Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 3: Từ ghép

Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 3: Từ ghép

MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU:

 Nắm được cấu tạo và ý nghĩa của các loại từ ghép.

DẠY VÀ HỌC:

Bài cũ: Nêu ghi nhớ về văn bản “Mẹ tôi”? (“Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương đó”. (A-mi- xi)

§ Bài mới:

v Lớp 6: Em còn nhớ điều ghì về kiến thức cấu tạo từ ở lớp 6?

- Đơn vị cấu tạo từ là tiếngkhi nói, là chữ khi viết. Từ một tiếng là từ đơn. Từ hai tiếng trở lên là từ phức. Từ phức gồm từ ghép (các tiếng có quan hệ về nghĩa), và từ láy (các tiếng có quan hệ láy âm: láy âm đầu, láy vần, láy toàn bộ).

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 833Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 3: Từ ghép", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 7 - TUẦN 1 
BÀI 1, TIẾT 3: TỪ GHÉP (1 tiết)
MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU:
Nắm được cấu tạo và ý nghĩa của các loại từ ghép.
DẠY VÀ HỌC:
Bài cũ: Nêu ghi nhớ về văn bản “Mẹ tôi”? (“Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương đó”. (A-mi- xi)
Bài mới: 
Lớp 6: Em còn nhớ điều ghì về kiến thức cấu tạo từ ở lớp 6?
Đơn vị cấu tạo từ là ‘tiếng’khi nói, là ‘chữ ’ khi viếtõ. Từ một tiếng là từ đơn. Từ hai tiếng trở lên là từ phức. Từ phức gồm từ ghép (các tiếng có quan hệ về nghĩa), và từ láy (các tiếng có quan hệ láy âm: láy âm đầu, láy vần, láy toàn bộ). 
Tóm tắt như sau:
TƯ Ø(Đơn vị tạo nên câu)
TỪ ĐƠN 	 TỪ PHỨC (gồm 2 tiếng trở lên)
(Chỉ gồm 1 tiếng)
TỪ GHÉP TỪ LÁY
 (Các tiếng có quan hệ về nghĩa) (các tiếng có quan hệ láy âm)
Ta cũng đã học TỪ GHÉP: được cấu tạo bằng cách ghép 2 hoặc nhiều tiếng có nghĩa với nhau. bằng cách này, từ ghép có thêm những nghĩa mới:
có khi khái quát hơn. VD:
+ Aên ở, khái quát hơn ăn, ở. Ơû đây có nghĩa là cách sống.
+ Đùm bọc: Giúp đỡ, cưu mang, bảo vệ.
+ Hương vị: Sắc thái, không khí, nét đẹp riêng 
Có khi cụ thể hơn. 
VD: Con trưởng, con trai, con gái đều cụ thể hơn CON.
Lớp 7: Hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu kĩ hơn về hai loại từ ghép đã học qua ở lớp 6, nhưng chưa định danh, chưa nói rõ tên 2 loại từ ghép đó.
CÂU HỎI VÀ DIỄN GIẢNG
TÌM HIỂU BÀI:
HS đọc phần I, câu 1, trang 13, và trả lời câu hỏi:
Trong các từ ghép bà ngoại, thơm phức ở những ví dụ sau, tiếng nào là tiếng chính, tiếng nào là tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính? Em có nhận xét gì về trật tự của các tiếng trong những từ ấy?
Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại (Lí Lan)
GHI BẢNG
I. THB: Bà ngoại, thơm phức 
TGCP: chính trước, phụ sau.
Có tính phân nghĩa, nghĩa hẹp hơn tiếng chính
Cốm không phải thức quà của người ăn vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ  (Thạch Lam)
Bà, hương là những tiếng chính; tiếng ngoại, phức là những tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cụ thể hơn cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau. Đó là những từ ghép chính phụ.
Vậy từ ghép chính phụ là gì? cho vài ví dụ khác chúng minh? (ghi bảng phần THB cho phần TGCP, bên phần ghi bảng)
HS đọc 2 ý đầu ghi nhớ 1 trang 14.
HS đọc tiếp phần I, câu 2, trang 14 và chuẩn bị trả lời:
Các tiếng trong hai từ ghép “quần áo, trầm bổng” ở những vd sau có phân ra tiếng chính, tiếng phụ không?
Việc chuẩn bị quần áo mới, giày nón mới, cặp sách mới , tập vở mới , mọi thứ đâu đó sẵn sàng, khiến con cảm nhận được sự quan trọng của ngày khai trường.
Mẹ không lo nhưng không ngủ được. Cứ nhắm mắt lại 1à dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng 
Các tiếng trong hai từ ghép quần áo, trầm bổng không phân ra tiếng chính, tiếng phụ mà có tính hợp nghĩa. Chúng là những từ ghép đăûng lập, nghĩa của chúng khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó. DIỄN GIẢNG:
quần:(dt) Đồ mặc từ thắt lưng trở xuống, có hai ống che chân hoặc đùi.
áo: (dt) Đồ mặc từ cổ trở xuống, chủ yếu che lưng, ngực và bụng. 
quần áo: (dt) đồ mặc nói khái quát. VD: Quần áo may sẵn.
trầm:(tt) (giọng, tiếng) thấp và ấm. Giọng trầm.
bổng: :(tt) (giọng, tiếng) cao và trong. Tiếng sáo khi bổng khi trầm. Giọng nói lên bổng xuống trầm.
trầm bổng: (tt) (âm thanh) lúc trầm lúc bổng, nghe êm tai. VD: Tiếng hát du dương trầm bổng. Tiếng khèn trầm bổng réo rắt.
TÌM HIỂU NGHĨA CỦA TỪ GHÉP:
HS đọc tiếp phần II, câu 1, 2 (trang 14) và chuẩn bị trả lời:
So sánh nghĩa của từ bà ngoại với nghĩa của bà; nghĩa của từ thơm phức với nghĩa của thơm, em thấy có gì khác nhau? (ghi bảng phụ phần in đậm):
Bà(dt) 1) Người đàn bà thuộc thế hệ sinh ra cha hoặc mẹ (có thể dùng để xưng gọi). Bà nội, bà ngoại, bà thím thím của cha hoặc mẹ) 2) Từ dùng để chỉ hoặc gọi người đàn bà đứng tuổi hoặc kính trọng. Bà giáo. 3) Từ người đàn bà tự xưng khi tức giận: Bà bảo cho mà biết!
bà ngoại: (dt) Người đàn bà thuộc thế hệ sinh ra mẹ.
thơm: (tt) 1) Có mùi như hương của hoa, dễ chịu, làm cho thích ngửi; trái với thối. Hoa thơm. Cuốn sách mới in, còn thơm mùi mực. 2) (Tiếng tăm) tốt, được mọi người nhắc đến, ca ngợi. Đói cho sách, rách cho thơm. (tục ngữ )
thơm phức: (tt) có mùi thơm bốc lên mạnh, hấp dẫn. Hành phi thơm phức. Mùi nước hoa thơm phức.
Đây là những từ ghép chính phụ, có tính chất phân nghĩa. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính. Tiếng phụ có tác dụng bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính. Cần chú ý là các tiếng phụ tuy có tác dụng phân nghĩa để cấu tạo từ ghép làm tên gọi của một loại sự vật, hoạt động , tính chất, nhưng không nên từ nghĩa của tiếng phụ để suy luận một cách máy móc, hiểu sai nghĩa đích thực của từ ghép chính phụ. VD: “cà chua” là một loại cây, quả chứ không phải là “cà có vị chua”; “hoa hồng” là một loại hoa chứ không phải nhất thiết nó phải là màu hồng. (ghi bảng tiếp phần THB cho nghĩa của TGĐL)
Các tiếng để tạo từ ghép chính phụ không bắt buộc phải cùng trường nghĩa (so với các tiếng tạo từ ghép đẳng lập.
- quần áo, trầm bổng.
à TGĐL: có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp.
-> có tính hợp nghĩa, nghĩa khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó.
II. Ghi nhớ: 
Từ ghép có hai loại: TGCP & TGĐL
Từ ghép chính phụ có tiếng chính đứng trước và tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính, đứng sau. 
VD: 
bà ngoại, thơm phức 
con trưởng, con trai, con gái 
dưa hấu, cá trích, ốc bươu 
Từ ghép đăûng lập có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp (không phân ra tiếng chính, tiếng phụ)
VD: - quần áo, 
 Trầm bổng
ăn ở, đùm bọc, hương vị 
giấy má, viết lách, quà cáp
gang thép, mực thước, gương mẫu, sắt son  
So sánh nghĩa của từ quần áo với nghĩa của mỗi tiếng quần, áo; nghĩa của từ trầm bổng với nghĩa của mỗi tiếng trầm, bổng, em thấy có gì khác nhau?
quần:(dt) Đồ mặc từ thắt lưng trở xuống, có hai ống che chân hoặc đùi.
áo: (dt) Đồ mặc từ cổ trở xuống, chủ yếu che lưng, ngực và bụng. 
quần áo: (dt) đồ mặc nói khái quát. VD: Quần áo may sẵn.
trầm:(tt) (giọng, tiếng) thấp và ấm. Giọng trầm.
bổng: :(tt) (giọng, tiếng) cao và trong. Tiếng sáo khi bổng khi trầm. Giọng nói lên bổng xuống trầm.
trầm bổng: (tt) (âm thanh) lúc trầm lúc bổng, nghe êm tai. VD: Tiếng hát du dương trầm bổng. Tiếng khèn trầm bổng réo rắt.
Những từ quần áo, trầm bổng là những từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa. Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó.
Nghĩa của từ ghép đẳng lập có khi chuyển trường nghĩa so với nghĩa của các tiếng. VD: gang thép, mực thước, gương mẫu, sắt son  các yếu tố thuộc trường nghĩa sự vật, nhưng từ ghép đẳng lập lại thuộc trường nghĩa tính chất.
Từ ghép là một từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có nghĩa lại với nhau, nhưng cũng có một số tiếng trong cấu tạo từ ghép đã mất nghĩa, mờ nghĩa. Tuy vậy, ta vẫn xác định được đó là từ ghép chính phụ hay đẳng lập nhờ ý nghĩa chung của nó. Chẳng hạn: + tiếng hấu, trích, bươu trong dưa hấu, cá trích, ốc bươu không rõ nghĩa nhưng vẫn có thể khẳng định chúng là từ ghép chính phụ vì nghĩa của các từ này hẹp hơn nghĩa của các tiếng chính. + tiếng má trong giấy má, tiếng lách trong viết lách, cáp trong quà cáp cũng không còn rõ nghĩa, nhưng nghĩa của các từ ‘giấy má, viết lách, quà cáp’ khái quát hơn nghĩa của ‘giấy, viết, quà’, cho nên có thể khẳng định đây là những từ ghép đẳng lập. -> Nguyên nhân của sự mất nghĩa hay mờ nghĩa này là do sự phát triển lâu dài của lịch sử. Hiện nay, các nhà nghiên cứu đã tìm được nghĩa của một số từ mất nghĩa như đã trình bày ở phần đọc thêm, (trang 16)
CỦNG CỐ: hs đọc lại 2 ghi nhớ và vd cần nhớ.
TGCP có tính chất phân nghĩa. Nghĩa của TGCP hẹp hơn nghĩa của tiếng chính.
Từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa. Nghĩa của TGĐL khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó.
LUYỆN TẬP:	Ơû lớp: bài tập 1, 2, 3. Ở nhà: bài 4, 5, 6.
Xếp các từ ghép suy nghĩ, lâu đời, xanh ngắt, nhà máy, nhà ăn, chài lưới, cây cỏ, ẩm ướt, dầu duôi, cười nụ theo bảng phân loại sau:
Từ ghép chính phụ: Xanh ngắt, nhà máy, nhà ăn, cười nụ.
Từ ghép đẳng lập: Suy nghĩ, lâu đời, chài lưới, cây cỏ, ẩm ướt, đầu đuôi.
Điền thêm vào sau các tiếng dưới đây để tạo từ ghép chính phụ:
Bút . (chì), thước .(kẻ), mưa .(rào, phùn, ngâu), làm . (duyên, dáng, càng, ẩu ), ăn . (vụng, cơm, ảnh, cháo), trắng TAY, MẮT, vui . (miệng, lòng, thích, đùa ), nhát . (gan, gừng) .(TGĐL: xe cộ -> hai tiếng có nghĩa tương đương nhưng có một tiếng có nghĩa mạnh hơn lấn át nên từ kia dần dần mất nghĩa => trắng (tinh, trẻo, muốt, lốp) là TGĐL. Còn TGCP: 1 tiếng có nghĩa và 1 tiếng phụ)
Điền thêm vào sau các tiếng dưới đây để tạo từ ghép đẳng lập:
Núi . (non, rừng, sông, đồi), ham . (muốn, chuộng, hố, mê, thích), xinh . (đẹp, tươi, xắn, xẻo), mặt . (mày, mũi), học . (hành, hỏi, phẩm, tập), tươi . (sáng, sống, tắn, thắm, tỉnh, tốt, trẻ, vui)
Tại sao có thể nói một cuốn sách, một cuốn vở mà không thể nói một cuốn sách vở?
Có thể nói một cuốn sách, một cuốn vở vì sách vở là những danh từ chỉ sự vật tồn tại dưới dạng cá thể, có thể đếm được. Còn sách vở là từ ghép đẳng lập, chỉ chung về sách và vở, tài liệu học tập nghiên cứu nói khái quát. (VD chuẩn bị sách vở cho ngày khai trường. Vùi đầu trong sách vơ)û. Từ ghép đẳûng lập thường không đi chung với số từ (VD: không ai nói một cái chăn màn). Do đó không thể nói ‘một cuốn sách vở’.
a) Có phải mọi thứ hoa màu hồng đều gọi là hoa hồng không?
Hoa hồng là từ ghép chính phụ chỉ tên một loài hoa. Không phải mọi thứ hoa màu hồng đều gọi là hoa hồng. 
b) Nói “ Cái áo dài của chị em ngắn quá “ được vì áo dài là từ ghép phân nghĩa, chỉ tên một loại áo, chứ áo dài không bắt buộc phải dài.
c) Có phải mọi loại cà chua đều chua không? Nói: “Quả cà chua này ngọt quá” có được không? Tại sao?
không, vì chưa chắc mọi loại cà chua đều chua. 
Nói: “Quả cà chua này ngọt quá” được, vì từ ghép chính phụ “cà chua” không có nghĩa là một loại cà có vị chua, mà đó là tên gọi một loại cây, quả.
d) Có phải mọi loại cá màu vàng đều là cá vàng không? Cá vàng là loại cá như thế nào?
Không phải mọi loại cá màu vàng đều là cá vàng. Cá vàng là từ ghép chính phụ chỉ tên một loại cá nuôi làm cảnh., gốc ở cá diếc, vây to, đuôi lớn vàxòe rộng, thân thường hóa màu vàng đỏ.
So sánh nghĩa của các từ ghép: mát tay, nóng lòng, gang thép (Anh ấy là một chiến sĩ gang thép), tay chân (một tay chân thân tín), với nghĩa của những từ tạo nên chúng.?
Đây là những từ ghép đẳng lập, có tính chất hợp nghĩa và khái quát hơn so với những từ tạo nên chúng:
mát tay: (Người) thường dễ đạt được kết quả tốt, dễ thành công trong công việc làm cụ thể (như chữa bệnh, chăn nuôi) . Một thầy thuốc mát tay. Chị ấy nuôi lơn rất mát tay.
nóng lòng:có tâm trạng mong muốn cao độ làm việc gì. nóng lòng trở lại quê hương. Nóng lòng chờ đợi.
 gang thép: (= gan vàng, dạ sắt) ví tinh thần vững vàng, kiên định trước mọi khó khăn, thử thách .Anh ấy là một chiến sĩ gang thép. Những dũng sĩ gan vàng dạ sắt.
 tay chân: kẻ giúp việc đắc lực và tin cẩn cho người làm việc phi nghĩa (nói khái quát). Tay chân thân tín. Đưa tay chân vào nắm giữ các chức vụ quan trọng.
Thử phân tích cấu tạo của những từ ghép có ba tiếng máy hơi nước, than tổ ong, bánh đa nem theo mẫu sau:
Mẫu: cá đuôi cờ
máy hơi nước,	
than tổ ong, 	
bánh đa nem
Các kí hiệu trên để biểu diễn quan hệ của từ ghép chính phụ, mũi tên chỉ vào tiếng chính. Đây là loại từ ghép có tầng bậc phức tạp. 
Trong VD mẫu: cá đuôi cờ; tiếng ‘cờ’ là tiếng phụ bổ nghĩa cho tiếng chính ‘đuôi’. Đến lượt nó, cả tổ hợp đuôi cờ là thành phần phụ bổ nghĩa cho tiếng chính ‘cá’.
DẶN DÒ:học ghi nhớ và các ví dụ, làm bài tập 4, 5, 6. Soạn bài 1 tiết 4: “Liên kết câu trong văn bản”
TƯ LIỆU VỀ TRƯỜNG NGHĨA:
Chàng cóc ơi ! Chàng cóc ơi!
Thiếp bén duyên chàng có thế thôi
Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé
Ngàn năm khôn chuộc thói bôi vôi.
(Hồ Xuân Hương)
Chẳng phỉ liu điu vẫn giống nhà
Rắn đầu biếng học, chẳng ai tha
Thẹn đèn hổ lửa đau lòng mẹ
Nay thét mai gầm rát cổ cha
Ráo mép chỉ quen tuồng dối trá
Lằn lưng cam chịu vọt dăm ba
Từ rầy châu, lỗ chăm nghề học
Kẻo hổ mang danh tiếng thế gia. 
(Mỗi câu 1 giống rắn - LQĐ)
Thiếp từ khi lá thắm xe duyên, khi vận tía lúc cơn đen, điều dại điều khôn điều nhờ bố đỏ. Chàng ở dưới suối vàng nghĩ lại, vợ má hồng, con răng trắng, tím gan tím rột với trời xanh. 
(Vợ khóc chồng là thợ nhuộm - Nguyễn Khuyến)
--------------------HẾT-----------------

Tài liệu đính kèm:

  • docb01-t3-tughep.doc