Tiết: 113 CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ
MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ
Ngày soạn:
Ngày dạy:
A. MỤC TIÊU:
1.Kiếnthức: Biết cách làm một bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
2. Kỹ năng:
Rèn kĩ năng nhận biết đề và cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí 3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức cảm nhận và có thái độ đúng đắn trước một vấn đề tư tưởng đạo lí
B.PHƯƠNGPHÁP: Đàm thoại, thực hành.
C. CHUẨN BỊ:
1.Giáoviên: Soạn bài, ví dụ, bảng phụ.
2. Họcsinh: Đọc và trả lời câu hỏi SGK, ví dụ.
D. TIẾN TRÌNH:
I. Ổnđịnh: (1’)
II. Bài cũ: (3’)
? Thế nào là bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí ? Ví dụ?
? Nêu yêu cầu về nội dung và hình thức của bài nghị luận trên?
III.Bàimới:
Tiết: 113 CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ Ngày soạn: Ngày dạy: A. MỤC TIÊU: 1.Kiếnthức: Biết cách làm một bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí 2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng nhận biết đề và cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí 3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức cảm nhận và có thái độ đúng đắn trước một vấn đề tư tưởng đạo lí B.PHƯƠNGPHÁP: Đàm thoại, thực hành. C. CHUẨN BỊ: 1.Giáoviên: Soạn bài, ví dụ, bảng phụ. 2. Họcsinh: Đọc và trả lời câu hỏi SGK, ví dụ. D. TIẾN TRÌNH: I. Ổnđịnh: (1’) II. Bài cũ: (3’) ? Thế nào là bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí ? Ví dụ? ? Nêu yêu cầu về nội dung và hình thức của bài nghị luận trên? III.Bàimới: 1.Đặtvấnđề: (1’) GV nhận xét bài cũ, chuyển ý giới thiệu bài mới. 2.Triểnkhai: Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức HĐ1: (5’) Hướng dẫn tìm hiểu đề bài nghị luận về 1 sự việc, hiện tượng đời sống * GV cho HS đọc các đề bài trên bảng phụ và phân nhóm, thảo luận trả lời câu hỏi: ? Các đề bài trên có điểm gì giống và khác nhau? ? Hãy tự ra một đề có dạng kèm theo mệnh lệnh và 1 đề có dạng không kèm theo mệnh lệnh? * HS phát biểu * GV nhận xét, bổ sung. Ví dụ: - Kèm theo mệnh lệnh: Bàn về chữ hiếu - Không kèm theo mệnh lệnh: Ăn vóc học hay I. Đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí 1. Ví dụ: (SGK) 2. Nhận xét: * Giống: Các đề đều nêu yêu cầu nghị luận về một vấn đề đạo lí. * Khác: - Dạng đề có kèm theo mệnh lệnh(suy nghĩ, bình luận, giải thích, chứng minh...): đề 1,3,10 - Dạng đề không kèm theo mệnh lệnh: Đề 2,4,5,6,7,8,9 HĐ 2: (31’) Hướng dẫn cách làm bài nghị luận về 1 sự việc, hiện tượng đời sống. * GV cho HS đọc đề bài SGK trên bảng phụ. ? Nhắc lại các bước làm bài văn nghị luận? ? Đề thuộc loại gì? ? Về nội dung đề yêu cầu làm gì? ? Để làm được bài này, chúng ta cần lấy tư liệu ở đâu? ? Hãy giải thích nghĩa đen của câu tục ngữ? ? Giải thích nghĩa bóng? ? Nội dung của câu tục ngữ thể hiện truyền thống đạo lí gì của người Việt Nam ta? ? Ngày nay, đạo lí ấy có ý nghĩa như thế nào? * HS trả lời. * GV nhận xét, bổ sung. ? Phần mở bài cần nêu vấn đề gì? ? Phần thân bài cần nêu những ý gì? ? Kết bài như thế nào? * HS trả lời. * GV nhận xét, cho HS dọc lại dàn bàitrongSGK. II. Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí : 1. Ví dụ: Đề bài: Suy nghĩ về đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” * Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý. * Tìm hiểu đề: - Thể loại: nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí - Nội dung: Nêu suy nghĩ về câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” - Phạm vi giới hạn: + Vốn sống trực tiếp + Vốn sống gián tiếp. * Tìm ý: - Giải thích nghĩa đen (ngắn gọn) + Nước là gì? + Nguồn là gì? - Giải thích nghĩa bóng (chủ yếu) + Nước: thành quả mà con người được hưởng thụ... + Nguồn: tổ tiên., là người làm ra thành quả + Uống nước: hưởng thụ thành quả + Nhớ nguồn: là lòng biết ơn, nhớ về người tạo ra thành quả cho ta được hưởng - Bài học đạo lí: + Biết ơn + Trân trọng, giữ gìn, bảo vệ, phát huy + Trách nhiệm - Ý nghĩa của đạo lí: + Là nhân tố tạo nên sức mạnh tinh thần + Nguyên tắc đối nhân xử thế, nguyên tắc làm người của người VN. * Bước 2: Lập dàn bài - Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ và nêu tư tưởng chung của câu tục ngữ. - Thân bài: + Giải thích câu tục ngữ: nghĩa đen và nghĩa bóng + Nhận định, đánh giá: . Nêu đạo lí làm người . Khẳng định truyền thống tốt đẹp của dân tộc . Nhắc nhở trách nhiệm của mọi người đối với dân tộc - Kết bài: Câu tục ngữ thể hiện một trong những vẻ đẹp văn hoá của dân tộc Việt Nam. IV.Củngcố: (2’) ? Hãy nêu một đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí? V. Dặn dò: (2’) - Nắm chắc nội dung bài học, tham khảo thêm một số đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí - Chuẩn bị tiếp phần 2: Các bước làm nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí + Lập dàn ý (dàn bài chi tiết); + Viết bài (viết một phần mở bài hoặc kết bài, hoặc một phần thân bài); + Đọc và sửa chữa; làm phần luyện tập trong SGK trang 55 E. Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: