Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí (tiếp theo)

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí (tiếp theo)

Tiết: 114 CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ

MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ

(tiếp theo)

Ngày soạn: 6/2/2010

Ngày dạy: 9/2/2010

A. MỤC TIÊU: (Giống tiết 113)

B.PHƯƠNGPHÁP: Đàm thoại, thực hành

C. CHUẨN BỊ: (Giống tiết 113)

D. TIẾN TRÌNH:

I. Ổn định: (1’)

II. Bài cũ: (Không)

III. Bài mới:

 1.Đặt vấnđề: (1’) GV nêu yêu cầu của tiết học.

2.Triểnkhai:

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 885Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 114 CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ
MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ 
(tiếp theo)
Ngày soạn: 6/2/2010
Ngày dạy: 9/2/2010
A. MỤC TIÊU: (Giống tiết 113)
B.PHƯƠNGPHÁP: Đàm thoại, thực hành
C. CHUẨN BỊ: (Giống tiết 113)
D. TIẾN TRÌNH:
I. Ổn định: (1’)
II. Bài cũ: (Không)
III. Bài mới:
 1.Đặt vấnđề: (1’) GV nêu yêu cầu của tiết học.
2.Triểnkhai:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: (21’) Hướng dẫn HS viết bài.
? Bài viết có cần bám sát dàn ý đã lập hay không? (Cần thiết).
* GV cho HS viết từng phần của bài theo nhóm.
- Nhóm 1: Viết mở bài theo 2 cách (SGK)
- Nhóm 2: Viết thân bài phần 1: giải thích nghĩa của câu tực ngữ “Uống nước nhớ nguồn”.
- Nhóm 3: Viết thân bài phần 2: Nhận định, đánh giá (bình luận) về câu tục ngữ.
- Nhóm 4: Viết kết bài theo hai cách.
* HS thảo luận, viết bài theo nhóm, 
* GV quan sát, gợi ý, bổ sung.
- Kết bài: Đi từ sách vở sang đời sống thực tế
Hiểu được ý nghĩa sâu xa của câu tục ngữ, chúng ta hãy tự xem xét và điều chỉnh suy nghĩ, hành động của mình. Nghĩa là, mỗi chúng ta không chỉ có quyền được hưởng thụ, mà còn phải có trách nhiệm và nghĩa vụ đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào sự phát triển chung của dân tộc.
Bước3: Viết bài
Mở bài: Dẫn một câu danh ngôn: “Có một câu danh ngôn rất nổi tiếng: “Kẻ nào bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn vào hắn bằng đại bác”. Thật vậy, nếu nước có nguồn, cây có gốc thì con người có tổ tiên và lịch sử. Không có ai tự nhiên sinh ra ở trên đời này và tự mình làm ra mọi thứ để sống. Tất cả những thành quả về vật chất và tinh thần mà chúng ta được thừa hưởng hôm nay đều do mồ hôi lao động và máu xương chiến đấu của cha ông tạo dựng. Vì thế, câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” quả là có một ý nghĩa đạo lí rất sâu sắc.
Hoạt động 2: (5’) Hướng dẫn đọc và sửa chữ lỗi.
* GV cho các nhóm lần lượt đọc bài, nhận xét sau khi hoàn thành bước 4.
? Muốn làm tốt bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí phải chú ý điều gì?
? Dàn bài chung của kiểu bài này?
* HS trả lời.
* GV chốt, rút ra nghi nhớ, cho HS đọc
Bước4: Đọc lại bài viết và sửa chữa
2. Ghi nhớ: SGK trang54
Hoạt động 3: (12’) Hướng dẫn luyện tập
* GV cho HS đọc đề bài.
? Hãy lập dàn bài cho đề bài trên?
* HS làm việc theo nhóm, cử đại diện trình bày.
* GV cho từng nhóm trình bày kết quả từng phần, nhạn xét, bổ sung.
III. Luyện tập:
* Lập dàn bài cho đề “Tinh thần tự học”
a) Mở bài: Giới thiệu vấn đề tự luận
- Tự học là một trong những nhân tố quyết định kết quả học tập của mỗi người.
b) Thân bài:
* Giải thích khái niệm “học” và “tinh thần tự học”:
- Học là hoạt động thu nhận kiến thức và hình thành kĩ năng của một chủ thể học tập nào đó. Hoạt động học có thể diễn ra dưới hai hình thức:
+ Học dưới sự hướng dẫn của thầy cô giáo. Hình thức học này giới hạn về thời gian, chương trình.
+ Tự học: dựa trên cơ sở những kiến thức, kĩ năng đã được học ở nhà trường để tiếp tục tích luỹ tri thức và rèn luyện kí năng. Hình thức học này không có giới hạn về thời gian, nghĩa là học suốt đời.
* Tinh thần tự học là gì?
+ Có ý thức tự học, ý thức ấy trở thành một nhu cầu thường trực đối với chủ thể học tập.
+ Có ý chí vượt qua mọi khó khăn, trở ngại để tự học một cách có hiệu quả.
+ Có phương pháp tự học phù hợp với trình độ của bản thân, hoàn cảnh sống và các điều kiện vật chất cụ thể.
+ Luôn khiêm tốn học hỏi ở bạn bè và những người khác.
* Một số tấm gương tiêu biểu:
- Các tấm gương qua sách báo
- Các tấm gương trong trường lớp.
c) Kết bài: Khẳng định vai trò của rtự học và tinh thần tự học trong công việc phát triển và hoàn thiện nhân cách của mỗi con người.
IV. Củngcố: (3’)
GV củng cố lại nội dung bài học.
V. Dặn dò: (2’)
- Học thuộc lòng ghi nhớ SGK; hoàn chỉnh bài viết phần luyện tập.
E. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 114cach lam bai nghi luan.doc