MÙA XUÂN NHO NHỎ
-( Thanh Hải )-
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Giúp HS cảm nhận được những cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước và khát vọng đẹp đẽ muốn làm một mùa xuân nho nhỏ dâng hiến cho đời.
-Từ đó mở ra những suy nghĩ về ý nghĩa, giá trị của cuộc sống với mỗi cá nhân là sống có ích, có cống hiến cho cuộc đời chung.
2. Kĩ năng:
- Rèn kỹ năng cảm thụ, phân tích hình ảnh thơ trong mạch vận động của tứ thơ: từ mùa xuân thiên nhiên đến mùa xuân đất nước và mùa xuân của con người.
3.Thái độ:
- Trân trọng, lạc quan, tin yêu cuộc sống, sống có ích, cống hiến cho cuộc đời chung.
II. Yêu cầu của bài dạy:
1, Kiến thức của HS:
a. Kiến thức về công nghệ thông tin:
- HS tiếp cận với các slide qua các tranh ảnh và các hiệu ứng của nó.
b. Về kiến thức chung môn học:
- Hiểu và cảm nhận, nhận xét, đánh giá được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của nghị luận về một tác phẩm thơ.
- Nắm được ý nghĩa của tác phẩm trong hoàn cảnh sáng tác của những năm 1980.
MÔN HỌC: NGỮ VĂN KHỐI LỚP: 9 MÙA XUÂN NHO NHỎ -( Thanh Hải )- I. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: - Giúp HS cảm nhận được những cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước và khát vọng đẹp đẽ muốn làm một mùa xuân nho nhỏ dâng hiến cho đời. -Từ đó mở ra những suy nghĩ về ý nghĩa, giá trị của cuộc sống với mỗi cá nhân là sống có ích, có cống hiến cho cuộc đời chung. 2. Kĩ năng: - Rèn kỹ năng cảm thụ, phân tích hình ảnh thơ trong mạch vận động của tứ thơ: từ mùa xuân thiên nhiên đến mùa xuân đất nước và mùa xuân của con người. 3.Thái độ: - Trân trọng, lạc quan, tin yêu cuộc sống, sống có ích, cống hiến cho cuộc đời chung. II. Yêu cầu của bài dạy: 1, Kiến thức của HS: a. Kiến thức về công nghệ thông tin: - HS tiếp cận với các slide qua các tranh ảnh và các hiệu ứng của nó. b. Về kiến thức chung môn học: - Hiểu và cảm nhận, nhận xét, đánh giá được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của nghị luận về một tác phẩm thơ. - Nắm được ý nghĩa của tác phẩm trong hoàn cảnh sáng tác của những năm 1980. 2. Trang thiết bị. đồ dùng dạy học: a. Phần cứng: Máy chiếu qua đầu, máy vi tính. b. Phần mềm: - Bài hát “Mùa xuân nho nhỏ”- Nhạc sĩ : Trần Hoàn ( phổ nhạc).Ca sĩ Lê Dung trình bày. - Word 2003 - Power Point 2003 III. Chuẩn bị cho bài giảng: 1. Chuẩn bị của GV : SGK _ SGV, các slide trình chiếu ( Tranh, ảnh phù hợp với Văn bản) 2. Chuẩn bị của Hs : Học thuộc lòng bài thơ, soạn bài; Sưu tầm tài liệu về nhà thơ Thanh Hải, tác phẩm. IV. Nội dung và tiến trình bài giảng: 1. Tổ chức lớp: ( 1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ : ( 3 phút) ( Slide 2) GV. So sánh cách viết về chó sói và cừu của 2 tác giả Buy- phông và La phông- ten. Từ đó rút ra nhận xét về đặc trưng của sáng tác nghệ thuật? Theo em cách nhìn nào sẽ đánh vào lòng trắc ẩn của người đọc ? ( Em trình bày bức tranh). HS lên bảng: Đinh Hồng Long: 8 * Gợi ý: - Buy- phông: +Đối tượng: là loài cừu và loài chó sói nói chung. + Cách viết: Nêu lên những đặc tính cơ bản một cách chính xác. + Mục đích: Làm cho người đọc thấy rõ đặc trưng cơ bản của 2 loài cừu và chó sói. - La phông- ten: +Đối tượng: Một con cừu non, một con sói đói meo gầy giơ xương. + Cách viết: dựa trên một số đặc tính cơ bản của loài vật , đồng thời nhân hoá loài vật như con người. + Mục đích: xây dựng hình tượng nghệ thuật( cừu non đáng thương, sói độc ác, đáng ghét). => Cùng viết về những đối tượng giống nhau mà 2 cách viết hoàn toàn khác nhau, từ đó nêu bật đặc trưng sáng tác nghệ thuật. - Cánh nhìn của nhà thơ là đánh vào lòng trắc ẩn của người đọc. 3. Bài mới : ( 37 phút) Giới thiệu bài mới:( 1phút) Mỗi dịp xuân về chúng ta lại thấy nao nao, bồi hồi, xao xuyến trong không khí xuân tưng bừng vui nhộn. Mùa xuân đã làm náo nức lòng người và nhà thơ Thanh Hải đã dâng cho đời “ Một mùa xuân nho nhỏ” nhưng lại là một mùa xuân bất tận...Để hiểu rõ hơn về nhà thơ chúng ta đi tìm hiểu bài học ngày hôm nay.(Slide 3 - đầu bài) HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS GHI BẢNG Gọi hs đọc chú thích SGK. GV. Trình bày những nét cơ bản về nhà thơ Thanh Hải ?(Slide 4) HS. Thanh Hải:Tên thật là Phạm Bá Ngoãn (1930- 1980). - Quê ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế. - Tham gia hoạt động văn nghệ từ cuối năm kháng chiến chống Pháp đến kháng chiến chống Mĩ . - Là một trong những cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng ở miền Nam từ những ngày đầu. - 1965 được tặng Giải thưởng văn học Nguyễn Đình Chiểu. - Giọng thơ T.Hải là tiếng thét căm thù tội ác quân xâm lược, là khúc tâm tình tha thiết của đồng bào chiến sĩ MN gửi ra miền Bắc. - Những bài thơ của ông : “Mồ anh hoa nở”, “ Những đồng chí trung kiên”, “Cháu nhớ Bác Hồ” “Mùa xuân nho nhỏ”...Là những bài thơ đặc sắc nhất của Thanh Hải. (Slide 5 – Tranh sông Hương) H. Em hãy nêu thời điểm sáng tác bài thơ ? - Hoàn cảnh sáng tác: chiến tranh biên giới Việt – Trung. Bộ máy chính quyền còn quan liêu bao cấp. Gv giảng giải thêm: - Bài thơ MXNN được viết năm 1980 khi nhà thơ đang nằm trên giường bệnh không bao lâu trước khi qua đời. T.Hải đã gửi gắm tất cả tấm lòng, t.cảm và những suy nghĩ sâu lắng của đời mình vào bài thơ. Một hồn thơ trong trẻo, thể hiện niềm yêu mến thiết tha với c.sống, với đất nc và nguyện vọng của t.giả(ông mất ngày 15/12/1980). Gv. Hướng dẫn Hs đọc: - Giọng thơ khi say sưa trìu mến, khi hối hả, phấn chấn, khi nói về tâm nguyện thì tha thiết trầm lắng. - Nhịp hơi nhanh khi nói về mùa xuân đất nước. Hs đọc, nhận xét.( Mở bài hát- Phần 1) GV. Giải nghĩa chú thích: Nam ai, Nam Bình, nhịp phách tiền? Hs .- Hoà ca : Bài ca gồm nhiều âm sắc, giọng điệu hoà hợp. - Nốt trầm : Nốt nhạc ghi âm thấp, trầm. Gv . Bài thơ MXNN là bài thơ trữ tình ? Vì sao ? Hs - PTBĐ chính là: biểu cảm. GV. Bài thơ được viết theo thể thơ nào ? Hs - Thể thơ 5 chữ, gần với làn điệu dân ca. - Gieo vần liền giữa các khổ thơ. - Nhịp điệu chủ yếu của bài thơ: 2/3; 3/2 GV . Tìm hiểu mạch cảm xúc trong bài thơ? (Từ đó xác định bố cục của bài thơ). Hs - Bài thơ bắt đầu từ mạch cảm xúc trực tiếp, hồn nhiên trong trẻo trước vẻ đẹp và sức sống của thiên nhiên. Mở rộng ra là hình ảnh của mùa xuân đất nước. Đồng thời biểu hiện những suy nghĩ, ước nguyện của nhà thơ, ca ngợi quê hương. Gv. Từ việc tìm hiểu trên, em hãy nêu bố cục cuả bài thơ? Hs - Bố cục : ( Slide 6 ) + 6 câu đầu: Cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước. + 2 khổ tiếp: hình ảnh mùa xuân, đất nước. + 2 khổ tiếp theo: suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ trước mùa xuân đất nước. + Khổ cuối: lời ca ngợi quê hương đất nước qua làn điệu dân ca xứ Huế. * ( Slide 7- Khổ 1) Gv . Mùa xuân thiên nhiên đất trời được phác hoạ bằng những hình ảnh nào? ( slide 8 tranh- 9 gạch chân) Hs - Mọc giữa dòng sông xanh - Một bông hoa tím biếc - Chim chiền chiện... Gv. Em nhận xét gì về các hình ảnh trên? ( Slide 10 từ : xanh ,tím, vang trời). Hs - Mùa xuân đc miêu tả bằng những h.ảnh dòng sông xanh, bông hoa tím, tiếng chim chiền chiện hót vang trời. - Với gam màu hài hoà dịu nhẹ, tươi tắn. Màu xanh lam của nước sông ( dòng sông Hương) và bầu trời bao la, hoà cùng màu tím biếc của hoa, một màu tím giản dị, thuỷ chung, mộng mơ và quyến rũ, là màu sắc đặc trưng của xứ Huế. Cả âm thanh vang vọng, tươi vui của chim chiền chiện , loài chim của mùa xuân. Đó là những hình ảnh chọn lọc, tiêu biểu, điển hình cho mùa xuân.( Slide 11- nhận xét) Gv . Những từ ( xanh, tím, vang trời) thuộc từ loại gì ? Qua đó gợi tả thiên nhiên ntn ? Hs - Các tính từ --> thiên nhiên đầy sức sống tươi vui rộn rã. Gv . Nhận xét gì về cấu trúc của 2 câu thơ đầu ? Tác dụng ? ( Gợi ý: (Từ “Mọc” đặt ở đầu câu có dụng ý gì? t.giả đã sử dụng biện pháp NT nào? )( Slide 12- từ mọc) Hs - Từ “ Mọc” đc đặt ở đầu câu: NT đảo ngữ --> nhấn mạnh khắc hoạ sự khoẻ khoắn. “ Mọc” tiềm ẩn một sức sống, sự vươn lên, trỗi dạy. Giữa dòng sông rộng lớn, ko gian mênh mông chỉ một bông hoa thôi mà ko hề gợi lên sự lẻ loi đơn chiếc. Trái lại, bông hoa ấy hiện lên lung linh, sống động, tràn đầy sức (sống) xuân. * GV: Một bức tranh mùa xuân đằm thắm. Từ không gian mặt nước tg’ đã mở rộng ra ko gian bầu trời. Tiếng gọi chim chiền chiện vang lên tha thiết. Gv. Những từ than gọi ( ơi, chi ) gợi liên tưởng đến giọng nói của địa phương nào ?( Slide 13- từ Ơi, Chi) Hs - Hô ngữ “ơi”, kết hợp với cụm từ “ hót chi” :một từ “chi” sau động từ “hót” mang chất giọng ngọt ngào, ấm áp của người xứ Huế ( thân thương, gần gũi), mang nhiều sắc thái cảm xúc như một lời trách yêu. (Slide 14 nhận xét) Gv. Cánh phác hoạ như vậy gợi ra không gian mùa xuân ntn? Hs- Chỉ vài nét phác hoạ nhưng đã vẽ ra được cả không gian cao rộng, màu sắc tươi thắm, âm thanh vang vọng – một sắc xuân của xứ Huế. Một không gian bay bổng nhưng lại đằm thắm dịu dàng, tươi tắn. Gv. Trước cảnh đất trời vào xuân, nhà thơ đã có cảm xúc ntn ?Được t.giả diễn tả qua câu thơ nào? (Slide 15 gạch chân) Hs - Niềm say sưa, ngây ngất của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên , đất trời lúc vào xuân. - Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng. Gv. Em hiểu “từng giọt long lanh rơi” , ở đây là giọt gì ? Thể hiện cảm xúc gì của nhà thơ ?( Slide 16 – từng giọt) Hs - Cảm xúc của tác giả trước cảnh thiên nhiên, đất trời vào xuân được tập trung diễn tả ở chi tiết rất tạo hình: + Từng giọt long lanh.... -> Có thể là “ từng giọt” mưa xuân long lanh trong ánh sáng của trời xuân. Có thể hiểu theo một cách khác : nhà thơ đưa tay hứng từng giọt âm thanh chim chiền chiện. Hiểu theo cách này, câu thơ có đc sự chuyển đổi cảm giác thật kì diệu: từ thính giác chuyển sang thị giác, xúc giác. Âm thanh tiếng chim hiện ra thành hình, khối ( giọt), thành ánh sáng và mầu sắc (long lanh) (Slide 17), cụ thể đến mức có thể “hứng” được. “ Tôi đưa tay tôi hứng”: Sự trân trọng của vẻ đẹp thi nhân đối với vẻ đẹp chất nhạc của trời với sông của chim với hoa. Hứng từng giọt tiếng chim, hình ảnh thơ đẹp một cấch bất ngờ, ( Slide 18) Gv. Câu thơ trên đã giúp em hiểu gì về cảm xúc của tác giả trước cảnh đất trời vào xuân ? Hs - Diễn tả đựơc niềm say sưa, ngây ngất trước mùa xuân tuyệt đẹp, thái độ trân trọng, mến yêu, tha thiết với vẻ đẹp của thiên nhiên, của đất trời. KL: Đằng sau tất cả những hình ảnh thơ trong trẻo đó là tấm lòng yêu mến say sưa trân trọng của nhà thơ đối với mùa xuân cuộc đời. *Củng cố: ( 4 phút) Gv. Em hãy bình khổ thơ đầu? HS: bình ; HS khác nhận xét. GV. nhận xét Từ khung cảnh MX của đất trời Huế, nhà thơ đã liên tưởng đến những gì nữa giờ sau chúng ta học tiếp. - Về nhà học thuộc bài thơ ; Phân tích , bình khổ thơ một. Tiết 2 ( tiến trình như phần đầu) Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng - Phân tích và bình khổ 1. *Bài mới: GV. Mở đầu bài thơ Thanh Hải đã phác hoạ cảnh mùa xuân tươi đẹp trên xứ Huế. Đâu có gì nhiều: chỉ một dòng sông, một bông hoa, một tiếng chim hót. Rồi từ đó nhà thơ tiếp tục trải dài cảm xúc của mình với mùa xuân đất nước con người: (Chuyển b) ( Slide 19- 2 khổ tiếp) Gv. Mùa xuân của đất nước được t.giả cảm nhận qua những hình ảnh nào?( Slide 20- gạch chân). Hs - Mùa xuân người cầm súng - Mùa xuân người ra đồng. Gv. Tại sao tác giả lại chọn 2 đối tượng đó để nói về mùa xuân của đất nước ?( Slide 21) Hs -> Đó là những lực lượng tiêu biểu cho đất nước làm 2 nhiệm vụ quan trọng : sản xuất và chiến đấu, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. - Cái hay của câu thơ tác giả đã gắn hình ảnh “ người cầm súng”, “ người ra đồng” với màu xanh vô cùng gợi cảm của cành lá tươi non của mùa xuân “ Lộc giắt đầy trên lưng” “Lộc trải dài nương mạ”. GV. theo em từ “Lộc “ được hiểu ntn? ( Slide 22 gạch chân) HS - Lộc giắt đầy”, “ Lộc trải dài” --> Hình ảnh trùng điệp làm hiện ra cả mùa xuân đất trời trong màu xanh bất tận của lộc mới (mùa xuân). - Lộc non chồi biếc: sức sống của con người. ( Slide 23 ) - Mùa xuân của đất trời đọng lại trong hình ảnh “lộc non” đã theo người cầm súng và người ra đồng hay chính họ đã gieo những lộc non cho đất nước. Gv. Sức sống mùa xuân còn thể hiện qua nhịp điệu, âm thanh nào?(Slide 24- gạch chân) Hs - Tất cả như hối hả Tất cả như xôn xao. Gv. Nêu biện pháp NT sử dụng trong khổ thơ trên ( khổ thứ 2) ?và chỉ ra tác dụng của chúng? Hs - Điệp từ “Lộc”: biểu tượng của MX=> hình ảnh ẩn dụ giàu sức gợi cảm; Điệp từ “tất cả”: diễn ta một không khí rừng rực sức xuân bừng lên mạnh mẽ. So sánh, từ láy. => Sức sống trong chiến đấu và lao động để bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước. Gv . Cảm nhận của em về h.ảnh so sánh “ Đất nước như vì sao”của nhà thơ? Qua đó thể hiện thái độ gì của t.giả? ( Slide 25- gạch chân) Hs - Đất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước. - Sức sống mùa xuân được cảm nhận qua hình ảnh so sánh đẹp : đất nước đẹp, toả sáng như một vì sao, đất nước đang thẳng tiến đến tương lai bằng sức mạnh từ “ Bốn ngàn năm vất vả và gian lao”. Bốn câu thơ bộc lộ niềm cảm phục một đất nước gian khổ mà anh hùng, niềm tin tưởng vào tương lai của đất nước. ( Slide 26) => Sự trường tồn vĩnh cửu của thiên nhiên được so sánh với tầm vóc của dân tộc VN. Gv . Trước mùa xuân bao la của đất trời, nhà thơ có tâm nguyện gì ? ( Slide 27 – gạch chân) Hs - Ta làm con chim hót Ta làm một nhành hoa Ta nhập vào hoà ca Một nốt trầm xao xuyến. Gv . Em cảm nhận gì về ước nguyện đó? Hs - Ước nguyện là một mùa xuân nho nhỏ --> giản dị, chân thành, khiêm nhường. Một con chim trong muôn ngàn loài chim, một nhành hoa trong biết bao loài hoa, một nốt trầm trong bè trầm bao la của thế giới âm nhạc. Đó là những hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho cái đẹp, niềm vui, tài trí của đất nước con người VN. - Ở khổ đầu, vẻ đẹp mùa xuân thiên nhiên đã được miêu tả bằng hình ảnh “ một bông hoa tím biếc” bằng âm thanh của tiếng chim chiền chiện “ Hót chi mà vang trời”. Ở khổ thơ này tác giả mượn những hình ảnh ấy để nói lên ước nguyện của mình: đem cuộc đời mình để hoà nhập cống hiến cho đất nước. Gv . Nhận xét từ ngữ, hình ảnh, các biện pháp NT được sử dụng? Chỉ ra ý nghĩa của các hình ảnh trong đoạn thơ ( đặc biệt là h.ảnh MXNN) ( Slide 28- gạchchân) HS:“ con chim hót, một cành hoa, hoà ca, một nốt trầm xao xuyến, “Một mùa xuân nho nhỏ - Lặng lẽ dâng cho đời”. GV.- Giữa mùa xuân của đất nước, tác giả xin làm một “con chim hót”, làm “ một cành hoa”. Giữa bản “hoà ca” tươi vui, đầy sức sống của cuộc đời, nhà thơ xin làm “một nốt trầm xao xuyến”. Điệp từ “một” diễn tả sự ít ỏi, nhỏ bé. Những hình ảnh con chim, cành hoa, nốt trầm cuối cùng dồn vào một hình ảnh thật đặc sắc: “ Một mùa xuân nho nhỏ – Lặng lẽ dâng cho đời”. - Sự sáng tạo nhất của Thanh Hải là sáng tạo hình ảnh “Mùa xuân nho nhỏ”. Mùa xuân mang ý nghĩa biểu tượng, là mùa xuân của cuộc đời mỗi con người, là mùa xuân trong lòng người, là mùa xuân bất tận. Mỗi con người hãy là một mùa xuân nho nhỏ góp phần tạo nên mùa xuân chung của cả nước. GV: Em có nhận xét gì về cấu tứ của bài thơ ? HS: Cấu tứ của bài thơ được lặp lại, hình ảnh đẹp, giản dị, gợi cảm, ẩn dụ sáng tạo tượng trưng cho cái đẹp, niềm tin, tài trí của mỗi con người. Nhà thơ muốn làm con chim để dâng tiếng hót cho đời, làm cành hoa để toả hương thơm, một nốt trầm sâu lắng , khiêm nhường trong bản hoà ca chung của dân tộc. Gv. Tác dụng của việc dùng điệp ngữ: ta làm, dù là ?(Silide 29) Hs. => Nhấn mạnh và khẳng định khát vọng sống, tâm niệm chân thành của nhà thơ. Đem sức sống dù là nhỏ bé của một con người cống hiến cho đời, hoà nhập với mùa xuân đất nước, không kể tuổi tác. “Dù là tuổi hai mươi - Dù là khi tóc bạc”. Gv. Thảo luận: em hãy nhận xét cách dùng đại từ xưng hô của tác giả ? Tại sao khổ một xưng “tôi”, ở đây lại xưng “ta”?( Slide 30- thảo luận) Hs- Đại từ ta: tâm niệm sống đẹp, luôn cống hiến cho đời không chỉ của nhà thơ mà của tất cả mọi người. - Nhân vật trữ tình không phải là “tôi” hay “ta” nữa mà là Một MXNN để “Lặng lẽ dâng cho đời”. - Nét riêng của Thanh Hải : đề cập đến một v/đề lớn của nhân sinh quan, v/đề ý nghĩa của đời sống cá nhân trong mối quan hệ của cộng đồng. * Gv: Tố Hữu với “ Một khúc ca xuân” có viết : “ Nếu là con chim, chiếc lá Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh. Lẽ nào vay mà không có trả Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. GV. Hình ảnh quê hương xứ Huế được tác giả nhắn gửi qua cụm từ nào?(Slide 31- gạch chân) Hs - Ta xin hát, Nam ai, Nam Bình Gv. Cảm xúc của nhà thơ ở đây là gì? HS - Tự hào về quê hương đất nước. Gv . Em hãy nêu ý hiểu của em về đoạn thơ cuối ( cảm nghĩ của em về cuộc sống mỗi con người)? HS - Khổ thơ khép lại bài thơ như một niềm mong ước thiết tha, nhà thơ xin được hát lại điệu dân ca quê hương xứ Huế với giai điệu buồn thương và dịu dàng trìu mến, để ông gửi vào đó tất cả tấm lòng, tình cảm của mình gửi lại cho đời. - Mở đầu bài thơ là phong cảnh Huế, kết thúc bài thơ là điệu dân ca Huế => tạo sự hài hoà, cân xứng cho bài thơ, thể hiện rõ hơn khát vọng hoà nhập với cuộc đời của tác giả. - Chúng ta thế hệ sau hiểu được cảm xúc và khát vọng của Thanh Hải. Đó cũng là khát vọng không chỉ của riêng ai, của lứa tuổi nào mà là khát vọng của cả thời đại chúng ta. “ Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy, ta có thêm ngày mới để yêu thương”. “Mùa xuân nho nhỏ” là một khúc ca mùa xuân làm náo nức lòng người, mang lại cho con người những cảm xúc, suy nghĩ đầy ý nghĩa trước cuộc đời. Gv. Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ ? Hs - Thể thơ 5 chữ gần với điệu dân ca. - Gieo vần liền giữa các khổ thơ tạo sự liền mạch của dòng cảm xúc... - Kết hợp những hình ảnh tự nhiên, giản dị từ thiên nhiên với những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu trưng khái quát. So sánh ẩn dụ,... sáng tạo. - Giọng điệu thể hiện tâm trạng, cảm xúc. GV . Tại sao tác giả lại đặt tên cho bài thơ của mình là mùa xuân nho nhỏ ?Tác giả muốn gửi tới bạn đọc tâm nguyện gì? Hs - MXNN là sáng tạo độc đáo của nhà thơ mang ý nghĩa khiêm nhường, thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ - được làm một mùa xuân nhỏ góp vào mùa xuân lớn của đất nước, của cuộc đời chung. - Nhà thơ nguyện làm một mùa xuân, nghĩa là sống đẹp, sống với tất cả sức sống của mình yêu đời, lạc quan, tin tưởng, theo tiếng nước non ngàn dặm.( Mở bà hát phần 2). GV . Đọc ghi nhớ trong Sgk. Hs Đọc ghi nhớ trong sách giáo khoa. - GV hướng dẫn Hs lựa chọn khổ thơ để bình. I. Giới thiệu tác giả- tác phẩm: 1.Tác giả: - Tên thật là Phạm Bá Ngoãn (1930- 1980 ). - Nhà thơ trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. 2. Tác phẩm: 3. Đọc- chú thích : a. Đọc : b. Chú thích : (Sgk). II.Tìm hiểu bài thơ . 1. Thể thơ, bố cục : * Thể thơ : 5 chữ. * Bố cục : 4 phần. 2. Phân tích : a, Hình ảnh mùa xuân của thiên nhiên đất trời : - Bức tranh mùa xuân : + dòng sông xanh + hoa tím biếc + chim chiền chiện => H/ảnh chọn lọc, tiêu biểu, điển hình cho mùa xuân, tươi sáng về màu sắc, rộn rã về âm thanh. - Đảo trật tự cú pháp nhằm nhấn mạnh sức sống của mùa xuân. => Sự chuyển đổi cảm giác tinh tế, độc đáo: cảm xúc say sưa, ngây ngất, nâng niu trân trọng vẻ đẹp mùa xuân. b. Hình ảnh mùa xuân đất nước Chiến đấu Mùa xuân: Lao động => Nhịp điệu hối hả, khẩn trương, sự xao xuyến, xao động tâm hồn khi đ/nước bước vào mùa xuân mới. - Đất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước . => So sánh => Niềm tin vào CM, vào tương lai, sức sống vươn lên không ngừng của đất nước vào xuân. c. Ước nguyện và niềm tự hào về quê hương đất nước. - Ta làm => H/ảnh ẩn dụ tượng trưng cho cái đẹp, niềm tin, tài trí của mỗi con người . => Cảm xúc thiết tha, tự hào về quê hương, đất nước qua điệu dân ca Huế. III. Tổng kết : 1. Nghệ thuật 2.Nội dung: 3. Ghi nhớ : Sgk – Tr/ 58. IV. Luyện tập : - Viết một đoạn văn bình một khổ thơ trong bài mà em yêu thích . 4. Củng cố : ( 3 phút) H. Sau khi học xong bài thơ “ MXNN” của Thanh Hải đã bồi dắp cho em những tình cảm gì ? H. Em học tập được gì về lẽ sống của tg qua bài thơ ? 5.Hướng dẫn về nhà : - Học thuộc lòng bài thơ, ghi nhớ. - Phân tích, bình khổ thơ em yêu thích. - Soạn: Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. V. Nguồn tài liệu tham khảo: 1. SGK 9 2. SGV 9 3. Thiết kế bài giảng 9 4. Sách bồi dưỡng Ngữ văn 9 5. Trên mạng phần tác giả, tác phẩm,... 6. Bài hát do nhạc sĩ Trần Hoàn phổ nhạc, ca sĩ Lê Dung trìmh bày. VI. Phân tích lợi ích của việc ứng dụng CNTT cho bài dạy. Quá trình soạn và giảng dạy bài học này tôi thấy: ứng dụng CNTT cho bài học rất hiệu quả. Các em được quan sát trực tiếp trên màn hình máy chiếu, nhằm kích thích trí tưởng tượng, xây dựng óc quan sát tinh tế, khiến cho giờ học sôi nổi, gây được hứng thú, tạo cho tiết học sinh động. Ngoài ra còn khắc sâu được kiến thức cho các em, qua các Slide cụ thế, rõ ràng, các em thêm yêu thích môn học của mình hơn. Trên đây là ý kiến của tôi trong quá trình thực hiện soạn giảng giáo án điện tử. Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các đồng chí, để bài giảng của tôi đạt hiệu quả cao hơn. Xin chân thành cảm ơn ! *******************
Tài liệu đính kèm: