Giáo án môn học Ngữ văn 8 (chi tiết)

Giáo án môn học Ngữ văn 8 (chi tiết)

Tiết 1 + 2 : Tôi đi học

 Thanh Tịnh

A. Mục tiêu cần đạt

Giúp HS :

- Cảm nhận được tâm trạng tới lớp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “ tôi ” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời.

- Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh.

B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

 1)Giáo viên:- Bài soạnvà tài liệu tham khảo.

- Tranh, ảnh buổi tựu trường

 2)Học sinh:- soạn bàivà kể lại một kỉ niệm sâu sắc của em trong ngày khai trường.

D. Tiến trình các hoạt động dạy và học

 

doc 228 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 733Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 8 (chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày dạy: 20-8-2008..
Tiết 1 + 2 : Tôi đi học
	Thanh Tịnh
A. Mục tiêu cần đạt
Giúp HS :
- Cảm nhận được tâm trạng tới lớp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “ tôi ” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời.
- Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh.
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
 1)Giáo viên:- Bài soạnvà tài liệu tham khảo.
- Tranh, ảnh buổi tựu trường
 2)Học sinh:- soạn bàivà kể lại một kỉ niệm sâu sắc của em trong ngày khai trường.
D. Tiến trình các hoạt động dạy và học
Hoạt động của giáo viên – học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 :Khởi động
I)Kiểm tra:gv kiểm tra vở soạn của hs.
II)Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Bài mới;
?Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Thanh Tịnh.
- Gv hướng dẫn hs đọc:Đọc giọng chậm, dịu, hơi buồn, lắng sâu. Chú ý lời nhân vật tôi, người mẹ, ông đốc.
- Đọc lại các CT : 2, 6, 7.
?Cảm xúc về buổi tựu trường đầu tiên của nhân vật tôi được khơi nguồn từ thời điểm nào?
Kỉ niệm ngày đầu tiên đến trường của “tôi” được kể theo trình tự không gian và thời gian nào?(trên đường tới trường đ nhìn thấy ngôi trường đ ngồi vào chỗ của mình; từ hiện tại nhớ về dĩ vãng):
?Buổi đầu được mẹ dẫn đi trên con đường làng thân thuộc nhưng “tôi” lại có cảm nhận về con đường và cảnh vật ấy ntn? Vì sao nhân vật “tôi” lại có cảm giác như vậy?
 Hs thảo luận nhóm( Lần đầu tiên được đến trường, bước vào một thế giới mới lạ)
- Chi tiết “ tôi không học sơn nữa ” có ý nghĩa gì?
- Có thể hiểu gì về NV “ tôi ” qua chi tiết “ Ghì thật chặt hai quyển ” và “ muốn thử sức mình tự cầm bút thước ”?
* TL nhóm : Khi nhớ lại ý nghĩ chỉ có người thạo mới cầm nổi mút thước, tác giả nhận xét : “ ý nghĩ ấytrên ngọn núi”. Hãy phát hiện và phân tích ý nghĩa của BPNT được sử dụng trong câu văn trên ”?
(NTSS đ kỷ niệm đẹp, đề cao việc học)
- HSđọc: “Trước sân trườngvẩn vơ”
 Cảnh trước sân trường làng Mĩ Lí trong tâm trí tác giả có gì nổi bật?
- Cảnh tượng được nhớ lại có ý nghĩa gì?
(Không khí ngày khai trường, tinh thần hiếu học, tình cảm sâu nặng của tác giả đối với mái trường)
- GV: khi chưa đi học, nhân vật “tôi” chỉ thấy ngôi trường Mĩ Lí cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà trong làng. Nhưng lần đầu tiên đến trường, cậu bé lại thấy trường làng Mĩ Lí trông vừa xinh xắn, vừa oai nghiêm như cái đình làng Hoà ấp. Hình ảnh so sánh : “ Trường như cái đình ” có ý nghĩa gì?
HSđọc “cũng như tôicảnh lạ”
- Khi tả những học trò nhỏ tuổi lần đầu tiên đến trường học, tác giả dùng hình ảnh so sánh nào? ý nghĩa của hình ảnh so sánh đó?
(Miêu tả sinh động, khát vọng bay bổng)
HS đọc “Ông đốcmái tóc tôi”
- Khi chờ nghe đọc tên, cảm giác của NV “tôi” như thế nào?
HS đọc “Một mùi hương lạ có thật”
? Khi bước vào lớp học, nhân vật “tôi” cảm nhận được những điều gì
HS trả lời, gv chốt lại:
 +Lạ:vì lần đầu vào lớp.
 +Không xa lạ vì bắt đầu có ý thức những thứ đó sẽ gắn bó với mình.
- Những chi tiết cuối văn bản nói thêm điều gì về NV “tôi”?
(yêu thiên nhiên, tuổi thơ nhưng yêu cả việc học)
- Qua dòng hồi tưởng của nhân vật “tôi”,Em có cảm nhận gì về thái độ, cử chỉ của những người lớn đối với các em bé lần đầu tiên đi học?
(Mọi người yêu thương, chăm chút, khuyến khích)
Hoạt động 3:
- Nhận xét về đặc sắc NT của truyện?
- Sức cuốn hút của tác phẩm, theo em được tạo nên từ đâu? trong các ý kiến sau, em đồng ý với ý kiến nào?
a)Bản thân tình huống truyện(buổi tựu trường đầu tiên).
b)Tình cảm ấm áp, trìu mến của người lớn với các em nhỏlần đầu đến trường.
c)Hình ảnh thiên nhiên, ngôi trường và các hình ảnh so sánh giàu sức gợi cảm. 
d)Những kỉ niệm trong sáng của tác giả ở buổi tựu trường đầu tiên được diễn tả theo trình tự thời gian.
Hoạt động4:
HS thảo luận, gv chốt lại
I. Đọc hiểu văn bản:
1. Tác giả
- Thanh Tịnh(1911-1988) quê ở Huế.
- truyện ngắn của ông đậm chất trữ tình, toát lên vẻ đẹp đằm thắm, tình cảm êm dịu trong trẻo.
2. Tác phẩm
Trích trong tập Quê mẹ 1941
3. Đọc, tìm hiểu chú thích
II. Phân tích
1)Khơi nguồn kỉ niệm:
Từ hiện tại:- Vào cuối thu.
 - Thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ=>gợi nhân vật tôi nhớ lại buổi học đầu tiên cùng những kỉ niệm trong sáng.
2)Tâm trạng, cảm giác của nhân vật “ tôi ” trong buổi tựu trường đầu tiên
a. Khi cùng mẹ đi trên đường tới trường
- Con đường cảnh vật vốn quen giờ cảm thấy lạ.
- Có sự thay đổi lớn trong lòng
- Thấy mình lớn lên, nhận thức về sự nghiêm túc học hành
- Cảm thấy trang trọng, đứng đắn với bộ quần áo mới, vở mới.
- Muốn được chững chạc như bạn
=>Hình ảnh so sánh, giàu sức gợi cảm, gắn với thiên nhiên trong sáng,trữ tình. Nhờ những hình ảnh ấy, ý nghĩ nhân vật được người đọc cảm nhận cụ thể, rõ ràng hơn.
b. Khi đứng giữa sân trường
*Khi nhìn ngôi trường:
- Sân trường rất đông người.
- Người nào cũng đẹp: quần áo sạch sẽ, gương mặt tươi vui, sáng sủa
=>Hình ảnh so sánh có tác dụng diễn tả cảm xúc,tâm trạng và sự đổi thay nhận thức của nhân vật “tôi”
- Cảm thấy mình bé nhỏ so với trường đ lo sợ
*Khi nhìn các bạn: “Họ như”
Hình ảnh so sánh nói lên những biến thái tâm lí đáng yêu của những cậu học trò mới.
* Khi ông đốc gọi tên
- Hồi hộp chờ nghe tên mình
- giật mình lúng túng khi gọi đến.
- Cảm thấy sợ khi sắp phải xa mẹ.
c) Khi cùng các bạn đi vào lớp
- Cảm thấy mình bước vào một thế giới khác và cách xa mẹ hơn bao giờ hết
đ giàu cảm xúc với trường, người thân
- Cảm thấy vừa xa lạ vừa gần gũi với mọi vật, với bạn.
- Vừa ngỡ ngàng vừa tự tin
=>Tóm lại:Tác giả đã diễn tả thật tinh tế tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của cậu học trò mới lần đầu đến trường.
3)Các nhân vật người lớn;
- Ông đốc: từ tốn, bao dung.
- Thầy giáo trẻ; vui tính, giàu tình thương.
- Các phụ huynh:quan tâm chu đáo cho con em
III. Tổng kết
1)Nghệ thuật:
-Truyện được bố cục theo dòng hồi tưởng, cảm nghĩ của nhân vật theo trình tự thời gian của buổi tựu trường.
- Kết hợp hài hoà giữa tự sự, miêu tả và biểu cảm.
- Giọng văn nhẹ nhàng, giàu cảm xúc-> Tạo chất trữ tình cho tác phẩm.
2)Nội dung:sgk
IV. Luyện tập
1)BT1 : Gợi ý
- Dòng cảm xúc ấy diễn biến ntn trong bước tựu trường đầu tiên của NV “tôi”?
- Dòng cảm xúc ấy được bộc lộ ra sao?
(thiết tha, gắn bó với những kỷ niệm thời thơ ấu; yêu quý, nhớ một cách sâu sắc, chi tiết)
2)BT2:văn bản là một sự kết hợp hài hoà giữa tự sự, miêu tả và biểu cảm. Em hãy chỉ rõ sự kết hợp hài hoà của các yếu tố đó.
 D: Dặn dò
- Phân tích tâm trạng NV “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên.
- Làm BT2 (SGK); 1, 2, 4 (SBT)
- Soạn cấp độnkhái quát của nghĩa từ ngữ.
-Soạn “Trong lòng mẹ”
Ngày 22-8-2008
Tiết 3 : Cấp độ khái quát nghĩa của từ 
A. Mục tiêu cần đạt
Giúp HS :
- Hiểu rõ cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ và mối quan hệ về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
- Rèn luyện tư duy trong việc nhận thức mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng.
B. Chuẩn bị của giáo viên và hs
 1)GV:- Bài soạn+tài liệu tham khảo.
- Bảng phụ
2)HS: đọc trước bài ở nhà
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học;
Hoạt động của giáo viên – học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 :Khởi động:
I)Kiểm tra :Gvkiểm tra sự chuẩn bị bài của hs.
II)Giới thiệu bài:
Hoạt động 2:
- HS quan sát sơ đồ. Chú ý cách trình bầy thành ba hàng.
- Nghĩa của từ “ động vật ” rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của từ “ thú, chim, cá ”? Vì sao?
- Nghĩa của từ “ thú ” rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ “ voi, hươu ”?
- Qua phân tích, em hiểu ntn về phạm vi khái quát nghĩa của từ ngữ?
- HS đọc ghi nhớ
Hoạt động 3 :
 BT1:Lập sơ đồ thể hiện cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ trong mỗi nhóm từ bên.(HS hđ độc lập)
BT2:Tìm từ ngữ có nghĩa rộng so với nghĩa của các từ ngữ ở mỗi nhóm bên.(HS thảo luận nhóm)
BT3: tìm các từ ngữ có nghĩa được bao hàm trong phạm vi nghĩa của mỗi từ ngữ bên(hs hđ nhóm)
I. Từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp
1. VD (Sơ đồ, SGK)
2)Nhận xét:
- Nghiãi của từ “động vật” rộng hơn nghiã của 3 từ thú, cá, chim->Phạm vi nghĩa của từ động vật bao hàm nghĩa của 3 từ trên.
- Thú, cá, chim có phạm vi nghĩa rộng hơn các từ: voi, hươu, tu húvà có phạm vi nghĩa hẹp hơn từ động vật.
* Ghi nhớ (SGK)
II. Luyện tập
1. Lập sơ đồ
a. Y phục :
 - Quần : quần đùi, quần dài
 - áo : áo dài, áo sơ mi
b.Vũ khí : 
-Bom : bom bi
-Súng : súng trường, đại bác
BT2 :
a. Chất độc
b. Nghệ thuật
c. Thức ăn
d. Nhìn
e. Đánh
BT3 :
c. Hoa quả : quả cam, quả bưởi, quả dứa
d. Họ hàng : ông, bà, cha, mẹ, bác, cô
e. Mang : xách, khiêng, gánh
BT4 :
a. Thuốc lào
b. Thủ quỹ
c. Báo điện
d. Hoa tai
BT5 :
- ĐT có nghĩa rộng : khóc
- ĐT có nghĩa hẹp : nức nở, sụt sùi
E. Dặn dò
- Học thuộc ghi nhớ
- Làm BT 6, 7 (SBT)
- Xem trước bài : Trường từ vựng
Ngày 25-8-2008
Tiết 4 : Tính thống nhất về chủ đề của văn bản
A. Mục tiêu cần đạt
Giúp HS :
- Nắm được chủ đề của VB, tính thống nhất về chủ đề của VB.
- Biết viết một VB bảo đảm tính thống nhất về chủ đề, biết xác định và duy trì đối tượng trình bày, chọn lựa, sắp xếp các phần để nêu bật ý kiến, cảm xúc của mình.
B. Chuẩn bị của gv và hs:
 1)GV:- Bài soạn.+Tài liệu tham khảo
- Bảng phụ (luyện tập)
2)HS:ôn lại kiến thức về văn bản(lớp 7) và đọc lại văn bản “Tôi đi học”
C. Tiến trình các hoạt động dạy và học
Hoạt động của giáo viên – học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Khởi động:
I)Kiểm tra: gv kiểm tra sự chuẩn bị của hs.Hãy nêu những yêu cầu cơ bản khi tạo lập 1 văn bản.
Định hướng:
- Yêu cầu mạch lạc.
- bố cục cân xứng hài hoà.
- yêu cầu liên kết giữa các phần.
- Văn bản phải thể hiện được chủ đề tư tưởng của người viết.
II)Giới thiệu bài mới:Tính thống nhất về chủ đề của văn bản là 1 yếu tố rất quan trọng trong quá trình tạo lập văn bản.Đây là yếu tố chi phối, ảnh hưởng đến các yếu tố khác khi tạo lập văn bản.
Hoạt động 2:Bài mới:
HS đọc lại VB “ Tôi đi học ”
- Tác giả nhớ lại những kỷ niệm sâu sắc nào trong thời thơ ấu của mình?
(mẹ dẫn đến trường, ông đốc gọi tên, xếp hàng vào lớp, bài học đầu tiên)
- Những kỷ niệm đó gợi lên cảm giác ntn trong lòng tác giả?
(thấy mình đã lớn, bỡ ngỡ, rụt rè)
- ND trả lời chính là chủ đề của VB “ Tôi đi học”. Em thử phát biểu chủ đề của VB ấy trong một câu.
- Vậy em hiểu chủ đề của VB là gì?
đ Ghi nhớ 1
- Căn cứ vào đâu em biết VB “ Tôi đi học” nói lên những kỷ niệm của tác giả về buổi tựu trường đầu tiên?
HS:Căn cứ vào nhan đề và đối tượng của văn bản.
- Hãy tìm các từ ngữ chứng tỏ tâm trạng hồi hộp in sâu trong lòng NV “ tôi ”?
- Tìm các từ ngữ, chi tiết nêu bật cảm giác mới lạ xen lẫn bỡ ngỡ của nhân vật “ tôi ” khi cùng mẹ đến trường, khi vào lớp?
- Từ việc phân tích trên, hãy cho biết tính thống nhất về chủ đề của VB được thể hiện ntn?
HS trả lời, gv chốt lại:Tính thống nhất về chủ đề văn bản được thể hiện ở phương diện hình thức và nội dung.Chúng không xa rời hoặc lạc sang chủ đề khác.
 +Hình thức:căn cứ vào nhan đề, đối tượng,các từ ngữ biểu thị ý nghĩa đi họcđược lặp đi lặp lại và các câu văn trực ti ... ắc; từ việc đi đường núi gợi ra chân lí đường đời : vượt qua gian lao chồng chất sẽ thắng lợi vẻ vang.
Hoạt động 3. II. Nhận xét sự khác biệt về hình thức nghệ thuật giữa các văn bản.
Các bài 15, 16 (vào nhà ngục... Đập đá...)
Thể thơ : bát cú đường luật với số câu, chữ được qđịnh chặt chẽ, cách gieo vần đối, niêm phải theo đúng luật thơ Đường
- Cách bộc lộ cảm xúc bằng h/a, âm điệu, ngôn ngữ thơ : Do luật thơ qui định chặt chẽ nên cách bộc lộ cảm xúc mang tính ước lệ.
- Vì sao thơ trong các bài 18, 19 được gọi là “thơ mới” ? chúng “mới” ở chỗ nào ?
Các bài 18, 19 (Nhớ rừng, quê hương)
- Thơ 8 chữ tự do với số câu không hạn định, gieo vần chân (hai vần bằng tiếp hai vần trắc0 khiến câu thơ tuôn trào theo cảm xúc và không bị qui định bởi niêm luật.
- Tự do, thoải mái , tự nhiên hơn do không bị công thức ? số câu, chữ và luật thơ. Cảm xúc tuôn trào, chân thành, tự nhiên, giọng điệu thơ mới mẻ, ngôn ngữ thơ sáng tạo, h/a gợi cảm.
- Thơ mới :
thoát khỏi hệ thống ước lệ của thơ cũ : mới mẻ trong nội dung, cách tân trong NT.
Hoạt động 4. III. Chép những câu thơ hay.
- Lưu ý : không chỉ là các câu có BPTT	- H/s tự lựa chọn → chép.
3. Hướng dẫn học tập.
	- Chuẩn bị ôn tập phần văn (tiếp theo).
Tiết 126.	Ôn tập phần Tiếng Việt học kì 2.
A. Mục tiêu cần đạt.
Giúp h/s nắm vững :
Các kiểu câu : trần thuật, nghi vấn, cầu khiến, cảm thán.
Các kiểu hành động nói : trình bày, hỏi, điểu khiển, hứa hẹn, bộc lộ cảm xúc.
Lựa chọn trật tự từ trong câu.
B. Tiến trình hoạt động dạy_học.
1. Bài cũ :
	- Nhắc lại các kiến thức tiếng Việt được học ở học kỳ II.
2. Ôn tập.
Hoạt động của GV + HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1.
- Nhắc lại đặc điểm hình thức và chức năng của các kiểu câu NV, CK, CT, T.T, PĐ ?
- Cho biết mỗi ? thuộc kiểu câu nào trong số các kiểu câu NV, CK, CT, TT, PĐ. 
- Dựa theo ? của câu (2) trong BT1, hãy đặt một câu NV ?
- Đặt câu CT có chứa từ : vui, buồn, hay, đẹp...
- Câu nào là câu TT, câu NV, câu CK?
- Câu nào trong số những câu NV trên được dùng để (điều băn khoăn cần được g.đáp)
- Câu nào trong số câu NV trên không được dùng để hỏi ? nó được dùng làm gì ?
Hoạt động 2.
(về nhà làm)
(H/s tự viết).
Hoạt động 3.
- Việc sắp xếp từ ngữ in đậm ở đầu câu có tác dụng gì ?
I. Kiểu câu : nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật, phủ định.
Bài tập 1 : Nhận diện kiểu câu trần thuật.
- Câu (1) : Câu TT ghép, có mọt về là dạng câu PĐ.
- Câu (2) : Câu TT đơn.
- Câu (3) : Câu TT ghép, vế sau có một VN, PĐ.
Bài tập 2 : Tạo câu nghi vấn.
- Cái bản tính tốt của người ta có thể bị những gì che lấp mất ? (câu PĐ).
- Những gì có thể che lấp mất cái bản tính tốt của người ta (câu CĐ).
Bài tập 3 : Đặt câu cảm thán.
Ôi, buồn quá !
buồn ơi là buồn !
Bài thơ hay quá !
Vui ơi là vui !
Bài tập 4: Xác định kiểu câu.
a. Câu TT : (1), (3), (6)
Câu CK : (4)
Câu NV : (2), (5), (7)
b. Câu NV dùng để hỏi : (7).
c. Câu NV không được dùng để hỏi : (2), (5).
- (2) biểu lộ sự ngạc nhiên về việc Lão Hạc nói về những chuyện có thể xảy ra trong tương lai xa.
- (5) để giải thích cho đề nghị ở câu (4).
II. Hành động nói.
1. Hãy xác định hành động nói.
(1) : h/đ kể.
(2) : h/đ bộc lộ cảm xúc.
(3) : h/đ nhận định.
(4) : h/đ đề nghị.
(5) : gt thêm ý câu (4)
(6) : h/đ phủ định bác bỏ.
(7) : h/đ hỏi.
2. xếp các câu ở BT 1 vào bảng tổng kết.
3. Viết câu th/hiện h/đ hứa hẹn.
III. Lựa chọn trật tự từ.
Bài tập 1 :
- Các trạng thái và hoạt động của sứ giả được xếp theo đúng thứ tự xuất hiện và th/hiện tâm trạng kinh ngạc → mừng rỡ → h/đ về tâu vua.
Bài tập 2.
a. Nối kết câu.
b. Nhấn mạnh đề tài của câu nói.
3. Hướng dẫn học tập.
- Làm bài tập 2 (II); 3(III).
- Ôn tập → Kiểm tra.
Tiết 127	Văn bản Tường Trình
A. Mục tiêu cần đạt.
Giúp h/s :
Hiểu những trường hợp cần viết vb tường trình.
Nắm được những đặc điểm của vb tường trình.
Biết cách làm một văn bản tường trình đáng qui cách.
B. Tiến trình hoạt động dạy_học.
1. Bài cũ :
	- Kiểm tra chuẩn bị
2. Bài mới.
Hoạt động của GV + HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1.
- H/s đọc thầm hai bản tường trình (SGK).
- Đại diện trả lời.
Từ nh/x, em rút ra những đặc điểm của vb tường trình ?
- H/s đọc các tình huống → trả lời các câu hỏi (1).
- H/s đọc 3 điều lưu ý.
- H/s làm việc cá nhân.
I. Đặc điểm của văn bản tường trình.
1. VD.
2. Nhận xét.
- Người viết là h/s viết cho cô giáo dạy văn và thầy hiệu trưởng nhằm mục đích :
	tường trình về việc nộp bài chậm, mất xe đạp.
- Nội dung : sự thiệt hại, mức độ trách nhiệm của người tường trình.
- Thể thức : theo những mục nhất định thời gian, địa điểm.
- Thái độ : khách quan, trung thực.
- Một số trường hợp cần viết bản tường trình trong học tập và sinh hoạt ở trường :
	+ Bị mất sách vở và dụng cụ h/t
	+ bài làm KT của em giống bài bạn.
	+ vô ý làm hỏng đồ TN trong giờ TH...
3. Ghi nhớ : SGK.
II. Cách làm văn bản tường trình.
1. Tình huống cần phải viết bản tường trình.
- a, b.
- d. (tuỳ TS mất lớn hay nhỏ)
2. Cách làm văn bản tường trình.
a. Thể thức mở đầu
b. Nội dung.
c. Kết thúc.
3. Lưu ý (SGK).
III. Luyện tập.
- Chọn 1 trường hợp cần viết bản tường trình.
- Viết.
3. Hướng dẫn học tập.
	- Nắm cách làm tường trình.
Tiết 128.	Luyện tập Làm Văn Bản Tường Trình.
A. Mục tiêu cần đạt.
Giúp h/s :
Ôn tập lại những tri thức về vb tường trình : m.đích, yêu cầu, cấu tạo của một bản tường trình.
Nâng cao năng lực viết tường trình cho h/s.
B. Tiến trình hoạt động.
1. Bài cũ :
	- Nêu bố cục phổ biến của vb tường trình.
2. Luyện tập.
Hoạt động của GV + HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1.
Hoạt động 2.
- Chỉ ra những chỗ sai trong việc sử dụng vb ở các tình huống a. b. c ?
- Suy nghĩ tìm ra 2 tình huống thường gặp trong c/s cần phải làm vb tường trình.
- Cá nhân h/s viết.
- H/s đọc → góp ý, nh/xét.
I. Ôn lí thuyết.
1. Mục đích viết tường trình.
2. Phân biệt giữa vb tường trình_bào cáo.
- giống :
	+ gửi lên cấp trên.
	+ Phải khách quan, trung thực.
- Khác : 
	+ báo cáo : tổng kết các công việc làm.
	+ tường trình : kể về sự việc (kèm đề nghị).
3. Bố cục : 3 phần.
II. Luyện tập
1. Chỗ sai :
a. Phải làm bản kiểm điểm.
b. Phải làm bản báo cáo.
c. phải làm bản báo cáo.
2. Ra tình huống.
- Mất xe đạp.
- Rời giấy tờ.
3. Viết văn bản tường trình.
4. Kiểm tra việc viết văn bản.
3. Hướng dẫn học tập.
	Làm BT 5 / T91 (SBT).
Tuần 33.	Bài 32.
	Tiết 129	Trả bài Kiểm Tra Văn
A. Mục tiêu cần đạt.
- Củng cố về các vb đã học.
- Rút ra ưu_nhược điểm của bài làm.
- Rèn kĩ năng tự nh/xét và chữa bài.
B. Chuẩn bị.
- Một số lỗi, một vài bài, đoạn văn khá.
C. Tiến trình hoạt động dạy_học.
I. Đề. (H/s nhắc lại).
II. Nhận xét.
Phần trắc nghiệm : Đều trả lời đúng.
Phần tự luận.
+ Ưu : Bố cục mạch lạc.
	Phân tích được nét đặc sắc của bức tranh quê hương (về ND)
+ Nhược : Phân tích NT mờ nhạt.
III. Đáp án.
	Phần trắc nghiệm	1 D	4 D
	2 D	5 A
	3 D	6 A
	Phần tự luận.
Mở : giới thiệu khái quát xét đặc sắc..
Thân :
Cảnh TN
Cảnh ra khơi : H/a con thuyền, dân chài.
Cảnh trở về : không khí, h/a dân chài, con thuyền
Kết 
Bài thơ_bức tranh qhương đặc sắc.
IV. Sửa lỗi.
* Diễn đạt.
- Qua bài thơ “Quê hương”, Tế Hanh đã vẽ nên một bức tranh thật đặc sắc của chính minh.
- Tế Hanh phải là một người rất yêu quê hương, phải là một tình cảm chân thành.
* Dùng từ :
- Thật vậy, t/giả miêu tả hoàn cảnh gia đình ông vốn làm nghề chài lưới.
- Tác giả đã vẽ ra hai hoàn cảnh : cảnh đoàn thuyền ra khơi...
- Bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh đã diễn tả bức tranh quê hương thật là đẹp
V. Đọc bài khá : Nguyễn Minh Thu, Bùi Thanh Trà.
VI. Kết quả : 100% TB, 60% G.
Tiết 130.	Kiểm Tra Tiếng Việt
A. Mục tiêu cần đạt.
- Giúp h/s:
- Củng cố các kiến thức : Các kiểu câu (TT, NV, CK, CT), các kiểu hành động nói, t/d của việc sắp xếp trật tự từ trong câu.
B. Tiến trình giờ kiểm tra.
	1. ổn định
	2. Gv phát đề (sổ lưu đề).
	3. Hs làm bài
	4. Gv thu bài
Tiết 131.	Trả bài Tập Làm Văn số 7.
A. Mục tiêu cần đạt.
- Giúp h/s : củng cố lại những kiến thức về các phép lập luận ch/m, gt về cách sử dụng từ ngữ, đặt câu và đặc biệt về các yếu tố biểu cảm, tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận.
B. Chuẩn bị.
- Một số lỗi cơ bản, đoạn văn, bài văn khá của h/s.
C. Tiến Trình hoạt động dạy_học.
I. Đề (h/s nhắc lại).
- yêu cầu :
	+ Kiểu bài : NL ch/m.
	+ Nội dung : Ca ngợi lòng nhân ái.
	Phê phán kẻ bất nhân.
	+ Phạm vi DC : văn học.
II. Nhận xét.
*Ưu :
- Nhìn chung nắm phương pháp NL : nêu luận điểm rõ ràng.
- Bố cục mạch lạc.
* Nhược :
- Một số chưa biết chọn lọc DC, còn lan man, xa đề.
- Một số chuyển ý vụng về, lí lẽ còn nghèo.
- Còn mắc lỗi về diễn đạt, dùng từ.
III. Sửa lỗi.
 Sai
- ... nhưng vẫn có nhứng người luôn quan tâm tới người khác như là ông đồ trong bài thơ của Vũ Đình Liên
- Thạch Sanh hiện lên hình ảnh của cái thiện.
- ... tạo nên bản sách dân tộc
- cai lệ và người nhà Lí trưởng ngã nhoà ra đất.
- bà lão hàng xóm sang cảnh báo cho gia đình chị Dậu 
- chúng ta phải tự hào và phát triển truyền thống
 Sửa lại
...
quan tâm tới ông đồ, đó là Vũ Đình Liên.
- Thạch Sanh là h/ảnh tiêu biểu...
- bản sắc.
-... nhào...
- ... báo...
- ...phát huy.
IV. Đọc bài khá : Hoài Linh, Minh Thu.
V. Kết quả : TB : 100%; G : 50%.
Tiết 132.	Văn bản Thông Báo.
A. Mục tiêu cần đạt.
Giúp h/s :
Hiểu những trường hợp cần viết văn bản thông báo.
Nắm được đặc điểm của vb thông báo.
Biết cách làm một vb thông báo đúng qui cách.
B. Chuẩn bị.
	- Văn bản mẫu.
C. Tiến trình hoạt động.
	- Bài cũ :
	+ Cách làm vb tường trình.
Bài mới :
Hoạt động của GV + HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1.
- H/s đọc 2 vb (SGK).
- Trong các vb trên, ai là người thông báo, ai là người nhận thông báo ? Mục đích thông báo là gì ?
- Nội dung thông báo thường là gì ?
- Nh/x về thể thức của vb thông báo ?
- Hãy dẫn ra một số trường hợp viết thông báo trong h/t và sinh hoạt.
Hoạt động 2.
- Trong các tình huống sau, tình huống nào phải viết TB, ai TB và TB cho ai ?
- Nêu đặc điểm của TB, cách làm TB? 
- H/s đọc lưu ý.
I. Đặc điểm của văn bản thông báo.
1. Văn bản (SGK).
2. Nhận xét :
- Người thông báo : Hiệu trưởng (vb1). Liên đội trưởng (vb2).
- Người nhận thông báo : các GVCN và lớp trưởng (vb1), các chi đội TNTP Hồ Chí Minh (vb2).
- Mục đích thông báo : kế hoạch duyệt các tiết mục VN (vb1), KHĐH đại biểu liên đội TNTP HCM (vb2)
- Nội dung thông báo : Những TT về công việc phải làm để những người dưới quyền biết và thực hiện.
- Thể loại : theo mẫu qui định
II. Cách làm thông báo.
1. Tình huống cầm làm văn bản thông báo.
b. Nhà trường TB và TB cho gv, CB và h/s trong toàn trường.
c. BCH liên đội TNTP Hồ Chí Minh thông báo và TB cho các bạn chỉ huy chi đội trong toàn trường.
2. Cách làm vb thông báo.
a. Thể loại mở đầu.
b. Nội dung
c. Thể thức kết thúc.
* Ghi nhớ : SGK.
* Lưu ý : SGK.
D. Hướng dẫn h/t.
	- Chọn 1 tình huống viết thông báo.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 8 (2).doc