm một con người cao quý đến thế, một con người thương yêu em đến thế. Oâng buộc En-ri-co phải xin lỗi mẹ và hứa sẽ không bao giờ được làm như thế nữa. GHI BẢNG Tác giả, tác phẩm: (SGK) Phân tích: Những ý quan trọng trong văn bản “Mẹ tôi”: Đọc - hiểu văn bản: Văn bản là một bức thư của người bố gửi cho con, nhưng tại sao tác giả lại lấy nhan đề là “Mẹ tôi”? -> Tuy văn bản là một bức thư của người bố gửi cho con, nhưng tác giả lại lấy nhan đề là “Mẹ tôi’ vì đó chính là chủ đề chính mà người bố đề cập tới trong thư. Thái độ của người bố đối với En-ri-co qua bức thư là thái độ như thế nào? a. Căm tức ; b. Chán nản ; c. Lo âu ; d. nghiêm khắc và buồn bã (X) . Dựa vào đâu mà em biết được? -> Dựa vào 2 đoạn đầu của bức thư. Lí do gì đã khiến ông có thái độ ấy? Vì ông để ý sáng nay, “Trước mặt cô giáo, con đã thiếu lễ độ với mẹ. Việc như thế không bao giờ con được tái phạm nữa. En-ri-co của bố ạ! Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy” Trong truyện có những hình ảnh , chi tiết nào nói về người mẹ của En-ri-co? Người mẹ của En-ri-co, theo lời của người bố, đã thức suốt đêm lo lắng cho con, sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con. Qua đó em hiểu mẹ của En-ri-co là người như thế nào? Mẹ của En-ri-co là người có thể hi sinh tất cả vì con. Theo em, điều gì đã khiến En-ri-co “xúc động vô cùng” khi đọc bức thư của bố? En-ri-co “xúc động vô cùng” khi đọc bức thư của bố vì những lời bố viết rất thật, rất chân tình, qua trải nghiệm thực tế. Theo em, tại sao người bố không nói trực tiếp với En-ri-co mà lại viết thư? Tình cảm sâu sắc thường tế nhị và kín đáo nhiều khi không nói trực tiếp được. Hơn nữa viết thư tức là chỉ nói riêng cho người mắc lỗi biết, vừa giữ được sự kín đáo tế nhị, vừa không làm người mắc lỗi mất đi lòng tự trọng. Đây chính là bài học sâu sắc về cách ứng xử trong cuộc sống gia đình cũng như trong nhà trường và xã hội. Củng cố: Tác giả, tác phẩm ? Phân đoạn, nêu tiêu đề mỗi đoạn và tóm tắt văn bản ? Ghi nhớ? Dặn dò: Học thuộc ghi nhớ. Chuẩn bị bài kế: “Từ ghép’. Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố. Cách đây mấy năm, mẹ đã thức suốt đêm bên chiếc nôi của con khi con bệnh. Trong đời con, ngày buồn thảm nhất sẽ là ngày mà con mất mẹ. Lúc con trưởng thành con sẽ thiết tha mong được nghe lại tiếmg nói của mẹ. Con sẽ cay đắng, tự dằn vặt lương tâm mình khi con nhớ lại những việc đã làm mẹ buồn phiền. Ghi nhớ: (SGK tr 12). “Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương đó”. (A-mi- xi) Nhận xét sau tiết dạy:
Tài liệu đính kèm: