TỪ VỰNG - CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ
CHỦ ĐỀ 1: TỪ TIẾNG VIỆT THEO ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO
A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
- Củng cố những hiểu biết về cấu tạo từ tiếng Việt: từ đơn, từ phức
- Phân biệt các loại từ phức (từ ghép, từ láy).
B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
- GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo.
- HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.
C. LÊN LỚP:
Bài cũ: Xác định từ tiếng Việt theo đặc điểm cấu tạo trong câu sau:
Chị gái tôi có dáng người dong dỏng cao.
Ngày soạn:26-8-2009 Tiết: 2 từ vựng - các biện pháp tu từ CHủ Đề 1: từ tiếng việt theo đặc điểm Cấu tạo A. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Củng cố những hiểu biết về cấu tạo từ tiếng Việt: từ đơn, từ phức - Phân biệt các loại từ phức (từ ghép, từ láy). B. Chuẩn bị của GV và HS: - GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo. - HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học. C. lên lớp: Bài cũ: Xác định từ tiếng Việt theo đặc điểm cấu tạo trong câu sau: Chị gái tôi có dáng người dong dỏng cao. Bài mới: Hoạt động 1: Củng cố lí thuyết - GV: Từ đơn là gì? Lấy ví dụ? - HS nêu, lấy VD. - GV: Từ phức là gì? Lấy ví dụ? - HS nêu, lấy VD. - GV: Từ phức được chia thành những kiểu phức nào? - HS trả lời. - GV: Có những kiểu ghép nào ? Lấy VD cụ thể từng trường hợp? - HS nêu, lấy VD. - GV: Có những kiểu láy nào ? Lấy VD cụ thể từng trường hợp? - HS nêu, lấy VD. i. Từ phân theo cấu tạo 1. Từ đơn và từ phức. - Từ đơn là từ chỉ có một tiếng có nghĩa. VD: bố, mẹ, xanh,... - Từ phức là từ gồm có hai tiếng hay nhiều tiếng. VD: bà ngoại, sách vở, sạch sẽ,... Từ phức gồm: + Từ ghép: là từ được tạo cách ghép các tiếng có quan hệ về ý. VD: sách vở, ... + Từ láy: gồm những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng. VD: đo đỏ, ... 2. Từ ghép: a. Từ ghép đẳng lập: Từ ghép đẳng lập là từ ghép mà giữa các tiếng có quan hệ bình đẳng, độc lập ngang hàng nhau, không có tiếng chính, tiếng phụ. VD: bàn ghế, sách vở, tàu xe,... b. Từ ghép chính phụ: Từ ghép chính phụ là từ ghép mà giữa các tiếng có quan hệ tiếng chính, tiếng phụ. VD: bà + ....(bà nội, bà ngoại, bà thím, bà mợ,...) 3. Từ láy: a. Láy toàn bộ: Láy toàn bộ là cách láy lại toàn bộ cả âm, vần giữa các tiếng. VD: xinh xinh, rầm rầm, ào ào,... Lưu ý: Tuy nhiên để dễ đọc và thể hiện một số sắc thái biểu đạt nên một số từ láy toàn bộ có hiện tượng biến đổi âm điệu. VD: đo đỏ, tim tím, trăng trắng,... b. Láy bộ phận: Láy bộ phận là cách láy lại bộ phận nào đó giữa các tiếng về âm hoặc vần. + Về âm: rì rầm, thì thào, ... + Về vần: lao xao, lích rích,... Hoạt động 2: Luyện tập Bài tập 1: Hãy hoàn thiện sơ đồ sau về cấu tạo từ tiếng Việt: Cấu tạo từ Tiếng Việt Gợi ý: Bài tập 1: cần hoàn thành: Cấu tạo từ Tiếng Việt Từ đơn Từ phức Từ ghép Từ láy Từ ghép ĐL Từ ghép CP Từ láy Tbộ Từ láy bộ phận Từ láy vần Từ láy âm
Tài liệu đính kèm: